1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020

126 565 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 793,5 KB

Nội dung

khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điềukiện để người dân được học tập suốt đời”Luật Giáo dục năm 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -o0o -

LÊ HOÀI NAM

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Vinh

Cảm ơn quý thầy, cô Khoa Đào tạo Sau Đại học; Khoa Giáo dục trường Đạihọc Vinh đã giúp đỡ cho tôi thực hiện luận văn này

Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Thành ủy;UBND thành phố Hồ Chí Minh;lãnh đạo các Quận, huyện Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; bạn bè, đồngnghiệp, giáo viên; phụ huynh học sinh đã có ý kiến đóng góp, nhận xét cho đềtài này

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS ĐINH XUÂN KHOA - Hiệu

trưởng trường Đại học Vinh đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thànhluận văn này

Học viên

LÊ HOÀI NAM

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 4

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt trong luận văn

MỞ ĐẦU……… 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……… 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản……… 12

1.3 Những vấn đề cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục……… 16

1.3.1 Vai trò của xã hội hóa giáo dục……… 16

1.3.2 Mục tiêu xã hội hóa giáo dục……… 18

1.3.3 Nội dung xã hội hóa giáo dục……… 19

1.3.4 Hình thức tổ chức xã hội hóa giáo dục……… 21

1.3.5 Quản lý nhà nước về công tác XHHGD ……… 24

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XHHGD CỦA TPHCM 2.1 Điều kiện KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh……… 26

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh………… 26

2.1.2 Tình hình giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh……… 27

2.2 Thực trạng giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh……… 29

2.2.1 Thực trạng về số lượng học sinh……… 29

2.2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên thành phố Hồ Chí Minh……… 31

2.2.3 Thực trạng qui mô phát triển trường, lớp……… 34

2.2.4 Thực trạng phát triển các loại hình ngoài công lập ở các bậc học…… 37

2.3 Thực trạng công tác XHHGD dục ở thành phố Hồ Chí Minh……… 41

2.3.1 Nhận thức của xã hội về vai trò của XHHGD……… 41

2.3.2 Kết quả thực hiện XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh……… 43

2.3.3 Đánh giá công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh……… 56

2.3.3.1 Những thành tựu trong công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh……… 56

2.3.3.2 Những hạn chế và khó khăn trong công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh……… 53

2.3.3.3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế……… 58

2.4 Thực trạng quản lý công tác XHHGD ở thành phố Hồ Chí Minh……… 60 2.4.1 Thực trạng nhận thức của các lực lượng xã hội

Trang 5

về công tác XHHGD……… 61

2.4.2 Sự tham gia của các lực lượng trong công tác XHHGD……… 62

2 4.3 Thực trạng kế hoạch hóa công tác XHHGD……… 63

2.4.4 Thực trạng tổ chức công tác XHHGD……… 65

2 4.5 Thực hiện chỉ đạo công tác XHHGD……… 66

2 4.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác XHH……… 68

2 4.7 Thực trạng huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD……… 69

2.4.8 Nhận định về thực trạng quản lý công tác XHHGD của thành phố Hồ Chí Minh……… 70

Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XHHGD Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp……… 73

3.2.Những định hướng đề xuất giải pháp……… 73

3.2.1 Định hướng giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020……… 73

3.2.2 Định hướng công tác xã hội hóa giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020……… 76

3.3 Các giải pháp phát triển XHHGD ở thành phố Hồ Chí Minh 2011-2020 ……… 78

3.3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác XHHGD……… 78

3.3.2 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò QLNN của chính quyền các cấp trong công tác XHHGD………… 80

3.3.3 Huy động và tổ chức các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD……… 86

3.3.4 Tăng cường kế hoạch hoá công tác XHHGD……… 90

3.3.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD……… 91

3.3.6 Huy động nguồn lực cho công tác XHHGD……… 92

3.3.7 Tăng cường quản lý phối hợp các lực lượng tham gia công tác XHHGD……… 93

3.3.8 Đổi mới cơ chế chính sách và quản lý nhà nước về XHHGD……… 94

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển công tác XHHGD……… 95 3.5 Khảo sát về tính cần thiết

Trang 6

và tính khả thi của các giải pháp đề xuất……… 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ trương Xã hội hóa giáo dục và đào tạo đã được Đảng ta đề ra từ những

năm cuối thập kỷ 80, từ Nghị quyết 4 Trung ương khóa VII và đặc biệt là Nghị

quyết 2 Trung ương khóa VIII đã xác định: “ GD-ĐT là sự nghiệp của toàn

Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người chăm lo cho giáo dục Các

cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ

chức KT-XH, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm góp phần phát triển

sự nghiệp GD-ĐT, đóng góp trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT Kết

hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi

trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể ’’

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Hoàn

thiện cơ chế, chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên

các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến

Trang 7

khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điềukiện để người dân được học tập suốt đời”

Luật Giáo dục năm 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Điều 12 về nội dung XHHGD nêu rõ : “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hộihọc tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủđạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hìnhtrường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để

-tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Mọi -tổ chức, gia đình

và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhàtrường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

và an toàn ”

Nhà nước phải chăm lo tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục, vì thế, cùng vớiviệc đầu tư cơ sở vật chất mở mang trường lớp, xác định mục tiêu phát triển,xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, chuẩn bị đội ngũ giáoviên, sách giáo khoa, Nhà nước còn phải huy động mọi lực lượng, mọi tiềmnăng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục Toàn dân và toàn xã hội tựnguyện tham gia xây dựng trường lớp, tham gia chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻvới mọi khả năng của mình

Từ khi có Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, công tác XHHGDtiếp tục đạt được những kết quả quan trọng Ngân sách Nhà nước chi cho giáodục hằng năm đều tăng Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước là chính, Ngành GD-

ĐT còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanhnghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước Sự hỗ trợ đó góp phần tích cực, cóhiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, mua sắm các thiết bịhiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, giúp đỡ những học sinh cóhoàn cảnh khó khăn

Trang 8

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHHGD đã bộc lộ những mặt hạn chế,bất cập, Nhà nước chưa xây dựng được những chiến lược dài hạn nhằm giảiquyết những vấn đề cốt lõi, lâu dài và có sự đồng thuận của xã hội về XHHGD.Cũng chính vì vậy, mặc dù các biện pháp huy động XHHGD đa dạng, phongphú nhưng vẫn mang tính “tình thế” Cho đến nay, công tác XHHGD còn gặpkhó khăn và vướng mắc một phần là do chưa có một môi trường thể chế phùhợp và các biện pháp hỗ trợ để định hướng, dẫn dắt và khuyến khích xã hộitham gia sâu rộng hơn nữa vào sự nghiệp giáo dục.

