Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008" pdf

6 539 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008" trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 75 Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008 Cao Tiến Trung (a) , Đặng Thị Hiền (b) , Vũ Thị Gần (c) Tóm tắt. Nghiên cứu sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii trong điều kiện nuôi bằng cách thu bắt 8 cặp Nhông cát nuôi trong 8 chuồng nuôi tách biệt từ tháng 11/2007 đến tháng 10/2008 tại Vinh. Kết quả xác định chu kỳ sinh sản của Nhông cát đợc chia thành các giai đoạn: Chuẩn bị sinh sản kéo dài 20 đến 22 ngày ở cá thể đực, từ 10 đến 13 ngày ở cá thể cái; giai đoạn tìm kiếm cá thể giao phối 2-4 ngày; giai đoạn giao phối 2-4 ngày; giai đoạn mang trứng ở cá thể cái 5-20 ngày; giai đoạn đẻ trứng 1 ngày. Nhông cát đẻ 1-2 lứa trong năm, mỗi lứa có 4-6 trứng, thời gian đẻ 4-7h sáng tại các hang ở của chúng. Trứng Nhông cát có hình elip, màu trắng hồng, chiều dài 2,15 - 2,51cm; chiều rộng 1,26 - 2,16cm; trọng lợng 1,5 - 1,8g. I. Mở đầu Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) là loài động vật đặc trng cho vùng cát ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Những nghiên cứu về Nhông cát có ở các công trình của Ngô Đắc Chứng (1991)[2], Hoàng Xuân Quang và cộng sự (2001)[6], Strawaha R. (1984)[7], Cao Tiến Trung và cộng sự (2002)[8], Ziegler T. (1999, 2001)[9, 10]. Hiện nay do số lợng trong tự nhiên bị suy giảm, đã xuất hiện một số mô hình nuôi nhốt chúng lấy thực phẩm tại các hộ gia đình. Để xây dựng cơ sở dẫn liệu góp phần giúp ngời nông dân xác định đúng quy trình nuôi nhốt, bài báo này dẫn ra các đặc điểm sinh sản của Nhông cát trong điều kiện nuôi tại Vinh năm 2008. Sự sinh sản của Nhông cát hay tiềm năng sinh học của loài này là khả năng gia tăng về mặt số lợng cá thể quần thể hàng năm, sự bổ sung cá thể khi quần thể bị suy giảm. Nghiên cứu sinh sản của Nhông cát trong điều kiện nuôi tại Vinh đợc thực hiện bằng cách xác định chu kỳ sinh sản, số lứa đẻ, số trứng trong mỗi lứa đẻ, đặc điểm trứng. II. T liệu và phơng pháp nghiên cứu + T liệu. Thu thập 8 cá thể đực và 8 cá thể cái trởng thành ngày 24/11/2007 trên sinh cảnh bãi cát [9] có cây bụi nhỏ tại Hng Dũng (hình 1) đem về nuôi nhốt tại phờng Trờng Thi - TP Vinh, thu thập các dẫn liệu về sinh sản của chúng trong quá trình nuôi nhốt + Phơng pháp nghiên cứu - Bố trí chuồng nuôi: Bố trí 8 chuồng nuôi bằng gỗ (mỗi chuồng gồm 1 cá thể đực, 1 cá thể cái) có kích thớc: 1,4m x 0,8m x 0,6m (hình 2), chuồng nuôi có cát ở phía dới dày 30cm để Nhông cát đào hang. Trồng cỏ, bụi cây và chế độ dinh dỡng đảm bảo điều kiện chuồng nuôi giống nh sinh cảnh bãi cát có cây bụi nhỏ trong tự nhiện là sinh cảnh mà Nhông cát a thích. Nhận bài ngày 13/10/2008. Sửa chữa xong 31/12/2008. C. T. Trung, Đ. T. Hiền, V. T. Gần Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản , TR. 75-79 76 - Thu thập số liệu: Theo dõi các hoạt động sinh sản của Nhông cát hàng ngày trong mùa hoạt động, thu thập các dẫn liệu vè chu kỳ sinh sản theo Trần Kiên, Ngô Thái Lan (2003), xác định số lứa đẻ, số trứng cho mỗi lứa đẻ, đo và cân trọng lợng trứng. Hình 1: Sinh cảnh bãi cát có cây bụi nhỏ tại Hng Dũng Hình 2: Bố trí chuồng nuôi Nhông cát tại Vinh III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Các giai đoạn trong chu kỳ sinh sản của Nhông cát Trong điều kiện nuôi, theo dõi 8 cặp cá thể cho thấy chu kỳ sinh sản đợc chia thành các giai đoạn nh sau: - Giai đoạn chuẩn bị sinh sản. Giai đoạn này đợc xác định từ lúc Nhông cát chui ra khỏi hang thực hiện hoạt động mùa (ở cá thể đực bắt đầu từ 18/4; cá thể cái bắt đầu từ 27/4) đến thời kỳ tìm kiếm cá thể giao phối (08-10/5). Cá thể đực có tổng thời gian chuẩn bị kéo dài 20 đến 22 ngày, ở cá thể cái từ 10 đến 13 ngày, do cá thể cái ra hoạt động muộn hơn so với cá thể đực (bảng 1). Giai đoạn này các cá thể chủ yếu thực hiện các hoạt động sự sởi nắng, dinh dỡng chuẩn bị cho quá trình sinh sản, cuối giai đoạn này các cá thể có màu sáng, các chấm ô val trên lng, cổ, hông chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ thẫm. Bảng 1: Các giai đoạn trong chu kỳ sinh sản của nhông cát trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008 Cá thể đực Cá thể cái Các giai đoạn hoạt động sinh sản Ngày bắt đầu Số ngày của giai đoạn Số cá thể quan sát Ngày bắt đầu Số ngày của giai đoạn Số cá thể quan sát Chuẩn bị sinh sản 18- 20/4 20-22 8 27- 29/4 10-12 8 Tìm kiếm cá thể giao phối 8-10/5 2-4 4 8-10/5 2-4 3 Giao phối 9-10/5 2-4 5 9-10/5 2-4 5 Mang trứng - - - 9-13/5 5-20 5 Đẻ trứng - - - 15/5 1 5 trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 77 - Giai đoạn tìm kiếm cá thể giao phối: Thời kỳ này các cá thể đực ăn ít và di chuyển theo các cá thể cái. - Giai đoạn giao phối: Nhông cát chui ra khoải hang hoạt động từ 7h sáng, sau 1-2h sởi nắng cá thể đực bắt đầu thực hiện quá trình giao phối với cá thể cái, theo dõi 5 lần giao phối nhận thấy quá trình này đợc chia thành 3 giai đoạn nhỏ: giao hoan sinh dục: 25-60 phút; giao phối 5-12 phút; sau giao phối: 1-5 phút. - Giai đoạn mang trứng: thời kỳ này kéo dài 5-20 ngày, cá thể cái tích trữ dinh dỡng chuẩn bị cho thời kỳ đẻ trứng. - Giai đoạn đẻ trứng: quan sát 5 cá thể trong quá trình đẻ trứng nhận thấy: thời gian đẻ trứng từ 4h đến 7h sáng, địa điểm đẻ trứng trong hang hoặc trên mặt cát. Hình 3: Trứng nhông cát đẻ tại chuồng nuôi số II, ngày 16/5/2008 Hình 4: Đo kích thớc trứng Nhông cát tại các chuồng nuôi ở Vinh 3.2. Lứa đẻ và đặc điểm trứng - Lứa đẻ và số trứng trong mối lứa: Theo dõi sự sinh sản của 8 cặp cá thể nhông cát trởng thành trong mùa sinh sản nhận thấy: Có 6 cá thể đẻ 1 lứa/năm (chiếm 77,8%); 2 cá thể đẻ 2 lứa/năm (chiếm 22,2%). Số trứng trong mỗi lứa đẻ từ 4 quả (20%) đến 6 quả (10%) và nhiều nhất là 5 quả/lứa (70%) Bảng 2: Số lứa đẻ, số trứng và đặc điểm trứng của Nhông cát trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008 Đặc điểm trứng Chuồng nuôi số Ngày đẻ trứng Nhiệt độ Độ ẩm (%) Số trứng Dài (cm) Rộng (cm) P (g) Ghi chú I 15/5 27,9 88 5 2,20 (2,12- 2,38) 2,16 (2,16- 2,16) 1,5 (1,5-1,5) II 16/5 28,0 88 4 2,35 (2,28- 2,63) 1,31 (1,30- 1,32) 1,8 (1,5-2,4) III 17/5 28,0 85 5 2,43 (2,42- 2,51) 1,26 (1,21- 1,27) 1,5 (1,5-1,5) C. T. Trung, Đ. T. Hiền, V. T. Gần Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản , TR. 75-79 78 IV 21/5 28,5 85 5 2,51 (2,40- 2,58) 1,28 (1,23-130) 1,7 (1,5-2,0) V 26/5 29,0 83 5 2,46 (2,40- 2,53) 1,52 (1,31-168) 1,5 (1,5-1,5) VI 28/5 28,5 86 6 2,26 (2,10- 2,48) 1,32 (1,25- 1,42) 1,6 (1,5-1,7) VII 1/6 29,5 84 5 2,25 (2,20- 2,45) 1,39 (1,28- 1,60) 1,8 (1,5-2,0) VIII 3/6 29,0 84 5 2,38 (2,25- 2,60) 1,51 (1,42- 1,73) 1,6 (1,5-1,8) I 18/6 29,6 85 4 2,15 (2,10- 2,50) 1,48 (1,33- 1,57) 1,6 (1,5-1,7) * III 21/6 29,5 85 5 2,17 (2,15- 2,38) 1,33 (1,26- 1,47) 1,6 (1,5-1,8) * Ghi chú: *: Lứa đẻ thứ 2 ở chuồng nuôi I và III. - Đặc điểm trứng: Trứng nhông cát đẻ ra có màu hồng hoặc trắng, có hình elíp. Trứng có chiều dài 2,15cm đến 2,51cm; chiều rộng 1,26 đến 2,16cm; trọng lợng 1,5 - 1,8g (bảng 2). IV. Kết luận - Chu kỳ sinh sản của nhông cát trong điều kiện nuôi tại Vinh đợc chia thành các giai đoạn: chuẩn bị sinh sản: 20-22 ngày ở cá thể đực, 10-12 ngày ở cá thể cái; giai đoạn tìm kiếm cá thể giao phối 2-4 ngày; giai đoạn giao phối 2-4 ngày; giai đoạn mang trứng ở cá thể cái 5-20 ngày; giai đoạn đẻ trứng 1 ngày. - Nhông cát đẻ 1-2 lứa/năm, 4-6 trứng trong mối lứa đẻ. Nhông cát đẻ trong các hang ở của chúng. - Trứng nhông cát hình elip, màu hồng hoặc màu trắng, có chiều dài 2,15cm đến 2,51cm; chiều rộng 1,26 đến 2,16cm; trọng lợng 1,5 đến 1,8g. Tài liệu tham khảo [1] Andrewartha, Introduction to the study of animal populations, Chapman lane - London, 1970. [2] Ngô Đắc Chứng, Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái Nhông cát - Leiolepis belliana (Gray, 1827) ở đồng bằng và vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế, Luận án PTS Sinh học, 1991. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 79 [3] Trần Kiên và cộng sự, Khởi thảo các biện pháp nuôi rắn hổ mang và cơ sở sinh vật học, Đề tài cấp Nhà nớc (1980-1985) thuộc chơng trình sinh học phục vụ nông nghiệp, Mã số 48.01.06, UBKH NN Hà Nội. [4] Trần Kiên, Ngô Thái Lan, Sự sinh sản của Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus (Dumeril and Bibron, 1836) trong điều kiện nuôi, Tạp chí Sinh học 24 (2a), 2002, 104 116. [5] Trần Kiên và cộng sự, Báo cáo nghiệm thu kết quả thực hiện ba năm 2001 - 2003. Đề tài nghiên cứu cơ bản, Mã số 620610. Nghiên cứu sinh thái học ếch nhái bò sát Việt Nam làm cơ sở cho việc bảo vệ, thuần hoá và chăn nuôi, Chơng trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2003. [6] Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Trần Kiên, Một số đặc điểm hình thái, sinh thái quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở Nghệ An, Tạp chí Sinh học 23 (3c), 2000, tr. 3 - 9. [7] Satrawaha R., Some ecological Aspects of an Agamid Lizard, leiolepis belliana rubritaeniata (Mertens), Wildlife ecology in Southeast Asia, Biotrop Spec, 1984, Publ. No. 27, 77 - 85. [8] Cao Tiến Trung, Hoàng Xuân Quang, Lê Văn Dỵ, Trần Kiên. Cấu trúc và biến động số lợng quần thể Nhông Cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, Tạp chí Sinh học 24 (b), 2002, 24-30. [9] Ziegler T., A Vietnamese trapping technique for capturing butterfly lizards (Leiolepis), Journal of herpetology, 1999, 30, 153- 154. [10] Ziegler T., Herpetology of North Midle of Vietnam, Museum of Alexander Koegnig, 2001. Summary The breeding features of butterfly lizards Leiolepis reevesii (Gray, 1831) in captive condition in Vinh City, 2008 The observation on breeding of 16 individuals (8 male; 8 female) in captive condition in Vinh city, 2008: - Breeding cycle of butterfly lizard Leiolepis reevesii can be devided as staging: prepaire for breeding: 20-22 days in male; 10-12 days in female; looking for mating 2-4 days; mating 2-4 days; pregnant 5-20 days and breeding 1 day. - Butterfly lizard laid 1-2 period per year, the rate of one period were 77,8%; two period were 22,2%. - Mesurements of eggs show that the eggs form elip; 2,15 to 2,51cm length; 1,26 to 2,16cm width and 1,5 to 1,8g weight. (a) Khoa Sinh học, Trờng Đại học Vinh (b) 46A Sinh học, Trờng Đại học Vinh (c) 45E sinh học, Trờng Đại học Vinh. . Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008" . nhốt, bài báo này dẫn ra các đặc điểm sinh sản của Nhông cát trong điều kiện nuôi tại Vinh năm 2008. Sự sinh sản của Nhông cát hay tiềm năng sinh học của loài này là khả năng gia tăng về mặt. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 75 Dẫn liệu về đặc điểm sinh sản của Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) trong điều kiện nuôi tại Vinh, 2008 Cao Tiến Trung

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan