trong nhiều thập kỷ qua là mỗi tác nhân tham gia đều muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho riêng mình. Thiếu hẳn sự quản lý đồng bộ, sự phối hợp & phân phối lợi nhuận công bằng giữa các tác nhân.
2.3.2 Đặc điểm các mắc xích của chuỗi giá trị ngành mía đường tỉnh Đồng Nai tỉnh Đồng Nai
Mía là cây trồng công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Về mặt kinh tế, trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kỳ mía chín già, người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường.
Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural, là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.
Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 96.
Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, năng suất mía thấp, bình quân đạt gần 60 tấn/ha.
Diện tích trồng, sản lượng mía bình quân/niên vụ/hộ quá thấp, thời gian sinh trưởng dài, lại bị cạnh tranh quyết liệt bởi các cây trồng khác (cao su, cafe, xoài…), còn nông dân thì không mặn mà với cây mía, nguyên nhân do, một là Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía, tuy các nhà máy có ký kết hợp đồng hẳn, hai là cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý, trong đó nông dân bị thiệt nhiều nhất, Nhà nước chỉ khuyến cáo mua một tấn mía với giá bằng 60 kg đường, không áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại luôn lên xuống thất thường, do đó nông dân chưa yên tâm sản xuất vì lợi ích không rõ ràng và không được đảm bảo. Vì vậy dẫn đến việc diện tích mía tăng chậm, thậm chí 3 niên vụ gần đây có xu hướng giảm sút nghiêm trọng.
Mặc dù trong thời gian quan hai nhà máy đường ở tỉnh Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người trồng mía, đồng thời nghiên cứu nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết.
Những phần tử tham gia chuỗi giá trị chỉ tập trung tối đa hóa khâu (mắc xích) của mình mà chưa quan tâm đến các khâu (mắc xích) khác, điều đó làm cho hiệu quả chung của chuỗi giá trị chưa đạt như mong muốn.
Trong mục 2.2.1 đã cho thấy, diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xứng yêu cầu sản xuất công nghiệp.
Việc quy hoạch, phân chia vùng nguyên liệu hiện nay chưa hợp lý: nhà máy chế biến nằm ở khá xa vùng nguyên liệu, điều đó dẫn tới chi phí tăng cao, làm giảm chữ đường.
Năng suất mía thấp, mức độ đổi giống mía mới còn chậm, đa số vẫn giữ giống mía cũ, chưa có bộ giống riêng cho từng khu vực thổ nhưỡng.
Công nghệ lạc hậu, hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp: Hiện chỉ ở mức 80%, chỉ số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Australia (92%).
2 nhà máy đường tỉnh Đồng Nai có quy mô nhỏ, công suất thấp: nhỏ hơn 2.500 TMN/nhà máy. Theo các chuyên gia, thì với quy mô như vậy thì chi phí sản xuất đường của Việt Nam sẽ luôn cao hơn khoảng 40 - 50% so với các nước khác trong khu vực làm cho giá thành đường cao.
Thiếu vốn đầu tư dài hạn.
Tỷ lệ phân chia lợi nhuận trên chuỗi giá trị chưa rõ ràng, thiếu cơ sở.
Việc giám sát kiểm tra chữ đường chưa được thực hiện, việc kiểm tra chữ đường do nhà máy thực hiện, do vậy chưa có tính khách quan làm cho người dân chưa an tâm.
Khả năng tiếp thị còn hạn chế.
Đa dạng hóa sản phẩm của 2 nhà máy đường này cũng còn nhiều hạn chế, mức độ đa dạng hóa thấp, chưa tương xứng với tìm lực phát triển.