1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm

66 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống, dân tộc nào cũng va chạm với những cặp đối lập "đực - cái", "nóng - lạnh", "cao - thấp" .Nếu người du mục, với cuộc sống di chuyển, họ cần người nhanh khỏe thì người nông nghiệp với cuộc sống định canh định cư luôn quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người vì nghề nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao do đó cần rất nhiều sức người với quan niệm đông tay hơn hay làm. Xa xưa, khi sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế thì con người đặt niềm tin và ước vọng thờ phụng vào bất cứ người, vật hay sự việc, hiện tượng nào mà họ coi là có linh thiêng trong đó. Vì vậy, hệ thống tín ngưỡng của con người thuở sơ khai thật đa dạng, hỗn tạp. Một trong số những tín ngưỡng quan trọng và có ý nghĩa nhất, tồn tại lâu dài và bền vững trong tiềm thức cũng như đời sống con người trong quá khứ và hiện tại là tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi phát triển đối với mùa màng, con người và vạn vật xung quanh. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ trong lòng một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời. Nền văn hóa ấy sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người bởi việc duy trì và phát triển là một nhu cầu thiết yếu. Người ta cần mùa màng tươi tốt để duy trì cuộc sống và con người phải sinh sôi nẩy nở để tồn tại phát triển, từ đó phát sinh cái gọi là tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: Dạng thứ nhất là thờ "sinh thực khí" (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) =>"công cụ sinh sản nảy nở" hay chính là thờ các cơ quan sinh dục nam (linga) và cơ quan sinh dục nữ (yoni); dạng thứ hai là thờ hành vi giao phối . Qua các nghi lễ, các hình thức thờ cúng, người xưa thể hiện lòng tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người qua đó có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Do vậy tín ngưỡng phồn thực với vô số các nghi thức thờ cúng đã phát triển hết sức phong phú, đa dạng. 1 Người Chăm cũng là cư dân nông nghiệp lúa nước nên rất coi trọng tín ngưỡng phồn thực. Hình thức tín ngưỡng phồn thực của người Chăm cũng như người Việt đều dựa trên quan niệm âm dương lưỡng hợp rất rõ nét. Đối với cư dân Chăm ước vọng về sự sinh sôi nảy nở được phát triển thành một tinh thần phồn thực thể hiện khắp các mặt trong đời sống như phong tục tập quán, lễ hội…Đằng sau những hình thức lễ hội hết sức phong phú và đa dạng của tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là một hệ thống quan niệm về vũ trụ, về thế giới thần linh và con người, một triết lý sống của cư dân nông nghiệp. Mặc dù, việc bóc tách để nhìn thấy được những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là một việc làm khó khăn đối với bản thân một sinh viên. Tuy nhiên, việc làm này cũng mang lại rất nhiều điều thú vị và bổ ích giúp bản thân có thêm tri thức phục vụ cho công việc giảng dạy về sau. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người Chăm" làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tín ngưỡng phồn thực là một đề tài được rất nhiều tác giả nghiên cứu như: - GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm với công trình: “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh (1996/2004) và “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, Nxb Giáo dục (1999). Đây là hai công trình chứa đựng đầy tâm huyết của tác giả về văn hoá của Việt Nam trong đó có tín ngưỡngtín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam nói chung. - GS.TS.Ngô Đức Thịnh với công trình: “Tín ngưỡng, văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội (2001). Đây là công trình nghiên cứu sâu về các hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có viết về tín ngưỡng phồn thực - Tác giả Phan Quốc Anh với công trình “ Những nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahêir ở Ninh Thuân” do Nxb Văn hóa dân tộc,(2006). Công 2 trình này chỉ nhắc đến biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong nghi lễ tang ma, hôn nhân, sinh để chứ không nghiên cứu sâu. - Tập thể tác giả gồm PGS.TS.Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp trong công trình “Người Chăm ở Thuận Hải” và công trình “Văn hóa Chăm” do Nxb Văn hoá dân tộc và Sở Văn hoá-Thông tin Thuận Hải xuất bản cũng có nhắc đến tín nguỡng dân gian của người Chăm trong đó có tín ngưỡng phồn thực nhưng chỉ nêu lên một số biểu hiện mà thôi. - Nhà nghiên cứu Văn Món-Sakaya Bài viết “Tín ngưỡng phồn thực” được trích trong “Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chăm” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5 năm 2007. Trong bài viết này tác giả đã cho thấy những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực Chăm trong các lễ hội truyền thống, trang phục, đền tháp. Mỗi lĩnh vực có mỗi biểu hiện riêng nhưng tác giả tập trung đi sâu vào lễ hội Rija Nưgar. Qua đó cho thấy được tác giả đã phần nào nhắc đến biểu hiện của tín ngưỡng này trong đời sống vật chất và tinh thần nhưng còn hạn chế. - Nguyễn Văn Hậu trong bài viết “Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở Việt Nam và Đông Nam Á” đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9, 1999 đã nêu lên một số biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực nhưng chỉ trong lễ hội và mang tính khái quát ở Việt Nam và Đông Nam Á chứ chưa đi sâu về hình thức tín ngưỡng này. - Tác giả Vũ Anh Tú có bài viết “Tín ngưỡng phồn thực Việt Nam trong dòng chảy văn hóa Đông Nam Á qua các lễ hội nông nghiệp” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 9 năm 2008. Trong bài viết này tác giả đã cho thấy được nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng phồn thực gắn liền với nông nghiệp đồng thời nhấn mạnh vị trí, vai trò của hình thức tín ngưỡng này trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Đông Nam Á nói chung. - Nguyễn Thị Nhung với bài viết “Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận” đăng trên Diễn đàn văn hoá học vào 3 ngày 31 tháng 3 năm 2008. Tác giả đã lập đề cương sơ bộ nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm dưới góc độ văn hoá học, nghiên cứu những biểu hiện củatrong đời sống gia đình, nông nghiệp, lễ hội. Đề cương đã phần nào khái quát những biểu hiện chung của hình thức tín ngưỡng này trong đời sống của người Chăm. Tác giả đánh giá cao những đóng góp và thành quả đạt được trong các công trình khoa học đã được công bố trên. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy những vấn đề được đề cập trong các công trình trên cần được tiếp tục nghiên cứu, đặt biệt ở phương diện tư tưởng triết học. Để hoàn thành được khóa luận này, tác giả có kế thừa, tiếp thu một số nội dung trong các công trình trên. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người Chăm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích khái niệm tín ngưỡng, nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của tín ngưỡng phồn thực của người Chăm. - Phân tích những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Chăm qua tín ngưỡng phồn thực. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng và tôn giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với sử dụng các phương pháp như: phân tích, so 4 sánh, đối chiếu, tổng hợp, phỏng vấn và một số phương pháp khác. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tín ngưỡng phồn thực của người Chăm. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm có hai chương Chương 1: Tín ngưỡngtín ngưỡng phồn thực của người Chăm. Chương 2: Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm từ góc nhìn của triết học. 5 B. NỘI DUNG Chương 1 TÍN NGƯỠNGTÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN 1.1. Khái niệm tín ngưỡng 1.1.1. Một số quan điểm ngoài mác xít về tín ngưỡng Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tín ngưỡng khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Do đó cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên các cách hiểu tín ngưỡng cũng khác nhau và để đưa ra một cách hiểu khoa học có thể khái quát được những nét đặc trưng nhất của tín ngưỡng, cần điểm qua một số quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu trên thế giới. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về tín ngưỡng Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như Pla tôn, Hêghen .đều xuất phát từ thực thể tinh thần như "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối" để lý giải các hiện tượng lịch sử trong đó có tín ngưỡng. Nhìn chung, họ đều cho rằng, lịch sử xã hội là lịch sử biến đổi của tinh thần, ý thức. Tín ngưỡng, tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại vĩnh hằng là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. Như vậy, lấy "tinh thần" hoặc "ý thức" để thay thế con người hiện thực, con người xã hội, chủ nghĩa duy tâm tư biện đã thần bí hóa hiện tượng tín ngưỡng, không thấy được mối quan hệ giữa con người với thế giới hiện thực, không thấy được mặt xã hội của tín ngưỡng. Ôttô và một số nhà triết học duy tâm chủ quan cho tín ngưỡng là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang tính nội sinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan. Quan điểm thần học về tín ngưỡng 6 Các nhà thần học như Tô mát Đa canh, Phôntilích, Klêmachơ, J.Oát, Etôrôtcho,vv .xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng, cái huyền bí ở đó chứa ẩn sức mạnh siêu nhiên có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào cái thiêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào thượng đế. Như vậy, niềm tin vào cái "tối thượng" là tiêu chí quyết định của tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng được xem như niềm tin tôn giáo. Một số nhà tôn giáo đương đại cho rằng: "tín ngưỡng không phải là một thứ thế giới quan tư biện, cũng không chỉ là tin và niềm tin, nó là một thứ thái độ sinh tồn, một thứ tự lý giải" (1) Quan điểm thuần túy xã hội học về tín ngưỡng Các nhà xã hội học tư sản như Spenser, Durkheim, M.Weber từ giác độ xã hội học đã có những cái nhìn mới về tín ngưỡng, tôn giáo. Spenser,Durkheim coi xã hội như là một hiện thực siêu hình được nuôi dưỡng bằng một ý thức tập thể. Mà ý thức tập thể được tạo bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên. Niềm tin và ý thức tôn giáo chính là xạ ảnh của đời sống xã hội. Trong xã hội, các thành viên của một tập thể có một tín ngưỡng chung. Tín ngưỡng là một yếu tố tạo nên sự cố kết và thống nhất của tập thể, của nhóm xã hội. Đó là niềm tin vào cái thế tục và cái thiêng liêng. Cái thế tục và cái thiêng liêng là tính chất chung của mọi tín ngưỡng, tôn giáo. Durkheim cho rằng, tín ngưỡngnhững trạng thái tư tưởng, nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông qua các nghi lễ thờ cúng. Theo ông, tín ngưỡng "tô tem" của người nguyên thủy vừa là biểu tượng của thần linh (cái thiêng) vừa là biểu tượng của cộng đồng xã hội (cái thế lực) là tín ngưỡng phổ biến trong xã hội nguyên thủy. M.Weber xem tín ngưỡng, tôn giáo như là cách nhìn của con người về thế giới, là thái độ ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội, đặc biệt là thái độ đối với kinh tế. Tín ngưỡng, tôn giáo trong một kiểu, dạng cụ thể như "một dạng đặc biệt của hoạt động trong cộng đồng" gắn với "các thế (1) Thông tin khoa học xã hội chuyên đề: Tôn giáo và đời sống hiện đại, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1977, t.2, tr.12-13. 7 lực siêu nhiên". Thông qua các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể ông đã thấy sự tác động đáng kể của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm phiến diện khác về tín ngưỡng Freud tiếp cận tín ngưỡng bằng phương pháp phân tâm học. Ông cho rằng, tín ngưỡng là sản phẩm của vô thức, là "sự thăng hoa", "niềm hân hoan" của người nguyên thủy trong tục "ăn thịt vật tổ", "bữa tiệc vật tổ", một lễ hội mà có lẽ trước đó nhân loại chưa hề được biết đến, chính là sự lặp lại, sự tưởng nhớ tới hành động tập thể lớn lao ấy mà vào thời điểm ban đầu chứa đựng biết bao ý nghĩa: đó là tổ chức xã hội, những hạn chế về đạo đức, là tôn giáo. hình thức tôn giáo đầu tiên, theo ông là tín ngưỡng tô tem. Tylor, từ góc độ nhân loại học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là "lòng tin vào những vật linh", các vật ấy là mama hay wakan mang tính siêu nhiên và đều có linh hồn. Ông cho rằng mặt trời và các vì tinh tú, cây cối và sông ngòi, gió và mây trở nên những tạo vật sống động và cũng có cuộc sống như người và sinh vật. Max Muller, từ góc độ ngôn ngữ học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào các vị thần. Thần có nguồn gốc trong các hiện tượng trong tự nhiên. Sự xuất hiện của các vị thần là do "căn bệnh của ngôn ngữ", do sự hỗn độn trong hệ thống danh từ, là sự nhân cách hóa về thần linh. Là hiện tượng biến đổi của ngôn ngữ: nomina - numina, lúc đầu một hiện tượng nào đó chỉ là một cái tên gọi sau trở thành một thần linh. W.Schmidt đi từ góc độ dân tộc học để xem xét tín ngưỡng. Theo ông, tín ngưỡng chẳng qua là hình thức tôn giáo nguyên sơ - tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị chúa vĩ đại và vĩnh hằng, nhân từ và sáng tạo đang ngự trị ở trên trời. Tín ngưỡng là hiện tượng phổ biến có ở giai đoạn đầu của mọi dân tộc. Jablokov, Troibi, Đaosơn, Malinốpxki, trên bình diện văn hóa học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là một yếu tố của văn hóa, là một hiện tượng văn hóa. 8 Trong văn hóa nói chung có văn hóa tôn giáo và nó được cấu thành từ hai yếu tố chính là ý thức tôn giáo và nghi lễ thờ cúng. Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện thực hóa sự tồn tại của con người qua những hoạt động mang ý nghĩa và nội dung tôn giáo được truyền lại cho các thế hệ sau, được họ gìn giữ, tiếp thu. Tóm lại, các cách tiếp cận trên về tín ngưỡng do hạn chế lịch sử và lợi ích giai cấp đã đi đến những kết luận chưa có cơ sở khoa học. Theo quan điểm duy tâm, tín ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảm nhận, tin chứ không lý giải được, hoặc cũng chỉ là hiện tượng tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ở đây các nhà duy tâm, thần học đã sai lầm, vì họ xuất phát từ một thực thể tinh thần, ý thức để lý giải một hiện tượng khác cũng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần là tín ngưỡng, tôn giáo. Quan điểm xã hội học chủ yếu đi sâu phân tích chức năng xã hội học, vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo, song lại phân tích tín ngưỡng, tôn giáo tách rời đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấy được ranh giới các hiện tượng tôn giáo và các hiện tượng phi tôn giáo. Quan điểm nhân loại học, ngôn ngữ học lại chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu đối tượng sùng bái của tín ngưỡng, tôn giáo như thần linh, đấng tối cao .do vậy, chỉ có giá trị và thích hợp với các loại hình tôn giáo nguyên thủy, không thấy được tính phổ biến, tính thích hợp đối với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác. Quan niệm sinh học, tâm lý học đi sâu nghiên cứu sự thể hiện nội tâm, đó là niềm tin, tâm lý tôn giáo, song lại chưa thấy được mặt xã hội của tín ngưỡng, tôn giáo. Quan niệm văn hóa về tín ngưỡng có ưu điểm là làm nổi bậc tính đa dạng, phong phú và phức tạp của tín ngưỡng, song lại có hạn chế là hòa đồng tín ngưỡng vào văn hóa nói chung, không thấy được cái đặc thù của tín ngưỡng là cái thiêng rất được đề cao, do đó không xác định được đối 9 tượng của ngành khoa học mới là tôn giáo học Như vậy để có cách nhìn khách quan, tổng thể và khoa học đối với hiện tượng tín ngưỡng cần phải có phương pháp tiếp cận khoa học, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với hệ thống các quan điểm thực tiễn, lịch sử - cụ thể, hệ thống cấu trúc. 1.1.2. Quan điểm triết học Mac-Lênin về tín ngưỡng. Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tín ngưỡng. C.Mác cho rằng: "Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con ngườitrong sự hiểu biết thực tiễn ấy" (1) . Như vậy, tín ngưỡng về bản chất không phải là sản phẩm của thần thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Là một hiện tượng xã hội, không tách rời xã hội, mang bản chất xã hội, tín ngưỡng cũng là hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của đời sống vật chất. C.Mác cho rằng, cần phải "xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của đời sống ấy" (2) . Ở đây không phải tinh thần, ý thức quyết định đời sống hiện thực mà là ngược lại. Ý thức, trong đó có ý thức tôn giáo, chỉ là ý thức của những cá nhân, cộng đồng người trong xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn, có đặc điểm riêng và ngày càng phân hóa từ thực tiễn vật chất trong quá trình phát triển của lịch sử. Theo tiến trình phát triển của lịch sử, của tiến bộ và văn minh nhân loại, của hoạt động thực tiễn, tính thần bí của tín ngưỡng dần dần được làm rõ. Đó là mối quan hệ giữa tín ngưỡng và hoạt động thực tiễn. Chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ các phạm trù mang tính tư biện như (1) C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.3, tr.12 (2) C.Mác và Ph.Ăngghen: sđd, t.3, tr.37 - 38 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 23:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan An, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, Huỳnh Lứa, Nguyễn Khắc Thuần, Tôn Nữ Quỳnh Trân, Lịch sử Việt Nam, Nxb Trẻ, 2007, tập 3 2. Phan Quốc Anh, Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận,Nxb Văn hoá dân tộc, Viện Văn hoá thông tin, 20062 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận
Nhà XB: Nxb Trẻ
4. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
5. Ngô Văn Doanh, Lễ Hội Rija Nưgar của người Chăm , Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ Hội Rija Nưgar của người Chăm
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
6. Ngô Văn Doanh, Văn hóa cổ Chămpa, Nxb Văn hoá dân tộc, 2002 7. Ngô Văn Doanh, Lễ hội chuyển mùa của người Chăm, Nhà xuất bảnTrẻ, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa cổ Chămpa", Nxb Văn hoá dân tộc, 20027. Ngô Văn Doanh, "Lễ hội chuyển mùa của người Chăm
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
10. Nguyễn Hồng Dương (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Nxb Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
21. Ánh Hồng, Tín ngưõng, phong tục và những kiêng kị dân gian Việt Nam, Nxb Thanh Hoá, Viện Văn hoá dân gian Việt Nam, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưõng, phong tục và những kiêng kị dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thanh Hoá
22. Nguyễn Minh San, Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
23. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
24. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
25. Hoàng Tâm Xuyên, Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Văn hoá dân tộc,1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười tôn giáo lớn trên thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
26. Phan Quốc Anh, Lễ hội Katê, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5, 1999 27. Phan Quốc Anh, Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với vănhóa Chăm Bàlamôn Ninh Thuận, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Katê", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5, 199927. Phan Quốc Anh, "Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn "hóa Chăm Bàlamôn Ninh Thuận
28. Phan Văn Dốp, Những kết quả nghiên cứu bước đầu về người Chăm, Tạp chí Dân tộc học, số 3, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả nghiên cứu bước đầu về người Chăm
29. Ngô Văn Doanh, Đồ cúng trong Rija Nưgar người Chăm- Những lớp văn hóa, Tap chi Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ cúng trong Rija Nưgar người Chăm- Những lớp văn hóa
30. Ngô Văn Doanh, Tháp bà Pô Nagar: từ các Purana Án độ đến những huyền tích dân gian của người Chăm và người Việt, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháp bà Pô Nagar: từ các Purana Án độ đến những huyền tích dân gian của người Chăm và người Việt
31. Nguyễn Văn Hậu, Biểu tượng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội, số 9, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tượng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á
33. Văn Món, Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chăm, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chăm
3. C.Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1, 3, 16, 19, 20, 21 Khác
12. Phạm Văn Đồng, Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 Khác
13. V.I Lênin, toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tập 12, 15, 17, 38, 44, 47 Khác
19. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 25 NQ/TW ngày 12-03-2003, Về công tác tôn giáo tình hình mới Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Một số hình ảnh về lễ hội Rija Nưgar - Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm
t số hình ảnh về lễ hội Rija Nưgar (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w