Việc tham gia Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của
thị trường và chiến lược phát triển kinh tế đất nước, cải cách hệ thống pháp luật, ngân hàng, tài chính, tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư. Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng nông lâm, thủy sản và hàng gia dụng, khoáng sản..., khu vực dịch vụ du lịch, thì Việt Nam cũng sẽ gặp những khó khăn lớn trong việc cạnh tranh với các nước trong khu vực. Để có thể định hướng cho một lối thoát hợp quy luật hiện nay chúng ta cần: thứ nhất, phải có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta sang thị trường Trung Quốc, trước hết là giảm tỷ lệ xuất khẩu hàng nguyên liệu thô sang Trung Quốc, mặt khác cần hạn chế những mặt hàng chất lượng trung bình thâm nhập vào Việt Nam; thứ 2, cần gắn sản xuất với lưu thông, hình thành các tổ chức sản xuất chuyên sâu về ngành, mặt hàng cụ thể để đủ sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài; thứ 3, hoàn thiện hệ thống thông tin để đảm bảo thông tin kịp thời cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân về thị trường giá cả và chính sách của đối tác; thứ 4, các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng học hỏi về kiên thức hội nhập để gặt hái được thành công trên con đường hội nhập. Nhìn chung chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ cải cách, mở rộng cánh cữa hợp tác, hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực tan rã, cục diện chính trị quốc tế có nhiều thay đổi căn bản. Tăng cường hợp tác kinh tế, đối thoại về chính trị là những xu thế nổi trội của nền kinh tế thế giới và xu thế tất yếu trong quan hệ chính trị quốc tế. Những tiền đề chính của quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là các yếu tố về địa lý, lịch sử, văn hóa - xã hội, chính trị - an ninh, kinh tế, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của ASEAN và Trung Quốc xuất phát từ những lợi ích chung giữa các nước ASEAN và Trung Quốc thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Những tiền đề đó khiến cả Trung Quốc và ASEAN đặt ra nhu cầu hợp tác với nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế và văn hóa vì lợi ích song phương cũng như góp phần duy trì hòa bình, ổn định thịnh vượng chung cho khu vực.
Việc thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc, nó đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho hai bên, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài và tăng cường khả năng chống đỡ với những thách thức trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, khi mà thế giới xuất hiện nhiều các khu mậu dịch tự do. Về mặt chính trị, Trung Quốc quan hệ với ASEAN với tư cách là một thể thống nhất gồm các nước đang phát triển, nhưng trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc lại coi trọng các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc cũng coi trọng việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương để đạt được lợi ích kinh tế, còn quan hệ với cả khối để đạt được lợi ích chính trị. Về các nước ASEAN coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc giúp ASEAN cân bằng chiến lược với các cường quốc khác ở khu vực.
Đến nay, Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đã bước vào giai đoạn hoạt động có hiệu lực. Thời gian tuy chưa nhiều nhưng có thể đánh giá khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASENAN đã hình thành đúng theo thời gian đã được hai bên vạch ra, đồng thời, CAFTA mang lại lợi ích cho cả hai bên, điều
đó được thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương không ngừng tăng lên qua các năm, việc giảm mạnh thuế quan và tăng cường hoạt động thương mại giữa Trung Quốc - ASEAN góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên cũng như đem lại lợi ích cho người tiêu dùng của cả hai bên. Nguyên nhân sâu xa để đạt được những thành tựu trên là do cơ sở kinh tế chính trị và sự cố gắng của cả hai bên trong việc thúc đẩy xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Nếu như những năm 90 của thế kỷ 20, Trung Quốc và ASEAN đã xác lập được quan hệ đối tác láng giềng tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21 thì việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ này trên nền tảng kinh tế vững chắc. Có thể nói, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN phù hợp với lợi ích của cả hai bên, tạo cục diện cùng thắng, cùng có lợi đối với sự phát triển kinh tế song phương.
Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên, lại là một nước láng giềng gần gũi với Trung Quốc, việc thành lập ACFTA đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức như gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Trung Quốc ở thị trường các nước thứ 3 cũng như trong nội địa Việt Nam. Để đứng vững trên thị trường nội địa, giảm thiểu tổn thất do cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc gây ra, Việt Nam cần tích cực nghiên cứu, đưa ra những quyết sách và dự báo chuẩn xác về các bước đi trong tương lai của quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc, bên cạnh đó phải đi sâu tìm hiểu luật pháp và các chính sách ngoại thương của Trung Quốc, đặc biệt là chính sách đối với các nước ASEAN trong khuôn khổ ACFTA, để từ đó có sự chủ động tham gia và phối hợp lập trường với các nước ASEAN khác. Điều này có ý nghĩa quan trọng để có thể đảm bảo được sự tham gia tích cực và phù hợp của Việt Nam trong ASEAN một cơ chế vừa tầm và có khả năng phát huy sức mạnh của Việt Nam, góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. ASEAN và Trung Quốc xúc tiến kế hoạch xây dựng Khu mậu dịch tự do thương mại, báo Nhân dân, ngày 7/10/2003
2. ASEAN trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc, Kinh tế quốc tế, số 4+5/2006, tr. 3
3. Bài diễn văn thành lập "Uỷ ban hợp tác Trung Quốc - ASEAN" của Ngoại Trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham, ngày 26/2/1997, tin tham khảo thế giới ngày 28/2/1997
4. Bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao và quan hệ đối thoại Malaixia ngày 11/11/1994, TTXVN, ngày 16/11/1994
5. Báo cáo công tác của chính quyền Vân Nam, Vân Nam Nhật báo ngày 23/1/2003: Xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và việc Vân Nam hướng tới khai thác Đông Nam Á, tr. 26.
6. Báo Dân tộc (Thái Lan) ngày 17/4/1997, TTXVN, ngày 22/4/1997 7. Bản tin kinh tế, TTXVN, số ra 25/10/2004
8. Hồ Châu, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, tổng quan khoa học đề tài cấp bộ năm 2004 - 2005, Học viện Chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005
9. Hồ Châu - Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN: Quá trình hình thành và triển vọng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
10. Công báo thống kê đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc năm 2005,
http://mofcom.gov.cn
11. Cưỡi rồng hay cưỡi?, Quốc tế, số 23, từ 9 - 15/6/2005, tr. 7
12. Đặng Đình Đào, Đặng Thị Thúy Hồng, Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc và thách thức đói với sự phát triển thương mại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Quan hệ ASEAN - Trung Quốc với phát triển thị trường và thương mại Việt Nam, Hà Nội, 2005, tr. 135 - 142.
13. Đông Nam Á và sự can dự của Mỹ, bài viết đăng trên mạng trực tuyến của nhóm phân tích Nam Á. Tài liệu ngày 3/4/2007, tr. 4
14. Bùi Huy Đức, hình thành CAFTA và vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Quan hệ ASEAN - Trung Quốc với sự phát triển thị trường thương mại Việt Nam, Hà Nội, 2005, tr. 329 - 339
15. Bùi Trường Giang, Xu hướng hình thành các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trên thế giới ngày nay, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2 (118) 2006, tr. 3 - 15
16. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Tác động của sự phát riển quan hệ Trung Quốc - ASEAN đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/2005, tr. 29 - 34
17. Nguyễn Thị Hiền, Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN, Nxb CTQG, HN, 2002
18. Nguyễn Minh Hằng, Trung Quốc với sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN, Tác dụng tích cực và nhân tố không ổn định, Nghiên cứu Trung Quốc số 1 (23) năm 1999, tr. 26 - 35
19. Lý Hồng, Mậu dịch Trung Quốc - ASEAN tăng trưởng mạnh mẽ, Nghiên cứu Trung Quốc số 5(51) - 2003, tr. 35 - 36, Nguyễn Phương Hoa dịch
20. Trần Khánh, Tác động của sự gia tăng hợp tác ASEAN - Trung Quốc đến quan hệ Việt - Trung (thời kỳ hậu chiến tranh lạnh), Nghiên cứu Đông Nam Á, số (70), 2005, tr. 3 - 10
21. Kỷ yếu hội thảo quốc tê, Quan hệ ASEAN - Trung Quốc với phát triển thị trường và thương mại Việt Nam, Hà Nội tháng 10/2005
22. Đới Khả Lai (chủ biên), “Triển vọng quan hệ Trung Việt thế kỷ XXI, Hồng Kông, Nxb Khoa học xã hội Hồng Công, năm 2003
23. Thái Văn Long, Lợi ích của Trung Quốc trong việc xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (58), năm 2004, tr.30 - 38
24. Võ Đại Lược, Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc - Hướng phát triển các vấn đề, Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2006, tr. 14 - 17
25. Lê Văn Mỹ, Trung Quốc với việc thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, Trung tâm KHXHNV quốc gia, Hà Nội 2003, tr. 2 - 18
26. Nguyễn Thu Mỹ, Vai trò của ASEAN trong quá trình phát triển hợp tác ASEAN + 3, ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới, Trường Đại học KHXH & NVQG, Hà Nội, 2007, tr. 231 - 244
27. Nguyễn Thu Mỹ, 15 năm quan hệ ASEAN - Trung Quốc: nhìn lại và triển vọng, Phát triển hai hành lang vành đai kinh tế Việt Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức, Hải Phòng 2006
28. Hoàng Khắc Nam, Cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, bài viết trình bày tại hội thảo ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới, Trường Đại học KHXH & NVQG, Hà Nội, 2007, tr. 245 - 253 29. An Thị Thanh Nhàn, Đánh giá vị trí của Việt Nam với Trung Quốc và các
nước ASEAN sau 3 năm ký kết hiệp định FTA, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Quan hệ ASEAN - Trung Quốc với phát triển thị trường và thương mại Việt Nam, Hà nội 2005, tr. 342 - 348
30. Vũ Dương Ninh, ASEAN - những cột mốc trên tiến trình phát triển (1967- 2007), ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới, Trường Đại học KHXH & NVQG, Hà Nội, 2007, tr. 265 - 273
31. Nguyễn Huy Quý, Trung Quốc năm 2006, Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 năm 2007, tr. 3 - 12
32. Đỗ Tiến Sâm, Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhìn lại 15 năm và triển vọng, Phát triển hai hành lang vành đai kinh tế Việt Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức, Hải Phòng 2006
33. Đỗ Tiến Sâm, Bước đầu tìm hiểu Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (46) năm 2002, tr. 35 - 39
34. Đỗ Tiến Sâm, Lê Văn Sang, Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam Á, NXBKHXH, 2002.
35. Đỗ Tiến Sâm: Mậu dịch biên giới Việt Trung từ những năm 90 trở lại đây, Tạp chí Vòng quanh Đông Nam Á, 2000, tr. 81 - 83 và các Hiệp định phân định biên giới và Hiệp định nghề cả hai nước gần đây
36. Đỗ Tiến Sâm: Một vài suy nghĩ về quan hệ thương mại Việt – Trung và việc phát huy ưu thế cửa khẩu Trung Việt, thúc đẩy hợp tác kinh tế Trung Quôc - ASEAN và Trung - Việt, Tạp chí Vòng quanh Đông Nam Á, số 11- 2004, tr. 4 - 5
37. Đỗ Tiến Sâm: Chiến lược phát triển miền Tây của Trung Quốc và triển vọng hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc Việt Nam với miền Tây Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 6/2003
38. Hoài Sơn, Buôn bán với Trung Quốc: Cán cân quá lệch, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 79, ngày 6 tháng 10 năm 2004, tr. 4
39. Hoàng Định Sùng: Việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN với nền kinh tế của các dân tộc Tây Nam, Bắc Kinh: Nxb Dân tộc, 2004
40. Hà Huy Thành, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc - thuận lợi và thách thức, Nghiên cứu Trung Quốc số 1/2003, tr. 34 - 36
41. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên, Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb. Thế giới, H. 2002
42. Nguyễn Xuân Thắng, Bùi Trường Giang, Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và triển vọng hợp tác ASEAN - Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc số 6 (58) - 2004, tr. 24]
43. Lê Văn Thịnh, Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và ASEAN - những thành tựu và cơ hội của sự hợp tác, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Quan
hệ ASEAN - Trung Quốc với phát triển thị trường và thương mại Việt Nam, Hà nội, 2005, tr. 271 - 275
44.Thông cáo báo chí của cuộc gặp lần thứ nhất Uỷ ban hợp tác hỗn hợp ASEAN - Trung Quốc, TTXVN, 19/3/1997
45. Thông cáo báo chí ASEAN - Trung Quốc ngày 4/5/2002, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 18/5/2002
46. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 7/11/2002
47. TTXVN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày 7/1/2004, tr. 6.
48. Thông tấn xã Việt Nam - Hợp tác Trung Quốc - ASEAN trong lĩnh vực giao thông sông Mêkông, Tài liệu tham khảo đặc biệt ra ngày 12/4/2006, tr. 1 - 9 49. Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa
Việt Nam, Nxb trẻ, Hà Nội, 2005
50. Trần Văn Thọ, AFTA giữa Trung Quốc và ASEAN: đặc biệt phân tích vị trí của Việt Nam, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4 (108), 2005, tr. 26 - 37 51. Nguyễn Hồng Thu, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN: Quá
trình hình thành, thực trạng và triển vọng, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5/2006, tr. 14 - 24
52. Từ Thanh Thủy, Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và tác động của nó đối với Việt Nam, Những vấn đề kinh tế thế giới số 12(104)2004 53. Trịnh Thị Thanh Thủy, Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi
ích thương mại từ Chương trình thu hoạch sớm trong Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, Đề tài khoa học mã số: 2004 - 78 - 009, Hà Nội, 2005 54. Trịnh Thị Thanh Thủy, Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam từ "Chương trình
thu hoạch sớm” trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc -