Hội nghị cấp cao sẽ là dịp đểcác nhà lãnh đạo APEC trao đổi phương thức hợp tác trong tương lai, đề ra nhữngbiện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của khu vực, giúp các nền k
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và khu vực phục hồi chậm lại với nhiềukhó khăn, thách thức Vòng đàm phán Đo – Ha vẫn bế tắc, với vai trò là điễn đànliên kết kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APEC đã nhất tríđưa ra định hướng hợp tác trong năm 2011 là : Tăng cường liên kết kinh tế khu vực
và mở rộng thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra việc làm và hướng tớiphát triển bền vững Theo đó, APEC tập trung vào ba trọng tâm là đẩy mạnh liên kếtkinh tế khu vực và mở rộng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao hợptác và đồng bộ về chính sách Nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực và phục hồi kinh tế,các nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy mạnh chiến lược mới của APEC về cải cách cơ cấukinh tế, hợp tác chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, tạo thêm công ăn việclàm, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh liên kết thương mại và chuỗi cung ứng khuvực, tăng cường sự tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp
Các nhà lãnh đạo APEC cũng đặc biệt quan tâm vấn đề sử dụng năng lượnghiệu quả và an ninh năng lượng liên quan đến mô hình tăng trưởng xanh - một trong
ba ưu tiên của APEC 2011
Trước tình hình nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng nhanh chóng tại khuvực, các nhà lãnh đạo chia sẻ đánh giá chung cần đẩy mạnh hợp tác trong việc sửdụng hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lượng, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng,đặc biệt là các nguồn năng lượng truyền thống, triển khai các chiến lược giảm khíthải carbon…
APEC lần thứ 19 đã thông qua Tuyên bố Honolulu - Hướng tới một nền kinh
tế khu vực gắn kết, trong đó có những cam kết cụ thể về nhiều vấn đề quan trọng đốivới khu vực, nhấn mạnh tính đa dạng và sự cần thiết phải tính đến trình độ phát triển
Trang 2khác nhau giữa các nền kinh tế Các văn kiện kèm theo, gồm: Thúc đẩy chính sáchsáng tạo hiệu quả, không phân biệt đối xử và theo hướng thị trường, Tăng cườngtham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi sản xuất toàn cầu, Thương mại
và đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường và Đẩy mạnh thực hiện cácđiển hình tốt về quản lý cũng đã được Hội nghị thông qua
Các diễn biến chính trị, kinh tế dồn dập và nhanh chóng trên thế giới cũng nhưngay tại một số thành viên APEC đã khiến cho Hội nghị lần này trở nên thực chấthơn, tạo ra các định hướng lớn cho việc gia tăng liên kết của khu vực vốn đã chiếmđến 44% thương mại toàn cầu
Có thể nói, năm 2011 tiếp tục đánh dấu những bước tiến quan trọng trong tiếntrình xây dựng và phát triển của APEC, qua đó góp phần khẳng định vai trò và vị thếcủa APEC tại khu vực và trong nền kinh tế toàn cầu Hội nghị cấp cao sẽ là dịp đểcác nhà lãnh đạo APEC trao đổi phương thức hợp tác trong tương lai, đề ra nhữngbiện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của khu vực, giúp các nền kinh
tế tăng trưởng và hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt đối với những nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập khu vực diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với Việt Nam APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếmtới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhậpkhẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam Hầu hết các đối tác chiếnlược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của nước ta là các nềnkinh tế thành viên của APEC Với những yếu tố trên, APEC ngày càng có vai tròquan trọng trong đường lối chính sách đối ngoại đổi mới, hội nhập đã sâu rộng, toàndiện phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta
Trang 3Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC, Việt Nam đã
và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho Diễn đàn Chúng ta đã thật sựtạo ấn tượng mạnh mẽ và hoàn thành tốt đẹp vai trò chủ nhà của APEC trong năm
2006, được xem là thành công của Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội,một trong những Hội nghị có ý nghĩa bản lề,đã đưa ra những định hướng hợp tác dàihạn cho APEC Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APECnhư Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hằng năm, thực hiện Chươngtrình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hóa thương mại, đầu tư nước ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọngnhư Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tìnhtrạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử Việt Nam đã triển khaithành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnhvực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chốngkhủng bố
Hội nghị cấp cao APEC là dịp để Việt Nam đóng góp những sáng kiến vì lợiích chung của khu vực, đồng thời tìm ra khả năng hợp tác với các nền kinh tế kháctrong APEC, nhằm đáp ứng những mục tiêu phát triển của ta, trong đó trước mắt ổnđịnh kinh tế vĩ mô của đất nước và những mục tiêu dài hạn trong Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và triểnkhai nghiêm túc những cam kết hợp tác của APEC Điều này sẽ góp phần không nhỏgiúp chúng ta tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện thànhcông Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 Tuy nhiên, để tậndụng những thuận lợi, trong quá trình tham gia APEC, Việt Nam cũng phải tập trung
xử lý tốt một số thách thức do biến động phức tạp của kinh tế thế giới và cục diệnquốc tế, sự khác biệt về trình độ phát triển, ưu tiên giữa các thành viên, sự đan xencủa các cam kết và các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực
Trang 4Với vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao, cùng với chủ trương của Đảng vàNhà nước về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh cùngcác nền kinh tế thành viên đóng góp vào sự phát triển của APEC trong thời gian tới,
vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng chomọi người dân
Chính vì xuất phát từ ảnh hưởng, tầm quan trọng của APEC đối với sự pháttriển kinh tế - thương mại của các nước thành viên tham gia trong đó có Việt Nam
và hơn 10 năm tham gia APEC chúng ta đã từng bước trưởng thành và đã có nhữngđóng góp hết sức tích cực đối với sự phát triển của APEC ngày càng tăng cường,hợp tác có hiệu quả trong APEC tiếp tục là một hướng ngoại giao đa phương quantrọng của Việt Nam trong thời gian tới, từ những ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề
nêu trên nên em đã chọn “ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và sự tham gia, đóng góp của Việt Nam” làm đề tài báo cáo thực tập tốt
nghiệp đại học, chuyên ngành chính trị đối ngoại
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích rõ sự hình thành và phát triển, mục tiêu nguyên tắc hoạt động củaAPEC, cơ cấu tổ chức và hợp tác APEC để qua đó nhận thức được tầm quan trọng,ảnh hưởng của APEC đối với sự phát triển của các nước tham gia diễn đàn khu vựcChâu Á – Thái Bình Dương và thế giới
Làm rõ quá trình tham gia, những chủ chương chính sách của Đảng và nhànước ta, những mục tiêu, hoạt động và thành tựu của Việt Nam từ khi tham giaAPEC đến nay Từ đó phân tích, đánh giá những đóng góp của Việt Nam đối với sựphát triển của APEC thời gian qua đồng thời nêu rõ phương hướng, giải pháp đểViệt Nam tham gia có hiệu quả trong APEC thời gian tới
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm
Lịch sử phát triển, hoàn cảnh ra đời, cơ chế hoạt động, những mục tiêu vànguyên tắc hoạt động của APEC
Tiến trình Việt Nam tham gia APEC: Chủ chương chính sách của Đảng vànhà nước, Những thành tựu và đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển của diễnđàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của báo cáo sẽ tập trung phân tích lịch sử hình thành vàphát triển của APEC từ khi thành lập (11/1989) đến nay Những đóng góp của ViệtNam đối với sự phát triển của APEC từ khi gia nhập (11/1998) đến nay Qua đó đề
ra phương hướng và mục tiêu trong những năm tiếp theo
4 Phương pháp biện chứng và khách quan
Kết hợp các phương pháp như phân tích tổng hợp, so sánh thống kê dự báonhững dữ kiện thực tiễn và kết quả đã được diễn ra và đăng tải trên các phương tiệntruyền thông, những tài liệu, sách báo và internet…
5 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Sự ra đời và phát triển của APEC
Chương 2: Quá trình tham gia và những đóng góp của Việt Nam đối với sựphát triển của APEC
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của ViệtNam đối với sự phát triển của APEC trong thời gian tới
Trang 6CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APEC
1.1 Bối cảnh quốc tế và nhân tố tác động tới sự ra đời của APEC
1.1.1 Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC
Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một sốhọc giả người Nhật Bản đưa ra Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima vàKurimoto đã đề nghị thành lập một "Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương" màthành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thànhviên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương Sau
đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật Bản) vàTiến sĩ John Crawford (Đại học Tổng hợp Quốc gia Ôt-xtrây-lia) đã sớm nhận thứcđược sự cần thiết phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực Tưtưởng này đã thúc đẩy những nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái BìnhDương (PECC) năm 1980 Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng vai tròquan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các nền kinh tếtrong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC
Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi
ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực
Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang tập trung thúc đẩy tiến triển củavòng đàm phán U-ru-goay của GATT và hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc
Mỹ (NAFTA), trong khi chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở xtrây-lia lúc đó đã nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế,
Trang 7Ôt-thương mại với châu Á đối với Ôt-xtrây-lia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ýtưởng về một diễn đàn hợp tác kinh tế.
Tháng 1 năm 1989, tại Xê-un, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ýtưởng về việc thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á - TháiBình Dương với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm đẩy mạnhphát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương Nhật Bản,Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, sing-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia, NiuDi-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này Tháng 11 năm 1989, các Bộtrưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia quyết định chính thức thành lập APEC
Sau đó, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan (với têngọi theo tiếng Anh là Chinese Taipei) vào tháng 11 năm 1991; Mê-hi-cô, Pa-pu-aNiu Ghi-nê tháng 11 năm 1993; Chi-lê tháng 11 năm 1994 và tạm ngừng thời hạnxét kết nạp thành viên trong ba năm Đến tháng 11 năm 1998, APEC kết nạp thêm
ba thành viên mới là Pê-ru, Liên bang Nga và Việt Nam, đồng thời quyết định tạmngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong mười năm để củng cố tổ chức
Đến nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; GDPmỗi năm đạt 19.000 tỷ đô la Mỹ và chiếm 47% thương mại thế giới APEC bao gồm
cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á và khuvực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đadạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và pháttriển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởngchung của nền kinh tế toàn cầu
Trang 81.1.2 Quy chế thành viên và quan sát viên của APEC
Việc soạn thảo qui chế thành viên của APEC được giao cho các quan chứccao cấp của APEC thực hiện và đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét và Hội nghịcác nhà Lãnh đạo Cấp cao APEC thông qua vào kỳ họp hàng năm tại Van-cu-vơ,Ca-na-đa, tháng 11 năm 1997 Về cơ bản, nước hoặc vùng lãnh thổ kinh tế, muốn trởthành thành viên APEC phải có đủ một số điều kiện cần thiết như sau:
Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biểnThái Bình Dương
Quan hệ kinh tế: Có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tếthành viên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và
sự tự do đi lại của các quan chức
Tương đồng về kinh tế: Chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thịtrường
Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: Tỏ rõ mối quan tâm mạnh
mẽ tới các lĩnh vực hoạt động của APEC bằng cách tham gia vào các Nhóm công táchoặc nghiên cứu độc lập và các hoạt động khác của APEC Tuy nhiên, không có mốiliên quan đặc biệt nào giữa việc tham gia vào các Nhóm công tác của APEC và việctrở thành thành viên Nước muốn trở thành thành viên phải hoàn toàn chấp nhậnnhững mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các Tuyên bố và Quyết địnhcủa APEC, kể cả các nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện
Ngoài quy chế thành viên chính thức, APEC còn có quy chế quan sát viêndành cho ba tổ chức khu vực là Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Hợp tác Kinh tế TháiBình Dương (PECC) và Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương (PIF), không có quy chếquan sát viên cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt Quan sát viên có thể tham
Trang 9dự các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng trở xuống và tham gia vào các hoạt động củaAPEC Các nước không phải thành viên APEC có thể được tham gia các hoạt độngvới tư cách khách mời tại các Nhóm công tác của APEC.
1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC
Trang 10Những yêu cầu cơ bản trên được đúc kết thành các mục tiêu cơ bản của APECtại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba ở Xê-un, Hàn quốc năm 1991 Tại Hội nghị này,các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Xê-un, đặt nền móng cho sự phát triển củaAPEC như một khuôn khổ hợp tác khu vực với 4 mục tiêu là:
Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dântộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển củanền kinh tế thế giới
Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳthuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá,dịch vụ, vốn và công nghệ
Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của cácnước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác
Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tưgiữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vựcthích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác
1.2.2.Nguyên tắc hoạt động của APEC
Nguyên tắc cùng có lợi
Tuyên bố Xê-un của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba năm 1991 nêu rõ: "Việchợp tác trong APEC dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, có tính đến sự khác biệt trongcác giai đoạn phát triển kinh tế trong các hệ thống chính trị - xã hội, và chú ý đầy đủđến các nhu cầu của những nền kinh tế đang phát triển"
Việc duy trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi đóng vai trò quyết định đối với
sự phát triển của APEC vì diễn đàn này là tập hợp lực lượng của các nền kinh tế rất
Trang 11đa dạng về điều kiện địa lý, lịch sử và văn hoá, về chế độ chính trị - xã hội và đặcbiệt có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển Trong điều kiện APEC bao gồm
cả những nền kinh tế lớn và phát triển nhất, cũng như những nền kinh tế nhỏ và kémphát triển hơn, APEC đã nhấn mạnh tới các mối quan tâm chung, lợi ích chung củacác thành viên và tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế và phát triển Nhờ vậy,APEC có sức hấp dẫn lớn đối với các nước trong và ngoài khu vực Chỉ gần mườinăm sau khi thành lập, APEC đã bao gồm 21 thành viên, trong đó có những nền kinh
tế hùng mạnh bậc nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc
Trong khi thừa nhận mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực phảidựa trên cơ sở cùng có lợi, để phù hợp với tính đa dạng của khu vực, nguyên tắc nàycũng nhấn mạnh cần chú ý tới sự khác biệt về trình độ phát triển, chế độ chính trị -
xã hội và yêu cầu của các nền kinh tế đang phát triển Đây là điểm rất quan trọngtrong nguyên tắc hoạt động của APEC nhằm giải toả mối lo ngại của một số thànhviên là nước đang phát triển trong APEC rằng sự khác biệt lớn về trình độ phát triểnkinh tế, khoa học và công nghệ có thể dẫn tới sự lệ thuộc bất bình đẳng của họ vàocác nền kinh tế tiến tiến hơn, làm tăng mâu thuẫn và phân cực Bắc - Nam ngay trongAPEC
Nguyên tắc đồng thuận (consensus)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hợp tác trong APEC, nhưTuyên bố Xê-un đã nêu rõ, là dựa trên cam kết về sự đối thoại cởi mở và xây dựng
sự đồng thuận, bình đẳng, tôn trọng quan điểm của tất cả thành viên tham gia
Khác với hoạt động trong GATT/WTO, trong đó các nước phải qua một quátrình thương thuyết, đàm phán lâu dài và thường là gay gắt để đạt được những thoảthuận và hiệp định có tính pháp lý quốc tế cao, APEC đi tới các quyết định thôngqua quá trình xây dựng sự đồng thuận Tất cả các Hội nghị, từ Hội nghị Cấp cao đến
Trang 12Hội nghị cấp Bộ trưởng hay cấp chuyên viên đều mang tính chất tư vấn, theo nghĩa
là các thành viên không tham gia vào những cuộc thương lượng, mặc cả thực sự đểđạt tới những quyết định có tính ràng buộc Toàn bộ quyết định của các nhà Lãnhđạo Cấp cao, các Bộ trưởng đều được đưa ra trong Tuyên bố chung phản ánh ý chícủa tất cả các thành viên
Nguyên tắc đồng thuận thể hiện một mô hình hợp tác tương đối thành côngtrong khu vực do ASEAN khởi xướng Do tính chất đa dạng của các nền kinh tếtrong khu vực, nguyên tắc đồng thuận tỏ ra khá hiệu quả Thông qua nguyên tắc này,APEC đã xây dựng được những nền tảng có ý nghĩa quan trọng và thực tế để đẩymạnh hợp tác, một chương trình làm việc toàn diện và một thoả thuận lịch sử về tự
do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực tới năm 2020
Nguyên tắc tự nguyện
Xuất phát từ đặc điểm của các nền kinh tế thành viên và các mối quan hệ kinh
tế quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự hợp tác giữa các thành viêntrong APEC mang tính chất tự nguyện Nguyên tắc tự nguyện thể hiện trên hai điểm:
Trước hết, APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế, một cơ chế liên chính
phủ nhằm xúc tiến sự hợp tác, tăng trưởng và phát triển của khu vực Ngay từ Hộinghị đầu tiên, các Bộ trưởng APEC đã nhất trí coi APEC như một Diễn đàn thamkhảo ý kiến về các vấn đề kinh tế nhằm tăng cường trao đổi quan điểm giữa cácnước châu Á - Thái Bình Dương Tính chất tự nguyện trong hoạt động của APECđược thể hiện trong nguyên tắc Cun-ching do các nước ASEAN đề xướng: "APECcần cung cấp một Diễn đàn tư vấn kinh tế và không nhất thiết dẫn tới sự thông quacác quyết định có tính chất bắt buộc bất cứ thành viên nào phải chấp nhận hay thựchiện"
Trang 13Thứ hai, do APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế nên nó không đưa ra
những quyết định, nguyên tắc có tính bắt buộc đối với các thành viên Mọi hoạt độnghợp tác đều dựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích của các bên Điều nàyphản ánh tính đặc thù của quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực Trong khi đó, sựhội nhập kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dẫn dắt và thúc đẩy chủyếu bởi các lực lượng thị trường Sự phát triển về cơ cấu tổ chức cho đến nay mớichỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình hợp tác trong APEC chứ không phải là mụctiêu tự thân của nó Con đường phát triển của APEC như vậy phù hợp với đặc điểm
đa dạng về chế độ chính trị - xã hội của khu vực vì nó cho phép trong khi khai thácđược những lợi ích từ sự hợp tác kinh tế, các thành viên vẫn giữ được chủ quyềnkinh tế, bảo đảm không có sự can thiệp từ bên ngoài vào chế độ chính trị - xã hội củacác thành viên
APEC là diễn đàn mở, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của GATT/ WTO
APEC là một diễn đàn "mở" theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại đaphương, không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhóm nướckhác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải thànhviên APEC trong khu vực tham gia
1.3 Cơ cấu tổ chức của APEC
1.3.1 Cấp chính sách
Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC (AELM)
Hội nghị các nhà Lãnh đạo cao nhất của các thành viên APEC được tổ chứchàng năm bắt đầu từ năm 1993 Tháng 11 năm 1993 tại Seattle (Mỹ) theo sáng kiếncủa Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn, lần đầu tiên trong lịch sử, 14 vị nguyên thủ quốc
Trang 14gia và đứng đầu chính phủ của các thành viên APEC đã gặp gỡ và trao đổi về cácvấn đề kinh tế Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ nhất đã nâng vị thế của APEC lêntầm cao mới trên trường quốc tế, như Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo khẳngđịnh: "Cuộc họp của chúng ta phản ánh sự nổi lên của một tiếng nói mới cho khuvực châu Á - Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế".
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao
Kinh tế APECHội nghị Bộ trưởng APEC họp lần đầu tiên tại Can-bê-ra, xtrây-lia tháng 11 năm 1989 với sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộtrưởng Kinh tế của 12 nền kinh tế thành viên Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức hàngnăm theo nguyên tắc luân phiên giữa các nước thành viên APEC Thành viên đăngcai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hàng năm sẽ giữ ghế Chủ tịch Hội nghị
Ôt-1.3.2 Cấp làm việc
Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM)
Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng nămnhằm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổchức, chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành động tiến tới tự do hóathương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền kinh tế thành viên và cácchương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của APEC, xem xét và điều phốingân sách và chương trình công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và Nhómđặc trách
Uỷ ban Thương mại và Đầu tư
Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) được thành lập năm 1993 trên cơ sởTuyên bố về "Khuôn khổ hợp tác và đầu tư" của Hội nghị Bộ trưởng Uỷ banThương mại và Đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác về tự do hóa thương mại và tạo
Trang 15môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên Uỷ ban Thương mại
và Đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề liênquan tới thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban vànhóm chuyên gia trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể Uỷ ban Thương mại vàĐầu tư là một trong số các cơ quan chủ chốt của APEC giúp thực hiện Kế hoạchHành động Ô-xa-ca và Kế hoạch Hành động Manila (MAPA) trong một số lĩnh vựcnhư Thuế quan và các biện pháp phi quan thuế, Dịch vụ, Giảm bớt các quy định,Hoà giải tranh chấp, Thực hiện kết quả Vòng đàm phán U-ru-goay, Đầu tư, Thủ tụcHải quan, Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn, Đi lại của Doanh nhân, Sở hữu trí tuệ, Chínhsách Cạnh tranh, Chi tiêu chính phủ, Quy định nguồn gốc xuất xứ Để có thể thựchiện tốt vai trò của mình trong 15 lĩnh vực hợp tác quan trọng trên của APEC, mỗinăm Uỷ ban Thương mại và Đầu tư nhóm họp ba lần và đây đã thực sự trở thànhmột diễn đàn hiệu quả đối với các nền kinh tế thành viên để trao đổi các vấn đề vềthương mại và chính sách
Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật
Tiểu ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC) được thành lập năm 1998nhằm hỗ trợ Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) trong việc phối hợp và quản lý cáchoạt động hợp tác kinh tế-kỹ thuật (ECOTECH) và triển khai các sáng kiến hợp táctrong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC Mới đầu đây chỉ là Tiểuban về ECOTECH, năm 2002 đổi tên thành Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹthuật (ESC) Bằng việc thúc đẩy hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trongkhuôn khổ hợp tác ECOTECH, Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật cùng vớicác diễn đàn khác trong APEC giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mụctiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của APEC
Trang 16Uỷ ban Kinh tế
Uỷ ban Kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáutháng 11 năm 1994 để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tếthông qua các chỉ số kinh tế cơ bản Uỷ ban Kinh tế là một diễn đàn thúc đẩy đốithoại giữa các nền kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo, xu hướng kinh tếtrong khu vực để tạo ra một khung cảnh rộng hơn cho sự hợp tác trong APEC Hoạtđộng của Uỷ ban đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho việc soạn thảo chính sách trongcác diễn đàn khác của APEC
Uỷ ban Ngân sách và Quản lý
Uỷ ban Ngân sách và Quản lý (BMC) được thành lập năm 1993, có chức năng
tư vấn cho các quan chức cao cấp về những vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành
Uỷ ban này được trao quyền đánh giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xemxét các ngân sách hoạt động do các Nhóm công tác, các Uỷ ban đưa ra, và ngân sáchhành chính do Ban thư ký đưa ra Uỷ ban có quyền đánh giá về hoạt động của cácNhóm công tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp APEC về các biện phápnhằm nâng cao hiệu quả; xem xét các khoản chi tiêu của Nhóm công tác và dự áncủa các Nhóm đặc trách Uỷ ban Ngân sách và Quản lý họp mỗi năm hai lần thườngvào cuối tháng ba và tháng bảy
Các Nhóm công tác
Các Nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các nhà Lãnh đạo,
Bộ trưởng và quan chức cao cấp giao cho Cho tới nay trong APEC đã lập ra 11Nhóm công tác phụ trách các lĩnh vực sau: Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp, Nănglượng, Nghề cá, Phát triển Nguồn nhân lực, Khoa học và công nghệ, Bảo vệ tài
Trang 17nguyên biển, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thông tin và Viễn thông, Du lịch, Xúc tiếnthương mại, Vận tải Phần lớn hoạt động của các Nhóm là khảo sát tiềm năng pháttriển và thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực do từng Nhóm phụ trách Thôngqua các hoạt động này, các thành viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sựgiữa các đại diện chính giới, giới doanh nghiệp và học giả.
Các Nhóm đặc trách của SOM
Bên cạnh các Nhóm công tác, Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) đã lập ra
ba Nhóm đặc trách nhằm xác định các vấn đề và đưa ra khuyến nghị về những lĩnhvực quan trọng cần xem xét trong khuôn khổ hợp tác của APEC Hiện đang có baNhóm đặc trách của SOM là: Nhóm đặc trách về Mạng các điểm liên hệ về giới(Gender Focal-Points Network), Nhóm chỉ đạo về thương mại điện tử (ElectronicCommerce Steering Group) và Nhóm đặc trách về Chống khủng bố (Counter-Terroism Task Force)
Ban thư ký APEC
Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ tư ở Băng Cốc năm 1992 nhận thấy cầnphải có một cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trongAPEC nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tếkhu vực, đã nhất trí thành lập Ban Thư ký APEC, đặt trụ sở tại Xinh-ga-po, và lậpmột quỹ chung của APEC
Ban Thư ký APEC đứng đầu là một Giám đốc Điều hành, do nước giữ ghếChủ tịch APEC cử với thời hạn một năm Một phó giám đốc điều hành do nước sẽgiữ chức Chủ tịch APEC vào năm tiếp theo cử Đây là các quan chức của Chính phủmang hàm Đại sứ Ngoài ra, Ban Thư ký APEC hiện có khoảng 20 Giám đốcchương trình do các nền kinh tế thành viên tiến cử, 25 nhân viên chuyên nghiệp(cũng được biệt phái từ các nước thành viên) và các nhân viên phục vụ
Trang 181.4 Một số cột mốc trong lịch sử phát triển của APEC
1989, tại Can-bê-ra, Ôx-trây-li-a: APEC đựơc thành lập với 12 thành viên
trong một nhóm đối thoại không chính thức cấp Bộ trưởng
1993, tại đảo Blêch, Hoa Kỳ: Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần đầu tiên họp
và phác thảo tầm nhìn APEC: “ổn định, an ninh và thịnh vượng cho nhân dân chúngta”
1994, tại Bô-go, In-đô-nê-xia: APEC đề ra mục tiêu Bô-go: “Thương mại và
đầu tư mở cửa và tự do trong Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010đối với các nền kinh tế công nghiệp phát triển và vào năm 2020 đối với các nền kinh
tế đang phát triển”
1995, tại ka, Nhật Bản: APEC thông qua Chương trình hành động
Ô-sa-ka (OAA), tạo khuôn khổ để thực hiện mục tiêu Bô-go
1996, tại Ma-ni-la, Phi-lip-pin: Thông qua kế hoạch hành động Ma-ni-la
(MAPA), đề ra các biện pháp tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư đểthực hiện mục tiêu Bô-go
1997, tại Van-cu-vơ, Ca-na-da: APEC thông qua đề xuất về việc tự do hoá
sớm và tự nguyện theo lĩnh vực (EVSL) trong 15 lĩnh vực và quyết định cập nhậthàng năm các kế hoạch hành động riêng lẻ
1998, tại Ku-a-la Lăm-pua, Ma-lai-xi-a: APEC nhất trí về 9 lĩnh vực đầu tiên
trong EVSL và cố gắng đạt được thoả thuận về EVSL với các nền kinh tế ngoàiAPEC trong WTO
Trang 191999, tại Óoc-kơ-lân, Niu Di-lân: APEC cam kết phát triển thương mại phi
giấy tờ vào năm 2005 ở các nền kinh tế phát triển và 2010 ở các nền kinh tế đangphát triển
2000, tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan, Bru-nây Đa-ru-sa-lam: APEC thiết lập hệ
thống điện tử dành cho kế hoạch hành động riêng lẻ (e-IAP), giúp cung cấp các IAPtrực tuyến và cam kết thực hiện Kế hoạhc hành động vì nền kinh tế mới với nhiềumục tiêu, trong đó có việc tăng gấp 3 lần số người được tiếp cận Internet trong toànkhu vực APEC vào năm 2005
2001, tại Thượng Hải, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa: APEC thông qua Thoả
thuận Thượng Hải, chú trọng vào việc mở rộng tầm nhìn của APEC, làm rõ lộ trìnhhướng tới Bô-go và tăng cường cơ chế thực thi APEC cũng đã thông qua Chiếnlược APEC điện tử (e-APEC) và tuyên bố đầu tiên về chống khủng bố
2002, tại Lôx ca-bôx, Mê-hi-cô: APEC thông qua Kế hoạch hành động thuận
lợi hoá thương mại, các Chính sách thương mại, Nền kinh tế số và tiêu chuẩn vềminh bạch hoá; thông qua Sáng kiến về an toàn thương mại trong khu vực và bảntuyên bố thứ hai về chống khủng bố
2003, tại Băng-cốc, Thái Lan: APEC nhất trí thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha
của WTO; thông qua các biện pháp để ngăn chặn nguy cơ khủng bố từ tên lửa vácvai, thực hiện Kế hoạch hành động của APEC đối phó với dịch SARS…
2004, tại San-ti-a-go, Chi-lê: APEC thông qua Nhóm các cách làm mẫu mực
đối với RTA và FTA, Sáng kiến San-ti-a-gô về mở rộng thương mại, Thoả thuậnkhung về bảo vệ dữ liệu cá nhân và Phương hướng hành động chống lại nạn thamnhũng và đảm bảo sự minh bạch
Trang 202005, tại Bu-san, Hàn Quốc: APEC thông qua lộ trình Bu-san và hoàn thành
kiểm điểm giữa kỳ cho thấy APEC đang đi đúng hướng trong việc hoàn thành cácmục tiêu Bô-go và Thoả thuận khung về bảo mật thông tin cá nhân; đưa ra tuyên bốủng hộ kết quả của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 của WTO, thống nhất đối phó vớinguy cơ dịch bệnh và đấu tranh chống khủng bố
2006, tại Hà Nội, Việt Nam: “Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát
triển bền vững và thịnh vượng” với bốn chủ đề: Tăng cường thương mại và đầu tưthông qua thực hiện lộ trình Busan và thúc đẩy vòng đàm phán Doha Tăng cườnghợp tác kinh tế kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách và phát triển bền vững Thúc đẩymôi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi Thúc đẩy gắn kết trong cộng đồngAPEC
2007, tại Sydney, Úc: Các nhà lãnh đạo APEC đã nhất trí thông qua "Tuyên
bố Sydney về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch" và "Tuyên bốriêng của các nhà lãnh đạo APEC về Vòng đàm phán Doha"
2008, tại Lima, Peru: Với chủ đề ‘Một cam kết mới cho sự phát triển của châu
Á-Thái Bình Dương’, APEC 2008 đã thu hút đông đảo thành viên các quốc gia.Trong đó Mỹ có số lượng thành viên tham gia đông nhất, tiếp đến là Nhật Bản vàTrung Quốc APEC 2008 chủ yếu bàn thảo vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu màphần chính là ủng hộ vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới
2009, tại Singapore: chủ đề Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2009 là bàn
thảo các biện pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đối phó với khủng hoảng tàichính thế giới, đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực và ngăn ngừa chủ nghĩa bảo hộ
2010, tại Yokohama, Nhật Bản: Tại hội nghị APEC 2010, các lãnh đạo cùng
bàn bạc về xây dựng một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới; biện pháp phát triển tự
Trang 21do thương mại và biện pháp khắc phục tình trạng hồi phục kinh tế không đồng đềutrong khu vực cùng một số vấn đề liên quan đến an ninh nhân loại.
2011, tại Hawaii , Mỹ: Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng đối
với khu vực hiện nay, đặc biệt là nâng cao hợp tác khu vực trong bối cảnh mới, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ,ứng phó thiên tai và quản trị mở Một điểm mới của hội nghị năm nay là các bộtrưởng đã có một số phiên đối thoại cùng đại diện các doanh nghiệp về các chủ đềđược quan tâm nhiều tại khu vực
Nhận thức được tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển của các nướcthành viên, Việt Nam đã tham gia và với những nỗ lực, đường lối chính sách đúngđắn của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu và đóng góp đáng kể vàothành công chung của APEC
Trang 22CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA APEC
2.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam khi tham gia APEC
Khi mới được thành lập vào năm cuối cùng của thập niên 80, APEC thực chấtchỉ là một diễn đàn đối thoại khu vực về hợp tác thương mại và đầu tư mà không cóvai trò như một tổ chức hợp tác kinh tế với những cam kết ràng buộc về nghĩa vụ đốivới các thành viên Các thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ APEC vì vậy khôngmang tính ràng buộc cao như trong ASEAN, NAFTA hay WTO Hợp tác APEC dựatrên các nguyên tắc cơ bản là tự nguyện, linh hoạt, không ràng buộc và đồng thuận
Là tập hợp của 21 nền kinh tế thành viên, APEC bao gồm các nền kinh tế năng độngthuộc 4 châu lục với 2,6 tỷ dân, chiếm khoảng 40% dân số thế giới; tổng GDP đạttrên 19 ngàn tỷ USD, xấp xỉ 60% GDP toàn cầu và tổng giá trị giao dịch thương mạiđạt 5,5 ngàn tỷ USD, chiếm hơn 57% thương mại thế giới Thành viên của APEC rất
đa dạng, bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới như: Mỹ, Nhật, Úc, Canadacũng như những nền kinh tế đang phát triển như: Trung Quốc, Nga và Việt Nam Những số liệu nói trên cho thấy rằng APEC thực sự là một khu vực kinh tế đóng vaitrò đầu tàu trong quá trình ổn định và phát triển của thương mại quốc tế
Mục tiêu cơ bản đặt ra của hợp tác APEC là “tiến hành tự do hóa thương
mại, đầu tư vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển” Để thực hiện đuợc mục tiêu này, các thành viên có thể
tùy ý, căn cứ vào thực tiễn và điều kiện cụ thể của nước mình để đưa ra Kế hoạchhành động quốc gia (IAP) trong đó vạch rõ lộ trình cắt giảm thuế quan và các biệnpháp phi quan thuế khác cũng như những rào cản đối với đầu tư Nhận thức đượctính linh hoạt, không ràng buộc của hợp tác APEC như đã phân tích ở trên, đồng thời
Trang 23nhằm tăng cường sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thếgiới, Việt Nam đã quyết định tham gia APEC với một số chủ trương cơ bản sau:
Một là, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ
đối tác kinh doanh, tăng cường xuất khẩu Như đã phân tích ở trên, APEC là thị
truờng của hơn 2,5 tỷ dân với sức mua lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,Australia APEC cũng có nhiều bạn hàng truyền thống, gần gũi về vị trí địa lý nhưkhối ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như các thị trường xa xôi nhưChi Lê, Mexicô, Peru và Canađa… Hơn nữa, do có vị trí địa lý trải trên diện rộngnên thị trường APEC cũng là một thị trường có nhu cầu các loại hàng hóa vô cùng
đa dạng Với những đặc điểm như trên, APEC thực sự là một thị truờng có tiềmnăng xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Theo thống kê, thị trường cácthành viên APEC chiếm hon 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhữngnăm qua Tham gia APEC, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ hộitham dự các Hội chợ thương mại, Hội chợ đầu tư cùng hàng loạt hội thảo, hội nghịkhác trong khu vực để có thể nắm bắt tình hình, mở rộng quan hệ kinh doanh với cácđối tác khu vực Hơn nữa, khi Việt Nam tham gia APEC trên cơ sở tự nguyện vàlinh hoạt, các doanh nghiệp cũng sẽ vào sân chơi khu vực với một tâm lý thoải máihơn so với các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực khác
Hai là, tham gia APEC để tận dụng sự ủng hộ của các thành viên khu vực
trong quá trình đàm phán gia nhập WTO Có thể thấy thành viên APEC bao gồm
nhiều cường quốc kinh tế, có tiếng nói quan trọng trong Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Australia… Sau khi nộp đơnxin gia nhập WTO 3 năm (năm 1995), Việt Nam đã chính thức gia nhập APEC cùngvới Liên bang Nga và Pê-ru năm 1998, nâng tổng số thành viên chính thức củaAPEC lên con số 21, trong đó có 2 thành viên chưa phải thành viên WTO là LiênBang Nga và Việt Nam Phương châm của APEC là luôn ủng hộ các cuộc đàm phántrong WTO bằng những nỗ lực chung của cả khu vực Chính vì vậy, APEC luôn lên
Trang 24tiếng ủng hộ sự gia nhập nhanh chóng vào WTO của Nga và Việt Nam ở cấp Bộtrưởng và Cấp cao để hai thành viên còn lại này có thể cùng APEC đóng góp vàonhững nỗ lực chung của khu vực trong quá trình ủng hộ WTO Thực tế quá trìnhđàm phán đã cho thấy quá trình tham gia APEC của Việt Nam đã góp phần đáng kểvào đẩy nhanh tiến trình đàm phán song phương với các thành viên APEC Nhiềucuộc đàm phán song phương của Việt Nam với các đối tác đã được tuyên bố kết thúcbên lề các Hội nghị APEC, ví dụ: với Chi lê bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mạiAPEC 2004, với Hàn Quốc và Australia bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mạiAPEC 2005… Tại các Hội nghị cấp Bộ trưởng và Cấp cao APEC, Chủ tịch nước,Thủ tướng cũng như các Bộ trưởng ta đều tích cực vận động các thành viên APEC,đặc biệt là các thành viên quan trọng như Mỹ, Australia, New Zealand… để đẩynhanh đàm phán song phương và vận động trong đàm phán đa phương Vì vậy, khigia nhập APEC, Đảng và Nhà nuớc và Chính phủ nước ta đã xác định đây là cơ hộilớn để Việt Nam hòa nhập hơn nữa với kinh tế khu vực và trên thế giới Sự tham giatích cực của Việt Nam trong APEC sẽ là cơ sở quan trọng trong việc tạo lập lòng tincho các bạn bè khu vực và quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán gia nhậpWTO của ta.
Ba là, tham gia APEC nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác
hoạch định chính sách và tham gia đàm phán quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam có cơ hội cọ xát, tập duợt trong diễn đàn khu vực truớc khi chính thức bước vào sân chơi quốc tế với các luật chơi khắt khe hơn rất nhiều như ASEAN và WTO Có thể nói, APEC là một trong những diễn đàn khu vực có số
lượng lĩnh vực hợp tác vô cùng đa dạng, nếu không muốn nói là đa dạng nhất trong
số các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia Nhữnglĩnh vực hợp tác của APEC trải rộng từ các lĩnh vực quan trọng như thuế, phi thuế,dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ đến các lĩnh vực mang tính chuyên môn ngành nhưnghề cá, bảo tồn tài nguyên biển, khoa học công nghệ, thương mại điện tử… Vì thế,