1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuỗi giá trị thực trạng và giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh đồng nai

43 671 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 650,26 KB

Nội dung

1 PHẦN MỞ ĐẦU Phần này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu cần đạt được trong vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu ý nghĩa do kết quả nghiên cứu mang lại. 1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay đang sôi động trong một xu thế tất yếu là toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Sau hơn ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, nước ta đã có một diện mạo mới đặc biệt là nền kinh tế. Chúng ta đã có một nền kinh tế với sự phát triển tương đối ổn định, tốc phát triển cao - đây là tiền đề quan trọng đưa chúng ta tiến những bước tiến vững chắc vào hội nhập nền kinh tế thế giới. Muốn hội nhập có hiệu quả chúng ta phải trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó chúng ta đã xây dựng thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế trong đó không thể không nhắc đến vai trò của chương trình mía đường trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn đến năm 2020. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan, ngành công nghiệp mía đường của nước ta mới chỉ đạt được những thành tựu còn nhỏ bé so với tiềm năng, còn bộc lộ những mặt hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những nhân tố chủ quan của ngành mía đường Việt Nam nói chung ngành mía đường tỉnh Đồng Nai nói riêng, việc nghiên cứu “Chuỗi giá trị: Thực trạng giải pháp chiến lƣợc cho ngành mía đƣờng tỉnh Đồng Nai” là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy được những cơ hội, những thách thức, để từ đó các cơ quan hữu quan chủ động đưa ra những giải pháp thiết thực để phát huy lợi thế, khắc phục 2 những yếu kém còn tồn tại góp phần đưa ngành mía đường Việt Nam nói chung ngành mía đường tỉnh Đồng Nai nói riêng có những bước tiến vững chắc trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị mía đường các vấn đề có liên quan nhằm giúp các nhà quản lý, nhà tạo lập chính sách có thêm cơ sở để hoạch định thiết kế những chính sách phù hợp hơn nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất tiêu thụ mía đường cũng như nâng cao việc liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. - Thời gian nghiên cứu: từ 12/2011 đến 4/2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Dùng lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky Morris (2000), chuỗi giá trị của Recklies (2001) phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của Eschborn GTZ (2007) M4P (tiếp cận thị trường tốt hơn cho người nghèo) để nghiên cứu phân tích, cùng với dữ liệu thứ cấp phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mía đường. - Dùng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh để đánh giá chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. - Phân tích các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, phân tích ma trận SWOT, từ việc phân tích này làm cơ sở đề xuất một giải pháp mang 3 tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. 5. Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu giúp: - Hệ thống hoá các cơ sở lý luận chung về chuỗi giá trị. - Tìm hiểu những mặt tồn tại của chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa chuỗi giá trị. - Làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp mía đường, đề xuất với UBND tỉnh Đồng Nai cần có các chế độ chính sách cho các doanh nghiệp mía - đường, hỗ trợ quy hoạch phát triển vùng mía, cũng như các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp míađường phát triển. 6. Kết cấu nội dung Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị. Nội dung của nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ cở lý luận chung về chuỗi giá trị Chương 2: Thực trạng về chuỗi giá trị ngành mía đường tỉnh Đồng Nai Chương 3: Một số giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh Đồng Nai. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ 1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị [1], [2] Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói đến hàng loạt hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky Morris 2001, trang 4). Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn bộ chuỗi. Khái niệm về chuỗi giá trị có thể được giải thích theo nghĩa hẹp nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm thiết kế quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi, … Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phần cuối cùng. Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người vận chuyển, người chế biến, người cung cấp dịch vụ, …) để biến một nguyên vật liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu thô chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, …. 5 Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động chỉ do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi, từ khâu nguyên liệu thô cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong phần nghiên cứu này, cụm từ chuỗi giá trị sẽ chỉ được dùng để chỉ định nghĩa rộng này. Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức điều phối, các chiến lược quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Những vấn đề này những vấn đề có liên liên quan khác được thảo luận trong các phần tiếp theo. 1.2. Các cách tiếp cận về chuỗi giá trị [3] Theo sự phân loại về khái niệm đã trình bày ở mục 1.1, hiện nay có ba luồng nghiên cứu chính liên quan đến chuỗi giá trị: (i): Phương pháp Filière (ii): Khung khái niệm do Porter lập ra (1985). (iii): Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994, 1999, 2003) Gereffi & Korzeniewicz (1994) 1.2.1 Phương pháp Filière Phương pháp Filière (Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy truyển thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu tiêu dùng cuối cùng. Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa xác 6 định những người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi (Filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị được trình bày trong mục 1.1. 1.2.2 Khung phân tích của Porter Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình nghiên cứu của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất ra một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)? Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng, các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ liên quan đến quy trình sản 7 xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi dịch vị hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu phát triển, … Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản trị điều hành. Ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống nước ngoài. Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường cũng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả giống ngoại chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này. Nguồn:[1] Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm hệ thống giá trị. Ý chính là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là hệ thống giá 8 trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các doanh nghiệp tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, bắt đầu từ khâu nguyên liệu thô đến phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp giống với khái niệm chuỗi giá trị theo nghĩa rộng đã được đề cập trong mục 1.1. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp nhà quản lý, điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược. Nguồn:[1] Hình 1.2: Hệ thống giá trị 1.2.3 Phương pháp tiếp cận toàn cầu Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Các tác giả này dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu. Kaplinsky Morris (2001) lập luận rằng, phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình tăng thu nhập giữa các nước tăng lên. Việc phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các doanh nghiệp, vùng quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Cách phân tích lồng ghép này sẽ xác định ở mức độ rộng hơn các kết quả phân phối của hệ thống sản xuất toàn cầu năng suất mà các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao hoạt động do đó tự đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững. 9 Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu bán lẻ, trong đó tri thức quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận vào mạng lưới này. 1.3. Công cụ phân tích chuỗi giá trị [1] 1.3.1. Lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương án để lựa chọn một số nhất định chuỗi giá trị để phân tích. Việc phân tích chuỗi giá trị bắt đầu bằng việc lựa chọn một chuỗi giá trị. Quyết định chọn chuỗi giá trị nào để phân tích là phụ thuộc vào các tiêu chí áp dụng. Tất cả các tiêu chí đã lựa chọn không thể được coi là có tầm quan trọng ngang nhau khi quyết định chọn chuỗi giá trị để phân tích. Một số tiêu chí sẽ được coi là rất quan trọng trong quá trình quyết định do đó cần có ảnh hưởng lớn hơn đến việc sắp xếp thứ tự các chuỗi giá trị. Cách để làm được việc này là thông qua một hệ thống định lượng mức độ quan trọng, trong đó các tiêu chí khác nhau được gán cho các giá trị khác nhau bằng số để sử dụng trong quá trình xếp loại. Các trọng số khác nhau phản ánh mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chí. Một khi các tiêu chí chọn chuỗi giá trị để phân tích đã được xác định xếp theo mức độ quan trọng, bước tiếp theo là xác định danh sách tất cả các chuỗi giá trị/sản phẩm/hàng hóa tiềm năng có thể cân nhắc xem xét. Một khi đã xác định xong các tiêu chí mức độ quan trọng cũng như các chuỗi giá trị có tiềm năng, bước tiếp theo là lập một ma trận gồm các tiêu chí các chuỗi giá trị. 10 1.3.2. Lập sơ đồ chuỗi giá trị Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho những gì ta nhìn thấy dễ hiểu hơn. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính sau: - Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân các quy trình trong một chuỗi. - Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân quy trình trong chuỗi giá trị. - Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị. Câu hỏi đầu tiên cần nêu khi phân tích chuỗi giá trị: Có những quy trình khác nhau nào trong chuỗi giá trị hay không? Khi quy trình đã được lập, chúng ta có thể chuyển sang nhưng thành phần tham gia trong chuỗi giá trị đó. Câu hỏi chính thứ hai là: những ai tham gia vào quy trình này thực tế họ làm gì? 1.3.3. Chi phí lợi nhuận Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp theo. Một trong số đó là chi phí lợi nhuận, hay nói đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được. Biết các chi phí lợi nhuận của những người tham gia một chuỗi giá trị cho phép nhà nghiên cứu: Xác định các chi phí hoạt động đầu tư đang được phân chia giữa người người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu thành quả đã được phân phối hài hòa cho những người tham gia trong chuỗi giá trị hay chưa. 1.3.4. Phân tích công nghệ Mục tiêu của việc phân tích công nghệ là: . chuỗi giá trị Chương 2: Thực trạng về chuỗi giá trị ngành mía đường tỉnh Đồng Nai Chương 3: Một số giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh Đồng Nai. . ngành mía đường Việt Nam nói chung và ngành mía đường tỉnh Đồng Nai nói riêng, việc nghiên cứu Chuỗi giá trị: Thực trạng và giải pháp chiến lƣợc cho ngành

Ngày đăng: 18/12/2013, 09:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter - Chuỗi giá trị thực trạng và giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh đồng nai
Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter (Trang 7)
1.4. Ma trận SWOT trong việc hình thành chiến lƣợc - Chuỗi giá trị thực trạng và giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh đồng nai
1.4. Ma trận SWOT trong việc hình thành chiến lƣợc (Trang 12)
Bảng 1.2 Ma trận SWOT - Chuỗi giá trị thực trạng và giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh đồng nai
Bảng 1.2 Ma trận SWOT (Trang 13)
Bảng 2.1: Bảng đối sánh sản xuất đƣờng giữa Việt Nam và thế giới. Việt Nam  - Chuỗi giá trị thực trạng và giải pháp chiến lược cho ngành mía đường tỉnh đồng nai
Bảng 2.1 Bảng đối sánh sản xuất đƣờng giữa Việt Nam và thế giới. Việt Nam (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w