Do vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của lãnh đạo phòng giáo dục, chuyên viên phòng GD&ĐT Thanh Oai, cùng các bạn bè đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt “Kinh nghiệm là
Trang 1PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Mỹ Hưng
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Đề tài thuộc lĩnh vực: Quản lý
Khen thưởng: Nhiều năm liền đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở
Trang 21 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
2 Nội dung thực hiện các biện pháp
* BIỆN PHÁP I: Xây dựng kế hoạch năm học
a Kế hoạch đầu tư CSVC
b Kế hoạch nâng cao chất lượng CS nuôi dưỡng trẻ
c Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ CM
* BIỆN PHÁP II: Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị và
kỹ năng làm công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên toàn trường
a Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên
b Bồi dưỡng kỹ năng làm công tác tuyên truyền cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên
* BIỆN PHÁP III: Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng CS&GD
trẻ
* BIỆN PHÁP IV: Tăng cường nâng cao nhận thức tư tưởng đối
Trang
12345555678891010111313
13141520
Trang 3với các cấp ủy Đảng chính quyền……
* BIỆN PHÁP V: Quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu trong nhà trường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo phòng GD&ĐT Thanh Oai, cán bộ lãnh đạo xã Mỹ Hưng, các thôn đội, các cá nhân, các nhà hảo tâm trên địa bàn xã Mỹ Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi
và tận tình giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới lãnh đạo, cán
bộ chuyên viên của phòng GD&ĐT Thanh Oai đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kinh nghiệm quý báu về công tác quản lý chỉ đạo Đặc biệt là kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non, để tôi thực hiện và hoàn thành tốt đề tài kinh nghiệm này
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài kinh nghiệm này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và những mặt còn hạn chế về cả nội dung và hình thức Do vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của lãnh đạo phòng giáo dục, chuyên viên phòng GD&ĐT Thanh Oai, cùng các bạn bè đồng
nghiệp để tôi thực hiện tốt “Kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non” năm thứ 2 và những năm học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc giáo dục trẻ em từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời là một việc làm vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT
để bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Với khẩu hiệu đó lại càng khẳng định thêm vai trò của toàn xã hội, gia đình, nhà trường, các tổ chức, các cá nhân, các nhà hảo tâm cùng chung tay gánh vác trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và môi trường học tập thân thiện
để hình thành và phát triển nhân cách con người mới cho các cháu trong tương lai
Trong luật giáo dục năm 1998 đã nêu rõ: “Giáo dục mầm non là một hệ thống giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân” Do vậy nhiệm vụ
của GDMN có nhiệm vụ phải tạo điều kiện đầy đủ về CSVC, đồ dùng trang thiết
bị, môi trường học tập phong phú, chăm sóc và giáo dục các cháu, nhằm phát triển toàn diện về các mặt như: thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ… để hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách của trẻ và chuẩn bị tâm thế ban đầu cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 phổ thông
Trong những năm qua, GDMN đã có nhiều những bước chuyển dịch về chất lượng giáo dục của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH Để tiếp tục phát huy những thành quả của GDMN đã đạt được trong nhiều năm qua, cần đòi hỏi những người làm công tác giáo dục nói chung, đặc biệt là những người làm công tác quản lý GDMN nói riêng, trước hết cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường Để khẳng định thêm vai trò của GDMN là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, nhằm tạo cơ sở tiền đề tốt nhất
về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị học tập hiện đại và một môi trường học tập phong phú, lành mạnh, để giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động, nhằm hình thành nhân cách và trí thức cho thế hệ tương lai
Trang 7B NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
trong trường mầm non Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” năm thứ 2.
2 Lý do chọn đề tài:
a Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết, công tác xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay đã được coi như một phương châm, một phương thức, một cách làm giáo dục Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt
lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có được cách nhìn đúng đắn hơn về công tác xã hội hóa giáo dục
Song song với các hoạt động thực tiễn, trong xã hội vẫn còn có nhiều quan điểm đánh giá việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục khác nhau, thậm trí còn trái ngược nhau Chính vì vậy, một trong những vấn đề cần đòi hỏi, bức xúc nhất của các nhà quản lý giáo dục là cần phải có những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá công tác này để đối chiếu, so sánh và quan trọng hơn là cần định hướng đúng đắn vào các hoạt động thực tiễn
Xã hội hóa GDMN chính là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục, được vận dụng vào đặc thù của GDMN Xã hội hóa giáo dục phải được xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của GDMN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và ngược lại từ phía xã hội đối với sự phát triển của GDMN
Từ vị trí và đối tượng của mình, GDMN của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đang có số lượng học sinh học trong các trường công lập đông nhất, được ưu tiên đầu tư kinh phí lớn nhất và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển của các bậc học khác trong hệ thống giáo dục Quốc dân Tuy nhiên trên thực tế GDMN vẫn còn nhiều hạn chế, do GDMN hiện nay đang đứng trước những thử thách lớn về CSVC, đồ dùng trang thiết bị dạy và học còn hạn chế và thiếu thốn Đặc biệt là những địa phương nằm xa khu trung tâm, đời
Trang 8sống của nhân dân còn khó khăn Mặt khác còn là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển GDMN và ngân sách đầu tư của nhà nước cho GDMN còn hạn chế Ngoài ra cũng là sự mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, đòi hỏi cần phải phát triển GDMN với quy mô rộng lớn của lớp mẫu giáo 5 tuổi cần đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về CSVC, đồ dùng trang thiết bị theo thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11/02/2010, với một mặt là còn một số trường xa trung tâm, vẫn chưa đủ điều kiện để phát triển, mà khó khăn trước hết chính là CSVC, đồ dùng trang thiết bị học tập và một môi trường học tập cho các cháu ở tại trường.
Từ những vấn đề khó khăn trên đang đặt ra, mà mục tiêu chung của việc phát triển GDMN đến năm 2015 là nhanh chóng mở phạm vi chất lượng CSGD trẻ từ 0- dưới 6 tuổi, cần đòi hỏi các nhà giáo dục nói chung, đặc biệt là các nhà quản lý GDMN nói riêng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến về kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho toàn xã hội và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
b Cơ sở thực tiễn:
* Thuận lợi:
Là năm thứ 2 nhà trường thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, do vậy nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể, các
tổ chức xã hội, các cá nhân, các nhà hảo tâm tại địa phương về vật chất, tinh thần, đưa ra các giải pháp chiến lược cụ thể để giúp nhà trường từng bước tháo
gỡ những khó khăn, quyết tâm đưa nhà trường đi lên và tiếp tục đạt danh hiệu
“Trường tiên tiến cấp cơ sở”.
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ban ngành đoàn thể, Hội cha
mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, đến nay nhà trường đã có tương đối đủ phòng học Đồng thời đã mua sắm được nhiều trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giảng dạy như: Máy vi tính, màn chiếu, ti vi, đầu
Trang 9video, giá đựng đồ chơi, tủ, kệ, bàn ghế, biểu bảng, đồ dùng đồ chơi, các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng… theo hướng hiện đại.
Trường đã có đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc, được phân công theo đúng định biên, có trình độ chuyên môn chuẩn đạt 100% và đạt trên chuẩn 37,3%
Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục và công tác dân vận, biết tạo môi trường thân thiện cho trẻ để kích thích phụ huynh cho con em mình đi học đông và các cháu thích đi học
Các cháu đến trường được chăm sóc và học theo chương trình đúng độ tuổi, riêng 5 tuổi đã được đầu tư và ưu tiên về CSVC và kinh phí
* Khó Khăn:
Đầu năm học 2013 - 2014 về CSVC và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm học trước đây, song nhà trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn
- Phòng hiệu bộ, các phòng chức năng và phòng họp riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có
- Môi trường học tập của trẻ và công trình vệ sinh cho trẻ một số khu chưa đảm bảo và còn thiếu (Khu Thiên Đông, Thạch Nham và Phượng Mỹ)
Trang 10- Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường còn chưa đầy đủ.
- Về phía phụ huynh, do đặc thù hầu hết phụ huynh trong trường đều làm nông nghiệp là chính, nên mức thu nhập kinh tế trong gia đình còn thấp, trình độ văn hóa còn hạn chế Do vậy nhận thức về tầm quan trọng của GDMN còn chưa đồng đều và chưa đầy đủ, nên còn rất nhiều phụ huynh trong trường vẫn còn chưa thực sự quan tâm đến con em mình và chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay
- Trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm …
* Tóm lại: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi nhận thấy chủ trương
huy động về công tác xã hội hóa GDMN trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề bức thiết và cần phải làm ngay Vì nó sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tại địa phương về tầm quan trọng và vai trò của GDMN Trên cơ sở xã hội hóa giáo dục sẽ tạo được nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và môi trường học tập thân thiện thật tốt cho các cháu, đảm bảo mọi điều kiện, nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy mình cần tiếp tục chọn
đề tài “Một số kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo trong trường mầm non Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà nội” năm thứ 2 để thực
hiện trong năm học 2013 - 2014
3 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà nội năm học 2013 - 2014
Trang 11C QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
* Về cơ sở vật chất đồ dùng trang thiết bị:
- Toàn trường vẫn còn 5/12 phòng học chưa đảm bảo với yêu cầu chuẩn (Trong đó có 1 phòng học tạm, 2 phòng cấp 4 đã xuống cấp)
- Khu Thiên Đông, Thạch Nham và Phượng Mỹ công trình vệ sinh còn chật chội, chưa đảm bảo, nền nhà ẩm thấp, đường điện chưa đảm bảo, môi trường học tập và cảnh quan sư phạm không đảm bảo
- 100% các lớp trong toàn trường chưa có phản ngủ, xốp chải nền và đệm nằm cho trẻ vào mùa đông
- Bếp ăn của nhà trường nằm độc lập, xa các khu và còn chật chội, đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng còn thiếu thốn (Phải chuyên trở thức ăn cho 100% trẻ toàn trường đến cả 4/4 khu)
- Chưa có các phòng chức năng và phòng họp riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và nơi làm việc riêng của Ban giám hiệu nhà trường
- Đồ dùng trang thiết bị theo hướng hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho các lớp trong toàn trường (Mới ưu tiên được cho 4 lớp 5 tuổi có đủ đồ dùng theo yêu cầu tối thiểu)
- Môi trường cảnh quan sư phạm và các loại biểu bảng của nhà trường còn chưa đảm bảo
* Về nhận thức tư tưởng của cán bộ lãnh đạo, nhân dân và phụ huynh tại địa phương:
Năm học 2013 - 2014, tuy nhận thức tư tưởng về GDMN của cán bộ lãnh đạo, nhân dân địa phương, đặc biệt là phụ huynh học sinh đã có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực hơn Song nhận thức về tư tưởng của họ vẫn còn chưa đồng đểu và chưa đầy đủ Sự quan tâm ủng hộ về các mặt đối với nhà trường, đặc biệt là đối với các cháu còn hạn chế
Trang 12* Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
7,819,654,917,7Sau khi khảo sát về tình hình thực tế của nhà trường về các lĩnh vực đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục trong năm học 2013 - 2014 Đứng trước tình hình thực tế hiện nay, trường mầm non Mỹ Hưng đang gặp rất nhiều khó khăn
Trang 13và thách thức về CSVC, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động CS&GD trẻ của nhà trường Bên cạnh đó nhận thức về tư tưởng của một số bộ phận Đảng viên và nhân dân địa phương về GDMN còn hạn chế Do vậy tôi đã
tự nhận thấy rằng chủ trương về công tác xã hội hoá GDMN của nhà trường trong năm học 2013-2014 vẫn là một vấn đề bức thiết và tiếp tục cần phải làm trong năm học 2013 - 2014 Tôi đã đề ra một số biện pháp tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá GDMN trong nhà trường năm thứ 2, cụ thể như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học.
* Biện pháp 2: Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị và kỹ năng làm công
tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường
* Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Biện pháp 4: Tăng cường nâng cao nhận thức tư tưởng đối với các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, các cá nhân, các nhà hảo tâm và nhân dân địa phương về vai trò, vị trí của GDMN trong giai đoạn hiện nay đối vơi sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng
* Biện pháp 5: Quan tâm chăm lo đến đời sống, tinh thần cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và các cháu trong nhà trường
2 Nội dung thực hiện các biện pháp:
* BIỆN PHÁP I: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC
Như chúng ta đã biết, để thực hiện nhiệm vụ năm học được tốt, thì việc xây dựng kế hoạch cho năm học là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết Dựa vào kế hoạch mà ta có thể định hướng nhiệm vụ của từng tuần, từng tháng, từng giai đoạn Khi xây dựng kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu
Trang 14năm học, để kế hoạch phù hợp, sát với thực tế và không bị động Trong quá trình thực hiện cần phải có sự bàn bạc và thống nhất cao của Ban chi uỷ, Ban giám hiệu và tập thể CB-GV-NV toàn trường Bởi vì các hoạt động trong nhà trường không thể hoàn thành một sớm, một chiều mà cần phải có thời gian để thực hiện, khi thực hiện thì cần phải theo một trình tự nhất định Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng toàn diện trong toàn trường, bản thân người đứng đầu nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch tổng thể và xác định rõ từng phần việc cụ thể.
Cụ thể như sau:
a Kế hoạch đầu tư CSVC:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định rõ việc đầu tư kinh phí để xây dựng CSVC và cải tạo lại phòng học cho các cháu tại khu Thiên Đông, Thạch Nham, Phượng Mỹ, bếp ăn, nhà vệ sinh, xây dựng văn phòng nhà trường và đặc biệt là xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm cho các cháu tại các khu để đáp ứng với yêu cầu về chất lượng CS&GD trẻ Đồng thời đầu tư để mua sắm thêm trang thiết bị nhà bếp, hệ thống bếp ga và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và các cháu…là nhiệm vụ trọng tâm của năm học
Sau khi đã xác định rõ việc đầu tư kinh phí để tiếp tục xây dựng, cải tạo lại CSVC và mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác CS&GD các cháu trong năm học 2013 - 2014, tôi đã đưa ra để bàn bạc thống nhất trong Ban chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, đồng thời có kế hoach dự trù kinh phí
Để kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng CSVC cho nhà trường đạt hiệu quả cao, tôi đã bàn bạc và thống nhất với các đồng chí trong Ban chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường và xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng phần việc, sau đó báo cáo Phòng GD&ĐT, UBND xã cùng các ban ngành đoàn thể tại địa phương, Ban đại diện hội phụ huynh học sinh để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục tại địa phương
Sau khi kế hoạch được triển khai cụ thể, nhà trường đã rất phấn khởi được đón nhận sự ủng hộ nhiệt tình bằng cả tinh thần, vật chât (Kinh phí)… từ phía các đồng chí lãnh đạo địa phương, cùng các Ban ngành đoàn thể, Ban đại diện
Trang 15hội phụ huynh, các cá nhân, các nhà hảo tâm cùng toàn thể các bậc phụ huynh trong toàn trường Cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân xã, Hợp tác xã nông nghiệp, Hội nông dân, Hội phụ
nữ, đoàn xã, trại Thanh Xuân, Trại T16: 28.000.000 đ;
- Các cá nhân, các nhà hảo tâm: 18.000.000 đ;
- Các bậc phụ huynh: 61.200.000 đ
b Kế hoạch nâng cao chất lượngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
Để có cơ sở thực tế để xây dựng kế hoạch cho năm học, vào đầu tháng 9 tôi đã chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp tiến hành cân đo và ghi biểu đồ tăng trưởng cho các cháu, để nắm rõ tình hình sức khoẻ và phân loại tình trạng sức khoẻ của các cháu trong toàn trường
Sau đây là kết quả theo dõi tình hình sức khoẻ của các cháu toàn trường đầu tháng 9:
Tổng số trẻ được cân đo: 330 cháu
- Về cân nặng:
Trẻ phát triển bình thường: 284 cháu - đạt tỷ lệ 86,1%
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ: 46 cháu - đạt tỷ lệ 13,9%
- Về chiều cao:
Trẻ phát triển bình thường: 280 cháu - đạt tỷ lệ 84,8%
Trẻ thấp còi: 50 cháu - đạt tỷ lệ 15,2%
Sau khi đã nắm được tình hình sức khoẻ của các cháu trong toàn trường,
tỷ lệ trẻ trong diện suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao còn cao so với mặt bằng chung của Huyện Tôi đã tiến hành bàn bạc và thống nhất trong Ban giám hiệu, đồng thời xây kế hoạch giao trách nhiệm cho đồng chí Hiệu phó phụ trách công tác nuôi dưỡng của nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch nhằm nâng
Trang 16cao khẩu phần cho các cháu với mức ăn tối thiểu 12.000đ/ngày/cháu Sau đó đưa
ra bàn bạc trước hội đồng sư phạm, khi đã có sự thống nhất trong hội đồng sư phạm nhà trường rồi, tôi tiến hành báo cáo với UBND xã về kế hoạch về mức ăn của trẻ để UBND xã nắm được Mục đích là để giúp nhà trường triển khai công tác tuyên truyền, đả thông trước tư tưởng của phụ huynh Tiếp đó tôi tổ chức họp bàn với Ban đại diện hội phụ huynh của từng lớp, đưa ra kế hoạch và kết quả khảo sát tình hình sức khoẻ của trẻ đầu năm để họ nắm được, để cùng bàn bạc và đi đến thống nhất Khi đã có sự thống nhất cao trong Ban đại diện hội phụ huynh rồi, bước cuối cùng tôi mới tiến hành chỉ đạo các lớp tổ chức họp phụ huynh đại trà từng nhóm lớp Để hội nghị họp phụ huynh các lớp đạt kết quả cao như kế hoach đã xây dựng, tôi đã yêu cầu Ban đại diện hội phụ huynh của từng lớp cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức hội nghị họp bàn và đi sâu vào phân tích về sự quan trọng của sức khỏe trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện về các mặt, đặc biệt là trí tuệ của trẻ sau này để phụ huynh hiểu rõ hơn Kết quả là 100% phụ huynh toàn trường đều nhất trí đóng mức ăn của trẻ 12.000đ/ngày/trẻ
Ngoài mức đóng góp của phụ huynh cho trẻ ăn hàng ngày ra, để tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch yêu cầu giáo viên chủ động làm tốt công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để huy động sự đóng góp và ủng hộ bằng kinh phí và các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương như: Rau các loại, đậu, lạc, khoai, gạo nếp, trứng…từ các nhà hảo tâm và các cá nhân tại địa phương để thực hiện mỗi tháng một tuần dinh dưỡng cho trẻ vào tuần thứ tư hàng tháng Kết quả nhà trường cũng đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía cán bộ và nhân dân địa phương, hàng tháng đã thực hiện được tuần dinh dưỡng cho các cháu rất đều đặn
Để có rau sạch và tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ, tôi còn chủ động xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua trồng rau sạch và tăng gia sản xuất
để cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ bằng biện pháp trồng rau xanh tại vườn trường cho trẻ ăn, nếu thừa sẽ bán đi để lấy tiền hỗ trợ thêm vào các bữa phụ chiều cho trẻ, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng với mức 1.000đ/cháu/bữa Với kế
Trang 17hoạch này đã được giáo viên, nhân viên và phụ huynh các cháu tham ra rất nhiệt tình
Ảnh 1: Nhân viên nhà bếp đang lao động và chăm sóc vườn rau.
c Kế hoach bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Trang 18Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng CS&GD trẻ trong nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về chất lượng GD hiện nay Điều trước tiên tôi nghĩ, cần phải trang bị cho đội ngũ CB-GV-NV trong trường có những kiến thức cơ bản nhất trong công tác CS&GD trẻ Từ những suy nghĩ đó, tôi đã tiến hành XD kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ CB-GV-NV của trường ngay từ đầu năm học, tích cực làm công tác tuyên truyền để tham mưu với các cấp tạo điều kiện cho CBQL và giáo viên cốt cán đi học các lớp đào tạo quản lý hành chính nhà nước, quản lý giáo dục Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tiếp tục đi học các lớp đào tạo trên chuẩn
để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ sử dụng CNTT
Ngoài kế hoach tạo điều kiện cho đội ngũ CB-GV-NV đi học các lớp đào tạo trên chuẩn, tôi còn chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ, thông qua các hội thảo về các chuyên đề, tổ chức xây dựng các chuyên đề mẫu cho giáo viên dự và trao đổi học tập Để kế hoạch bồi dưỡng có hiệu quả, tôi yêu cầu hai đồng chí Hiệu phó phụ trách từng mảng của nhà trường tiến hành phân loại GV-NV theo độ tuổi và năng lực chuyên môn của từng người Đồng thời dựa trên kết quả đã đạt được của họ từ những năm trước để có biện pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp với khả năng và năng lực của từng người
Tóm lại: Để đảm bảo chất lượng CS&GD trẻ trong nhà trường, thì việc
xây dựng kế hoạch cho năm học là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, nhằm trang bị cho các cháu có đầy đủ CSVC, đồ dùng trang thiết bị để sinh hoạt và học tập tại trường Ngoài ra còn giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường nâng cao thêm trình độ chuyên môn và tích lũy thêm vốn kinh nghiệm trong công tác quản lý, CS&GD trẻ
* BIỆN PHÁP II: BỒI DƯỠNG VỀ NHẬN THỨC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VÀ KỸ NĂNG LÀM CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TOÀN TRƯỜNG
a Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị cho CB - GV - NV:
Trang 19Chất lượng CS&GD của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào tư tưởng chính trị và nhận thức của CB-GV-NV toàn trường Mọi suy nghĩ của họ đều dẫn đến
những hành động “Đúng” hay “Không đúng” của họ Do vậy là người đứng
đầu nhà trường, tôi cần phải có trách nhiệm đả thông cho họ ngay từ đầu về tư
tưởng để họ nhận thức “Đúng” và “Thông” về những vấn đề cần triển khai, thì vấn đề “Vận hành” trong nhà trường cũng sẽ được chôi chảy và thuận lợi.
Đã là GV-NV giỏi về chuyên môn, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức
và nhân cách tốt mới toàn diện được Trong thực tế của trường do chưa được quy hoạch vào khu tập trung, các điểm trường vẫn còn nằm rải rác trên cả 5 thôn đội, do đó việc phân công GV-NV phụ trách các lớp gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp đối với Ban giám hiệu nhà trường
Để tâm lý của GV-NV khi được phân công nhiệm vụ được thoải mái và không có mặc cảm khi phải đi dạy ở xa Ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động
XD kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người Trước khi phân công, tôi phải dựa vào hoàn cảnh và điều kiện của từng người để sắp xếp sao cho hợp
lý, sau đó đưa ra bàn bạc trong Ban chi ủy và Ban giám hiệu nhà trường để thống nhất Khi đã bàn bạc thống nhất kỹ rồi, tôi tiến hành gặp gỡ từng đối tượng để đả thông trước về mặt tư tưởng, nhằm giúp họ hiểu ra vấn đề và từng bước xóa bỏ những tư tưởng lệch lạc mà vui vẻ, yên tâm công tác và gắn bó với trường, lớp hơn Cụ thể: Với những chị em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và những chị em tuổi đã cao hoặc đang nuôi con nhỏ, bao giờ tôi cũng phải
ưu tiên cho họ được dạy ở khu gần hơn, còn những chị em trẻ và son dỗi sẽ phải
đi xa hơn Để tâm ký của chị em được thoải mái hơn, tôi đã XD kế hoạch phân công GV dạy luân phiên, tức cứ hai năm đi xa, sau đó lại được về gần
Sau khi đã đả thông được tư tưởng của chị em trước rồi, tôi mới tiến hành
tổ chức họp Hội đồng sư phạm nhà trường và công khai danh sách phân công nhiệm vụ cụ thể Kết quả là đa số chị em trong trường đều nhận thức rõ về công việc được giao của mình, yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời còn rất nhiệt tình, yêu nghề và mến các cháu hơn
Trang 20Ngoài ra để giúp GV-NV thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường, tôi đã thống nhất và bàn bạc với các đồng chí trong Ban chi ủy và Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, viên chức Mục đích là để cùng thảo luận, XD và thống nhất các tiêu chuẩn thi đua, các nội quy và quy chế của nhà trường để họ cùng thực hiện.
Trong việc quản lý đội ngũ GV-NV, tôi cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề góp ý XD cho từng đồng chí Cụ thể: Với những đồng chí GV-NV nhiệt tình và
có ý thức tốt trong công tác, tôi thường xuyên nêu gương và động viên họ trước tập thể Còn với những GV-NV chưa nhiệt tình, có vi phạm ký luật về quy chế, nhưng chưa đáng phải đưa ra trước tập thể, tôi đã tìm cách gặp riêng để góp ý
XD giúp họ sửa chữa Mục đích là để họ không bị bất mãn, thấy mình không bị xúc phạm mà vẫn được tôn trọng
Tóm lại: Ngoài công tác bồi dưỡng về nhận thức, những tiềm năng của
con người về lòng tự trọng, ước muốn phát triển Đồng thời phải xác định cho mình đúng hướng đi phù hợp với quá trình công tác, có như vậy mới thực hiện được tốt kế hoạch nhiệm vụ của mình đã đề ra
b Bồi dưỡng kỹ năng làm công tác tuyên truyền cho CB-GV-NV:
Như chúng ta đã biết, công tác tuyên truyền là một vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng CS&GD trẻ trong nhà trường Đó cũng chính là một khâu quan trọng nhất trong quá trình làm công tác XH hóa GD Vì vậy để tuyên truyền được tốt, trước hết phải lấy được lòng tin của các cấp lãnh đạo, nhân dân địa phương và đặc biệt là phụ huynh của các cháu
Muốn lấy được uy tín và lòng tin trong cán bộ lãnh đạo, nhân dân địa phương và phụ huynh, trước hết CB-GV-NV trong nhà trường cần phải làm tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ Đồng thời phải có kỹ năng làm công tác tuyên truyền tốt, thì mới thu hút và thuyết phục được mọi người tham gia ủng hộ nhà trường
Để đội ngũ GV-NV trong nhà trường có được kỹ năng làm công tác tuyên truyền tốt, nhằm thuyết phục mọi tầng lớp cán bộ và nhân dân địa phương