Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động riêng lẻ cộng lại” .
Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất, chế biến, lưu thông và phân phối hàng hóa. Mỗi khâu đều làm tăng thêm giá trị sản phẩm và liên kết với nhau tạo thành chuỗi giá trị.
Ðối với ngành sản xuất chế biến mía đường, chuỗi giá trị là sự tương tác, liên kết kinh tế giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ – Giữa người nông dân trồng mía, doanh nghiệp sản xuất chế biến, phân phối tiêu thụ sản phẩm đường từ mía và các tác nhân liên quan khác tham gia vào quá trình làm gia tăng giá trị của cây mía, của sản phẩm đường qua từng khâu của quá trình nói trên.
Nguồn:[5]
Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị ngành mía đƣờng tỉnh Đồng Nai
Không như những nông sản khác, mía khi thu hoạch chỉ là một sản phẩm trung gian, ở nông hộ tự thân mía không thể gia tăng giá trị mà phải trãi qua quá trình vận chuyển, chế biến (thành đường và các sản phẩm khác), dự trữ, tiếp thị…đến người tiêu dùng để tăng thêm giá trị. Vì thế, ngành hàng mía đường là một ngành có sự tương tác, kết hợp rất mật thiết và hài hòa giữa ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp/dịch vụ như một chuỗi giá trị và giá trị tăng thêm theo từng tác nhân của chuỗi. (Hồ Cao Việt, 2010).
Công nghiệp mía đường ở Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng, có đặc thù là: đất canh tác mía chủ yếu do nông dân cá thể sở hữu, rất ít Hợp Tác Xã. Nông dân trồng mía, nhà máy & công ty đảm nhiệm khâu vận chuyển, chế biến đường, dự trữ, tiếp thị và xuất khẩu.
Thành quả của một tác nhân riêng lẻ trong nền công nghiệp mía đường không thể mang lại lợi nhuận cho toàn ngành hàng và thực tế đã gây thiệt hại không nhỏ đến các tác nhân khác.