Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Program - EHP) là một nội dung trong "Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN" (được quy định tại Điều 6 của Hiệp định).
Vào thời điểm ký "Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc -
ASEAN" tháng 11 năm 2002, hai bên chưa thoả thuận được hiệp định về giảm
thuế đối với toàn bộ các loại hàng hoá. Để sớm được hưởng lợi ích từ ACFTA và xây dựng được lòng tin trong việc thành lập ACFTA, hai bên đã tiến hành giảm thuế đối với toàn bộ các loại hàng hoá và thực hiện mở cửa thị trường sớm hơn. Theo thoả thuận cắt giảm thuế trong Chương trình thu hoạch sớm, Trung Quốc và các nước ASEAN - 6 sẽ hoàn thành lộ trình vào thời điểm 1/1/2006. Đây là bước khởi đầu có ý nghĩa làm tiền đề cho việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Để thúc đẩy việc thi hành Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thực hiện EHP bắt đầu từ ngày 1/1/2004 đối với một số mặt hàng, mà trước hết tập trung vào một số mặt hàng nông sản và công nghiệp.
Ngày 6 tháng 10 năm 2003, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN +3 lần thứ 7 diễn ra tại đảo Bali. Thủ tướng Ôn Gia Bảo tham dự Hội nghị và có bài phát biểu với tiêu đề “Cùng nhau viết nên chương mới trong hợp tác Đông Á". Tại Hội nghị này, ASEAN và Trung quốc đã nhất trí về chương trình giảm thuế đặc biệt nhằm thực hiện kế hoạch thành lập FTA lớn nhất thế giới. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm việc thực hiện FTA thông qua “Chương trình thu hoạch sớm”. Cùng ngày Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tham dự Hội nghị thương mại và đầu tư ASEAN lần thứ nhất.
Chương trình thu hoạch sớm là một cơ chế ưu đãi thuế quan được đặt ra nhằm thực hiện sớm các các lợi ích ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại giữa hai bên [54;tr. 14 - 25].
Các mặt hàng trong Chương trình thu hoạch sớm sẽ chia thành 3 nhóm căn cứ vào mức thuế suất MFN của chúng. Đối với các nước thành viên ASEAN đã gia nhập WTO và Trung Quốc kể từ ngày Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện có hiệu lực (1/7/2003), thì mức thuế suất MFN áp dụng sẽ là mức thuế suất MFN tương ứng áp dụng từ ngày 1/7/2003. Đối với các nước thành viên đến ngày 1/7/2003 chưa là thành viên WTO, thì mức thuế suất MFN áp dụng sẽ là mức thuế suất mà các nước này áp dụng cho Trung Quốc từ ngày 1/7/2003.
Theo tinh thần của Hiệp định hợp tác toàn diện, các bên tham gia nhất trí giành đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên ASEAN mới (Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia). Do đó, cùng phân thành 3 nhóm mặt hàng (nhóm mặt hàng 1, 2, 3). Căn cứ vào mức thuế suất MFN để tiến hành cắt giảm thuế.
Phạm vi sản phẩm trong Chương trình thu hoạch sớm bao gồm 600 loại, là các sản phẩm được đề cập từ Chương 1 đến Chương 8 thể hiện qua bảng:
2.3. Phạm vi sản phẩm trong Chương trình thu hoạch sớm
Chương Mô tả 01 Động vật sống 02 Thịt và nội tạng động vật 03 Cá 04 Sữa và các sản phẩm từ sữa 05 Các sản phẩm khác từ động vật 06 Cây sống
07 Rau ăn được
08 Quả và hạt ăn được
Nguồn: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN; Điều 6
Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí chia các mặt hàng trong Chương trình thu hoạch sớm thành 3 loại dựa trên mức thuế thực hiện ngày 1/7/2003 để cắt giảm và xoá bỏ thuế quan theo các thời gian biểu khác nhau, cho các nước thành viên mới ASEAN là Campuchia, Myanma, Lào, Việt Nam được kéo dài thời gian và tốc độ giảm thuế so với các thành viên ASEAN cũ. Đồng thời, không
ngăn cản bất kỳ bên nào đẩy nhanh việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan nếu bên đó muốn.
Nhóm 1: Đối với Trung Quốc và ASEAN 6 , bao gồm tất cả các loại hàng
hoá có mức thuế suất MFN lớn hơn 15 %
Đối với các nước ASEAN 4 (Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia), bao gồm tất cả các loại hàng hoá có mức thuế suất MFN lớn hơn hoặc bằng 30%.
Nhóm 2: Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, bao gồm tất cả các loại hàng
hoá có mức thuế suất MFN từ 5 - 15% (kể cả các mặt hàng có thuế suất 5 - 15%); đối với ASEAN 4, bao gồm tất cả các loại hàng hoá có thuế suất MFN từ 15 - 30% (gồm các loại hàng hoá có thuế suất 15% nhưng không áp dụng đối với các loại hàng hoá có thuế suất 30%).
Nhóm 3: Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, bao gồm tất cả các loại hàng
hoá có thuế suất nhỏ hơn 5%.
Đối với ASEAN 4, bao gồm các loại hàng hoá có thuế suất MFN nhỏ hơn 15%. Các loại hàng hoá có mức thuế áp dụng MFN là 0% sẽ giữ nguyên mức 0%. Còn nếu mức thuế thực hiện được giảm xuống 0% thì sẽ giữ nguyên ở mức 0%.
Đến tháng 4 năm 2005, Philipin mới tham gia vào "Chương trình Thu
hoạch sớm", vì vậy, các loại hàng hoá trong "Chương trình Thu hoạch sớm" của
nước này không gồm mức thuế giảm trong giai đoạn đầu mà chỉ giảm thuế toàn bộ bằng 0% vào ngày 1/1/2006.
Các bên sẽ tiếp tục xem xét khả năng thực hiện Chương trình thu hoạch sớm đối với thương mại dịch vụ vào đầu năm 2003 bên cạnh EHP đối với thương mại hàng hoá đã được thoả thuận.
* Lộ trình cắt giảm thuế trong Chương trình thu hoạch sớm
Đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6: thời gian thực hiện Chương trình thu hoạch sớm là 3 năm. Việc cắt giảm thuế quan sẽ bắt đầu từ ngày
1/4/2004 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 1/6/2006 (mức thuế suất vào thời điểm hoàn thành chương trình là 0%)
Đối với ASEAN 4 thời gian giảm thuế quan sẽ được kéo dài hơn và giảm thuế linh hoạt hơn.
Bảng 2.4 : Thời gian giảm thuế quan đối với ASEAN 6 và Trung Quốc
Nhóm mặt hàng Không muộn hơn ngày 1/4/2004 Không muộn hơn ngày 1/5/2005 Không muộn hơn ngày 1/6/2006 Nhóm 2: Các dòng thuế
có thuế suất trên 15%
10% 5% 0%
Nhóm 1: Các dòng thuế có thuế suất trên 5- 15%
5% 0% 0%
Nhóm 1: Các dòng thuế có thuế suất dưới 15%
0% 0% 0%
Nguồn: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN
Bảng 2.5: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN - 4 trong Chương trình thu hoạch sớm
Nước Không muộn hơn ngày 1/1/2004 Không muộn hơn ngày 1/1/2005 Không muộn hơn ngày 1/1/2006 Không muộn hơn ngày 1/1/2007 Không muộn hơn ngày 1/1/2008 Không muộn hơn ngày 1/1/2009 Không muộn hơn ngày 1/1/2010 Việt Nam 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0% Lào và Myanma 10% 10% 10% 10% 5% 0% 0% Camphuchia 10% 10% 10% 10% 5% 5% 0%
Nguồn: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN
Nhóm mặt hàng 3 (có thuế suất dưới 15%)
Nước Không muộn hơn Không muộn hơn Không muộn hơn Không muộn hơn Không muộn hơn Không muộn hơn Không muộn hơn
ngày 1/1/2004 ngày 1/1/2005 ngày 1/1/2006 ngày 1/1/2007 ngày 1/1/2008 ngày 1/1/2009 ngày 1/1/2010 Việt nam 5% 5% 0-5% 0-5% 0% 0% 0% Lào và Myanma 5% 5% 5% 5% 0-5% 0% 0% Camphuchia 5% 5% 5% 5% 0-5% 0-5% 0%
Nguồn: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN
Việc thực hiện "Chương trình thu hoạch sớm" khiến cho thuế quan của nhiều mặt hàng của Trung Quốc và ASEAN giảm xuống, làm cho các nước có thể phát huy được các mặt hàng có thế mạnh của mình, thu nhiều lợi nhuận thông qua xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu với giá rẻ các sản phẩm còn thiếu ở trong nước. Ngoài ra, Chương trình thu hoạch sớm đi vào thực hiện còn giúp cho các quốc gia giải quyết được những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm, nông thuỷ sản. Đây cũng là một bước tập dượt để hướng tới Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
2.2.2.2. Một số hoạt động hợp tác kinh tế khác nằm trong Chương tình thu hoạch sớm giữa các nước ASEAN và Trung Quốc
Ngoài Lộ trình như đã nêu trên đây, ASEAN và Trung Quốc còn cam kết nhanh chóng thực hiện một số hoạt động hợp tác kinh tế khác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương như:
- Đẩy mạnh triển khai các dự án về xây dựng tuyến đường sắt Xingapo - Côn Minh và dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Băng Cốc - Côn Minh trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về phát triển lưu vực sông Mêkông (AMBDC) và chương trình Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS).
- Triển khai các kế hoạch trung và dài hạn đối với việc phát triển toàn diện GMS đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về Tiểu vùng Mêkông mở rộng lần thứ nhất tại Camphuchia.
- Triển khai biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa các bên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
- Triển khai các chương trình cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, sử dụng quỹ hợp tác ASEAN - Trung Quốc và những nguồn khác.
- Thiết lập các chương trình kỹ thuật cụ thể để hỗ trợ hơn nữa những thành viên ASEAN mới nhằm tăng cường năng lực trong quá trình hội nhập khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên này trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
- Thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan hải quan, giữa các cơ quan liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nước.
Với việc giảm thuế quan giữa Trung Quốc và ASEAN, Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đã bước vào giai đoạn phát triển mang tính thực chất. Một đặc điểm nổi bật của Hiệp định thương mại hàng hoá là dỡ bỏ hạn ngạch và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Việc dỡ bỏ những chướng ngại về thương mại này sẽ hạ thấp giá thành trao đổi thương mại, tăng cường và thúc đẩy hiệu quả kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẽ trong khung FTA giữa các thành viên đã thúc đẩy nâng cao thu nhập thực tế của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.
Tóm lại, Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc tuy mới khởi động những bước đi đầu tiêu, trong một thời gian không dài, song đã cho thấy những nỗ lực tích cực từ cả hai phía đều hướng đến mục tiêu chung thúc đẩy hợp tác phát triển, thu hẹp khoảng cách hai bên. ACFTA được xây dựng trên một lộ trình khá rõ ràng và hàng loạt những thoả thuận đạt được nhằm thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, đặc biệt là việc hai bên thực hiện Chương trình thu hoạch sớm đã bước đầu tạo môi trường thuận lợi, tác động, thúc đẩy hợp tác, liên kết một cách năng động giữa ASEAN và Trung Quốc. Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại theo các thoả thuận đạt được giữa hai bên chắc chắn sẽ góp phần quan trọng làm giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời sẽ tạo nên cơ chế ổn định về kinh kế trong khu vực, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế mỗi bên và tăng cường uy tín của ASEAN và Trung Quốc trong các vấn đề thương mại quốc tế và những vấn đề chung của khu vực.
CHƯƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN