1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các biện pháp tham mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường mầm non, duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia”

30 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 31,26 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀNâng cao chất lượng giáo dục để duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường mầmnon đạt chuẩn quốc gia là một việc làm vô cùng quan trọng, luôn luôn là mục tiêuphấn đấu của mọi cấp họ

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Nâng cao chất lượng giáo dục để duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường mầmnon đạt chuẩn quốc gia là một việc làm vô cùng quan trọng, luôn luôn là mục tiêuphấn đấu của mọi cấp học nói chung và đối với mỗi nhà trường nói riêng Cụ thểtrong Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020 của Bộgiáo dục và Đào tạo đã đề ra trong phương hướng chung là "Tích cực xây dựngcủng cố và phát huy các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia của các ngànhhọc" Trong số 5 tiêu chuẩn đánh giá về trường học đạt chuẩn quốc gia gồm: Tổchức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, chất lượng giáo dục, cơ sởvật chất (CSVC) và thiết bị, công tác xã hội hoá giáo dục thì tiêu chuẩn thứ 4 về cơ

sở vật chất và thiết bị chính là “rào cản” lớn nhất của nhà trường trong việc duy trìchuẩn Bởi vì CSVC trường lớp, đồ dùng thiết bị sẽ bị xuống cấp, hư hỏng theothời gian sử dụng, nếu không được sửa chữa nâng cấp sẽ không đảm bảo theochuẩn

Xác định được tầm quan trọng của mục tiêu trên, các cấp ủy Đảng, chínhquyền ở mỗi địa phương đã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung

và giáo dục mầm non nói riêng Tiếp tục đầu tư kinh phí cho xây dựng, nâng cấp,cải tạo các hạng mục còn thiếu hoặc xuống cấp; bổ sung các thiết bị phục vụ cònthiếu cho các trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia, để duy trì tiêu chuẩn 4 vềCSVC theo chuẩn

Xây dựng CSVC trang thiết bị là cả một quá trình lâu dài Muốn có được hệthống CSVC cho giáo dục mầm non được đầy đủ phải đi theo con đường “Nhànước và nhân dân cùng làm” Người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưulãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, để họ hiểu rõ mục đích yêu cầu và nhữngđiều kiện cần thiết về CSVC trang thiết bị để chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục(CS-ND-GD) trẻ Trên cơ sở nhận thức đúng lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho giáo dụcMầm non về các mặt: Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, mua sắm, trang thiết bị,

đồ dùng, đồ chơi phục vụ, vận động các cơ sở thôn - khu dân cư trích kinh phí hỗ

Trang 2

trợ cho việc mua sắm cơ sở vật chất, động viên nhân dân địa phương và các đơn vịkinh doanh, lực lượng kinh tế xã hội ở địa phương đầu tư cho giáo dục mầm non

Mặt khác người hiệu trưởng phải nắm vững và biết quản lý ngân sách củatrường mình hàng năm để chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồchơi, sửa chữa và nâng cấp trường lớp Đây là việc làm rất khó không phải bất cứngười hiệu trưởng nào cũng làm tốt được công tác tham mưu, xã hội hóa để tăngcường cơ sở vật chất cho nhà trường một cách hiệu quả

Trên thực tế, trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì là một trườngmầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia từ tháng 2/2009, là trường đạt chuẩn quốcgia đầu tiên của cấp học Mầm non huyện Thanh Trì Trường có ba điểm trường:Điểm trường (Khu Cương Ngô I) được xây dựng khang trang, theo mô hình trườngchuẩn quốc gia với 4 phòng học được xây dựng từ năm 2006, hiện nay đã có hiệntượng xuống cấp Còn lại hai khu lẻ khu Cương Ngô II và khu Văn Điển là haiđiểm trường được xây dựng từ năm 1996 với quy mô trường lớp chật hẹp, đãxuống cấp trầm trọng: Tường ẩm mốc, nền sụt lún, sân thấp trũng, hệ thống thoátnước bị ứ đọng Trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ còn thiếu, hệthống chiếu sáng chưa đảm bảo tiêu chuẩn

Đứng trước thực trạng về CSVC như trên, nhận thức được tầm quan trọngcủa CSVC trang thiết bị đối với tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia với mongmuốn duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tiêuchuẩn về CSVC là trọng tâm cơ bản Làm thế nào đây để có được hệ thống cơ sởvật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ đảm bảo tiêu chuẩnđạt chuẩn quốc gia cho kỳ kiểm tra lần hai Một nhiệm vụ thật khó khăn với mộttrường có nhiều điểm lẻ, mô hình trường được xây dựng từ những năm 1996 Songvới lòng nhiệt tình, tâm huyết với trường, cùng với năng lực và nghị lực của bảnthân tôi đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, bằng mọi biện pháp có thể xâydựng CSVC, các trang thiết bị phục vụ đảm bảo theo chuẩn Tôi xin mạnh dạn trao

đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp

Trang 3

tham mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường Mầm non, duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia”

* Với mục đích của đề tài là:

+ Đánh giá thực trạng về tình hình CSVC và trang thiết bị của trường mầmnon A xã Tứ Hiệp

+ Tìm ra hệ thống các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và xã hội hóa

để tăng cường CSVC cho trường trường mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì danh hiệuđạt chuẩn quốc gia

* Đối tượng nghiên cứu là: Các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và

xã hội hóa để tăng cường CSVC cho trường trường mầm non A xã Tứ Hiệp duy trìdanh hiệu đạt chuẩn quốc gia

* Phạm vi áp dụng: Trường Mầm Non A xã Tứ Hiệp – Huyện Thanh Trì từ

năm 2010 đến năm 2013

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

- Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có 5 tiêu chuẩn :

Tiêu chuẩn 1: Đạt chuẩn về công tác tổ chức và quản lý;

Tiêu chuẩn 2: Đạt chuẩn về đội ngũ giáo viên và nhân viên;

Tiêu chuẩn 3: Đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;

Tiêu chuẩn 4: Đạt tiêu chuẩn về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất vàthiết bị;

Tiêu chuẩn 5: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

- Thời hạn công nhận nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia là 5 năm, kể từngày ký quyết định công nhận Trong thời hạn 5 năm, nếu nhà trường, nhà trẻ đãđạt chuẩn quốc gia vi phạm về tiêu chuẩn của Quy chế này thì tùy theo mức độ viphạm, cơ quan có thẩm quyền xem xét để tiếp tục công nhận hoặc không công nhậnnhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia

- Sau 5 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận, nhà trường, nhà trẻ phải tựđánh giá, làm hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để được kiểm tra và công nhận lại

- CSVC của nhà trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được

sử dụng vào hoạt động CS- ND- GD trẻ CSVC của nhà trường mầm non bao gồm:

+ Trường sở: Hệ thống phòng lớp, sân chơi, vườn trường

Trang 5

+ Trang thiết bị CS- ND, đồ dùng phục vụ CS- GD trẻ.

- Những trang thiết bị cơ bản của trường mầm non

+ Những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục trong nhóm lớp:Bàn ghế, đồ chơi mua sắm, đồ chơi tự tạo của giáo viên, vật liệu phục vụ các hoạtđộng của trẻ

+ Những đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời: Đu quay, cầu trượt,thang leo, bể cá, chuồng nuôi động vật

+ Những đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng: Đồ dùng nhà bếp, đồ dùng

ăn uống cá nhân

- Xã hội hóa giáo dục đối với các cấp học nói chung và với bậc học mầm nonnói riêng, để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tầng lớp nhân dân với việc tạolập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt độnggiáo dục mầm non ở mỗi địa phương Đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ,Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cơ quan nhà nước, các toàn thể quầnchúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng trên địa phương và của từngngười dân

- Xã hội hóa để mở rộng các nguồn đầu tư , khai thác các tiềm năng về nhânlực, vật liệu và tài lượng trong xã hội Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồnlực của nhân dân Tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục mầm non nhanh hơn,

có chất lượng cao hơn và chính sách lâu dài Đây là phương châm thực hiện chínhsách xã hội hóa của Đảng và nhà nước ta

2 Cơ sở thực tiễn:

2.1- Mô tả thực trạng

- Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ Hiệp, ở vị trí trungtâm của huyện Thanh Trì – Hà Nội Trường đạt chuẩn quốc gia từ tháng 2 năm2009

Trang 6

- Tổng số trẻ toàn trường hàng năm từ 400 đến là 450 cháu đạt tỷ lệ ra lớp ởcác độ tuổi: Trẻ mẫu giáo ra lớp đạt từ 90-93%, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 30- 36%,trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

- Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên (CBGVNV) năm học 2012-2013 là 50đồng chí

* Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường đầu năm học 2010 – 2011 nhưsau:

- Về đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ

+ Hệ thống bếp ga còn thiếu nên vẫn đun cả than, bệ bàn bếp ga khu CươngNgô I bị bong gạch, vỡ nhiều

+ Các đồ dùng hiện đại phục vụ giảng dạy: Còn thiếu 06 đàn Oocgan, thiếu

10 máy vi tính cho 10 lớp

+ Bàn ghế bị hỏng nhiều, cụ thể: 100 bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn ghếnhà trẻ bị mọt khung sắt, mặt ghế bị bong, mủn nhiều

+ 10/10 lớp chưa có máy điều hòa không khí

+ Giá đồ chơi còn thiếu, các giá đã có đồng loạt một mẫu không phù hợp đặcthù các góc

+ Hệ thống đèn chiếu sáng của 10/10 lớp chưa đảm bảo tiêu chuẩn

+ Đồ chơi ngoài trời: Có 3 bộ đồ chơi liên hoàn thỏ nấm bị mọt mặt sàn cầutrượt; 02 bộ đồ chơi liên hoàn cầu trượt tàu hỏa hỏng mặt sàn và thang leo; 02 xích

đu thuyền rồng bị mọt khung, hỏng mái Đa số đồ chơi ngoài trời bị bạc màu sơn.Chưa có khu vui chơi vườn cổ tích

- Cơ sở vật chất trường lớp

+ Khu Cương Ngô I (Điểm chính): Tổng diện tích là 3.635 m2 với 4 phònghọc và 8 phòng chức năng, vôi tường bạc màu, có nhiều chỗ rêu xanh, chân tườngbong tróc vôi, nhà vệ sinh lớp A2 rò rỉ nước ở tầng 2 xuống, gây hỏng trần thạchcao, sân trường láng xi măng sụt lún Hệ thống cửa gỗ mối mọt nhiều, nhiều cánhcửa sổ bị cong vênh

Trang 7

+ Hai điểm lẻ (Khu Cương Ngô II, khu Văn Điển) diện tích hai khu chật hẹp(Khu Khu Cương Ngô II tổng diện tích là 790,6 m2, Khu Văn Điển 881 m2) Haicông trình xây dựng từ năm 1996, mỗi khu có 3 phòng học (diện tích từ32-35m2/phòng) Không có các phòng chức năng, các hạng mục bị xuống cấp trầmtrọng Mặt bằng hai khu thấp trũng, hệ thống tiêu thoát nước bị ứ đọng Tường bị

ẩm mốc, bong tróc vôi nhiều Đối chiếu với tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trườngchuẩn quốc gia thì hai điểm lẻ không còn phù hợp với trường đạt chuẩn quốc gia

Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặpmột số thuận lợi và khó khăn như sau:

2.2 Điều kiện thuận lợi :

- Được Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính, phòng Giáo dục, Uỷ bannhân dân xã quan tâm có kế hoạch xây dựng và phát triển quy mô cho nhà trường;đầu tư kinh phí nâng cấp sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp và mua sắm một sốtrang thiết bị phục vụ công tác ND- CS- GD trẻ

- Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, trẻ đưa ra lớp với tỷ lệ cao, có tinhthần đóng góp tự nguyện mua bổ sung CSVC để duy trì danh hiệu đạt chuẩn quốcgia

- 100% trẻ được học bán trú tại trường

- Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, mếntrẻ có tinh thần đoàn kết phấn đấu xây dựng trường duy trì tốt các tiêu chuẩn củatrường đạt chuẩn quốc gia Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, có năng lực công tác, đoànkết trong mọi công việc

- Trường đạt chuẩn quốc gia tháng 2 năm 2009 Đã duy trì tốt 4 tiêu chuẩncủa trường đạt chuẩn quốc gia đó là: Tổ chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên

và nhân viên, chất lượng giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục

2.3 Về điều kiện khó khăn :

- Điểm trường khu chính (khu Cương Ngô I) đã có nhiều hạng mục xuốngcấp

Trang 8

- 2 điểm lẻ (Khu Văn Điển, khu Cương Ngô II) các hạng mục đã bị xuốngcấp trầm trọng.

- Các lớp chưa có hệ thống điều hòa không khí, hệ thống đèn chiếu sángchưa đảm bảo và còn thiếu một số đồ dung trang thiết bị phục vụ công tác giảngdạy Các bếp vẫn còn đun cả than và ga 3/3 sân chơi đã có đồ chơi ngoài trờinhưng một số đồ chơi đã hỏng và tróc sơn nhiều

Xuất phát từ nhiều cơ sở thực trạng trên của nhà trường Ban giám hiệu chúngtôi đã thống nhất và tìm ra được hệ thống các biện pháp thực hiện công tác thammưu và xã hội để tăng cường CSVC cho trường Mầm non A xã Tứ Hiệp duy trìdanh hiệu đạt chuẩn quốc gia Bước đầu đạt được một số kết quả khả quan như sau:

3 Các biện pháp:

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tham mưu và xã hội hóa giáo dục.

Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích Kế hoạch cótầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường chohoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn Nó như một ngọn đèn phadẫn nối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học

Vì vậy nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đó thành công được một nửacông việc Căn cứ vào thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường tôi đã nhận địnhdược những điểm mạnh và điểm yếu về cơ sở vật chất của nhà trường Vì vậy tôi

đã tiến hành xây dựng kế hoạch, tham mưu, xã hội hóa để duy trì tiêu chuẩn về cơ

sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và để đảm bảo kịp thời cho lần kiểm tra tiếp theo sau

5 năm vào tháng 2 năm 2014 như sau:

LỊCH TRÌNH KẾ HOẠCH THAM MƯU, XÃ HỘI HÓATRƯỜNG MẦM NON A XÃ TỨ HIỆP GIAI ĐOẠN TỪ 2010 – 2013

Tháng 07-2010

Thời gian Nội dung tham mưu Cấp tham mưu, Tính chất

Trang 9

thực hiện - xã hội hóa đối tượng

xã hội hóa kế hoạch

- Tham mưu đề xuất mởrộng quỹ đất khu Cương Ngô I,gom điểm trường khu CươngNgô II về khu Cương Ngô I

- Tham mưu, đề xuất làmnhà vòm khu Cương Ngô I

- Xã hội hóa 05 bộ máy tínhcho các lớp

- Tham mưu nâng cấp điệnchiếu sáng cho các phòng học

và phòng năng khiếu

- UBND Huyện Thanh Trì

- UBND Huyện Thanh Trì

- UBND xã

Tứ Hiệp

- Phụ huynh họcsinh

- Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Tham mưu, đề xuất nâng cấpsân, xây dựng tường rào khuCương Ngô II trong thời gianchưa được gom điểm trường đểđảm bảo các hoạt động và antoàn cho trẻ

- Tham mưu, đề xuất sửa chữa

Trang 10

các hạng mục xuống cấp: Ốpchân tường, quét vôi toàn bộkhu trường, sửa nhà vệ sinh lớpA2, lát sân gạch khu CươngNgô I.

- Tham mưu, đề xuất sửa hệthống các cửa mối mọt, làmcửa nhôm kính ngăn vị tríthông phòng

- Xã hội hóa mua 03 máy tínhcho các lớp

– Kế hoạch

- UBND xã

Tứ Hiệp

- Phụ huynh học sinh

- Phụ huynh học sinh

- Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Ngắn hạn

- Ngắn hạn

3.2 Biện pháp 2: Tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ trẻ, lãnh đạo Đảng chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng của nhà trường.

Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm nonkhông ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện, để duy trì số lượng

Bởi vậy mỗi nhà trường phải có các biện pháp năng động, sáng tạo tự thânvận động, phát huy nội lực để nâng cao chất lượng của nhà trường, mà kết quả chất

Trang 11

lượng của nhà trường đạt được phải được ngành học, địa phương, nhân dân côngnhận và nhận thấy rõ Chính điều đó sẽ đạt được uy tín và niềm tin với cha mẹ trẻ,lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội Uy tín đó quyết định

sự tồn tại và phát triển của nhà trường, có uy tín thì cha mẹ trẻ mới yên tâm gửi convào trường, họ sẽ sẵn sàng đóng góp kinh phí để xây dựng CSVC cho con họ cóđiều kiện học tập và sinh hoạt Có uy tín thì lãnh đạo Đảng, chính quyền địaphương mới đầu tư cho phát triển giáo dục mầm non của địa phương đúng hướng,đúng mục đích hiệu quả

Chính vì vậy biện pháp lớn nhất của việc tạo lập uy tín, niềm tin là nâng caochất lượng CS- ND- GD trẻ

Xác định được việc quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao chất lượngCS- ND- GD trẻ Ngay từ đầu các năm học tôi đó tiến hành xây dựng kế hoạch nămhọc với các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể cho từng hoạt động sát với thực tế của nhàtrường địa phương phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm và phòng Giáo dục - Đào tạochỉ đạo

Hoạt động của Ban giám hiệu :

- Phân công trách nhiệm phụ trách các triển khai thực hiện tốt kế hoạch nămhọc kế hoạch tháng

- Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động CS- ND- GD trẻ trong nhà trường

- Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm

- Tổ chức, tham gia đầy đủ các hội thi trong năm

- Triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua, đẩy mạnh việc thực hiệncác cuộc vận động do ngành phát động

- Quản lý tốt công tác tài chính – CSVC, công khai hóa thu chi trong nhàtrường

- Phối kết hợp với phụ huynh để CS- ND- GD trẻ

- Chỉ đạo các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường tích cựcxây dựng tập thể vững mạnh

Trang 12

- Nâng cao chất lượng đội ngũ

- Làm tốt công tác thanh kiểm tra trong nhà trường

Với các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường như trên Nhàtrường đã thu được kết quả như sau:

* Kết quả thu được:

- Đã xây dựng được kế hoạch các năm học phù hợp với các công tác trọngtâm do ngành chỉ đạo, sát với tình hình thực tế của nhà trường

- Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động của nhà trường cụ thể đạt được các thànhtích như:

+ Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 94%

+ Chất lượng nuôi dưỡng trẻ: Đã đảm bảo được an toàn cho trẻ, hàng nămgiảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm so với đầu năm là 3 - 5%, giảm so vớicùng kỳ năm trước từ 1- 2%, trẻ thấp còi giảm được 2 - 4% cuối năm so với đầunăm Đó không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong nhà trường

+ Chất lượng giáo dục trẻ: Trẻ khoẻ mạnh có nề nếp vui chơi - học tập cóthói quen với cá nhân, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ cuối năm xếp loại chungđạt 95% trẻ đạt yêu cầu

+ Hàng năm có từ 5 - 7 giáo viên, cô nuôi đạt giỏi cấp huyện; 7 – 8CBGVNV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm 2011 – 2012 có 01 giáo viên đạt giáoviên giỏi cấp thành phố

+ Được phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Trì đánh giá xếp loại tốt

toàn diện các hoạt động qua các đợt kiểm tra thanh tra

+ Đạt giải nhất, nhì trong hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng Mừng Xuân”.+ Đạt giải nhì, ba trong hội thao thể dục thể thao toàn ngành

+ Đạt một giải nhất dự thi giáo án điện tử

+ Một giải nhì dự thi thực hành kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) trongngày hội CNTT cấp huyện Được tham dự ngày hội CNTT cấp thành phố

+ Liên tục đạt giải nhất “Hội khoẻ măng non" cấp huyện

Trang 13

+ Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I từ tháng 2/2009.+ Chi đoàn liên tục đạt chi đoàn vững mạnh xuất sắc

+ Công đoàn liên tục đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc

+ Chi bộ đạt cho bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu

+ Hoạt động giáo dục thể chất: Được đánh giá tiên tiến xuất sắc

+ Hoạt động y tế – vệ sinh học đường xếp loại tốt

+ 3 năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cấp thành phố.

+ Năm 2012 được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Với các kết quả đạt được như trên chúng tôi đó khẳng định đựơc uy tín vàchất lượng của nhà trường

- Đã tạo được niềm tin trong nhân dân, phụ huynh Lãnh đạo Đảng chínhquyền địa phương và cộng đồng xã hội

- Đã nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ của phụ huynh lãnh đạo địaphương, cộng đồng xã hội trong việc duy trì trường đạt chuẩn quốc gia

3.3 Biện pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và phòng Giáo dục & Đào tạo để tăng cường sự đầu tư CSVC cho nhà trường.

Trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, sự nghiệpgiáo dục đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Muốn làmđược điều đó thì phải kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự đầu tư của nhà nướcvới đóng góp của nhân dân, các tổ chức của xã hội trong việc tạo môi trường điềukiện CSVC đảm bảo cho việc dạy và học

Người hiệu trưởng phải là chiếc cầu nối để các ban ngành tổ chức, địaphương và nhân dân cùng đồng lòng, đồng sức thực hiện kế hoạch, đó là tầm quantrọng của việc tham mưu Tham mưu giữ vai trò quyết định trong công tác củangười hiệu trưởng, tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền địa phương Sự phát triển

về số lượng, chất lượng của nhà trương là do sự quan tâm của lãnh đạo địa phương

Mà kết quả đó xuất phát từ sự tham mưu có hiệu quả của người hiệu trưởng nhàtrường Cái khó của việc tham mưu là làm sao dể cho người ta hiểu rõ về trường, về

Trang 14

bậc học mầm non, về nhiệm vụ năm học, tạo được sự hiểu biết, tôn trọng, sự quýmến và có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ điều quan trọng là làm sao để biến đượcnhững nhu cầu hợp lý của nhà trường thành nghị quyết, quyết định của lãnh đạo địaphương.

Vì vậy muốn làm tốt công tác tham mưu, trước hết người hiệu trưởng cầnxác định rõ đối tượng mình cần tham mưu đó là: Uỷ ban nhân dân (UBND) HuyệnThanh Trì, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục- Đào tạo, Đảng uỷ, Uỷban nhân dân xã, chính quyền các thôn, các cơ quan đóng trên địa bàn Khi xácđịnh được đối tượng tham mưu thì phải chuẩn bị nội dung để đề xuất, vấn đề cốtyếu mà tôi đã xác định đó là việc xây dựng CSVC cho nhà trường để duy trì trườngđạt chuẩn quốc gia Muốn họ chấp nhân ý kiến của mình thì phải dựa vào điều kiệnkinh tế của các cấp

Đứng trước thực trạng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch xây dựngCSVC của nhà trường cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi cao Sau khi xâydựng được kế hoạch phù hợp tôi đã lựa chọn thời điểm tham mưu để đạt hiệu quảcao Qua buổi họp hội đồng nhân dân, hội đồng giáo dục của xã tôi đã mạnh dạnthông qua kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường Đề xuất ý kiến với lãnh đạoĐảng, chinh quyền xã đầu tư CSVC trang thiết bị cho nhà trường, để CSVC củanhà trường duy trì trường đạt chuẩn quốc gia Với Uỷ ban nhân dân huyện vàphòng Giáo dục- Đào tạo tôi đề xuất ý kiến qua các buổi họp, học tập nhiệm vụnăm học, họp giao ban hiệu trưởng hàng tháng, làm báo cáo đề xuất

Trong quá trình đề xuất theo kế hoạch tôi đã khéo léo nêu các khó khăn vànhững đồ dùng mang tính đặc thù riêng của Bậc học mần non nói chung và khókhăn của nhà trường nói riêng, để lãnh đạo các cấp hiểu và không còn băn khoăntrong quá trình đầu tư

Sau đây là tên một số công văn, tờ trình trong số công văn, tờ trình mà nhàtrường đã tham mưu thành công

Trang 15

- Tờ trình số 64/TTr-MNATH ngày 05/12/2010 trình UBND huyện ThanhTrì về việc đề xuất, mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I, xây thêm phòng học vàgom điểm lẻ khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I.

- Tờ trình số 52/ TTr - MNATH ngày 26/8/2011 trình UBND xã Tứ Hiệp xinđầu tư làm nhà vòm khu Cương Ngô I

- Công văn số 60/CV- MNATH ngày 10/09/2011 trình UBND huyện ThanhTrì về việc điều chỉnh quyết định đầu tư xây dựng điểm trường khu Văn Điển Đây

là một dự án duy nhất được UBND huyện Thanh Trì thay đổi và điều chỉnh quyếtđịnh đầu tư xây dựng từ một dự án điểm trường lẻ với 5 nhóm lớp của trường đạtchuẩn quốc gia mức độ 1, thành dự án xây dựng khu trung tâm với 09 lớp học, đủcác phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ theo mô hình trường chuẩn quốc giamức độ 2

- Công văn số 73/CV- MNATH ngày 17/10/2011 trình UBND huyện ThanhTrì về việc đề xuất lát sân, quét vôi, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp khuCương Ngô I

- Tờ trình số 40/ TTr - MNATH ngày 06/6/2012 trình UBND xã Tứ Hiệp xinđầu tư sửa hệ thống cửa gỗ, làm mới cửa kính nhôm Cương Ngô I

( Một số văn bản minh họa kèm theo ở phần phụ lục)

* Kết quả thu được:

Với công tác tham mưu đề xuất có hiệu quả, chúng tôi đã nhận được sự đầu

tư của các cấp để tăng cường CSVC cho nhà trường nhằm duy trì các tiêu chuẩncủa trường đạt chuẩn như sau:

- UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt dự án dự án xây dựng khu trung tâmtại thôn Văn Điển với 09 lớp học, đủ các phòng chức năng và các hạng mục phụtrợ theo mô hình trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với tổng kinh phí dự toán là 30

tỷ đồng Theo kế hoạch triển khai xây dựng trong quý 2 năm 2013

Ngày đăng: 23/04/2017, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w