Việc quản lý nhà nước về công tác XHHGD bao gồm những nội dung cụ thể sau:
- Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò giáo dục, nội dung, bản chất của XHHGD và sự cần thiết của XHHGD đối với giáo dục.
- Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục thông qua việc thực hiện dân chủ hóa nhà trường, đa dạng hóa loại hình giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục.
- Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục thông qua các hoạt động đóng góp tài chính, vật chất, công sức để xây dựng các điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý, hoạt động XHHGD đối với giáo dục.
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà trường, của Hiệu trưởng trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHGD.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong thực hiện XHHGD. - Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác XHHGD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương I chúng tôi đã tổng quan vấn đề nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt chúng tôi làm rõ khái niệm, mục tiêu và nội dung của XHHGD và khẳng định:
1. XHHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân trong bối cảnh CNH- HĐH đất nước và nền kinh tế tri thức.
2. XHHHGD đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục.
3. Để công tác XHHGD đạt kết quả tốt, cần nắm vững vai trò, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, quản lý nhà nước về thực hiện XHHGD.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh.