Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
21,6 MB
Nội dung
Trờng đại học Vinh khoa sinh học C IM SINH SN CA NHễNG CT LEIOLEPISREEVESII (GRAY 1831) NGH AN V H TNH KHểA LUN TT NGHIP Giáo viên hớng dẫn : ThS. Cao Tiến Trung Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Hiền Lớp : 46A Sinh Chuyên ngành : Sinh lý - Động vật VINH - 05/2009 1 VINH - 05/2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây sự mở mang các khu kinh tế, dịch vụ ven biển đã làm thu hẹp khu phân bố tự nhiên của nhiều loài động vật trong đó có nhông cát. Nhôngcát là đối tượng để con người săn bắt làm thực phẩm vì vậy số lượng của chúng đang giảm dần tại những khu vực mà trước đây xuất hiện với số lượng nhiều. Tại một số địa phương của nước ta như Khánh Hòa, Ninh Thuận, .đã có nhiều mô hình nuôi nhôngcát phục vụ lợi ích kinh tế. Nhôngcát là loài dễ nuôi vì vậy có thể gây nuôi làm tăng số lượng và giảm thiểu tỉ lệ khai thác trong tự nhiên, mang lại những hiệu quả thiết thực trong đời sống. Nhôngcát là một loài Bò sát trong bộ có vảy (Squamata), họ Nhông (Agamidae) thuộc giống Leiolepis. Ở nước ta, chúng phổ biến ở vùng cát ven biển từ tỉnh Thanh Hóa trở vào, đây là một loài có ý nghĩa khoa học, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế các côn trùng đặc biệt là các loài sâu hại. 2 Hiện nay có nhiều tác giả đã nghiên cứu về mô học của cơ quan sinhsảnở một số loài thuộc lớp Bò sát như Trần Kiên (1984) nghiên cứu ở Rắn lục, Ngô Thái Lan nghiên cứu ở Thạch sùng đuôi sần, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu mô học cơ quan sinhsảnnhôngcát [12]. Nhôngcát là đối tượng có số lượng nhiều, dễ bắt và chúng hoạt động theo mùa nên có thể phân biệt rõ thời gian trú đông hoặc hoạt động nên thuận lợi cho việc nghiên cứu. Để tìm hiểu một cách đầy đủ các đặcđiểmsinhsảnởnhôngcát nhằm phục vụ cho các mô hình nuôi chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểmsinhsảncủanhôngcátrivơLeiolepisreevesii(Gray,1831)ởNghệAnvàHà Tĩnh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặcđiểm hình thái phân loại vàsinhsảncủanhôngcát nhằm cung cấp dẫn liệu góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp bảo vệ và nuôi nhôngcát trong điều kiện nhân tạo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Loài nhôngcátLeiolepisreevesii(Gray, 1831), là loài đặc trưng cho môi trường vùng cát ven biển các tỉnhNghệ An, Hà Tĩnh. Phạm vi nghiên cứu + Thu mẫu nhôngcát trong môi trường tự nhiên tại xã Xuân Liên - huyện Nghi Xuân - tỉnhHà Tĩnh. + Nuôi nhôngcát tại Thành phố Vinh - TỉnhNghệ An. 4. Nội dung nghiên cứu + Đo đếm các đặcđiểm hình thái phân loại củanhông cát. + Quan sát sự thay đổi củatinh hoàn và các giai đoạn phát triển của trứng ở các thời kì phát triển. + Khảo sát một số tập tínhsinhsảncủanhôngcát trong điều kiên nuôi. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận 3 NhôngcátLeiolepisreevesii(Gray,1831) là một trong những loài có vai trò trong việc hạn chế các loài thiên địch đối với cây trồng. Vì thế việc nghiên cứu đặcđiểmsinhsản có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát triển loài. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lược sử nghiên cứu 1.1.1. Lược sử nghiên cứu giống Leiolepis trên thế giới Tên loài Leiolepisreevesii được đưa ra bởi Johns Reeves (1774 - 1856) nhà tự nhiên học người Anh, ông đã thu mẫu và gửi loài này đến bảo tàng London. Dựa trên sự phân chia ranh giới địa lý động vật thời điểm này, mẫu vật được xác định cho vùng Đông Ấn Độ (bao gồm cả Việt Nam). Các công trình nghiên cứu về nhôngcát trên thế giới có thể kể đến: Bourret R. (1941, 1942, 1943) Mertens H. (1961); Taylor E. H. (1958, 1963; Peters G. (1971); Bohme W. (1982, 2003); Strawaha R. (1982, 1984, 1989); Darevsky I. S., Kupryianova L. A. (1993; Zhao E., Adler K. (1993, 2003); Cox J. M., Peter P. V., Jarujim N., Kumthorn T. (1999); Rogner M. (1997); Ziegler T. (1996, 1999, 2001), Weikus S. (1999); William E., Cooper J. (2003; Kenneth L. K., Kevin M. E. (2005) Những nghiên cứu nhôngcát trên thế giới tập trung nhiều về hình thái phân loại, những nghiên cứu về sinh thái học chưa nhiều vàđặc biệt trong điều kiện nuôi thì chưa có tác giả nào nghiên cứu [24, 25]. 4 1.1.2. Lược sử nghiên cứu giống Leiolepisvà loài Leiolepisreevesiiở Việt Nam Tác giả Bourret R. (1843) lập danh lục Lưỡng cư Bò sát vùng Đông Dương đã xác nhận một loài nhôngcátLeiolepis belliana gồm 2 phân loài ở Việt Nam (L. b. belliana và L. b. guttata), mẫu vật thu được tại Quảng Trị và Nha Trang. Các mẫu này sau đó được gửi về Pháp lưu giữ tại bảo tàng Paris và Lyon. Các công trình nghiên cứu về Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam cũng đề cập đến giống Leiolepis. Đào Văn Tiến (1979) xây dựng danh lục, khoá định loại Lưỡng cư Bò sát Việt Nam trong đó có giống Leiolepis. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) lập danh lục, xác định phân bố địa lý Lưỡng cư Bò sát Việt Nam ghi nhận phân bố của loài L. belliana ở Nga Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Huế và Đà Nẵng. Các tác giả đã xác định sinh cảnh phân bố của L. belliana tại đồng bằng và vùng cát ven biển [24, 25]. Công trình nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng (1991, 1994) [1, 2] về đặcđiểm hình thái, sinh thái loài nhôngcát L. belliana ở Thừa Thiên Huế. Tác giả phân tích các đặcđiểm hình thái vàsinh thái 2 phân loài: L. b. belliana, L. b. guttata. Phân loài L. b. belliana có đặcđiểm hình thái: 9 - 11 vảy môi trên, 11 - 18 vảy má, 15 - 21 lỗ đùi, trên lưng có các chấm vàng viền đen. Phân loài L. belliana guttata có 9 - 10 vảy môi trên, 16 - 18 vảy má, 20 - 23 lỗ đùi mỗi bên, trên lưng có màu phân ngựa, có 4 dải sọc màu vàng nhạt, tỷ lệ mõm miệng/dài thân và rộng đầu/dài thân của con đực lớn hơn so với con cái. Tác giả xác định sinh cảnh phân bố cho 2 phân loài, mô tả đặcđiểm hang củanhông hoa (L. b. belliana) có chiều dài 2,09m, sâu 0,73m, nhiệt độ buồng ở 25,0 0 C; nhông sọc (L. b. guttata) ở trong hang có độ dài 1,08m, sâu 0,42m, nhiệt độ trong buồng ở 30,0 0 C. Mùa hoạt động củanhôngcát từ tháng 4 đến tháng 11, thời gian hoạt động 7 - 9h/ngày ở nhiệt độ không khí 30 - 38 0 C, 5 nhiệt độ mặt đất 33 - 40 0 C, độ ẩm 78%. Trong tự nhiên nhông hoa sử dụng 6 loại thức ăn thực vật và 13 loại thức ăn động vật. Mùa sinhsản từ tháng 4 đến tháng 6, chúng đẻ 1 - 3 trứng có kích thước 24,5x13,5mm, trọng lượng trứng 2,09g. Tốc độ tăng trưởng trong tự nhiên đạt 3,72 - 6,17g/cá thể/tháng. Hoàng Xuân Quang (1993) [20] ghi nhận ở Bắc Trung Bộ có loài L. belliana, tác giả đề cập đến sự phân bố, hoạt động ngày, đặcđiểm dinh dưỡng và mô tả kích thước các loại trứng. Công trình của Darevsky I. S. và Kupriyanova L. A. (1993), nghiên cứu về nhiễm sắc thể của các loài thuộc giống Leiolepis, phát hiện có 1 loài mới L. guentherpetersi trinh sảnở miền Trung Việt Nam. Trong đó loài L. reevesii phân bố ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, Việt Nam (từ Thanh Hoá đến Quảng Trị). Tác giả mô tả loài L. reevesii có 13 – 18 vảy dưới đùi, 6 – 9 tấm mép trên, 6 – 10 tấm mép dưới, 12 – 18 lỗ đùi mỗi bên [24, 25]. Các tác giả Bobrov V. (1995); Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005) [26] ghi nhận ở Việt Nam có 4 loài thuộc giống Leiolepis: L. belliana, L. guttata, L. reevesii, L. guentherpetersi. Trong đó loài L. belliana phân bố ở Kiên Giang; L. guentherpetersi phân bố ở Huế, Đà Nẵng; L. guttata phân bố ở Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận; L. reevesii phân bố ở Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnhvà vùng Hải Nam – Ma Cao, Trung Quốc [24, 25]. Ziegler T. (1999) mô tả một loại bẫy thu bắt nhôngcát hiệu quả ởCửa Lò, đây là loại bẫy được người dân sử dụng để đánh bắt nhông cát. Loại bẫy này cũng được Kenneth L. K., Kevin M. E. (2003) sử dụng để thu thập mẫu nhôngcát tại Miami Florida. Trong những năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2008 các tác giả Cao Tiến Trung, Hoàng Xuân Quang, Trần Kiên [24, 25] nghiên cứu đặcđiểm hình thái vàsinh thái nhôngcátrivơ L. reevesiiở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu về quá trình sinhsảncủanhôngcát L. reevesii một cách cụ thể trước đây chưa có tác giả nào đề cập đến. 6 1.1.3. Lược sử nghiên cứu mô học ở Bò sát Nghiên cứu mô học Bò sát có từ những năm 1980, các nghiên cứu về mô học Bò sát được tác giả Trần Kiên và cộng sự (1985) [6] nghiên cứu trên tiêu bản rắn hổ mang Naja naja, tác giả Ngô Thái Lan (2007) [12] nghiên cứu cấu trúc mô học của Thạch sùng đuôi sần Hemidactilus frenatus và thạch sùng cụt. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về mô học ởnhông cát. 1.2. Đặc trưng tổng quan về điều kiện tự nhiên củatỉnhHàTĩnh 1.2.1. Vị trí 17 0 54’ đến 18 0 50’ vĩ độ Bắc; 103 0 48’ đến 108 0 00’ kinh Đông Phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. 1.2.2. Địa hình HàTĩnh có địa hình hẹp, dốc, nghiêng từ tây sang đông. Phía tây là những dãy núi cao, phía dưới là đồi thấp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển. 1.2.3. Khí hậu HàTĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miềm bắc và miền nam. Mùa hạ tới sớm, kéo dài, nhiệt độ khá giao động, số giờ nắng cao nhất là tháng 2 và thấp nhất là tháng 7. Bảng 2.1. Một số chỉ số khí hậu - thuỷ văn ở Nghi Xuân, HàTĩnh Chỉ số Tháng TB Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII T 17,4 18,1 20,7 24,2 27,7 29,2 29,5 28,6 26,7 24,3 21,4 18,6 23,9 R 99,9 68,3 57,0 69,7 141,2 136,3 136,2 224,1 505,5 694,1 367,6 153,8 2653,7 H 91 93 92 88 81 77 74 80 87 89 89 88 86 S 2,6 1,7 2,3 4,6 7,3 6,9 7,6 5,8 1,8 4,6 3,2 2,8 4,6 Ghi chú: T - Nhiệt độ R - Lượng mưa H - Độ ẩm S - Số giờ nắng trong ngày 7 Nguồn từ các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam từ 1985 - 2003 [31] Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnhHàTĩnh Vị trí: 18 0 37’ 58” vĩ độ Bắc 105 0 48’ 32” kinh độ Đông - Đặcđiểmsinh cảnh: Xác định 3 sinh cảnh chính cho khu vực này + Sinh cảnh bãi cát có cây bụi nhỏ: Diện tích sinh cảnh 12 ha, độ cao 9m so với mực nước biển, cánh mép nước biển 20 - 30m. Bãi cát ven biển thoải rộng, xuất hiện nhiều loại thực vật khác nhau: cỏ quắn xanh (Fimbristylis sericeae), cỏ rười (Scirpus junciformis), cỏ đuôi phụng (Eragrostis), cỏ la (Ischaemum aristatum) . Tất cả những loài cỏ đều có vai trò cố định cát, tăng chất hữu cơ cho đất, giữ nước, giữ ẩm. Thảm thực vật thấp trong sinh cảnh (cao từ 0,2 - 2m) là nơi trú ẩn, kiếm ăn cho nhôngcát thuận lợi nên số lượng cá thể phong phú. Trong mùa nắng (từ tháng 4 đến tháng 11) thảm thực vật ởsinh cảnh bãi cát có cây bụi nhỏ 8 phát triển tốt nhưng vào mùa lạnh (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) thảm thực vật bị suy thoái, đa số loài thực vật bị chết trong mùa đông. Hình 2.1. Sinh cảnh bãi cát có cây bụi nhỏ + Sinh cảnh bãi phi lao trồng từ nhiều năm: Độ cao so với mặt nước biển 5 - 6m. Sinh cảnh này có diện tích rất lớn nhưng chúng tôi chỉ chọn một khu vực hẹp để nghiên cứu 3 - 4 ha. Bãi phi lao cao 5 - 7m có độ che phủ cao. Ngoài ra còn có cây ăn quả (ổi, mít, na, xoài, dưa hấu, …); cây lấy củ (sắn, khoai lang) hay các loại rau xanh (rau cải, đậu quả) và một số loài thực vật làm thức ăn cho nhông cát. Hình 2.2. Sinh cảnh bãi cát có phi lao trồng nhiều năm + Sinh cảnh cồn cát ven biển Nền cát tại sinh cảnh này xốp, độ che phủ thấp 5 - 10% 9 Độ cao so với mặt nước biển 10 - 30m. Nhiệt độ 26,4 0 C; Độ ẩm 80,5% Hình 2.3. Sinh cảnh cồn cát ven biển 2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/2008 đến tháng 5/2009 + Tháng 1 - 12 năm 2008 nuôi quan sát các giai đoạn sinhsảncủanhôngcát tại Hưng Dũng + Tháng 1 - 12 năm 2008 thu mẫu cơ quan sinhsản mỗi tháng một lần + Tháng 6 năm 2008 cắt tiêu bản cơ quan sinh dục đực tại Phòng thí nghiệm Tế bào – Mô phôi vàSinh lý Trường Đại học KHTN lần 1 + Tháng 12 năm 2008 cắt tiêu bản cơ quan sinh dục đực tại Phòng thí nghiệm Tế bào – Mô phôi vàSinh lý Trường Đại học KHTN lần 2 + Tháng 1 đến tháng 4 năm 2009 xử lí số liệu và viết luận văn + Tháng 5 năm 2009 bảo vệ luận văn 2.3. Tư liệu nghiên cứu Khóa luận được xây dựng trên cơ sở các tư liệu: Nhật ký, phiếu điều ra, phiếu phân tích mẫu: Tất cả các thông tin thu thập được trên thực địa và trong phòng thí nghiệm đều được ghi chép trong các phiếu và đóng thành các phụ lục. Từ các phụ lục thô được xử lý thành các bảng số liệu ở phụ lục khóa luận. 10 . các đặc điểm sinh sản ở nhông cát nhằm phục vụ cho các mô hình nuôi chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm sinh sản của nhông cát rivơ Leiolepis reevesii (Gray,. Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở Nghệ An và Hà Tĩnh . 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm hình thái phân loại và sinh sản của nhông cát nhằm cung cấp dẫn