thường nếu muốn có nguyên liệu ổn định. Cần chỉ định các tổ chức độc lập xác định chữ đường tại thời điểm giao dịch thương mại. - Cơ chế phân chia giữa người trồng mía và nhà máy, tính toán phân
chia lợi nhuận hợp lý với người sản xuất nguyên liệu.
- Chủ động đổi mới, hiện đại hóa quy trình công nghệ chế biến đường.
3.2.4 Giải pháp 4: Xây dựng chương trình khoa học cho ngành mía đường đường
- Để có một vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy đường thì các nhà máy phải hướng dẫn về khoa học và đầu tư phát triển các giống mía mới chất lượng cao cho nông dân để sau vụ có thể thu hoạch cho ra năng suất từ 70 – 80 tấn mía/ha, giá cả hợp lý tạo thu nhập cao cho người trồng mía, từ đó tạo lòng tin cho họ thiết tha với cây mía.
- Nghiên cứu cơ giới hóa trồng trọt và thu hoạch.
- Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm: Ngoài sản phẩm đường, bánh kẹo, còn có thể cấp năng lượng (điện, nhiên liệu sinh học), ván nhân tạo, như Philippines, Australia, Brazil…
Kết luận chương 3:
Trong chương 1, tác giả đã tổng quan cơ sở lý thuyết, chương 2 phân tích thực trạng ngành mía đường Việt Nam nói chung và ngành mía đường tỉnh Đồng Nai nói riêng, từ những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thông qua ma trận SWOT đã hình thành nên các chiến lược điển hình ở chương 3. Chương 3 đã cung cấp những giải pháp mang tính chiến lược cho ngành mía đường tỉnh Đồng Nai nhằm khắc phục những mặt hạn chế còn đang tồn tại, phát huy những điểm mạnh để tận dụng những cơ hội của ngành, từ đó giúp các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành mía đường tỉnh Đồng Nai phát triển hài hòa, nâng cao giá trị toàn bộ chuỗi. Có như thế mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của cây mía so với các cây trồng khác trong tương lai, góp phần phát triển ổn định và bền vững cho ngành mía đường tỉnh Đồng Nai nói riêng và ngành mía đường Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN
Như vậy, yêu cầu của sản xuất mía đường không những đáp ứng năng lượng thực phẩm cho con người mà còn là sản xuất nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học và các ngành sản xuất khác, cho nên ngành mía đường có nhiều triển vọng trong thời gian sắp tới. Việc cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị chuỗi giá trị ngành đường là một đòi hỏi tất yếu và khách quan giúp ngành mía đường tỉnh Đồng Nai có những bước phát triển ổn định và bền vững. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải giải quyết 3 khó khăn lớn mà ngành mía đường tỉnh Đồng Nai phải làm, đó là bài toán xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo cho các nhà máy đủ nguyên liệu để sản xuất. Bên cạnh vấn đề liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nhà máy và người trồng mía trên cơ sở phân phối lợi nhuận thông qua giá tốt thì người trồng mía sẽ tích cực tham gia áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng mía mới, đầu tư thâm canh và sử dụng các giống mía cao sản để cho ra năng suất, sản lượng và chữ đường cao, có như vậy mới tăng sản lượng. Đồng thời, trong khâu thu mua mía phải được minh bạch giữa nhà máy đối với người bán mía tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau trong việc giám định chữ đường của cây mía.
Nếu giải quyết nghiêm túc các vấn đề trên thì mới khuyến khích được sự kết hợp hài hòa giữa các bên tham gia trong chuỗi, từ đó nâng cao được giá trị của toàn bộ chuỗi giá trị.
Ngoài những nỗ lực của các tác nhân tham gia trong chuỗi, đòi hỏi cần có vai trò trọng tài của chính phủ, cơ quan ban ngành trong việc phối hợp giữa các tác nhân trong chuỗi mía đường, giúp toàn bộ chuỗi phát triển hài hòa và bền vững hơn trong tương lai.
KIẾN NGHỊ
Bên cạnh những giải pháp đề ra, để các giải pháp này đi vào thực thi và phát huy hiệu quả, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hỗ trợ của các đối tượng hữu quan, đặc biệt là vai trò trọng tài của cơ quan ban ngành của Tỉnh và Trung ương trong việc phối hợp hài hòa giữa các mắc xích trong chuỗi giá trị ngành mía đường với nhau. Do đó:
Nhà nước phải đóng vai trò trọng tài, quản lý hợp đồng liên kết giữa người sản xuất và nhà máy.
Liên ngành công - nông nghiệp, cần phải nghiên cứu để có bộ giống riêng phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng.
Hỗ trợ đổi mới, hiện đại hóa quy trình công nghệ chế biến đường, xây dựng chính sách và cơ cấu cây trồng hợp lý cho vùng sản xuất mía tập trung thâm canh bền vững.
Cần có khung cơ chế phát triển điện và nhiện liệu để ngành mía đường phát huy hết năng lực. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần đa dạng hóa sản phẩm và tận dụng tốt năng lực của ngành mía đường.