Những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đãtriển khai các hoạt động XHHGD sôi động nhất trong cả nước Từ thực tế triểnkhai các hoạt động XHHGD tại các địa bàn của thành phố cho thấy rằngXHHGD đã góp phần đáng kể vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục của thànhphố, tạo điều kiện và cơ hội học tập tốt hơn cho người dân Tuy nhiên, vẫn cònnhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp phù hợp

để việc thực hiện XHHGD đạt được hiệu quả cao Để tiếp tục phát huy nhữngthành tựu của XHHGD, tạo điều kiện thuận lợi hơn và góp phần tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cần có những định hướng chiếnlược và giải pháp cho XHHGD tại thành phố Hồ Chí Minh

Do vậy, tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển Xã hội hóa giáo dục

thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 -2020” và đề xuất một số biện pháp

nâng cao hiệu quả công tác XHHGD thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 2020

-2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công tác XHHGD của thành phố

Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020

Trang 9

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác XHHGD thành phố Hồ Chí Minh.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm tăng cường và phát triểncông tác XHHGD của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020

4 Giả thuyết khoa học

Những giải pháp được đề xuất là có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn

và có tính khả thi, nếu được thực hiện sẽ góp phần phát triển XHHGD ở thànhphố Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về XHHGD

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHHGD ở thành phố

- Nghiên cứu các văn kiện, văn bản, tài liệu, sách, tạp chí…nhằm xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 10

- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động xã hội hóa giáo dục.

- Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến của chuyên gia, trao đổi nhằm khảosát thực trạng, thu thập thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp thống kê - lập biểu đồ - đối chiếu – so sánh

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về XHHGD; làm rõ nhữngnguyên tắc, nội dung của việc thực hiện XHHGD trong giai đoạn hiện nay.7.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn đã khảo sát toàn diện thực trạng XHHGD ở thành phố Hồ ChíMinh Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tácXHHGD ở thành phố Hồ Chí Minh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luậnvăn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề XHHGD.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề XHHGD ở thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp thực hiện XHHGD ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 11

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia đều chú trọng pháttriển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việcgiữ gìn bản sắc dân tộc Mặt khác, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém

Trang 12

phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiệnthực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cánhân trong xã hội Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có có cơ hội, ai cũngnhư ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lạicho họ.

Theo quan điểm của chính phủ CHLB Đức thì nhà nước thực hiện nhiệm

vụ hiến định là tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đềuđược đến trường và những gì cản trở nó đều không phải XHHGD Nói cáchkhác, XHHGD (hay không xã hội hóa) đều phải nhằm đạt được những mục tiêuthiết yếu của giáo dục và nhà nước, trong mọi trường hợp, luôn luôn phải chịutrách nhiệm chính, không thể chuyển giao trách nhiệm của mình cho ai khác.Càng không thể lợi dụng XHHGD để biến giáo dục, nhiệm vụ chính danh củanhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế.Học sinh, sinh viên ở đây từ cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế

độ miễn học phí Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo (không đủđiều kiện vật chất sống tối thiểu) còn được nhà nước trợ cấp, “bù” thêm tàichính để họ có thể an tâm sống và học tập Ngoài hệ thống trường công lập, tạiĐức có tới 2.500 trường tư Trong số ấy, theo quy định của pháp luật, bất kỳtrường tư nào được nhà nước công nhận văn bằng có giá trị tương đương trườngcông thì nhà nước có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ tài chính cho hoạt động củatrường đó, Điều này cho thấy giáo dục trong mọi trường hợp là nhiệm vụ khôngthể tách rời của nhà nước, kể cả khi giáo dục được xã hội hóa và cho tư nhântham gia XHHGD có nghĩa tạo điều kiện để làm sao cho người đi học đượctham gia vào quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập,giảng dạy Ở Đức, trong hội đồng xét chọn chương trình của trường cũng như ởcấp thành phố, ngoài thành phần thầy cô, bắt buộc phải có đại diện học sinh

Trang 13

tham gia Ngoài ra, mỗi trường đều có một hội đồng riêng của học sinh, sinhviên (để đánh giá, góp ý cho trường về chương trình, phương pháp giảng dạy,

….) và vì nó giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình nên hoạtđộng của hội đồng này nằm trong số đối tượng mà nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ,đặc biệt là về mặt tài chính Ở một góc độ khác, XHHGD nhìn từ phía thầygiáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họhơn nữa Ví dụ, ở Đức trước đây nhà nước đặt ra chương trình giảng dạy cốđịnh, bắt thầy giáo phải dạy theo chương trình đó, kể cả phương pháp sư phạm.Với quá trình XHH, từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinhđược quyền có chương trình cũng như cách thức giảng dạy riêng cho phù hợp

Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do chính quyền liên bang,

tiểu bang, và địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính Việc giáodục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc được thựchiện thông qua nền giáo dục công Giáo dục công có tính chất phổ cập ở cấptiểu học và trung học Ở các cấp học này, hội đồng học khu gồm những thànhviên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương trình học,mức độ hỗ trở tài chính, và những chính sách khác Các học khu có nhân sự vàngân sách độc lập, thường tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địaphương Chính quyền các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục

và thi cử Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ởkhoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18 Càngngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ

18 tuổi

Trẻ em có thể hoàn thành các yêu cầu giáo dục bắt buộc bằng cách theo họctrong các trường công lập hay các trường tư thục do tiểu bang chứng nhận, theohọc một chương trình giáo dục ở nhà được cơ quan giáo dục chấp thuận, hay

Trang 14

theo học trong một trại trẻ mồ côi Trong hầu hết các trường công lập và tưthục, giáo dục được chia thành ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở, và trung họcphổ thông Trong hầu hết các trường ơ các cấp học này, trẻ em được chia nhómtheo độ tuổi thành các lớp, từ mẫu giáo (kế đó là lớp 1) cho các em nhỏ tuổinhất trong trường tiểu học cho đến lớp 12, lớp cuối cùng của bậc trung học Độtuổi chính xác của học sinh theo học các lớp này hơi khác nhau từ vùng nàysang vùng khác Giáo dục sau trung học thường được điều hành tách biệt với hệthống các trường tiểu học và trung học.

Hiện nay, Nhật Bản đã bước vào giai đoạn đại chúng hóa giáo dục đại học

với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học bậc cao vào các trường cao đẳng/ đại họckhoảng 60% (2007) Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế và những kết quả tốtcủa học sinh Nhật Bản trong các kỳ đánh giá của khối OECD( Organization forEconomic Cooperration and Development) về chất lượng giáo dục (PISA-Programme for International Student Assesment ) đã phần nào cho thấy tínhđúng đắn và hiệu quả của các chính sách phát triển giáo dục của Nhật Bản trongnhiều thập kỷ qua Trong nhiều năm qua, hệ thống giáo dục kỹ thuật – nghềnghiệp được đầu tư phát triển với nhiều loại hình trung học kỹ thuật (technicalhigh school); Cao đẳng công nghệ 5 năm (College of technology) và các cơ sởđào tạo ở các công ty, doanh nghiệp,… Các loại hình trường này đã góp phầntích cực giải quyết vấn đề phân luồng sau trung học cơ sở và đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao cho quá trình CNH, HĐH ở Nhật Bản từ những năm 60của thế kỷ 20 Để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21, ngay từ 1984 Nhật Bản đã tiếnhành cải cách giáo dục lần thứ 3 với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thốnggiáo dục suốt đời (life-long learning); Xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị mộtthế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêucầu mới của xã hội hiện đại Nhật Bản trong nền kinh tế tri thức với quá trình

Trang 15

toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trong trường quốc tế.Các chương trình giáo dục đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông đượcxây dựng lại với xu hướng đa dạng hóa, tăng cường vai trò và trách nhiệm củanhà trường, giáo viên trong phát triển và thực hiện chương trình giáo dục phùhợp với đặc điểm các vùng, miền và từng nhà trường; giảm thời gian lên lớp vàcác môn bắt buộc; tăng thời lượng và các nội dung tự chọn; chú trọng giáo dụccác chủ đề tích hợp và cập nhật đời sống xã hội phù hợp với các cấp, bậchọc.v.v Đây cũng là một trong các nguyên nhân mà Nhật Bản đạt được các kếtquả cao trong các kỳ đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế (PISA) Một trongnhững đặc điểm lớn trong quá trình phát triển giáo dục ở Nhật Bản là các chínhsách phát triển giáo dục được nghiên cứu chuẩn bị kỹ thông qua các hội đồng,

ủy ban tư vấn cấp cao và được thể chế hóa bằng các đạo luật, hệ thống các vănbản pháp quy về quản lý giáo dục Ngoài các điều khoản cơ bản liên quan đếngiáo dục đã được ghi trong Hiến pháp, hàng loạt các đạo luật chi tiết cũng đãđược ban hành để tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục và hệ thống giáodục

Như vậy mỗi quốc gia có những chính sách giáo dục riêng, nhưng đềuhướng đến một mục tiêu chung đó là tất cả mọi người đều được học tập Mặc

dù với nhiều loại hình học tập khác nhau, sự đầu tư khác nhau, nhưng đều thểhiện cả xã hội chăm lo cho giáo dục

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Tư tưởng XHHGD đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu

cả về lý luận và thực tiễn

Nghị quyết trung ương 4 khóa VII ngày 14/01/1993 đã xác định Giáo dục và

Đào tạo là quốc sách hàng đầu và định hướng đường lối XHHGD: “ Huy động

toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng

Trang 16

nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”; “Đa dạng hóa các loại hình đào tạo Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo; Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”.[13]

Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII ( năm 1997) yêu cầu cụ thể hơn về chủ

trương XHHGD : “ Cụ thể hóa và thể chế hoa chủ trương chính sách của Đảng

và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp GD – ĐT, trước hết là về đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động Ngoài việc ngân sách dành một tỉ lệ thích đáng cho sự nghiệp phát triển GD – ĐT, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho GD – ĐT Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách GD – ĐT Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không hợp lý, nhằm bảo đảm tốt hơn kinh phí giáo dục, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo”.[14]

Trong hội nghị lần thứ sáu BCHTW, khóa IX ( năm 2002 ) Tư tưởng cốt

lõi của XHHGD được Đảng ta xác định: “ GD – ĐT là sự nghiệp của toàn

Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Mọi người chăm lo giáo dục Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT ” [16].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số

90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương XHH các

Trang 17

hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và Nghị quyết số 05/CP

ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn

hóa và thể dục thể thao Theo đó, XHH hoạt động giáo dục được hiểu như là

một cuộc vận động quần chúng rộng rãi nhằm làm cho mỗi người được hưởngđầy đủ quyền lợi, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với hoạtđộng GD-ĐT

Trong lĩnh vực khoa học, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức đã

có nhiều công trình nghiên cứu về XHHGD, tiêu biểu như:

Tác giả Phạm Minh Hạc là người đã viết nhiều tài liệu về XHHGD: Trong

cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” xuất bản năm 1997 tác giả đã cung cấp

nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho các cấp quản lý, các tổ chức và đoàn thể,nhà trường, gia đình về mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động, phương thứctiến hành công tác quản lý và những kinh nghiệm để nâng cao chất lượng XHH

công tác giáo dục Trong đó tác giả khẳng định: “Xã hội hóa công tác giáo dục

là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta” [ 23 ].

Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, tác giả

Phạm Minh Hạc một lần nữa khẳng định: “Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ

là của Nhà nước, mà là của toàn xã hội: mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục, tạo nên một cao trào tập trung trong toàn dân” [24].

Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” đã làm

rõ khái niệm XHH công tác giáo dục và coi XHH là một khái niệm đã vận động

trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, qua mỗi giai đoạn khái niệm

đó lại được phát triển thêm, nội hàm phong phú hơn

Trang 18

“Xã hội hóa công tác giáo dục – nhận thức và hành động” do Viện khoa

học giáo dục Việt Nam xuất bản năm 1999 Nội dung tài liệu cụ thể hóa vàhoàn thiện những quan niệm cơ bản mà mọi người cần biết về XHHGD, đồngthời chỉ ra vai trò và trách nhiệm của từng lực lượng trong XHH công tác giáodục, những nét chính về cách tiến hành XHH công tác giáo dục ở địa phương và

cơ sở trường học

“XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật” của Tiến sĩ Lê Quốc Hùng ( 2004) đãchỉ ra những hạn chế trong quản lý nhà nước về công tác XHHGD, đồng thờichỉ ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đốivới hoạt động này

Nhìn chung, hoạt động XHHGD đã được nghiên cứu trên nhiều phươngdiện, cả về lý luận lẫn thực tiễn ở nước ta Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đếnXHHGD ( công tác quản lý, giải pháp thực hiện, phạm vi hoạt động, ) ở từngđịa phương vẫn luôn có những đặc điểm riêng biệt Vì thế, nghiên cứu XHHGDgắn liền với thực tiễn giáo dục của địa phương sẽ mang đến hiệu quả nhất địnhgóp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục ở địa phương

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Giáo dục

Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình hình thành cho con người cơ sở khoa

học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực,phát triển và nâng cao thể lực của con người Quá trình này được xem là một bộphận của quá trình giáo dục tổng thể, được thực hiện trong tất cả các mặt củacuộc sống ở nhà trường, ngoài xã hội và ở gia đình

Theo nghĩa rộng, ‘‘ Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách cómục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao

Trang 19

động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệmlịch sử - xã hội của loài người’’ [ 39]

Như vậy, giáo dục là một quá trình hình thành và phát triển nhân cách, được

tổ chức có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệgiữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh những tri thức,

kỹ năng, những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, hình thành thế giớiquan khoa học và các phẩm chất cần thiết cho con người

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là một nhu cầu thiết yếu của con người,gắn chặt với những nhu cầu cơ bản của con người là lao động ( hoạt động sángtạo ), hiểu biết, yêu thương, thẩm mỹ Giáo dục trở thành một chức năng sinhhoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triểncủa xã hội

Ngày nay, với xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, giáodục được hiểu là cho tất cả mọi người, hướng tới tất cả những ai có nhu cầu và

có điều kiện học tập, được thực hiện ở bất cứ không gian và thời gian nào thíchhợp, bằng các phương tiện dạy học khác nhau, bằng các loại hình và phươngpháp giáo dục khác nhau

Trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, quan điểm của Đảng ta xem ‘‘ Giáodục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và pháttriển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển ’’ [14] là một biểu hiệncủa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, vị trí của giáo dục trong xã hội hiệnđại

1.2.2 Xã hội hóa giáo dục

Thuật ngữ XHHGD được đề cập rất đa dạng liên quan đến hoạt động giáodục ở nhiều quốc gia Có thể kể đến một số khái niệm phổ biến như:

Trang 20

Phi tập trung hoá với hai nội dung: Phân quyền hạn, trách nhiệm từ trung

ương xuống địa phương, từ cơ quan quản lý cấp trên xuống các cơ quan quản lýcấp dưới và huy động sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức phi chínhphủ, các tổ chức quần chúng vào phát triển giáo dục

Giáo dục suốt đời: Đề cập một quá trình học tập liên tục, trong đó mỗi

người đều có cơ hội để tiếp tục học tập có mục đích và liên tục để người họckhông bị lạc hậu so với những biến đổi của xã hội và kỹ thuật nhằm phát triểntối đa tiềm lực cá nhân ở nhiều phương diện khác nhau

Giáo dục cộng đồng: Theo nghĩa rộng, đó là nguyên tắc xuất phát của hoạt

động giáo dục đáp ứng mọi lợi ích của cộng đồng và hướng vào việc cải thiệnchất lượng cuộc sống Theo nghĩa hẹp hơn, giáo dục cộng đồng chỉ toàn bộ cáchoạt động xã hội, giải trí, văn hoá và giáo dục được tổ chức bên ngoài hệ nhàtrường chính quy cho mọi người ở mọi lứa tuổi có dự định cải thiện chất lượngcuộc sống của cộng đồng

Công bằng xã hội trong giáo dục: Liên quan đến việc tạo ra các cơ hội về

giáo dục ngang nhau giữa mọi người Quan điểm trên được thể hiện ở hai khíacạnh: Sự bình đẳng được tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục và bình đẳngtrong khi tham gia vào quá trình giáo dục Sự tham gia và tiếp cận với giáo dụcliên quan tới những cơ hội ngang nhau trong việc học sinh (hay các công dân)được đến trường, có đủ điều kiện học tập Sự bình đẳng khi tham gia vào quátrình giáo dục liên quan tới việc tạo ra các cơ hội ngang nhau cho mọi công dânkhi họ đã tham gia vào quá trình học tập, nghĩa là liên quan đến việc đối xửbình đẳng với học sinh khi các em được học tập tại các cơ sở đào tạo khác nhaucho dù là công lập hay ngoài công lập Điều này cũng có nghĩa là nếu học sinhvới các điều kiện kinh tế, địa lý, chính trị, xã hội khác nhau thì các em phải có

Trang 21

những chương trình giáo dục phù hợp, bao gồm cả những hình thức, nội dung

Trong bối cảnh nước ta, XHHGD trước hết được hiểu “là một sự nghiệprộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước, các

cơ quan đoàn thể các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm lo cho phát triểngiáo dục và đào tạo không chỉ với thế hệ trẻ mà đối với tất cả mọi công dân ViệtNam không biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc, cương vị, vị trí xã hội,

ai ai muốn học, học gì, học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với hoàncảnh, năng lực của mình nhất, cũng được tạo điều kiện tốt nhất có được để học”Như vậy, XHHGD là thực hiện bản chất xã hội của sự nghiệp giáo dục, huyđộng các lực lượng của cộng đồng xã hội làm giáo dục, tạo môi trường cho giáodục phát huy tối đa vai trò của mình, làm cho giáo dục đáp ứng có hiệu quả nhucầu thực tế của xã hội Cụ thể hơn, đó là sự kết hợp tăng cường đầu tư cho giáodục của Nhà nước với việc đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp,dưới sự quản lý của Nhà nước và tổ chức tốt sự phối hợp giữa gia đình – nhàtrường – xã hội cùng chăm lo tới sự nghiệp giáo dục

1.2.3 Phát triển

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng

Trang 22

nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thìtrong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đixuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.

Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể” [34]

Thuật ngữ này là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với

sự khắc phục khó khăn nhất định Trong một giải pháp có thể có nhiều biệnpháp

1.3 Những vấn đề cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục

1.3.1 Vai trò của xã hội hóa giáo dục

Giáo dục mang bản chất xã hội Xã hội càng phát triển thì vai trò của giáodục càng lớn Trong quá trình phát triển của xã hội, giáo dục là yếu tố cơ bảnquan trọng nhất, là hạt nhân của mọi sự phát triển Điều này có nghĩa là khôngthể tách rời giáo dục ra khỏi xã hội, hay nói cách khác, không có giáo dục đứngngoài xã hội, không có xã hội nào phát triển không gắn liền với vai trò lịch sửcủa một nền giáo dục Sự tồn tại của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ

Trang 23

phát triển KT-XH và ngược lại Điều này phản ánh tính chất xã hội của giáodục.

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết địnhtương lai của mỗi người và của cả xã hội Giáo dục là một tổ chức, một thể chế,bao gồm: một vùng lãnh thổ, hệ thống giáo dục quốc dân của một nước, một địaphương; nhà trường; các cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, các đoàn thể, giađình Với nghĩa này XHHGD cũng đồng nghĩa với XHH sự nghiệp giáo dục.Mặt khác giáo dục là một hoạt động, một quá trình Đó là hoạt động dạy và hoạtđộng học; hoạt động giáo dục, đào tạo, hình thành và phát triển nhân cáchngười học và con người nói chung Đó là một quá trình Trong nhà trường quátrình giáo dục cũng là một quá trình xã hội nhưng là tập trung của mọi quá trình

xã hội khác Công tác chuyên môn cũng như công tác quản lý nhà trường (của

tổ chức, thể chế giáo dục nói chung) là thiết kế, tổ chức, vận hành, kiểm tra điềuchỉnh quá trình giáo dục Quá trình đó có thể là một tiết lên lớp, một buổi laođộng của học sinh,… là các quá trình bộ phận của một quá trình tổng thể củahoạt động giáo dục và mở rộng ra không chỉ ở một lớp học mà ở cả một bậchọc, một cấp học,… Như vậy giáo dục với tư cách là một hoạt động, một quátrình chính là nội hàm trung tâm của khái niệm XHHGD

Phải khẳng định, XHHGD là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cảicách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục Nhiều tác giả cótâm huyết quan tâm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho chương trìnhXHHGD nhưng thực tế chưa ghi nhận được nhiều thành công XHHGD cầnđược nhận thức lại và giải quyết trên cơ sở hợp lý hơn

XHHGD có tác dụng tích cực đến quá trình XHH con người, XHH cá nhân.Thực hiện XHHGD là duy trì mối liên hệ phổ biến có tính quy luật giữa cộngđồng và xã hội, làm cho giáo dục phát triển phù hợp với sự vận động của xã

Trang 24

hội Nội dung quy luật này là ở chỗ: Mọi người phải làm giáo dục để giáo dụccho mọi người Nghĩa là XHHGD có hai phương diện: Mọi người có tráchnhiệm, nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục và giáo dục là nhằm mục đích phục

vụ cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người ở mọi độ tuổi, ở mọi vùng đượchọc tập, học thường xuyên, học suốt đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.Hai phương diện trên đã nêu rõ hai yêu cầu cơ bản thuộc về bản chất giáodục là: XHH trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục và XHH vềquyền lợi giáo dục nghĩa là mọi người có quyền được thụ hưởng mọi thành quảcủa giáo dục

Hai yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ và có sự tác động lẫn nhau, trong đóXHH quyền lợi giáo dục là mục tiêu, cốt lõi của XHHGD, làm sao mọi ngườiđều được học tập

Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt rõ tính chất xã hội của giáo dục vàXHHGD Nếu không có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt động giáo dụcvẫn có tính chất xã hội một cách tự phát nhưng không thể đạt tới trình độ XHHđích thực theo ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó

XHHGD là cách nói vắn tắt, ngắn gọn của XHH công tác giáo dục Cần xácđịnh rõ rằng: Nội hàm XHHGD ở đây thuộc phạm trù phương thức, phươngchâm, cách làm giáo dục, thuộc phương thức tổ chức và quản lý giáo dục đúngvới bản chất và nội dung XHH

1.3.2 Mục tiêu xã hội hóa giáo dục

Dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, công tác XHHGDnhằm đến việc xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người dân đề được hưởng

sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong học tập, thông qua

Trang 25

XHH để xây dựng một xã hội học tập suốt đời, một nền giáo dục thực sự củadân, do dân và vì dân.

Các mục tiêu của công tác XHHGD ở nước ta được xác định:

a Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục,xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đềuđược đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thànhquả giáo dục càng cao

b Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chínhquyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng

về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển đất nước, xác định

rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người,sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục

c Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy,không chính quy, công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính từ Nhà nước

và từ nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiểu quảgiáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH

d Xây dựng và ban hành một hệ thống đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp

lý về XHHGD để các hoạt động này được tiến hành ổn định và phát triển

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục đã đề ra, những nhiệm vụ chủ yếu của côngtác XHHGD là:

– Phải huy động được nhiều nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) cho pháttriển giáo dục

Trang 26

– Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

– Hình thành được một xã hội học tập, tạo động lực cho thực hiện mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

– Thực hiện tốt dân chủ hoá giáo dục và công bằng trong giáo dục

– Làm cho giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của địaphương

1.3.3 Nội dung xã hội hóa giáo dục

Nội dung của công tác XHHGD thực chất là nội dung của việc huy độngcác lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục

1.3.3.1 Xây dựng xã hội học tập:

Đây là nội dung cơ bản nhất của XHHGD nhằm xây dựng một phong tràotoàn xã hội học tập, mọi người đi học, học tập thường xuyên, học tập suốt đời.Học tập là quyền lợi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người với bảnthân, gia đình, cộng đồng và đất nước Mọi người trong xã hội, trước hết lànhững người trong độ tuổi lao động, đều nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức,năng lực làm việc, năng lực hợp tác và để tự khẳng định mình, góp phần vàocông cuộc CNH-HĐH đất nước

Để thực hiện giáo dục hoá xã hội, Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển giáodục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắnvới nhu cầu thực tế của đời sống KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người

có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”

1.3.3.2 Cộng đồng hoá trách nhiệm:

Hoạt động giáo dục trong nhà trường phải có sự hợp lực của các lực lượng

xã hội để cùng tạo lập một môi trường giáo dục lành mạnh, cùng chăm lo, tác

Trang 27

động đến việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ Môi trường giađình, môi trường xã hội phải thống nhất với hoạt động giáo dục trong nhàtrường Môi trường gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môitrường quan trọng giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách Môi trường xã hộivới các định chế: luật pháp, hành chính, văn hoá, tôn giáo, lao động, việc làm…phải định hướng các giá trị để hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ.Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, môitrường xã hội phải phát huy được cao nhất những mặt tích cực, tiến bộ đểhướng đến “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; vàtrách nhiệm lớn lao này trước hết là của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổchức đoàn thể ở địa phương.

