Điều kiê ̣n tự nhiên, KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 (Trang 33 - 34)

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước với diện tích tự nhiên 2.093,7 km2, tổ chức thành 24 quận, huyện (gồm 19 quận và 5 huyện với 322 phường - xã, thị trấn). Điều kiện kinh tế, dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều, vẫn còn một bộ phận khó khăn, thiếu thốn. Hệ thống trường lớp từng bước được cải thiện nhưng một số huyện ngoại thành cự ly đến trường của học sinh còn xa.

Theo số liệu điều tra, dân số thành phố đã tăng từ 5 triệu người năm 1998 lên 8 triệu người vào năm 2010 (trong đó khu vực nội thành chiếm 3 triệu người; khu vực nội thành mới phát triển - gồm cả một số quận mới được thành

lập - khoảng 2,5 - 2,8 triệu người; và khoảng 1,4 - 1,7 triệu người sống ở khu vực ngoại vi thành phố). Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dân tộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng, … trong đó dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệu người, sống tập trung ở các quận 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm GD-ĐT chất lượng cao của mình. Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường học các cấp trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế.

Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; năm 2002 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và năm 2008 được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (theo chuẩn của thành phố) và trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 (Trang 33 - 34)