Hội nghị lần thứ 16 của diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương (APEC) tại pêru

138 547 2
Hội nghị lần thứ 16 của diễn đàn hợp tác kinh tế châu á   thái bình dương (APEC) tại pêru

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Với những tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Công Khanh, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại học trường Đại học Vinh, Lãnh đạo trường THPT Nghi Lộc 3, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi an tâm học tập và hoàn thành luận văn này. Vinh, tháng 12 năm 2009 Trần Thị Hằng Phương 1 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU Tr. 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4 Phương pháp nghiên cứu 7 5 Nguồn tư liệu 8 6 Đóng góp của luận văn 8 7 Bố cục của luận văn . 9 B. NỘI DUNG Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 16 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU ÁTHÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) 10 1.1. Khái quát quá trình hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) từ khi ra đời đến 2008 10 1.1.1. Bối cảnh ra đời của APEC . 11 1.1.2. Các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC 15 1.1.3 Đánh giá chung về thành tích và đóng góp của APEC 21 1.2 Bối cảnh thế giới và khu vực 27 1.2.1 Bối cảnh thế giới khi khai mạc APEC 16 27 1.2.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính 27 1.1.2.2 Diễn biến của khủng hoảng tài chính . 30 1.2.2 Tình hình khu vực châu Á với khủng hoảng tài chính 32 Tiểu kết chương 1 33 Chương 2: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 16 CỦA DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU ÁTHÁI BÌNH DƯƠNG (APEC). 2.1. Tiến trình của Hội nghị cấp cao APEC 16 35 2.1.1. Khai mạc Hội nghị cấp cao APEC 16 . 35 2.1.2. Nội dung Hội nghị cấp cao APEC 16 39 2 2.1.2.1 Hội nghị Liên bộ trưởng ngoại giao và kinh tế APEC lần 20 . 40 2.1.2.2 Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo kinh tế thành viên APEC 16 . 44 2.1.3 Bên lề Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 16 tại Pêru 50 2.1.4 Bế mạc Hội nghị cấp cao APEC 16 52 2.2. Những nghị quyết (kết quả) chủ yếu của Hội nghị . 56 2.2.1 Về vấn đề khủng hoảng tài chính toàn cầu . 56 2.2.2 Về vấn đề Vòng đàm phán thương mại Đôha . 58 2.2.3 Về vấn đề an ninh lương thực 63 Tiểu kết chương 2 63 Chương 3: NHỮNG NHẬN XÉT VỀ HỘI NGHỊ LẦN THỨ 16 CỦA DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU ÁTHÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) 3.1. Vai trò của Hội nghị đối với APEC 65 3.1.1. Vai trò tích cực . 65 3.1.2. Những hạn chế . 71 3.2. Đóng góp của Pêru đối với APEC 16 73 3.3. APEC 16 và Việt Nam . 75 3.3.1 Tổng quan về sự tham gia của Việt Nam vào APEC 75 3.3.2. Một số kết quả của Việt Nam khi tham gia APEC 77 3.3.3. Những đóng góp của Việt Nam với sự phát triển APEC và APEC 16 81 Tiểu kết chương 3 91 C. KẾT LUẬN 94 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 E. PHỤ LỤC 107 3 Danh Mục Các Chữ Viết Tắt ABAC Hội đồng t vấn APEC AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu - Thái Bình Dơng ASEAN Hiệp hội các nớc Đông Nam DDA Vòng đàm phán thơng mại Đôha EU Liên minh châu Âu FTAAP Khu vực mậu dịch tự do châu - Thái Bình Dơng GATT Hiệp định chung về thuế quan và thơng mại GNP Tổng sản phẩm trong nớc G7 Gồm các nớc Mỹ, Canađa, Anh, Pháp, Đức, ý, Nhật IMF Quỹ tiền tệ thế giới NAFTA Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ NICs Các nớc công nghiệp mới ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức PECC Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dơng PNTR Quy chế thơng mại bình thờng vĩnh viễn PIF Diễn đàn các đảo Thái Bình Dơng USD Đôla Mỹ WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thơng mại Thế giới 4 A - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động. Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng đã tác động trực tiếp, toàn diện đến tất cả các quốc gia trên thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội, vừa mở ra thời cơ và đồng thời là thách thức mới cho sự phát triển của từng quốc gia. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooporation forum - APEC) được thành lập tháng 11- 1989. Trong thời gian ngắn, APEC đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt từ 12 thành viên (1989) lên 21 thành viên (1998). Châu Á- Thái Bình Dương vốn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới. Khu vực này có vị trí ngày càng quan trọng và trở thành trọng điểm chiến lược của các nước lớn từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Trong số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới và GDP lớn hơn 500 tỷ USD thì có 7 thành viên kinh tế là thành viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, còn có một nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới là Trung Quốc; và các nền kinh tế là “con rồng” ở châu Á (Xingapo, Hồng Công, Hàn Quốc), các nền kinh tế phát triển như Ôxtrâylia, Niu Dilân, Canađa và các thị trường mới triển vọng như Nga, Chilê. Về thực lực, APEC là thị trường sản xuất và tiêu thụ rộng lớn với “tổng sản phẩm quốc dân GNP chiếm khoảng 1/2 tổng sản phẩm toàn thế giới, tổng kim ngạch mậu dịch hàng hoá chiếm tới 46% tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu. APEC là một đối tác quan trọng trong quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế, chiếm tới 71% tổng thương mại toàn cầu”,[2; 7] và là một thực thể của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế- kỹ thuật. 1.2. Diễn đàn Hội nghị APEC 16 diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương đứng trước sức ép lớn đó là cuộc khủng 5 hoảng tài chính toàn cầu. Cần có những giải pháp nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính tiếp tục lây lan và khôi phục Vòng đàm phán Đôha về tự do hoá thương mại toàn cầu đang có nguy cơ đổ vỡ. Vào thời điểm này tất cả các thành viên APEC đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tốc độ tăng trưởng cao mà khu vực đã đạt được trong một thập niên qua có thể sẽ suy giảm. Các nhà nghiên cứu đều coi tình hình kinh tế ở Mỹ là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm qua. Cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính Mỹ đã lan sang các khu vực kinh tế khác và gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và sẽ phải mất một thời gian dài để nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể phục hồi cho dù kế hoạch cứu nguy tài chính lớn đã được triển khai. Trên bình diện toàn cầu lần đầu tiên từ khi được thành lập, khu vực sử dụng tiền tệ chung Ơurô chính thức bị suy thoái. Các nền kinh tế lớn ở Tây Âu như Italia, Đức, Anh và Tây Ban Nha đều bị suy thoái trong quý III. Ở khu vực châu Á, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Nhật Bản, cũng chính thức thừa nhận suy thoái. Chính phủ Xingapo cho biết nền kinh tế nước này đã suy giảm trong quý III - 2008. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây đã thừa nhận khủng hoảng toàn cầu đã lan rộng từ lĩnh vực tài chính sang lĩnh vực kinh tế. Với vai trò là Diễn đàn hợp tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, APEC tỏ rõ quan tâm mạnh mẽ với cam kết cụ thể nhằm tạo động lực hơn nữa thúc đẩy giải quyết khủng hoảng. 1.3. Với sự phát triển và hợp tác đạt nhiều thành tựu quan trọng, Việt Nam đã nhanh chóng chủ trương cải thiện và thành lập quan hệ với các nước châu Á- Thái Bình Dương trực tiếp là với tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương - APEC, nhằm tạo môi trường khu vực thuận lợi và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã coi việc phát triển quan hệ hữu nghịhợp tác 6 với các nuớc trong khu vực với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế này là một định hướng quan trọng trong cuộc sống đối ngoại đổi mới của Việt Nam. Quá trình hoạt động đối ngoại của Việt Nam với khu vực châu Á- Thái Bình Dương ngày càng thu được kết quả tốt đẹp. Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với tất cả các nước thành viên APEC, khép lại quá khứ nặng nề thù địch, thoát ra khỏi thế bị biệt lập với khu vực, đặc biệt là sự kiện Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức của tổ chức APEC (11- 1998). Với những lý do trên nên chúng tôi đã chọn đề tài “Hội nghị lần thứ 16 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) tại Pêru” làm luận văn thạc sĩ sử học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khu vực châu Á- Thái Bình Dương ngày càng được dư luận chú ý bởi tiềm năng phát triển và vai trò, vị trí to lớn của nó đối với đời sống kinh tế, chính trị và an ninh thế giới. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về khu vực vị trí địa lý, lịch sử, văn hoá mà các học giả trong và ngoài nước đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về các nước trong khu vực, giới thiệu những nét cơ bản về đất nước, con người văn hoá- xã hội các giai đoạn lịch sử phát triển của một số quốc gia thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đồng thời có đề cập đến mối quan hệ giữa các nước trong khu vực. Sau khi APEC ra đời năm 1989 để đáp ứng lòng mong muốn tìm hiểu về tổ chức khu vực này, nhiều cuốn sách của các tác giả trong và ngoài nước viết về APEC được công bố như: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC)” của Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1998. “Châu Á- Thái Bình Dương tìm kiếm một hình thức hợp tác mới cho thế kỷ XXI” (1998),Viện thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội . Những ấn phẩm trên đã làm rõ sự ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và phát triển của APEC, 7 khẳng định giá trị vai trò vị thế của tổ chức APEC đối với sự phát triển kinh tế của các thành viên trong khu vực, tương lai của APEC. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên APEC cũng được các nhà nghiên cứu, các học giả ngày càng quan tâm và được phản ánh qua những công trình đăng tải trên các báo, tạp chí, luận văn, luận án và các chuyên đề, đề tài khoa học. Trong đó có thể liệt kê một số bài tiêu biểu như “Lợi ích và vai trò của APEC đối với nền kinh tế thành viên” của Luận Thuỳ Dương đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 66 tháng 9/2006. “Châu Á- Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại Liên bang Nga” của Nguyễn Hoàng Giáp, Phan Văn Rân, được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4, tháng 12/1995, “25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản” của Dương Phú Hiệp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản số 1/1993; “Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc” của Hoa Hữu Lân trên tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 6 tháng 6/1995 . Bạn đọc còn có thể tìm thấy những thông tin về quá trình quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với các thành viên APEC qua các ấn phẩm như: “Năm năm Việt Nam gia nhập APEC” của Đỗ Như Đính trên Tạp chí Cộng sản số 28 tháng 10/2003: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và những tác động đối với Việt Nam và Nhật Bản” của Học viện Quan hệ Quốc tế ấn hành năm 1996; “APEC và sự tham gia của Việt Nam” của Vũ Tuyết Loan ở Tạp chí Cộng sản năm 2006 . Các quan hệ song phương giữa Việt Nam với các thành viên APEC đã được nhiều ấn phẩm sách, báo, tạp chí đề cập đến. Nhưng nhìn chung cho đến nay chưa có công trình nào chính thức viết về quan hệ đa phương Việt Nam- APEC một cách hoàn chỉnh, mang tính khoa học từ khi thành lập và phát triển cho đến nay đặc biệt là tại hội nghị APEC 14 vai trò vị trí của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới trên trường quốc tế đó là những kết quả, ý nghĩa to lớn mà Việt Nam đạt được sau một thời gian dài hội nhập kinh tế khu vực với quốc tế. 8 Việc nghiên cứu các đường lối, chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, trước xu thế hội nhập nói chung và về quan hệ Việt Nam với APEC nói riêng còn hạn chế. Vấn đề này được đề cập trong các bài tạp chí dưới dạng giải thích hoặc phân tích một số quan điểm chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng như ấn phẩm: “Ngoại giao Việt Nam góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”, Nguyễn Mạnh Cầm được ấn hành trong Tạp chí Cộng sản số 14 tháng 8/1995; “Châu Á - Thái Bình Dương một hướng lớn trong chính sách đối ngoại của Nhà nước ta” của tác giả Vũ Khoan đăng trên tạp chí Cộng sản tháng 7/1993; “Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại” của tác giả Võ Đại Lược Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1995; “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” của Đỗ Mười do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1996; “Đăng cai APEC 2006: Một bước đi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam” của Phạm Sanh Châu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 66 tháng 9/2006. Với Hội nghị lần thứ 16 của APEC diễn ra tại Pêru vào tháng 11.2008 thì có thể liệt kê một số bài viết tiêu biểu như: “Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu ÁThái Bình Dương (APEC) lần thứ 20 cần năng động” của Trùng Dương được đăng trên báo An ninh cuối tháng (11.2008); “Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 16: Sẽ gỡ bỏ rào cản thương mại” đăng trên báo Đầu tư (26.11.2008); “APEC cam kết hành động đối phó khủng hoảng tài chính” được đăng trên Báo nhân dân cuối tuần (30.11.2008); “Những thách thức đối với khu vực châu ÁThái Bình Dương” của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép được đăng trên Báo Quân đội nhân dân (21.11.2008) . Như vậy, nhìn chung có thể thấy thực tế là cho đến nay gần như chưa có công trình hay ấn phẩm nào nghiên cứu một cách cơ bản quá trình ra đời và phát triển của Diễn đạt hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), về APEC 9 16 và những đóng góp to lớn của Việt Nam từ khi gia nhập vào tổ chức APEC đến nay. Vì vậy đề tài mà chúng tôi nghiên cứu hiện nay cũng đang là vấn đề mang tính cấp thiết và mới mẻ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu như tên đề tài của luận văn đã chỉ rõ là Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) 16 tại Pêru. Vì vậy để làm rõ vấn đề mà đề tài đã chọn, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ được những nhân tố tác động đến hội nghị APEC lần thứ 16 và những nội dung chủ yếu mà Hội nghị APEC 16 đã nêu ra để nhằm giải quyết những vấn đề hiện nay như khủng hoảng tài chính; tăng giá lương thực và hàng hoá; Vòng đàm phán Đôha . Từ đó mà đề tài phải làm nổi bật lên vị thế đóng góp của Hội nghị trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay đó là vấn đề khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng giá lương thực và hàng hoá và Vòng đàm phán Đôha, đóng góp của Pêru đối với Hội nghị. Như vậy mới có thể giải quyết được nội dung chính mà đề tài đã chọn làm luận văn tốt nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian nghiên cứu luận văn tập trung giải quyết nội dung chính của đề tài từ Hội nghị lần thứ 16 Diễn đàn hợp tác châu ÁThái Bình Dương (APEC) tại Pêru. Nhưng để đảm bảo tính logíc của một đề tài khoa học lịch sử, luận văn đề cập đến quá trình thành lập, phát triển của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu ÁThái Bình Dương (APEC) và những tác động của hội nghị này. Đây là Hội nghị quan trọng vì nó diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới ở vào giai đoạn khó khăn nghiêm trọng, khủng hoảng về tài chính, nhiên liệu, lương thực đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, làm giảm tốc độ tăng trưởng, lạm phát tăng cao nên đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu để làm nổi bật được vai trò là một tổ chức hợp tác khu vực, tìm kiếm con đường để bảo đảm sự 10 . CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 16 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) 1.1. Khái quát quá trình hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á. SỬ CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 16 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) 10 1.1. Khái quát quá trình hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan