1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục trong trường mầm non

31 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá IX 4 2001 đã khẳng định "Phát triển GD-ĐT là một những động lựcquan trọng thúc đẩy sự CNH - HĐH, là điều kiện phát huy nguồn nhân

Trang 1

A- PHẦN MỞ ĐẦUI- LÝ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Giáo dục học mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục cả nước thì GDMN đã

và đang có những bước chuyển biến đáng kể; Quy mô trường lớp được củng cố

và mở rộng thu hút trẻ trong độ tuổi mầm non được chăm sóc giáo dục ở trườngngày càng đông Có được kết quả bước đầu là nhờ một phần vận dụng đúng đắnchủ trương xã hội XHHGDMN

XHHGD là chủ trương quan trọng mang tính chiến lược nhằm huy động

nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, huy động toàn dân đónggúp nhân lực, vật lực, tài lực làm cho giáo dục ngày càng phát triển hơn Tạicuộc gặp gỡ với lãnh đạo và cán bộ Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 26 tháng 4năm 2002 đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đãkhẳng định: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Giáo dục cũng như cácmặt công tác cách mạng khác, phải huy động bằng được sự tham gia của nhândân Nhà trường của ta phải gắn bó với cha mẹ học sinh, sinh viên, phải gắn bóvới cộng đồng, với xã hội, phải thể hiện được tư tưởng của nhân dân, do dân, vìdân Chỉ có như vậy, nhân dân mới chăm lo cho nhà trường và mới huy độngđược nhân dân đúng gúp trí tuệ, công sức, tiền của để phát triển giáo dục"

Theo Luật giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển GDMN cần phảigắn bó với công tác vận động xã hội mới đem lại hiệu quả cao Tính phong trào

là đặc điểm riêng và là quy luật phát triển của GDMN, vì vậy phải phối hợp giữacác ban ngành và toàn thể xã hội thì mới phát triển được bậc học này

Phường Lê Lợi thuộc phía Nam thị xã Kon Tum được thành lập năm 1998 Từkhi thành lập đến nay, phường Lê Lợi đó có những bước chuyển biến đáng kể vềkinh tế văn hoá - xã hội Tuy nhiên, so với cỏc phường thuộc thị xã Kon Tum thì

Lê Lợi vẫn là một phường phát triển chậm, đời sống nhân dân còn nghèo, nhất

là ở hai làng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu sống bằng nghề nông, làm

Trang 2

nương rẫy nên thu nhập thấp,vẫn còn nhiều hộ nghèo.Trình độ dân trí thấp, nhậnthực về giáo dục mầm non cũng rất hạn chế như ; Rất nhiều cha mẹ trẻ khôngmuốn đưa con đến lớp mầm non, nhất là các cha mẹ trẻ dân tộc thiểu số vì nhậnthức không qua GDMN trẻ vẫn được vào lớp 1 Bên cạnh đó, một số cán bộ củađịa phương, cũng như giáo viên, phụ huynh hiểu một cách phiến diện, khôngđầy đủ, đúng đắn về XHHGDMN.

Trong khi đó, trường mầm non Lê Lợi( nay là mầm non Nắng Mai) được thànhlập tháng 9/2003 trên cơ sở chia tách từ tổ mẫu giáo thuộc trường TH-THCS LêLợi Cơ sở vật chất trường lớp của trường còn rất khó khăn; khu trung tâm tạiLàng Pleirơhai1 chỉ có 2 phòng học ( Một phòng làm việc của BGH và 1 lớphọc) các điểm trường hầu hết là học nhờ hội trường tổ dân phố, Nhà Rông và trụ

sở cơ quan khác, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ không có; Tỷ lệ trẻ trong

độ tuổi mầm non ra lớp thấp đạt tỷ lệ trẻ MG 50,3%( 2003),trường chưa cónhóm trẻ nên tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp là 0% Xuất phát từ tình hình về cơ sở vậtchất và học sinh trên, là một cán bộ quản lý trường mầm non tôi luôn trăn trởsuy nghĩ làm thế nào để phát triển được sự nghiệp giáo dục mầm non trên địabàn phường Lê Lợi, thu hút trẻ trong độ tuổi mầm non được CSGD ở trường

mầm non Nắng Mai Với lý do trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và vận dụng "Một

số biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục trong Trường mầm non).

II Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về XHHGD và từ thực trạng của địaphương, đơn vị, tìm ra những biện pháp vận dụng có hiệu quả chủ chươngXHHGDMN tại trường mầm non Nắng Mai Để đưa sự nghiệp giáo dục mầmnon của phường Lê Lợi nói chung và trường mầm non Nắng Mai nói riêng pháttriển theo kịp với sự phát triển chung của ngành học Thành phố Kon Tum

III Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận về XHHGD

Trang 3

- Nghiên cứu thực trạng của địa phương, đơn vị.

- Tìm ra những biện pháp vận dụng có hiệu quả chủ chương XHHGDMN tạitrường mầm non Nắng Mai

IV - Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp thực hiện

XHHGDMN ở trường mầm non Lê Lợi (Nắng Mai)

V- Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tham khảo tài liệu

- Phương pháp khảo sát nghiên cứu thực trạng

2- Thời gian thực hiện : Từ năm học 2004-2005 đến năm học 2008-2009( 4

năm) và tiếp tục thực hiện ở năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011

B Nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luận :

1.1- Xã hội hóa giáo dục:

Trang 4

XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Nghị quyết Trungương II khoá VIII (1997), một Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đầu tiên củaĐảng khẳng định : "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhànước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân; kết hợp tốt giáo dụchọc đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Các tổ chức kinh tế, xã hội,các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực, góp phần phát triển sựnghiệp đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT".

XHHGD là con đường để xây dựng hệ thống giáo dục lành mạnh, có chất lượng

đi theo định hướng XHCN, tạo nên động lực xây dựng thành công một xã hộidân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2- Vai trò của GDMN:

GDMN có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là chuẩn bị tiền đề về thể chất, về trí tuệ

và về tâm lý, cho trẻ em đến trường phổ thông và cũng tạo ra tiền đề vững chắccho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Chính vì vậy, Đảng và Nhànước ta hết sức quan tâm đến GDMN và đã cho ra đời những chủ trương chínhsách hợp lý kịp thời nhằm phát triển GDMN trong thời kỳ mới , thời kỳ CNH -HĐH đất nước

Phát triển GDMN là nền tảng chiến lược phổ cập tiểu học của đất nước Nhiềucông trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh lợiích lâu dài của việc can thiệp giáo dục vào các năm ở tuổi mầm non Trí tuệ,tính cách và hành vi đứa trẻ đã được hình thành ở chính những năm đầu cuộcđời con người Những can thiệp khi trẻ còn nhỏ có thể thúc đẩy các em đi học

và giảm tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ lưu ban tức là chất lượng học tập của các em sẽ vữngchắc hơn

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là công việc vô cùng quan trọng

vì ở lứa tuổi mầm non mà bị suy dinh dưỡng thường xuyên và sức khoẻ kémhơn ở lớp tiểu học thì trẻ sẽ không đi học đều dẫn đến tình trạng lưu ban bỏ học

Trang 5

Khoa học đã chứng minh rằng:" Trẻ em lứa tuổi mầm non ( từ 0 đến 6 tuổi) có

sự tăng trưởng rất lớn lao về cơ thể , trí tuệ và tình cảm Chẳng hạn có tới 50%

sự phát triển trí tuệ của con người được diễn ra trong lứa tuổi từ bào thai đến 4tuổi, từ 4 tuổi đến 8 tuổi đạt được 30% nữa và tiếp tục hoàn thiện đến tuổitrưởng thành nhưng tốc độ chậm dần sau 18 tuổi"

1.3 - Mục tiêu giáo dục mầm non:

Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một

- Phát huy ảnh hưởng của mình, thông qua việc tác động vào các công tác nuôidạy trẻ trong gia đình Kết hợp chặt chẽ cuộc vận động kế hoạch hoá gia đìnhvới phong trào nuôi con khoẻ dạy con ngoan, xây dựng gia đình văn hoá mới,góp phần đảm bảo hạnh phúc gia đình, tăng năng xuất lao động xã hội

1.5- Đặc trưng của GDMN.

GDMN là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân nhưng cho đến nay nóvẫn chưa mang tính chất bắt buộc đối với mọi trẻ em Nhiều trẻ em trong độ tuổichưa đến trường Nhiều loại hình chăm sóc giáo dục trẻ em tồn tại Sự tồn tồntại và phát triển của ngành chủ yếu dựa vào các hỗ trợ đóng góp của cộng đồng

Trang 6

Điều này đòi hỏi bản thân ngành GDMN phải làm sao cho mọi người hiểu vàcùng tham gia công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

1.6- XHHGDMN

Cho tới nay GDMN đã tồn tại với đủ các quy mô trường, lớp, nhóm, các loạihình công lập, dân lập và các loại hình tư thục có xu hướng phát triển Có thểnói sự đóng góp vào sự nghiệp phát triển GD-ĐT không chỉ là trách nhiệmnghĩa vụ của mọi gia đình, mỗi người dân đối với đất nước, với dân tộc mà còn

là lợi ích tương lai của mỗi người vì tương lai con em chúng ta Vì vậy ,việc đadạng hoá ngành học mầm non chính là mở rộng cho mọi tầng lớp nhân dân chủđộng tham gia đóng góp, xây dựng vào hoạt động GDMN

XHHGDMN là: Huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm GDMN, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng Cần huy động và tạo điều kiện để gia đình và cộng đồng tham gia vào hoạt động GDMN GDMN phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội và cộng đồng.

1.7- Chủ trương thực hiện XHHGDMN của Đảng và nhà nước;

Luật giáo dục đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước về pháttriển sự nghiệp GD-ĐT Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá IX (4 (2001) đã khẳng định "Phát triển GD-ĐT là một những động lựcquan trọng thúc đẩy sự CNH - HĐH, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực conngười."

Để thực hiện phát triển giáo dục trên toàn quốc, Chính phủ đã phát hành Côngtrái xây dựng Tổ quốc mang tên Công trái Giáo dục nhằm huy động vốn hỗ trợcác tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mụctiêu kiên cố hoá trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH khoá

11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội, xoá phòng học 3 ca và phòng học tranh, tre,

Trang 7

nứa, lá Riêng trong lĩnh vực GDMN, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX 2001) đã chỉ rõ: "Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ vàtrường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và nhữngvùng khó khăn" Đặc biệt ngày 15/11/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển GDMN Trong quyếtđịnh này, những vấn đề cơ bản của GDMN đã được định hướng và giải quyết

(4-rõ : Vấn đề quy hoạch mạng lưới, chính sách đầu tư, chính sách đối với giáoviên , trách nhiệm của các bộ,ngành, và uỷ ban nhân dân các cấp đối với nhiệm

vụ phát triển GDMN Từ đó Bộ giáo dục đào tạo đã có công văn số6290/BGD&ĐT-KHTC về triển khai công tác XHH trong ngành giáo dục vàđào tạo;Về phí địa phương UBND Tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số10/2007/QDD-UBND ngày 8/5/2007 phê duyệt đề án XHHGD Tỉnh Kon Tumgiai đọa 2006-2010 và công văn số 2408/UBND –VX ngày 28/11/2008 củaUBND Tỉnh Kon Tum về cơ chế thu XHHGD

Dưới sự quyết tâm chỉ đạo của Chính phủ, với sự cố gắng triển khai của các địaphương, sự nỗ lực to lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, GDMN đã có nhữngbước khởi sắc đáng mừng Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp tăng đều trong những nămqua

Chương 2- Cơ sở thực tiễn:

1- Thực trạng của trường mầm non Lê Lợi (MNNắng Mai):

Năm học 2003-2004, khi thành lập, trường mầm non Nắng Mai có 7 lớpmẫu giáo với tổng số học sinh là 162 cháu không có nhà trẻ,Quy mô lớp phântán, không tập trung địa điểm mở lớp hầu hết nằm rải rác ở các làng đồng bàoDTTS và các tổ dân phố của Phường

Trang 8

Tỷ lệ trẻ ra lớp mẫu giáo thấp đạt 50,3% Do nhận thức của cha mẹ học sinh vềviệc cho con em đi học mầm non nói riêng và sự chăm sóc - giáo dục trẻ em nóichung còn hạn chế.

Hệ thống trường lớp ngoài công lập chưa có

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao, trường chưa tổ chức được lớp bántrú để trẻ được ăn, ngủ tại trường

CSVC, trang bị còn còn rất nghèo nàn, thiếu về số lượng và kém về chấtlượng:

- Có 71% phòng học tạm bợ, học nhờ nhà Rông và cơ quan khác; Khu trung tâm

và các điểm trường chưa có hàng rào, đặc biệt là thiếu phòng học

- Đồ dùng đồ chơi rất thiếu, sân trường có 0% đạt yêu cầu

- Các điểm trường 100% chưa có nguồn nước sạch

- Khu vệ sinh có 0 % đạt yêu cầu

- Tài liệu, đồ dùng dạy học, đồ chơi, các phương tiện nuôi dạy khác hầu như rấtnghèo nàn lạc hậu

Tình hình trên cho thấy rằng các cháu trong độ tuổi mầm non vẫn chưa đượchưởng thụ một sự công bằng trong giáo dục Như vậy làm sao có thể để các bậccha mẹ yên tâm cho con em đến lớp, làm sao có thể chuẩn bị cho các cháu đủđiều kiện vào học tiểu học một cách vững vàng, tình trạng này kéo dài nhất định

sẽ cản trở cho sự phát triển của các cháu và tiếp tục sẽ làm giảm chất lượng giáodục bậc phổ thông, các cháu sẽ bị lưu ban nhiều và dẫn đến việc bỏ học

Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế Kinh phí của Nhà nước để đầu tư xây dựng trường lớp và thiết bị đồ dùng đồ chơi cho

Trang 9

GDMN hàng năm rất ít Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng phát triển GDMNhết sức khó khăn.

Mặt khác, là mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của phổ cập giáo dục tiểu họcđòi hỏi phát triển với quy mô rộng lớn của lớp mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bịvào tiểu học với một mặt là không đủ điều kiện để phát triển mà khó khăn trướchết là cơ sở vật chất

Muốn khắc phục những tồn tại hiện đang cản trở sự phát triển GDMN ởPhường Lê Lợi thì phải thống nhất chỉ đạo theo chủ trương, đường lối củaĐảng, Nhà nước cụ thể là tăng cường nhận thức về XHHGDMN Bởi có nhậnthức đúng thì hành động mới đúng Mặt khác cơ sở hạ tầng của trường mầm nonNắng Mai hiện đang là vấn đề bức xúc cần phải được tháo gỡ kịp thời

2- Sự cần thiết phải XHHGDMN:

Với thực trạng trên, giáo dục mầm non của Phường Lê Lợi nói chung và trườngmầm non Nắng Mai nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn đólà; cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chămsóc giáo dục trẻ còn rất thiếu thốn và nghèo nàn; tỷ lệ học sinh trong độ tuổimầm non ra lớp thấp; Quy mô phát triển trường lớp thiếu đa dạng; nhận thức củacha mẹ học sinh, cơ hội đi học mầm non nói riêng và sự chăm sóc - giáo dục trẻ

em nói chung còn hạn chế Để giải quyết những bài toán trên, không có conđường nào khác là cần phải có giải pháp thực hiện tốt chủ chươngXHHGDMN;huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng trường lớp và đa dạnghoá các loại hình trường lớp sao cho phù hợp với sự phát triển chung của thànhphố Kon Tum Có như vậy GDMN phường Lê Lợi mới thực sự duy trì, ổn định

và phát triển

Chương 3: Một số biện pháp thực hiện XHHGDMN tại Trường mầm non Nắng Mai.

Trang 10

I- Quá trình thực hiện:

1- Những việc đã làm:

1.1 Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục:

Nhà trường trực tiếp tiến hành công tác giáo dục và phối hợp với gia đình và

các lực lượng xã hội chăm lo xây dựng môi trường nhà trường từ cảnh quan nhàtrường tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, cơ sở trường lớp trang thiết bị đồ dùngdạy học, nề nếp kỷ cương, quan hệ trong sáng giữa giáo viên với giáo viên, giữa

cô giáo với trẻ, cô và trẻ với nhân dân địa phương, không khí học tập, niềm vuicủa trẻ đến trường, quan hệ lành mạnh ,trong sáng, tình cảm "tất cả vì học sinhthân yêu" kính thầy, yêu bạn, tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng trườnghọc thân thiện học sinh tích cực" trong trường mầm non

Khai thác và huy động mọi lực lượng xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền,đoàn thể các doanh nghiệp, đơn vị đóng trân trên địa bàn, các tổ chức xã hội,Hội từ thiện, Hội cha mẹ học sinh đến các cá nhân tham gia việc xây dựng môitrường giáo dục

Tuyên truyền, khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, của làng bản và củamỗi dòng họ trong học tập của con cái Làm cho mỗi người thấy được tráchnhiệm của mình trước con cái.Vận động mọi gia đình tạo điều kiện cho con đếntrường, chăm lo chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà và đóng góp trong điều kiện có thể

có để xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường

1.2 Huy động xã hội tham gia vào quá trình CSGD trẻ:

Vận động các lực lượng xã hội tham gia giúp đỡ các hoạt động trong nhàtrường; Dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, xây dựng bồn hoa vườn trường;tham gia các hoạt động ngày lễ ngày hội trong trường mầm non, các Hội thituyên truyền của ngành học; sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho CSGD trẻ,mời phụ huynh tham gia dự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong

Trang 11

trường mầm non Thực hiện nhiệm vụ phổ cập trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượngtrẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một phổ thông Qua đó để phụhuynh hiểu rõ hơn về ngành học mầm non.

1.3 Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào qua trình đa dạng hoá các loại hình trường lớp.

Tham mưu với Chính quyền địa phương, tuyên truyền cho các tổ chức,các doanh nghiệp, cá nhân thành lập các nhóm lớp mầm non dân lập, tư thụctrên địa bàn phường Bởi các cơ sở giáo dục mầm non, dân lập và tư thục sẽ gópphần quan trọng vào việc phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn Phường, tạođiều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn Đó là các hình thức giáo dục

mà Nhà nước trong điều kiện khó khăn về kinh tế hiện nay chưa có khả năngđảm nhiệm hết

1.4 Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục:

Trong những năm qua mặc dù đầu tư của Nhà nước cho ngành giáo dụckhông ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết những yêu cầu cần pháttriển giáo dục về cả số lượng và chất lượng ngày càng tăng Đặc biệt năm học2008-2009 là năm học năm học đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thôngtin, triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"trong mỗi nhà trường

Phần lớn ngân sách giáo dục là để chi trả lương cho giáo viên, phần chi cho việcxây dựng cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục mầm non còn quá ít Do đó mà cơ

sở trường lớp, thiết bị dạy học còn thiếu thốn trầm trọng, không đáp ứng đượcyêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ Mặt khác đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiềucon em nhà nghèo, không có điều kiện ăn học Việc huy động các lực lượng đầu

tư cho giáo dục rõ ràng là một yêu cầu bức xúc hiện nay;

- Nhà trường đã huy động các lực lượng xã hội , hội phụ huynh học sinh đónggóp nhân lực, vật lực để xây dựng cơ sở trường lớp, tăng cường trang thiết bị

Trang 12

cho nhà trường, giúp đỡ học sinh gia đình nghèo, học sinh con em gia đìnhthuộc diện chính sách gặp khó khăn, học sinh con em dân tộc thiểu số, khuyếnkhích khen thưởng học sinh giỏi học sinh nghèo vượt khó.

- Vận động các lực lượng xã hội, các đoàn thể, phụ huynh đưa con em trong độtuổi ra lớp, chống bỏ học, duy trì sĩ số Huy động phần đất dành cho việc xâydựng trường, lớp

2- Những biện pháp thực hiện:

2.1-Tăng cường công tác tham mưu tuyên truyền về XHHGDMN:

Giáo dục mầm non là ngành học mang tính xã hội rất cao, trường mầm non cầnliên hệ chặt chẽ với các cấp lãnh đạo, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội,nhân dân địa phương Do vậy, tôi đã tham mưu ,đề xuất với Đảng uỷ,UBNDphường quán triệt một cách nghiêm túc chủ trương XHHGDMN, thể chế hoácác chủ trương, nghị quyết, chỉ thị về XHHGD để triển khai XHHGDMN cóhiệu quả thiết thực và phù hợp với thực tiễn của địa phương thành Chỉ thị, Nghịquyết để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển mầm non ở địa phương mình vàoNghị quyết của Đảng Bộ Phường, HĐND phường "Huy động toàn xã hội làmgiáo dục dưới sự quản lý của UBND phường"

Tham mưu tích cực với Đảng uỷ,ubnd phường Lê Lợi, thống nhất quan điểmđẩy mạnh XHHGDMN Nhà trường đã căn cứ vào tình hình thực tiễn xây dựng

kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2005-2010 và kế hoạch phát triển GDMNđến năm 2015 của phường, Kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốcgia đến 2012 , tham mưu về quy hoạch, kế hoạch phân tích mạng lưới phát triểntrường lớp trên địa bàn phường với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBNDphường Lê Lợi phê duyệt thực hiện

Tuyên truyền cho các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về chủchương XHHGDMN; về phong trào "xây dựng trường học thân thiện học sinh

Trang 13

tích cực" trong trường lớp mầm non, nhiệm vụ năm học với chủ trương đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và CSGD trẻ trong nhà trường:

- Tuyên truyền trực tiếp qua các hội nghị tư vấn các đoàn thể từ đó các tổ chức,ban ngành nhận thức đầy đủ hơn về XHHGDMN

- Đối với nhân dân: Tuyên truyền liên tục bằng nhiều hình thức; chào cờ đầutuần, các buổi họp Làng, họp tổ dân phố, các buổi họp phụ huynh học sinh, cửgiáo viên vào từng nhà vận động, viết bài trên đài truyền thanh của Phường đểnhân dân nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng củaXHHGDMN, chủ động huy động trẻ đến trường, chủ động góp sức lực, trí tuệ

và nguồn lực để xây dựng môi trường học tập cho trẻ, thay đổi nhận thức củanhân dân về GDMN

- Tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh trong nămhọc, các ngày Hội, ngày hội ngày lề trong trường mầm non, các Hội thi tuyêntruyền của ngành học do trường tổ chức

- Nhà trường lập dự án kêu gọi đầu tư xây trường mầm non , tham mưu UBNDphường chủ trì mở hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp trên địa bàn để tuyêntruyền chủ trương XHHGDMN , ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở trường lớpđáp ứng nhu cầu phát triển GDMN ở địa phương

2.2- Đa dạng hoá các loại hình nhóm, lớp:

Xuất phát từ thực tiễn hệ thống trường lớp còn mỏng , tỷ lệ học sinh huy độngchưa cao, loại hình tư thục phát triển chậm Vì vậy, biện pháp đa dạng hoá cácloại hình trường lớp được đặt ra là :

- Củng cố các lớp mẫu giáo tại các tổ dân phố 1,2,4,5, và hai Làng đồng bào dântộc thiểu số của phường Phát triển mở thêm nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo bán trútại khu trung tâm làng Plêirơhai1.Song song với phát triển các lớp mẫu giáo,nhóm trẻ của trường mầm non Nắng Mai, Tôi đã tham mưu với UBND phường

Trang 14

cấp giấy phép thành lập nhóm trẻ dân lập, tư thục ngoài công lập trên địa bànphường.

- Năm học 2004 - 2005, mở thêm 1 nhóm trẻ bán trú tại trường, năm học

2005-2006 và năm học 2005-2006-2007 mở thêm 2 lớp MG bán trú tại trường và tham mưuUBND phường cho phép thành lập nhóm trẻ dân lập thuộc Xí Nghiệp May KonTum và khuyến khích phát triển các nhóm trẻ gia đình ; Năm học 2009-2010mạnh dạn mở lớp bán trú cho trẻ DTTS tại Làng 1, tạo điều kiện cho trẻ emđược học tập dưới mọi hình thức giáo dục Trường mầm non Nắng Mai vẫn giữvai trò chủ đạo trong hệ thống GDMN non của phường Lê Lợi

2.3- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư CSVC cho trường mầm non:

- Nhà trường đã lập dự án kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớptham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương triển khai thực hiệnbằng nhiều hình thức; huy động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, hội từthiện, các đoàn thể ban ngành và cá nhân trong và ngoài Tỉnh đặc biệt là cácdoanh nghiệp , các tổ chức xã Hội đóng chân trên địa bàn và cán bộ đảng viênnhân dân phường Lê Lợi , Đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tôi đã mạnh dạnlập phương án huy động XHH từ phụ huynh và tham mưu cho Hội đồng nhândân phường và UBND phường Lê Lợi phê duyệt, đóng góp tiền, vật liệu và cônglao động để xây dựng trường theo kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia và

kế hoạch “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường

- Tham mưu UBND quy hoạch quỹ đất để xây dựng trường mầm non theo điều

lệ trường mầm non và trường chuẩn Quốc gia Nghiên cứu thực tế tình hình dân

cư với kế hoạch phát triển trường lớp mạnh dạn đề xuất chủ trương xin bán đấuthầu diện tích đất ở lớp học tổ 5 khi thấy không còn phù hợp với quy hoạch đểlấy kinh phí đầu tư xây dựng tập trung theo quy hoạch mới phù hợp với khu dân

cư hơn để giảm các điểm lẻ, đảm bảo điều kiện của Trường Chuẩn Quốc gia.Vận động dân hiến đất để làm lớp học mẫu giáo Làng 2, hoàn thiện việc cấp

Trang 15

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các điểm trường Hiện nay trường mầmnon Lê Lợi có 5/4 điểm trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tranh thủ sự ủng hộ của tổ chức " Vì sứ mệnh tuổi thơ Monaco” và tổchức Đông Tây Hội Ngộ, Ủy ban dân số Gia đình & Trẻ em Tỉnh, Phòng Kinh

tế thị xã, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn phường ủng hộ để đầu tưxây dựng trường lớp và trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ

- Cùng với việc huy động nguồn lực một cách đa dạng là việc sử dụngnguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả; quản lý bảo quản tốt cơ sở vậtchất vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí hết sức linh hoạt ưu tiên đầu tưphòng học, thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo nguyên tắc lợi ích

để XHHGD thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo cho cơ sở hạ tầng của trường

MN sớm hoàn thiện, ổn định và đáp ứng được nhu cầu vui chơi , học tập của trẻ

em phường Lê Lợi

* Nội dung, Đối tượng tham mưu:

- Nội dung;

+ Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, phân tíchmạng lưới trường lớp mầm non trên địa bàn, kế hoạch xây dựng trường chuẩnQuốc gia, kế hoạch " xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", kếhoạch nhiệm vụ năm học hàng năm Tham mưu quy hoạch quỹ đất cho từngđiểm trường, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp mầmnon, mua sắm đồ dùng, đồ chơi

+ Tham mưu về đội ngũ ( biên chế, chế độ chính sách, đời sống)

+ Tham mưu kinh phí hoạt động, tổ chức các ngày hội, ngày lễ

Ngày đăng: 23/04/2017, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w