Như vậy, cùng với môi trường nhà trường, môi trường gia đình và môitrường xã hội sẽ phối hợp với nhau để tạo nên môi trường giáo dục ngày cànghoàn thiện

1.3.3.3 Đa dạng hoá các loại hình, phương thức giáo dục:

Bên cạnh việc củng cố loại hình trường công lập, lấy đó làm nòng cốt giữvai trò chủ đạo, tích cực mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hìnhngoài công lập, tạo cơ hội cho các tầng lớp nhân dân nâng cao trình độ, tiếp cậnnhững vấn đề mới, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào đời sống hàngngày

Như vậy, cùng với hệ thống các trường công lập của Nhà nước, các lựclượng xã hội và cá nhân đề có thể tham gia hoạt động giáo dục bằng cách tổchức các cơ sở, trường lớp ngoài công lập (dân lập, tư thục) Điều này góp phầnquan trọng vào sự phát triển giáo dục, giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước, tạothêm nhiều chỗ học cho con em nhân dân lao động

Trang 28

1.3.3.4 Đa dạng hoá nguồn đầu tư cho giáo dục:

Bên cạnh việc tăng dần và sự dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sáchNhà nước, tiến hành khai thác triệt để các nguồn đầu tư khác trong xã hội (vềnhân lực, vật lực và tài lực) phục vụ cho phát triển giáo dục Phát huy và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt độnggiáo dục phát triển nhanh hơn, có chất lượng hơn

1.3.3.5 Thể chế hoá sự quản lý Nhà nước đối với XHHGD:

XHHGD là một chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước Do đó,XHHGD phải được sự quản lý, định hướng, điều hành, kiểm tra, giám sát củaNhà nước theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Vaitrò quản lý của Nhà nước được thể hiện qua các văn bản pháp luật, các quy chếquản lý, bảo đảm hài hoà tính đa dạng trong sự thống nhất, tính minh bạchtrong trách nhiệm, quyền lợi và đồng bộ trong quan hệ phối hợp với của các lựclượng xã hội, của nhân dân trong tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục

1.3.4 Hình thức tổ chức xã hội hóa giáo dục

Các lực lượng xã hội tham gia vào nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực của côngtác giáo dục, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, các hình thức tham giagiáo dục như vậy không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho học sinh, gia đình vàđịa phương mà còn là những gợi ý rất tốt cho địa phương khác trong phong tràoXHHGD

Thứ nhất: Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất, thực

hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư vật chất cho giáo dục Điều này xuất phát từmâu thuẫn cơ bản, kéo dài là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục ngàycàng tăng và khả năng có hạn của những điều kiện vật chất – tài chính cho sự

Trang 29

phát triển đó Xuất phát từ những quan điểm rất tích cực về vai trò của giáo dụctrong sự phát triển KT-XH của đất nước, trong những năm qua, mặc dù còn rấtnhiều khó khăn, Nhà nước đã tăng dần tỉ trọng chi ngân sách cho giáo dục Tuynhiên giáo dục trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất– tài chính do vấn đề phát triển qui mô và những yêu cầu cần thiết để có đượcchất lượng trong giáo dục.

Thứ hai: Các lực lượng xã hội tham gia phát triển qui mô – số lượng của

giáo dục Đó là việc huy động toàn xã hội, nhất là cộng đồng địa phương thamgia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn Các nộidung như phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, phát triển các trung tâm học tậpcộng đồng … đang được các địa phương cùng với giáo dục triển khai có hiệuquả Nhiều địa phương đã vận dụng tốt phương thức XHH để giải quyết vấn đềnày và cùng với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và giáo dục, thu được kếtquả tốt

Thứ ba: Các lực lượng xã hội tham gia vào việc đa dạng hóa các hình thức

học tập, các loại hình trường lớp Phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thịtrường, mở cửa và CNH-HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới cho xãhội và mở hướng phát triển cho từng cá nhân Đó là yêu cầu về nhân lực, yêucầu về trình độ văn hóa chung, về sự hình thành nghề và chuyển đổi nghềnghiệp, về đạo đức con người trong quan hệ xã hội đang đổi mới … Mỗi cánhân cũng phải tìm đường phát triển bản thân, vì sự thành đạt, thích ứng vớinhững đổi mới KT-XH

Bản thân giáo dục cũng phải thích ứng với những biến đổi nói trên, tăngcường đầu vào, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, giải tỏa đầu ra, thựchiện mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài Do đó đa dạng hóa các hình thức học

Trang 30

tập và các loại hình nhà trường trở nên yêu cầu tất yếu XHHGD là một giảipháp quan trọng, cần thiết và có hiệu quả để thực hiện yêu cầu nói trên.

Thứ tư: Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho

việc giáo dục thế hệ trẻ Yêu cầu đặt ra là làm sao bảo đảm được tính tích cựccủa môi trường xã hội và nhất là sự thống nhất ảnh hưởng, thống nhất tác độngmang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ Phải xây dựng được những môi trườnggiáo dục, tức là môi trường của hệ thống các mối quan hệ giáo dục một cách có

ý thức giữa người đi giáo dục và người được giáo dục, nói cách khác giữangười dạy (theo nghĩa rộng) và người học Đó là những môi trường xã hội đượctoàn thể xã hội chăm lo để trở thành những phương tiện, những điều kiện kháchquan cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Đó là một phần củagiáo dục xã hội tạo nên nhân cách con người Nó được thể hiện ở việc kết hợpcác lực lượng xã hội, phát huy vai trò của các nhân tố xã hội để tạo ra nhữngảnh hưởng tích cực của môi trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ; muốn tạo ra

sự thống nhất ảnh hưởng giáo dục phải xây dựng các môi trường nhà trường,gia đình, xã hội… và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường đó

Có nhiều môi trường nhỏ tác động đến nhân cách của thanh thiếu niên, cần phảitính đến một cách đầy đủ và tầm quan trọng của nó, ví dụ như nhóm bạn bè,nhóm hình thành trong thời gian rảnh rỗi, khu vực ở hay là nơi cư trú…

Thứ năm: Thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục

cùng với nhà trường Công tác XHHGD không chỉ là vận động sự đóng góp tiềncủa xây dựng nhà trường, mà còn vận động xã hội tham gia vào việc giải quyếtnhững vấn đề của giáo dục như đã nói ở các nội dung trên XHHGD phải tiếntới huy động toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáodục tức là tham gia vào các hoạt động đào tạo con người Đây là mức độ cao,một lĩnh vực khó khăn hơn của cuộc vận động XHHGD Các lực lượng xã hội

Trang 31

có tiềm năng và thực sự có khả năng tham gia vào quá trình giáo dục, từ việctham gia cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, đóng góp vào nội dung giáo dục, tổ chứccác hoạt động giáo dục, đến việc tham gia quản lý, đánh giá kết quả giáo dục.

1.3.5 Quản lý nhà nước về công tác XHHGD

Việc quản lý nhà nước về công tác XHHGD bao gồm những nội dung cụthể sau:

- Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò giáo dục, nội dung, bản chất củaXHHGD và sự cần thiết của XHHGD đối với giáo dục

- Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục thông qua việc thựchiện dân chủ hóa nhà trường, đa dạng hóa loại hình giáo dục, xây dựng môitrường giáo dục

- Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục thông qua các hoạt độngđóng góp tài chính, vật chất, công sức để xây dựng các điều kiện giáo dục tốtnhất cho học sinh

- Tổ chức xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý, hoạt động XHHGD đối với giáodục

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Nâng cao vai trò và trách nhiệmcủa nhà trường, của Hiệu trưởng trong việc huy động các lực lượng xã hội thamgia XHHGD

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong thực hiện XHHGD

- Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác XHHGD

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I chúng tôi đã tổng quan vấn đề nghiên cứu, làm rõ một sốkhái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Đặc biệt chúng tôi làm rõ khái niệm,mục tiêu và nội dung của XHHGD và khẳng định:

1 XHHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phát triển sựnghiệp giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân trong bốicảnh CNH- HĐH đất nước và nền kinh tế tri thức

2 XHHHGD đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển giáo dục

3 Để công tác XHHGD đạt kết quả tốt, cần nắm vững vai trò, mục tiêu, nộidung, hình thức tổ chức, quản lý nhà nước về thực hiện XHHGD

Trang 33

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh

dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước với diện tích tự nhiên 2.093,7

-xã, thị trấn) Điều kiện kinh tế, dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồngđều, vẫn còn một bộ phận khó khăn, thiếu thốn Hệ thống trường lớp từng bướcđược cải thiện nhưng một số huyện ngoại thành cự ly đến trường của học sinhcòn xa

Theo số liệu điều tra, dân số thành phố đã tăng từ 5 triệu người năm 1998lên 8 triệu người vào năm 2010 (trong đó khu vực nội thành chiếm 3 triệungười; khu vực nội thành mới phát triển - gồm cả một số quận mới được thành

Trang 34

lập - khoảng 2,5 - 2,8 triệu người; và khoảng 1,4 - 1,7 triệu người sống ở khuvực ngoại vi thành phố) Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dân tộc Hoa,Chăm, Khơme, Nùng, … trong đó dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệungười, sống tập trung ở các quận 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm GD-ĐTchất lượng cao của mình Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã pháttriển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm saucao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quantâm đầu tư Số lượng trường học các cấp trên địa bàn tăng nhanh theo đà pháttriển kinh tế

Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học;năm 2002 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và năm 2008được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (theo chuẩn của thành phố) vàtrở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này

2.1.2 Tình hình giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, phong trào giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh đã

có sự phát triển trên tất cả các mặt Ngành giáo dục đã triển khai sâu rộng và cóchất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, đến giáo dụcchuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên; hạn chế đến mức tối đa những sai tráitrong quan hệ thầy với trò, trò với trò tạo mối quan hệ thân thiện, kích thích sựhứng thú học tập và từng bước nâng cao chất lượng văn hóa học đường

Toàn ngành đã đổi mới mạnh mẽ quan điểm dạy học từ “dạy số đông” sang

“dạy cá thể” nhằm hiện đại hóa nhà trường từ nhận thức đến hành động, đang

Trang 35

từng bước triển khai rộng trên cơ sở những điển hình tích cực Hoạt động dạyhọc của thầy cô chăm sóc đến từng học sinh bước đầu có tác động thuyết phục,ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.

Việc giáo dục toàn diện cho học sinh đã được các trường học đặc biệt quantâm Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng theohướng dạy người thay cho từ chương khoa bảng

Công tác qui hoạch mạng lưới trường học đã được thực hiện trên địa bàn24/24 quận, huyện, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triễn bền vững của ngànhtrên toàn thành phố đến năm 2020

Lực lượng sư phạm của ngành đã được lớn mạnh từ qui mô đến chất lượng.Với cơ chế phân cấp đào tạo và tuyển dụng bắt đầu được thực hiện đã tạo điềukiện khắc phục tình trạng thiếu giáo viên kéo dài và không còn bố trí giáo viênyếu kém dạy lớp

Công nghệ thông tin được sử dụng mạnh mẽ trong nhà trường Thành phố

Hồ Chí Minh là đơn vị dẫn đầu về công nghệ thông tin trên 3 lĩnh vực về đàotạo, sử dụng và xây dựng cơ chế tổ chức, quản lý, phát triển Hiện nay tất cảhọc sinh phổ thông được học vi tính, tất cả giáo viên biết sử dụng công nghệthông tin để dạy học và tất cả các trường đều sử dụng công nghệ thông tin trongquản lý

Xây dựng được mô hình nhà trường tiên tiến chủ động hội nhập và pháttriển, mang đậm bản sắc dân tộc và xây dựng được mô hình nhà trường với cơchế hoạt động tài chính minh bạch, công khai Đã thống nhất được trong toànngành và tạo được sự đồng thuận của xã hội về chủ trương, mục tiêu, và tiếntrình xây dựng mô hình trường chất lượng cao, hội nhập khu vực và quốc tế

Trang 36

Công tác quản lý của ngành được đổi mới tích cực, hiệu quả theo hướng

“mục tiêu” thay cho cách tư duy “thủ tục” đã thúc đẩy toàn ngành phát triểnmạnh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của xã hội trong điều kiện nhà trườngvẫn còn không ít khó khăn về đầu tư và cơ chế hoạt động

Bên cạnh những thành tựu cơ bản vừa nêu, giáo dục và đào tạo Thành phố

Hồ Chí Minh vẫn còn gặp phải những khó khăn :

Về cơ sở vật chất trường lớp, tiến độ xây mới và mở rộng vẫn chưa bắt kịpvới tốc độ phát triển của ngành hiện nay

Về nhận thức và cơ chế hoạt động, vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầuđổi mới và cơ chế hoạt động vốn có luôn là sự cản trở nặng nề cho những ngườithực hiện Sự thiếu thống nhất về quan điểm, cũ mới đan xen dẫn đến những trởngại không nhỏ trong tiến trình đổi mới nhà trường

Chế độ chính sách và đặc biệt là cơ chế hoạt động của các trường công lậpchưa cho phép phát huy hết khả năng tích cực và sáng tạo của cơ sở, của giáoviên Cơ chế tự chủ nhà trường chưa được xã hội quan tâm, tạo điều kiện thựchiện

Công tác quản lý các trường có yếu tố nước ngoài; công tác quản lý du họccòn nhiều bất cập do chưa có đầy đủ hệ thống văn bản pháp lý

2.2 Thực trạng giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Thực trạng về số lượng học sinh

Trong bối cảnh luật cư trú nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam rađời được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đã tạo áp lựctăng cơ học về dân số ở thành phố Hồ Chí Minh Số lượng học sinh của thànhphố Hồ Chí Minh tăng không ngừng ở các cấp học, bậc học theo từng năm, sốlượng học sinh tập trung đông ở các Quận, huyện mới thành lập, hoặc các quận

Trang 37

huyện vùng ven do đó tạo áp lực lớn cho việc đầu tư cơ sở vật chất trường học

ở các địa phương này

Sĩ số học sinh trung bình của các cấp học, bậc học: Mầm non là 38,5 họcsinh/lớp; Tiểu học là 40,1 học sinh/lớp; Trung học cơ sở là 43,2 học sinh /lớp;Trung học phổ thông là 44,7 học sinh/lớp

Bảng 2.1 Số lượng học sinh toàn thành phố

Năm học 2007-2008

Năm học 2008-2009

Năm học 2009-2010

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Trang 38

Trung cấp

chuyên nghiệp 51,205 47,701 102,913 103,446 110,910Tổng cộng 1,273,649 1,351,819 1,526,025 1,568,164 1,644,092

Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

1,273,649 1,351,819

1,526,025 1,568,164

1,644,092

0 200,000

Năm học 2008-2009

Năm học 2009-2010

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Trung cấp chuyên nghiệp Tổng cộng

Biểu 2.1 Số lượng học sinh các cấp học, bậc học

Biểu 2.2 Tương quan sĩ số học sinh/lớp ở các cấp học, bậc học

2.2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên thành phố Hồ Chí Minh

Trang 39

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục nên công tác xây dựng và phát triển đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa vềtrình độ được ngành GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu.

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức triển khai các lớp bồidưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT, THCS, Tiểu học và cácđơn vị trực thuộc theo các chuyên đề đã được tập huấn ở Singapore và nhữngvấn đề về đổi mới toàn diện nhà trường, xây dựng nội dung đổi mới, biện pháp,trách nhiệm đổi mới nhà trường

Kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt, bước đầu đáp ứng yêucầu nhiệm vụ, phát huy hiệu quả sau khi được đào tạo, bồi dưỡng Tinh thần vàthái độ học tập của cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc, phấn đấu học tập,chủ động đăng ký học tập, sắp xếp thời gian, luân phiên tham gia học tập, làmviệc ngoài giờ, nhiều cán bộ, công chức, viên chức học tập đạt loại khá, giỏi.Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện phân cấp tuyển dụng và chấp thuậncho các quận, huyện chủ động phối hợp với các trường sư phạm đóng trên địabàn đào tạo kịp thời đáp ứng, đảm bảo dạy đủ các môn ở các cấp học theo quiđịnh

Để xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện phổ cập bậctrung học, đảm bảo vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ,đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH, Ủy ban nhândân thành phố đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch chiến lược về đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục phổ thông cho những năm tới, thựchiện một số biện pháp cấp bách để xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trênchuẩn

Trang 40

Bảng 2.2 Trình đ chuyên môn giáo viên ph thông đ t chu n( n m 2011) ộ chuyên môn giáo viên phổ thông đạt chuẩn( năm 2011) ổ thông đạt chuẩn( năm 2011) ạt chuẩn( năm 2011) ẩn( năm 2011) ăm 2011)

Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

- Đối với giáo dục tiểu học: Tỷ lệ bình quân đạt 1.29 giáo viên/lớp, so vớiđịnh mức 1.2 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày và 1.5 giáo viên/ lớp dạy 2buổi / ngày

- Đối với giáo dục THCS: Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.86, so với định mức là1.9 giáo viên/lớp Đối với giáo dục THPT: Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 2.18, so vớiđịnh mức là 2.25 giáo viên/lớp

B ng 2.3.Trình đ chuyên môn giáo viên ph thông đ t trên chu n(n m 2011) ộ chuyên môn giáo viên phổ thông đạt chuẩn( năm 2011) ổ thông đạt chuẩn( năm 2011) ạt chuẩn( năm 2011) ẩn( năm 2011) ăm 2011)

Cao đẳng

Tỉ lệ

%

TN Đại học

Tỉ lệ

%

Sau đại học

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượng học sinh toàn thành phố - Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011   2020
Bảng 2.1. Số lượng học sinh toàn thành phố (Trang 37)
Bảng 2.1. Số lượng học sinh toàn thành phố - Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011   2020
Bảng 2.1. Số lượng học sinh toàn thành phố (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w