Tình hình giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 (Trang 34 - 36)

Trong những năm qua, phong trào giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phát triển trên tất cả các mặt. Ngành giáo dục đã triển khai sâu rộng và có chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, đến giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên; hạn chế đến mức tối đa những sai trái trong quan hệ thầy với trò, trò với trò tạo mối quan hệ thân thiện, kích thích sự hứng thú học tập và từng bước nâng cao chất lượng văn hóa học đường.

Toàn ngành đã đổi mới mạnh mẽ quan điểm dạy học từ “dạy số đông” sang “dạy cá thể” nhằm hiện đại hóa nhà trường từ nhận thức đến hành động, đang

từng bước triển khai rộng trên cơ sở những điển hình tích cực. Hoạt động dạy học của thầy cô chăm sóc đến từng học sinh bước đầu có tác động thuyết phục, ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.

Việc giáo dục toàn diện cho học sinh đã được các trường học đặc biệt quan tâm. Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng theo hướng dạy người thay cho từ chương khoa bảng.

Công tác qui hoạch mạng lưới trường học đã được thực hiện trên địa bàn 24/24 quận, huyện, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triễn bền vững của ngành trên toàn thành phố đến năm 2020.

Lực lượng sư phạm của ngành đã được lớn mạnh từ qui mô đến chất lượng. Với cơ chế phân cấp đào tạo và tuyển dụng bắt đầu được thực hiện đã tạo điều kiện khắc phục tình trạng thiếu giáo viên kéo dài và không còn bố trí giáo viên yếu kém dạy lớp.

Công nghệ thông tin được sử dụng mạnh mẽ trong nhà trường. Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dẫn đầu về công nghệ thông tin trên 3 lĩnh vực về đào tạo, sử dụng và xây dựng cơ chế tổ chức, quản lý, phát triển. Hiện nay tất cả học sinh phổ thông được học vi tính, tất cả giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin để dạy học và tất cả các trường đều sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Xây dựng được mô hình nhà trường tiên tiến chủ động hội nhập và phát triển, mang đậm bản sắc dân tộc và xây dựng được mô hình nhà trường với cơ chế hoạt động tài chính minh bạch, công khai. Đã thống nhất được trong toàn ngành và tạo được sự đồng thuận của xã hội về chủ trương, mục tiêu, và tiến trình xây dựng mô hình trường chất lượng cao, hội nhập khu vực và quốc tế.

Công tác quản lý của ngành được đổi mới tích cực, hiệu quả theo hướng “mục tiêu” thay cho cách tư duy “thủ tục” đã thúc đẩy toàn ngành phát triển mạnh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của xã hội trong điều kiện nhà trường vẫn còn không ít khó khăn về đầu tư và cơ chế hoạt động.

Bên cạnh những thành tựu cơ bản vừa nêu, giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn gặp phải những khó khăn :

Về cơ sở vật chất trường lớp, tiến độ xây mới và mở rộng vẫn chưa bắt ki ̣p với tốc độ phát triển của ngành hiện nay.

Về nhận thức và cơ chế hoạt động, vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới và cơ chế hoạt động vốn có luôn là sự cản trở nặng nề cho những người thực hiện. Sự thiếu thống nhất về quan điểm, cũ mới đan xen dẫn đến những trở ngại không nhỏ trong tiến trình đổi mới nhà trường.

Chế độ chính sách và đặc biệt là cơ chế hoạt động của các trường công lập chưa cho phép phát huy hết khả năng tích cực và sáng tạo của cơ sở, của giáo viên. Cơ chế tự chủ nhà trường chưa được xã hội quan tâm, tạo điều kiện thực hiện.

Công tác quản lý các trường có yếu tố nước ngoài; công tác quản lý du học còn nhiều bất cập do chưa có đầy đủ hệ thống văn bản pháp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w