1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ

122 2,6K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 763 KB

Nội dung

vậy, việc học kỹ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáodục phải được thể hiện cả kỹ năng sống của người học.Giáo dục hiện nay không chỉ thiên vào mục tiêu tạo ra ngồn

Trang 1

CHÂU THANH PHONG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬCTIỂU HỌC)

MÃ SỐ : 60.14.01

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

CHÂU THANH PHONG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC)

MÃ SỐ : 60.14.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Nghệ An, 2012

Trang 3

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.

Tác giả xin chân thành cảm ơn:

- Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh; Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân

- Đồng thời, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp thuộc 3 trường Tiểu học Quận Bình Tân, các cơ quan đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh trên địa bàn quận Bình Tân đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tế để làm luận văn.

- Đặc biệt, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo

- PGS TS Nguyễn Thị Hường - Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi

dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.

Mặc dầu tác giả đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 10 năm 2012

Tác giả luận văn

Châu Thanh Phong

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp của luận văn 3

9 Cấu trúc của luận văn 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Một số vấn đề về GD KNS cho HSTH 7

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 7

1.2.2 Tầm quan trọng của GD KNS cho HSTH 12

1.2.3 Các loại KNS cần GD cho HSTH 13

1.2.4 Các phương pháp và hình thức GDKNS cho HSTH 17

1.3 Hoạt động Đội TNTP HCM và vấn đề GD KNS cho HSTH 19

1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động Đội ở trường TH 20

1.3.2 Nội dung công tác Đội và những hình thức hoạt động của Đội 20

Trang 5

1.3.4 Các nguyên tắc GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đội 22

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đội 24

1.4 Một số đặc điểm tâm sinh lý của HS TH có liên quan đến đề tài 26

1.4.1 Đặc điểm về sinh lý 26

1.4.2 Đặc điểm về quá trình nhận thức 26

1.4.3 Đặc điểm nổi bật về nhân cách của học sinh TH 28

* Kết luận chương 1 29

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH 30

2.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 30

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

2.1.3 Tình hình giáo dục 33

2.1.4 Tình hình hoạt động Đội trên địa bàn quận Bình Tân 37

2.2 Khảo sát thực trạng 40

2.2.1 Mục đích khảo sát 40

2.2.2 Đối tượng khảo sát 40

2.2.3 Nội dung khảo sát 40

2.2.4 Phương pháp khảo sát 40

2.2.5 Địa bàn khảo sát 40

2.3 Kết quả khảo sát 41

2.3.1 Thực trạng KNS của HS ở các trường TH quận Bình Tân 41

Trang 6

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 54

2.4.1 Những thuận lợi 54

2.4.2 Những khó khăn 54

* Kết luận chương 2 56

Chương 3 NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH 57

3.1 Các nguyên tắc lựa chọn nội dung và xác định các biện pháp GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đội ở trường tiểu học 57

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 57

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 57

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 58

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 58

3.2 Xác định các nội dung GD KNS cho HSTH thông qua hoạt động Đội 58

3.3 Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội 61

3.3.1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh 61

3.3.2 Lồng ghép GD KNS vào tiết sinh hoạt chào cờ đầu đầu tuần 64

3.3.3 Thiết kế các hoạt động Đội giúp học sinh thực hành kỹ năng sống, thực hiện giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động chuyên biệt của Đội 68

Trang 7

3.3.5 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động

Đội gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh 74

3.3.6 Mối liên hệ giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống 75

3.4 Thử nghiệm tính khả thi của biện pháp 75

3.4.1 Khái quát về thử nghiệm sư phạm 75

3.4.2 Kết quả thử nghiệm 77

* Kết luận chương 3 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

BÀI BÁO THAM KHẢO CỦA TÁC GIẢ 91 PHỤ LỤC

Trang 8

1 Bảng 2.1: Trình độ nhân sự giáo dục quận Bình Tân năm học 2011

10 Bảng 2.10 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN

ứng phó với tình huống căng thẳng 43

11 Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến về khái niệm KNS 44

12 Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến về sự cần thiết phải GD KNS cho học

sinh lớp 4 46

13 Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến về trách nhiệm GD KNS cho HSTH 46

Trang 9

viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh TH 48

16 Bảng 2.16: Tổng hợp ý kiến về mức độ quan tâm GD KNS cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động Đội 49

17 Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến về vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh đối với việc GD KNS cho học sinh lớp 4 50

18 Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp GD KNS cho học sinh thông qua hoạt động Đội 51

19 Bảng 2.19: Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội có khả năng nhất 51

20 Bảng 2.20: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh 53

21 Bảng 3.1 Những nội dung KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học 58

22 Bảng 3.2: Nội dung các chủ đề gợi ý cho hoạt động chào cờ đầu tuần 65

23 Bảng 3.3: Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 3 .70

24 Bảng 3.4: Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 4 .71

25 Bảng 3.5: Bảng phân tích mức độ bài thử nghiệm 1 78

26 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần xuất kết quả bài thử nghiệm 1 78

27 Bảng 3.6: Bảng phân tích mức độ bài thử nghiệm 2 79

28 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu diễn tần xuất kết quả bài thử nghiệm 2 80

Trang 11

vậy, việc học kỹ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáodục phải được thể hiện cả kỹ năng sống của người học.

Giáo dục hiện nay không chỉ thiên vào mục tiêu tạo ra ngồn nhân lực đápứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển toàndiện và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cốnghiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc.Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là rất cần thiết, nhưng việcthực hiện lại gặp phải rất nhiều khó khăn Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội Sự thiếu hụttrong nhận thức của các em về kỹ năng sống vừa là hậu quả, vừa là vấn đề lớn

cần được giải quyết Một trong những nhận định hiện nay là : “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em.” Đây là nhận định nêu lên việc thiếu kỹ

năng sống của các em

Bên cạnh đó một thực tế nảy sinh, do nhu cầu cần giáo dục KNS cho các

em nên các trung tâm KNS mọc lên một cách vô tội vạ, điều này dẫn đến việcKNS có được giáo dục một cách đúng đắn, chưa kể việc phi phí cho việc họcKNS ở các trung tâm khá cao Chất lượng của các trung tâm, các trại hè rèn

Trang 12

luyện KNS thì chưa được kiểm định và thống nhất các tiêu chí về chất lượnggiáo dục.

Hoạt động Đội ở nhà trường tiểu học là với vai trò là hoạt động nòng cốttrong trường tiểu học, là hoạt động có rất nhiều tiềm năng cho việc giáo dục kỹnăng sống cho học sinh Tuy nhiên, hoạt động Đội trong nhà trường tiểu họccũng như tại địa bàn dân cư vẫn chưa đáp ứng được điều này

Nhận thấy được sự cấp thiết của việc cần giáo dục KNS cho học sinh BộGiáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” với 5 nội dung chủ yếu Trong đó nội dung thứ ba nhấn mạnh

“ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” Dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạocác đơn vị giáo dục đã đề ra kế hoạch để thực hiện phong trào này của Bộ Giáodục và Đào tạo

Xuất phát từ những yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu

học, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

tiểu học thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”, với hy

vọng nâng cao kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và quan trọng hơn hết là nângcao chất lượng giáo dục học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạtđộng Đội TNTP HCM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trườngtiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạtđộng Đội TNTP Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Trang 13

Chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học sẽ được nâng cao nếu xác dịnh được các nội dung và biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP HCM một cách khoa học, khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài

5.3 Xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua hoạt động Đội

6 Phạm vi nghiên cứu

Giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội cho học sinh lớp 4 ở các trườngtiểu học trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh (các Trường tiểuhọc Bình Hưng Hòa 1, Trường tiểu học Bình Hưng Hòa 2, Trường tiểu học AnLạc 3 quận Bình Tân)

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu nhằm xác lập cơ sở

lý luận của đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Gồm các PP:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp điều tra viết

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

Nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài

7.3.Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn:

Trang 14

- Đóng góp về mặt lý luận : Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kỹ năng sống và vềgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động Đội TNTP HồChí Minh.

- Đóng góp về mặt thực tiễn : Đề xuất được một số biện pháp có tính khả thi,hiện thực và góp phần cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 củaquận Bình Tân được nâng cao chất lượng

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn thường chia làm 3 chương

Chương 1 : Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Chương 2 : Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thôngqua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Chương 3 : Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HSTH thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Trang 15

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Từ giữa thế kỉ XX các nhà giáo dục đã thấy được sự cần thiết của việcgiáo dục cho học sinh khả năng thích ứng với các điều kiện sống luôn luôn thayđổi, giáo dục các khả năng xã hội, khả năng lựa chọn và ra quyết định khi cầnthiết Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp vớiyêu cầu của thời đại

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “ kỹ năng sống” lần đầu tiênxuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF

Để đáp ứng tốt nhu cầu về sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhậpthế giới đòi hỏi giáo dục của các nước phải đào tạo được một thế hệ năng động

và sáng tạo hơn, trước nhu cầu đó kế hoạch hành động Dakar về giáo dục chomọi người (Senegan 2000) yêu cầu mỗi quốc gia cần phải đảm bảo cho ngườihọc được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp, và người ta coi

kỹ năng sống của người học là một tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục

Tháng 12 năm 2003 tại Bali – Indonesia đã diễn ra hội thảo về giáo dục

kỹ năng sống trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước tạihội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống trong giáo dụckhông chính quy của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương là : nhằm nângcao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứngnhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra

sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống

Những nghiên cứu về kỹ năng sống đang được quan tâm ở các nước trongkhu vực do chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về KNS, chưa có các tiêuchí đồng bộ cho việc hoạch định chương trình cho giáo dục, nên các tổ chứcquốc tế thường đưa ra các định nghĩa không phù hợp hoặc không thể áp dụngmột cách hiệu quả ở các nước Vì thế UNESCO đã tiến hành dự án ở 5 nước

Trang 16

Đông Nam Á nhằm vào các vấn đề khác nhau liên quan đến kỹ năng sống Dự

án chia làm 2 giai đoạn :

Giai đoạn 1 : Xác định quan niệm của từng nước về KNS Câu hỏi đượcđặt ra cho mỗi nước là : Quan niệm về KNS như thế nào? Phát triển quan niệmnày như thế nào trong bối cảnh giáo dục cho mọi người? Rà soát xem kết quảthực hiện các chương trình KNS như thế nào? Việt Nam tham gia chia sẻ vớicác nước về vấn đề này thông qua ấn phẩm “Life skills Mapping in Việt Nam”

Giai đoạn 2 : Đưa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng cáccông cụ kiểm tra (có tiến hành thử nghiệm)

Mặc dù xuất phát từ quan niệm chung về kỹ năng sống của Tổ chức Y tếThế giới (WHO) hay của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kỹnăng sống ở các nước không giống nhau và nội hàm của kỹ năng sống được mởrộng hơn nhiều, nó không chỉ gồm những khả năng tâm lý, xã hội

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến đầu tiên từchương trình của UNICEF (1996) “ Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe

và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” [3].Thông qua chương trình này khái niệm và nội dung của vấn đề kỹ năng sống vàgiáo dục KNS ngày càng được mở rộng

Trong giai đoạn 1 : Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu trongchương trình chỉ bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như : Kỹ năng tự nhậnthức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năngkiên định và kỹ năng đặt mục tiêu Ở giai đoạn này, chương trình chỉ tập trungvào các chủ đề giáo dục sức khoẻ cho thanh thiếu niên UNICEF tại Việt Namphối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện dự án “ Giáo dục sống khoẻmạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên”, đã thực hiện giáo dục KNS chohọc sinh phổ thông tại một số tỉnh thành ở phía bắc và phía nam Bên cạnh đó,UNICEF đã phối hợp với Bộ GD & ĐT, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới thực

Trang 17

hiện một số dự án như “ Trường học nâng cao sức khoẻ”, Giáo dục KNS chohọc sinh trung học cơ sở”

Giai đoạn 2 của chương trình mang tên “Giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹnăng sống” Trong giai đoạn này nội dung của khái niệm kỹ năng sống và giáodục KNS được phát triển sâu sắc hơn Ngoài hai lực lượng là Bộ GD&ĐT, Bộ Y

tế, ở giai đoạn này UNICEF còn phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội khácnhư : Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam

Khái niệm Kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sauhội thảo “ Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ được tổchức từ 23 – 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội Năm 2003 Nguyễn Thanh Bình

và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tổng quan về kỹ năng sống và các chủtrương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáodục và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam [14; 15]

Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học về vấn

đề kỹ năng sống của các tác giả: Huỳnh Văn Sơn [11], Nguyễn Thị Hường [17],Nguyễn Dục Quang,

Các yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống cũng được nhà nước ta quan tâm

và được phản ánh qua các văn bản pháp luật như : Luật giáo dục năm 2005, LuậtBảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, các chỉ thị của Bộ Giáodục và Đào tạo như Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT hay kế hoạch số 453/KH-BGDĐT về các vấn đề giáo dục kỹ năngsống

Trang 18

Loại quan niệm thứ nhất xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật hành

động như là: Nhà tâm lý học Xô Viết V.A.Crulxetcki cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật những phương thức hành động đúng.”[6] Theo Hoàng Phê thì “Kỹ năng

là khả năng vận dụng những kiến thức nhu cầu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.”[9]

Loại quan niệm thứ hai xem xét kỹ năng không chỉ về mặt kỹ thuật hànhđộng mà còn coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người Chẳng hạn

như nhà tâm lý học Xô Viết K.K.Platônôv quan niệm: “Kỹ năng là năng lực của con người khi thực hiện công việc có kết quả trong những điều kiện xác định trong một khoảng thời gian tương ứng.”

1.2.1.2 Kỹ năng sống

Khái niệm kỹ năng sống được đề cập vào những năm 1960 bởi những nhàtâm lý học thực hành và sau đó nó được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổitrong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kỹ năng sống :

UNESCO cho rằng : “ Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việcthực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”

Theo UNICEF thì kỹ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năngchuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống Kỹnăng sống phải dựa trên nhận thức, thái độ và chuyển biến thành hành vi nhưmột yêu cầu liên hoàn và có hướng đích

Theo WHO (1993) cho rằng kỹ năng sống là năng lực tâm lí – xã hội thểhiện khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thứccủa cuộc sống Kỹ năng sống còn được xem như khả năng duy trì trạng tháikhoẻ mạnh và mặt tinh thần biểu hiện qua các hành vi phù hợp khi tích cựctương tác với người khác, với người xung quanh cũng như với nền văn hóa xãhội Kỹ năng sống còn được hình thành chủ yếu dựa trên những kỹ năng về mặt

Trang 19

tinh thần trong đó những kỹ năng này thể hiện vai trò điều tiết cuộc sống làmcho những kỹ năng hoạt động hay những kỹ năng thể chất cũng được thực thimột cách có hiệu quả

Nhìn chung tất cả các định nghĩa trên tùy theo vấn đề và cách tiếp cậnkhác nhau mà đưa ra các quan niệm rộng hẹp khác nhau Nếu hiểu theo nghĩahẹp thì kỹ năng sống chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội Theo nghĩarộng thì kỹ năng sống vừa là những năng lực tâm lý xã hội mà bao gồm cảnhững kỹ năng tâm vận động

Kỹ năng sống nhằm giúp ta biến những kiến thức, thái độ thành hànhđộng thực tế Như vậy, bản chất của Kỹ năng sống là những khả năng tâm lý –

xã hội cần thiết để cá nhân làm chủ được bản thân, tương tác với người khác,với xã hội một cách có hiệu quả, và là những khả năng thích ứng với thách thức

và đòi hỏi của cuộc sống

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội và KNS baogiờ cũng gắn với các nội dung giáo dục cụ thể Chẳng hạn trong khu vực ĐôngNam Á thì một số nước gắn liền KNS với giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, giáodục sức khoẻ sinh sản, vệ sinh cá nhân, còn một số nước thì KNS là kỹ năngtìm việc làm và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình

* Phân loại kỹ năng sống

Có rất nhiều quan điểm về kỹ năng sống nên cũng có rất nhiều cách phânloại kỹ năng sống khác nhau Nhìn chung có ba cách phân loại sau :

Cách phân loại thứ nhất : thường phân KNS thành những kỹ năng

chung và những kỹ năng chuyên biệt (KN trong các lĩnh vực cụ thể)

- Nhóm kỹ năng chung bao gồm: các kỹ năng nhận thức, các kỹ năngđương đầu với cảm xúc, các kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác

- Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm: các kỹ năng thể hiện trong các vấn

đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như : các vấn đề về giới tính, sức

Trang 20

khoẻ sinh sản; vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh sức khoẻ; ngănngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS;…

Cách phân loại thứ hai : KNS được chia làm ba loại bao gồm KN nhận

biết và sống với chính mình, KN nhận biết và sống với người khác, KN ra quyếtđịnh

- Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình bao gồm : tự nhận thức, lòng

tự trọng, sự kiên quyết, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng

- Kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: quan hệ ( tương tácliên nhân cách), cảm thông, đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè ( ngườikhác), thương lượng, giao tiếp có hiệu quả

- Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm : phê phán, sáng tạo,

ra quyết định, giải quyết vấn đề,,…

Cách phân loại thứ ba : Xuất phát từ góc nhìn của giáo dục không chính

quy, KNS được chia làm các kỹ năng cơ bản, các kỹ năng chung và các kỹ năngtrong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể

Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (who)

Kỹ năng giao tiếp

- Thông cảm

- Lắng nghe tích cực

- Bày tỏ và tiếp thu ý kiến

- Giao tiếp có lời nói và không lời

Trang 21

- Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân – Kỹ năng suy nghĩ tíchcực

- Kỹ năng hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân và cơ thể

- Kỹ năng đối phó với sự phân biệt đối xử và thành kiến

- Xác định và làm theo những quyền, trách nhiệm và công bằng xã hội

Kỹ năng ra quyết định

- Kỹ năng suy nghĩ mang tính phê phán và sáng tạo

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng phân tích để đánh giá những nguy cơ

- Kỹ năng đưa ra được những giải pháp khác

- Kỹ năng thu thập thông tin

- Kỹ năng đánh giá thông tin

- Kỹ năng đánh giá những hậu quả

- Kỹ năng đặt mục tiêu

Kỹ năng ứng phó và xử lí căng thẳng

- Kỹ năng tự kiểm soát bản thân

- Kỹ năng đối phó với những căng thẳng

- Kỹ năng kiểm soát quỹ thời gian

- Kỹ năng ứng xử trước những sự âu lo

- Kỹ năng đối phó với những tình huống khó khăn

- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Kỹ năng sống có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng nhìn chung thì

có thể chia ra làm 3 loại chính : Kỹ năng để sống với chính mình, Kỹ năng sống

Trang 22

với người khác và Kỹ năng lao động Đây là 3 mảng kỹ năng quan trọng nhấtgiúp cho con người có thể tồn tại và phát triển tốt.

1.2.1.3 Giáo dục kỹ năng sống

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình “Giáo dục kỹ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong cuộc sống xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.” [16]

Kỹ năng sống của một con người được hình thành và phát triển trong suốtquá trình sống của con người do đó theo quan niệm của các tổ chức thế giới nhưUNICEF, UNESCO cũng cho rằng giáo dục KNS không phải là một lĩnh vựchay một môn học nào cả Kỹ năng sống gắn liền với các nội dung cụ thể, do đóviệc giáo dục KNS hiện nay chỉ đang ở mức độ lồng ghép vào các môn học kháchoặc giáo dục từng nội dung cụ thể

Hiện nay trên thế giới đã có hơn 70 quốc gia đưa KNS vào chương trìnhhọc chính khóa của nhà trường Bộ GD & ĐT Việt Nam đã thực hiện việc tíchhợp giáo dục KNS vào một số môn học Việc thực hiện giáo dục KNS vẫn gặpnhiều khó khăn do việc xây dựng chương trình và việc lựa chọn các kỹ năngsống để giáo dục chưa thống nhất

Như vậy giáo dục kỹ năng sống được xem là một hướng giáo dục nhằmgiúp cho người học có được các kỹ năng tâm lý xã hội cần thiết để có một cáchsống tích cực, giúp tương tác tốt với người khác và giải quyết các vấn đề mộtcách hiệu quả

1.2.2 Tầm quan trọng của giáo dục KNS cho HS tiểu học

Có KNS là các em có thể chuyển những kiến thức đã học được thànhnhững hành động cụ thể, chuyển từ lý thuyết sang thực hành, những thói quenlành mạnh

Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng về tâm sinh lí Bên cạnh sựphát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tò mò, xu thế thích những cái mới lạ,

Trang 23

thích được khẳng định mình nếu các em không có những kỹ năng sống cần thiếtcác em có thể bị rơi vào vòng xoáy của những cám dỗ, sa ngã,…do đó các emcần có kỹ năng sống để đương đầu với cuộc sống

Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội, cơ chế thị trường cũng

có nhiều tác động đến sự phát triển của trẻ em, lượng kiến thức luôn thay đổihằng ngày, do đó các em không thể học được hết các kiến thức mà các em phải

có kỹ năng sống nắm được hướng tiếp cận và cách chiếm lĩnh tri thức

Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội làm cho con người bịcuốn vào cuộc sống mưu sinh, ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, cha mẹ đôi khichỉ chú tâm vào công việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống nên đôi khikhông đủ thời gian để chăm lo, quan tâm đến con cái của mình Một số gia đìnhcòn nhiều vấn đề như sự không đồng thuận trong gia đình, thiếu sự chia sẻ giữacha mẹ và con cái dẫn đến trẻ bị bỏ rơi, hoặc rơi vào trạng thái khủng hoảng tinhthần, trầm cảm

Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho các em là rất cầm thiết giúp cho trẻsống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng, giúp trẻ có khảnăng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo không lànhmạnh từ xã hội

1.2.3 Các loại KNS cần GD cho HS TH

Các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học :

1.2.3.1 Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là quá trình hiện thực hóa các mối quan hệ của con người

Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hìnhthức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bấtđồng quan điểm

1.2.3.2 Kỹ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là tự nhìn nhận mình, tự đánh giá về bản thân

Trang 24

Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình,như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánhgiá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận

ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng

Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng

để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để

có thể cảm thông được với người khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, conngười mới có thể có những quyết định, những lựa chọn đúng đắn, phù hợp vớikhả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội Ngược lại đánhgiá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm,thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác

1.2.3.3 Kỹ năng xác định giá trị

Giá trị là những gì mà con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa với bảnthân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bảnthân trong cuộc sống Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức , những chínhkiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó…

Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnhvực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức kinh tế,

Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng Kỹ năng xác định giá trị làkhả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình Kỹ năng xácđịnh giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người Kỹnăng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng ngườikhác có những giá trị và niềm tin khác

Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo cácgiai đoạn trưởng thành của con người Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nềnvăn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân

1.2.3.4 Kỹ năng ra quyết định

Trang 25

Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tìnhhuống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyếtđịnh hành động.

Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sốngmột cách kịp thời

Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trôngchờ phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của nhữngngười tin cậy trước khi ra quyết định

Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần :

- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải

- Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó

- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề hoặc tình huống đã có

- Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương ángiải quyết

- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương

án đó

- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu

Kỹ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người

có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống.Ngược lại, nếu không có kỹ năng ra quyết định, con người ta có thể có nhữngquyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ,đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnhhưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan

Để đưa ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những kỹnăng sống khác như : KN tự nhận thức, KN xác định giá trị, KN thu thập thôngtin, KN tư duy sáng tạo,…

Trang 26

Kỹ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kỹ năng giải quyết vần

đề

1.2.3.5 Kỹ năng ứng phó và xử lí căng thẳng

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường gặp những tình huống gâycăng thẳng cho bản thân Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳngcho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại

Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: Cũng cókhi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là cảm xúc tiêu cực, gây ảnhhưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.Ở một mức

độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể

là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào côngviệc của mình, bứt phá thành công Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có mộtsức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài vàkhông giải toả nổi

Khi bị căng thẳng, tuỳ từng tình huống, mỗi người có thể có cách ứng phókhác nhau Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụ thuộc vàocách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵnsang đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộcsống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả củacăng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bịcăng thẳng

Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cáchsống và làm việc đều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xungquanh, không đặt cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khảnăng của bản thân

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp cho con người:

Trang 27

- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.

- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinhthần của bản thân

- Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến ngườixung quanh

Kỹ năng ứng phó căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS khácnhư: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xử lí cảm xúc, KN ra quyết định,

1.2.4 Các phương pháp và hình thức GDKNS cho HS TH

1.2.4.1 Các phương pháp GDKNS cho HSTH

Cách tiếp cận chính (phương pháp tiếp cận) trong giáo dục KNS cho họcsinh [18]

Phương pháp tiếp cận cùng tham gia : Tạo ra sự tương tác giữa giáo viên

và học sinh, học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của học sinh tronghọc tập và thực hành kỹ năng

Phương pháp tiếp cận hướng vào người học : Dựa vào kinh nghiệm sốngthực tế của học sinh và đáp ứng nhu cầu của học sinh

Phương pháp tiếp cận hoạt động : Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạtđộng để xây dựng và thay đổi hành vi

Cùng với các phương pháp tiếp cận trên là các phương pháp dạy học cụ thể :

 Phương pháp động não:

Là phương pháp giúp cho người học trong một khoảng thời gian ngắn nảysinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Phương pháp này

có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở

Phương pháp động não được dùng đầu tiên để tìm hiểu về vấn đề tìnhhuống đặt ra, giúp người học hiểu biết về những điều làm cơ sở cho việc hìnhthành thái độ kỹ năng có liên quan đến vấn đề cần học

 Phương pháp nghiên cứu tình huống

Trang 28

Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ramột tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh một vấn đề hayloạt vấn đề Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể thực hiện trên video hoặc mộtbăng catsset mà không phải dạng chữ viết Vì tình huống này được nêu lên nhằmphản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với cácdạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câuchuyện đơn giản.

Đây cũng là một trong những phương pháp đầu tiên dùng để tìm hiểu vềvấn đề được đặt ra Nhằm đưa ra các cách giải quyết một vấn đề

 Phương pháp trò chơi

Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó để tìmhiểu một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trongmột tình huống cụ thể

Thông qua trò chơi người chơi sẽ thể hiện được thái độ của bản thân dầnhình thành niềm tin và tạo nên các hành vi tích cực trong cuộc sống Thông quatrò chơi học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết như KN giao tiếp, KN

ra quyết định,…

 Phương pháp thảo luận nhóm

Thực chất của phương pháp này là để học sinh cùng tham gia trao đổi vềmột vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ Thảo luận nhóm được sử dụng một cách rộngrãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình họctập, tạo cơ hội cho người học có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến giảiquyết vấn đề có liên quan đến nội dung cần học

Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng giảm bớt phần chủ quan củahọc sinh làm tăng tình khoa học; hiểu biết của học sinh sẽ sâu sắc và bền vữnghơn; học sinh trở nên thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình

 Phương pháp đóng vai (thực hành)

Trang 29

Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cáchứng xử nào đó trong một tình huống giả định

Đây là phương pháp nhằm giúp người học suy nghĩ sâu sắc về một vấn

đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà học quan sát được Việc

“ diễn” không phải phần chính của phương pháp này, mà điều quan trọng hơn cả

là sự thảo luận sau phần diễn ấy

- Dạy thành một môn học riêng

Hiện nay nhà trường thường thực hiện việc giáo dục KNS thông qua tíchhợp vào các môn học theo sự hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đạtđược hiệu quả đáng kể

Dạy thành một môn học riêng dành cho học sinh tiểu học mới được một

số trường lớn và có điều kiện mở lớp kỹ năng sống cho các em, nhưng khôngphải hầu như học sinh nào cũng được học Do đó hiệu quả mang đến là chưacao

Việc giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội là một trong những điềukiện tốt nhất, hoạt động Đội trường tiểu học có đủ thời gian, không gian cũngnhư nội dung để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh

1.3 Hoạt động Đội TNTP HCM và vấn đề giáo dục KNS cho HS TH

1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động Đội ở trường TH

Trong nhà trường tiểu học, việc đặt ra kế hoạch mục tiêu dạy học và giáodục vô cùng quan trọng Với hoạt động đặc thù của mình, hoạt động Đội giữ vaitrò vô cùng qua trọng trong việc giáo dục cho các em học sinh Hoạt động Đội là

Trang 30

chỗ dựa vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chương trình giáodục của nhà trường tiểu học.

Hoạt động Đội còn Là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhàtrường và xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, hoạtđộng Đội trong nhà trường tiểu học bảo đảm quá trình giáo dục được toàn diện,khép kín “ Học đi đôi với hành – nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội”

Hoạt động Đội có vai trò tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranhcho nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng của thiếu nhi theo Luật bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học

Hoạt động Đôi TNTP Hồ Chí Minh còn có vai trò rất lớn trong việc tạomôi trường cho các em học sinh có điều kiện được rèn luyện và trải nghiệm bảnthân, luôn phấn đấu cho công tác bồi dưỡng rèn luyện đội viên của mình, tạonguồn nhân lực cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1.3.2 Nội dung công tác Đội và những hình thức hoạt động của Đội

Nội dung công tác Đội là sự thể hiện mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội

và của nhà trường phổ thông Nội dung công tác Đội toàn diện thể hiện ở cácmặt hoạt động Đội :

- Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức

- Hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật

- Hoạt động lao động, kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp

- Hoạt động sức khoẻ, vệ sinh, môi trường

- Hoạt động thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật

- Hoạt động xây dựng tổ chức Đội và tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế

Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dung công tác Đội Hìnhthức hoạt động Đội đa dạng và hấp dẫn, điều đó được quy định bởi đặc trưng vềtính chất của tổ chức Đội, bởi những nguyên tắc hoạt động Đội

Nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội phù hợp, thống nhấtvới nhau một cách biện chứng, sự kết hợp giữa nội dung và hình thức hoạt động

Trang 31

Đội là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của cả quá trình hoạt động lâu dài củaĐội Quá trình phát triển của hệ thống, mục tiêu , phương pháp giáo dục… củanền giáo dục quốc dân, sự phát triển của nền kinh tế, chính trị xã hội… có ảnhhưởng sâu sắc đến sự phát triển của nội dung và hình thức công tác Đội.

Như vậy nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội không ngừngđược bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tổ chức Đội, để đáp ứng yêu cầu của

sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và của thời đại

1.3.3 Khả năng lồng ghép, tích hợp GD KNS cho HS TH thông qua hoạt động Đội

Kỹ năng sống của một con người hình thành theo quá trình phát triển của

cá nhân Nó đi đôi với việc tạo dựng nên nhân cách, cách suy nghĩ và hành độngcủa một cá nhân Vì thế kỹ năng sống phụ thuộc vào 3 yếu tố chính :

Sơ đồ phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Một cá nhân có một gia đình tốt, được tiếp thu một nền giáo dục tốt, tiếpxúc với môi trường lành mạnh thì có 100% trở thành người tốt Một cá nhân cómột gia đình không tốt, được tiếp một nền giáo dục tốt, tiếp xúc với môi trườnglành mạnh thì có 70% trở thành người tốt Và tôi cho rằng: kỹ năng sống có thểhình thành từ một yếu tố duy nhất nhưng nếu hai yếu tố còn lại không tốt, không

Nhà trường ng

Học sinh

Trang 32

phù hợp có thể gây ra việc sử dụng kỹ năng sống trở thành không tốt đối vớipháp luật, xã hội, và những người khác Vì vậy, cần có sự thống nhất của cả bayếu tố trong việc giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên mà hoạt động ĐộiTNTP Hồ Chí Minh ở trường tiểu học có vai trò là cầu nối giữa 3 môi trườnggiáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáodục thiếu nhi, bảo đảm quá trình giáo dục được toàn diện khép kín “ Học đi đôivới hành – nhà trường gắn liền với xã hội” Do đó việc vận dụng giáo dục kỹnăng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội là hoàn toàn đúng sân.

Việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội sẽ đảm bảo được sựphát triển toàn diện của học sinh, và hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học có

đủ không gian và thời gian để thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống

Ngay trong định nghĩa của Đội đã nêu rõ : Đội là lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường; là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi; được

tổ chức và hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư Dường như ta đã quên

đi vai trò của hoạt động Đội tại địa bàn dân cư nên đã làm phai mờ đi nhiệm vụcủa tổ chức Đội Hoạt động Đội với 3 tính chất cơ bản là tính chất quần chúng,tính chất giáo dục, tính chất tính chất chính trị tư tưởng cùng với 3 nhiệm vụ cụthể của Đội nhằm giúp cho học sinh có được sự phát triển toàn diện và bao hàmtrong đó là việc giáo dục cho các em các kỹ năng sống cần thiết

1.3.4 Các nguyên tắc GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đội

1.3.4.1 Tương tác

Kỹ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tựđọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác Việcnghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp cho học sinh thay đổi nhận thức về mộtvấn đề nào đó Nhiều kỹ năng sống được hình thành trong quá trình học sinhtương tác với bạn học và với những người xung quanh, thông qua hoạt độnghọc tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường

Trang 33

Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thểhiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xemxét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhậnkhác Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhàtrường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả.

1.3.4.2 Trải nghiệm

Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm quacác tình huống thực tế Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứkhông chỉ nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành độngtrong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹnăng phù hợp với điều kiện thực tế

Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoàigiờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm vàbiết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác

1.3.4.3 Tiến trình

Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong một ngày, một tháng

mà đòi hỏi có cả quá trình : nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi.Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới

Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì một mắt xích nào trong chu trìnhtrên : thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặchành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ

1.3.4.4 Thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học thay đổihành vi theo hướng tích cực Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hayđịnh hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái

độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời

Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giátrị trước Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động

Trang 34

liên tục để duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinhđiều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghihoặc chấp nhận các giá trị, thái độ, hành vi mới.

1.3.4.5 Thời gian – môi trường giáo dục

Giáo dục kỹ năng sống cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thựchiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục được tổ chức nhằmtạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực”trong đời sống

Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường vàcộng đồng Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùnghọc hay các thành viên cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNSđược thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoànthể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dụckhác

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đội

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt độngĐội TNTP Hồ Chí Minh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như : Người Tổngphụ trách – Giáo viên chủ nhiệm, học sinh, nhà trường, gia đình,

1.3.5.1 Về phía Tổng phụ trách – Giáo viên chủ nhiệm

Về phía người Tổng phụ trách luôn là hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ hoạtđộng Đội của nhà trường Hiện nay đa số người phụ trách Đội chưa hiểu được

và nói cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của hoạt động Đội, bên cạnh đócác hoạt động của Đội còn chưa thực hiện rộng khắp, và tạo điều kiện cho tất cảcác em được tham gia Những áp lực từ thành tích của nhà trường và việc kiêmquá nhiều công việc nên người tổng phụ trách đã không hoạt động tốt công tácgiáo dục toàn diện cho học sinh

Để hình thành và phát triển năng lực nhận thức cho học sinh hiệu quả đòihỏi người Tổng phụ trách phải là người có tâm huyết và chuyên môn vững vàng,

Trang 35

phải nhận thức rõ vai trò của mình trong các hoạt động của nhà trường Phảithường xuyên trao dồi những kiến thức mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngĐội ngày một tốt hơn Ngoài trình độ chuyên môn người Tổng phụ trách –Người giáo viên cũng cần phải có những kỹ năng sư phạm cần thiết và phải làngười thực sự mẫu mực về kỹ năng sống để học sinh học tập và noi theo.

1.3.5.2 Về phía học sinh

Hiện nay việc giáo dục và dạy học thì luôn lấy học sinh làm trung tâm

Do đó để giáo dục kỹ năng sống cho các em một cách hiệu quả thì phải phát huyđược tính tích cực chủ động của các em Các em phải trực tiếp tham gia vào cáchoạt động, chủ động rèn luyện, không những thế các em còn phải chủ động rènluyện cho mình một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, hợp tác,

Học sinh cần phải có nhận thức đúng về sự cần thiết phải rèn luyện kỹnăng sống và phải có ý thức rèn luyện thường xuyên, liên tục trong cuộc sốnghàng ngày, trong giờ lên lớp và trong mọi môi trường xã hội

1.3.5.3 Về phía nhà trường

Nhà trường là nơi chịu trách nhiệm chính về sự giáo dục thế hệ trẻ Bêncạnh nhiệm vụ dạy học nhà trường còn phải chịu trách nhiệm giáo dục các em.Hoạt động Đội chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động giáo dục của nhàtrường vì vậy nhà trường cần nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năngsống cho các em, và nhà trường cũng phải nhận thức rõ vai trò của hoạt độngĐội trong nhà trường

Hoạt động Đội trong nhà trường chịu lệ thuộc vào sự lãnh đạo của Bangiám hiệu và nề nếp quản lý hành chính của trường do đó cũng chịu sự quản lýtrực tiếp của nhà trường Nhà trường nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tổngphụ trách, giáo viên và học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Trên cơ sở hỗ trợ về các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cầnthiết, kinh phí tổ chức các hoạt động dạy học và ngoại khóa,…

Trang 36

Nhà trường cần phải tạo sự liên hệ giữa ba môi trường trên cơ sở của việc

xã hội hóa giáo dục, không nên chỉ để việc giáo dục học sinh là việc của nhàtrường mà phải vận động tất cả cùng tham gia vào

1.3.5.4 Về phía gia đình

Nơi đầu tiên trẻ tiếp nhận được sự giáo dục đó là từ phía gia đình, chính

vì vậy mà gia đình luôn phải giữ được mối quan hệ tốt với nhà trường để việcgiáo dục kỹ năng sống cho các em đạt được hiệu quả cao Bên cạnh đó gia đìnhcòn có vai trò quan trọng trong việc hình thành các quy tắc ứng xử, đồng thời sẽtạo cho các em ý thức được các hành động, thói quen tốt

Việc giáo dục từ gia đình là nền tảng ban đầu trong việc giáo dục và hìnhthành nhân cách cho trẻ, do đó gia đình có trách nhiệm rất lớn trong việc hỗ trợnhà trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đảm bảo cho trẻ có điều kiện tốt nhất

để trẻ phát triển toàn diện

1.4 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh TH có liên quan đến đề tài

1.4.1 Đặc điểm về sinh lý

Đây là thời kì các em có sự phát triển mạnh về thể chất cụ thể là các emphát triển rõ rệt về chiều cao và cân nặng Não của các em đã phát triển đầy đủ,dẫn đến sự cân bằng trong các hoạt động của các quá trình hưng phấn và ức chế

Do đó khả năng chú ý học tập của các em cũng lâu hơn, có thể tập trung giảiquyết các vấn đề trong một khoảng thời gian khá dài

Các em đang có sự hoàn thiện về cơ thể, trẻ bắt đầu có dấu hiệu dậythì,các em có các biểu hiện ưa thích khám phá bản thân và bắt chước người lớn

Vì vậy để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần phải tạo cho các một môitrường học tập tốt bên cạnh đó cần phải đưa ra các tấm gương tốt để các em noitheo

1.4.2 Đặc điểm về quá trình nhận thức

1.4.2.1.Tri giác

Trang 37

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mangtính không ổn định: đầu tuổi tiểu học tri giác gắn với hành động trực quan, đếncuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sựvật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mụcđích, có phương hướng rõ ràng

1.4.2.2 Tư duy

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quanhành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừutượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắtđầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiếnthức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học

1.4.2.3 Tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển phong phú hơn so với trẻmầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.Tưởng tượng mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở cuối tuổi tiểu học, tưởngtượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra nhữnghình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổitiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt,tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúccảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rungđộng tình cảm

1.4.2.4 Chú ý

Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ýcủa mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗlực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thứctoán hay một bài hát dài,…Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạncủa yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm

Trang 38

một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quyđịnh.

1.4.2.5 Trí nhớ

Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủđịnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ củacác em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thúcủa các em…

1.4.2.6 Ý chí

Các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hànhđộng của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thànhnét tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vàohứng thú nhất thời

1.4.3 Đặc điểm nổi bật về nhân cách của học sinh TH

Việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học có đặc điểm cơ bản sau:

- Trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm,

ý nghĩ một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng;

- Những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có đượctác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển;

- Học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vìthế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình pháttriển của mình

Trang 39

Kết luận chương 1

Từ những lý luận trên chúng tôi nhận thấy rằng:

Kỹ năng sống và việc giáo dục kỹ năng sống dã xuất hiện từ rất lâu vàđược rất nhiều nước trên thế giới quan tâm Việc giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh được các nước trên thế giới áp dụng vào trong nhà trường từ rất lâu vớinhiều hình thức đa dạng khác nhau nhưng có cùng một mục đích nhằm giúp chohọc sinh có những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này

Riêng Việt Nam cũng đã tiếp cận với kỹ năng sống và giáo dục kỹ năngsống cũng từ rất sớm nhưng chỉ với các kỹ năng cụ thể chưa cụ thể hóa, nhưnggần đây Bộ giáo dục đã chú ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và

đã đưa việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc lồng ghép vàocác môn học Việc Bộ giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục kỹ năng sống vàotrường học đã phần nào đưa ra được các định hướng về nội dung và phươngpháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tuy nhiên việc giáo dục lồng ghép vào các môn học còn gặp phải nhiềuhạn chế, do đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất việc giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh thông qua hoạt động Đội ở nhà trường tiểu học, việc giáo dục KNS thôngqua hoạt động Đội là hoàn toàn đúng sân vì Đội có đầy đủ không gian và thờigian để thực hiện việc GD KNS, Đội có đủ điều kiện để tổ chức cho các em hoạtđộng theo các kiểu đội, nhóm nhỏ, các em còn có thể vừa học, vừa chơi Và hoạtđộng Đội còn xuất phát từ chính nhu cầu của học sinh

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

2.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục quận Bình Tân

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành từ việc táchhuyện Bình Chánh cũ thành huyện Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghịđịnh 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam

Diện tích tự nhiên là 5188,02 ha Phía đông giáp các quận Tân Phú, quận

6, quận 8 Phía tây giáp huyện Bình Chánh mới Phía nam giáp quận 8 và huyệnBình Chánh mới Phía bắc giáp với quận 12 và huyện Hóc Môn

Địa bàn quận Bình Tân chia làm 10 phường bao gồm : An Lạc – An Lạc

A – Bình Hưng Hòa – Bình Hưng Hòa A – Bình Hưng Hòa B – Bình Trị Đông –Bình Trị Đông A – Bình Trị Đông B – Tân Tạo - Tân Tạo A

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số quận Bình Tân là 572.796người, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chánh cấp huyện

cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Dân số quận tăng rấtnhanh, chủ yếu do dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống Trên địabàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu làdân tộc kinh Tôn giáo chủ yếu là Phật giáo, Thiên chúa giáo,

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế, tiếp tục có chiều hướng phát triển theo đúng định hướngthương mại - dịch vụ - sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng cao; phối hợp triển khai

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Sơ đồ ph ối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội (Trang 31)
Bảng 2.1:  Trình độ nhân sự giáo dục quận Bình Tân năm học 2011 - 2012 ĐỐI - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.1 Trình độ nhân sự giáo dục quận Bình Tân năm học 2011 - 2012 ĐỐI (Trang 43)
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Tiểu học quận Bình Tân - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Tiểu học quận Bình Tân (Trang 45)
Bảng 2.4 : Số liệu tổ chức Đội các trường Tiểu học quận Bình Tân - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.4 Số liệu tổ chức Đội các trường Tiểu học quận Bình Tân (Trang 46)
Bảng 2.5 : Tình hình hoạt động Đội quận Bình Tân năm học 2011 – 2012 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.5 Tình hình hoạt động Đội quận Bình Tân năm học 2011 – 2012 (Trang 47)
Bảng 2.8 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN xác định giá trị Nội dung KN xác định giá trị Kết quả tổng hợp - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN xác định giá trị Nội dung KN xác định giá trị Kết quả tổng hợp (Trang 51)
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến về khái niệm KNS - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.11 Tổng hợp ý kiến về khái niệm KNS (Trang 52)
Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến về sự cần thiết phải GD KNS cho học sinh lớp 4 Sự cần - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.12 Tổng hợp ý kiến về sự cần thiết phải GD KNS cho học sinh lớp 4 Sự cần (Trang 54)
Bảng 2.14: Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.14 Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh (Trang 55)
Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của cán bộ, giáo viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh TH - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của cán bộ, giáo viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh TH (Trang 56)
Bảng 2.16: Tổng hợp ý kiến về mức độ quan tâm GD KNS cho học sinh lớp  4 thông qua hoạt động Đội - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến về mức độ quan tâm GD KNS cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động Đội (Trang 56)
Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến về vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí  Minh đối với việc GD KNS cho học sinh lớp 4 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.17 Tổng hợp ý kiến về vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh đối với việc GD KNS cho học sinh lớp 4 (Trang 57)
Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp GD KNS cho  học sinh thông qua hoạt động Đội - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.18 Ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp GD KNS cho học sinh thông qua hoạt động Đội (Trang 58)
Bảng 2.19: Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội  có khả năng nhất - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 2.19 Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội có khả năng nhất (Trang 59)
Bảng 3.3: Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 3 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 3.3 Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 3 (Trang 76)
Bảng 3.4: Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 4 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ
Bảng 3.4 Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 4 (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w