Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là khát vọng một cuộc sống no đủ,

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm (Trang 43 - 46)

B. NỘI DUNG

2.2.1.Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là khát vọng một cuộc sống no đủ,

sống no đủ, sinh sôi, nảy nở

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Vương quốc Chăm pa, từ cuối thế kỷ thứ II cho đến khi hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Chăm đã tiếp nhận nhiều luồng văn hóa như:Ấn Độ, Ả Rập, Mã Lai, Trung Quốc, Campuchia... Và sau quá trình thu hẹp về phương Nam người Chăm đã tiếp biến và chọn lọc trong hệ thống tôn giáo của các nước Ấn Độ, Mã Lai thành cái riêng của mình bên cạnh tín ngưỡng dân gian như tôn giáo Awal (Hồi giáo Bàni), tôn giáoAhier (Bàlamôn giáo). Họ tin vào thế lực siêu nhiên, tin tưởng vào thần thánh và thừa nhận vạn vật

đều có linh hồn – vạn vật hữu linh, họ nghĩ rằng bên trong những vật thể vô tri như ngọn núi, bờ sông, cây cao bóng cả, hòn đá... đều có linh hồn tồn tại. Thần linh có mặt ở khắp nơi, giám sát mọi hoạt động của con người, có thể làm hại con người nếu bị xúc phạm và ngược lại sẽ được giúp đỡ nếu biết ứng xử tốt đẹp. Chính vì vậy, mà từ thuở xa xưa những cư dân sinh sống trong vùng địa văn hóa này đã biết tôn thờ, dâng tế lễ vật để cầu xinh thần linh phù hộ độ trì, ban cho mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh để cho cuộc sống của họ ấm no hạnh phúc.

Họ đã thờ thần đá, thờ nữ thần phồn thực, đặc biệt là bộ linga – yoni.

Thờ sinh thực khí là hình thức biểu hiện rõ nhất của tín ngưỡng phồn thực, của sự sinh sôi nảy nở. Khi nói đến sinh thực khí con người liên tưởng đến hoạt động của tính dục, đến ước vọng phồn thực. Để giải thích về suy nghĩ đó ta thấy mọi sự giao hợp giữa âm và dương, đực và cái đều bắt nguồn từ sự sinh thực khí. Ở các nước có nền nông nghiệp lúa nước như Đông Nam Á, việc thờ sinh thực khí luôn phổ biến. Khi càng nông nghiệp bao nhiêu việc thờ sinh thực khí càng mạnh bấy nhiêu. Họ nhìn thấy ở đó có một sức mạnh đặc biệt có thể đem lại sự tốt tươi, sinh sôi cho hoa màu, phục vụ cho nông nghiệp. Do đó. họ xem đây như hai vật thiêng cần phải đựợc thờ cúng và thần thánh hóa. Và sinh thực khí được biểu hiện qua linga và yoni, nõ

nường, chày cối. Một số nước trên thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ vì chất dương tính mạnh mẽ nên chỉ thờ linga còn ở người Chăm với tư duy lưỡng hợp, âm dương hài hòa nên linga thường đi liền với yoni. Linga chính là biểu tượng cho cơ quan sinh dục nam, còn yoni biểu hiện cho cơ quan sinh dục nữ. “Sinh” nghĩa là đẻ, “thực” nghĩa là nảy nở còn “khí” là công cụ. Đây là hình thái đơn giản nhất của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền nông nghiệp trên thế giới.

Linga và yoni là tên khoa học dùng để chỉ sinh thực khí được thờ trong các đền tháp đặc biệt của người Chăm. Trong văn hóa Chăm, linga yoni được gắn liền với nhau thành một chỉnh thể thống nhất được thờ hầu hết ở các đền tháp và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó vừa mang chất duơng tính vì ảnh hưởng văn hóa Ấn nhưng lại vừa thể hiện dưới dạng âm dương của văn hóa bản địa chính là biểu tượng của phồn thực Chăm. Theo quan niệm của người Chăm linga yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của vũ trụ thể hiện sự sinh tồn của loài người, thông qua hình tượng cách điệu linga và yoni. Linga yoni của họ được thờ rất nhiều và phổ biến đồng thời nó cũng biểu tượng cho thần Shiva đầy uy lực. Trong văn hóa Ấn Độ chiếc linga ngoài biểu tượng cho sự phồn thực và mang ý nghĩa tính dục linga còn biểu tượng của chiếc cột trụ chống đỡ vũ trụ, của ngọ núi thần thoại Mêru (nơi ngự trị của các thiên thần). Và linga còn biểu tượng cho sự vĩnh cửu và tính thống nhất ở mỗi triều đại vua do đó linga trong các biểu hiện nghệ thuật có Ấn Độ giáo. Vì văn hóa Chăm linga đi liền với Shiva cùng với yếu tố bản địa nên có phần biến đổi và nhẹ hơn. Ngoài ra nó còn thờ cùng với các vị vua, những vị anh hùng có công với đất nước. Ở Ninh Thuận tại tháp Pô Kluang Giarai, thần Shiva và hình mặt vua Pô Kuang Giarai gắn liền với linga đặt trên bệ yoni được xem như mutkhalinga. Không chỉ tháp Pô Kuang Giarai mà tháp Pô Rame cũng vậy. Điều đó cho thấy do ảnh hưởng của tôn giáo vương quyền gắn liền với thần quyền có một sức sống mãnh liệt tồn tại cho đến ngày nay. Linga thường khối trụ

tròn, yoni khối vuông ở giữa có đường rãnh. Chưa có tộc người nào trên đất nước lại có linga và yoni với những đặc điểm riêng và số lượng nhiều, hình dáng đa dạng rất lớn như văn hóa Chăm.

Việc thờ linga yoni ngoài việc mang ý nghĩa thờ thần Shiva mang chất dương tính thì còn có ý nghĩa khác. Đó chính yếu tố mang tính bản địa trọng âm. Vì vậy linga được đặt trên yoni đặc biệt là loại linga một thành phần và hai thành phần thể hiện triết lý âm dương, tư duy lưỡng hợp. Linga mang hình trụ tròn biểu tượng cho dương còn yoni mang hình vuông biểu tượng cho âm. Khi âm dương kết hợp với nhau thì mọi vật sẽ được sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc thể hiện triết lý phồn thực sâu sắc.

Ngoài ra, từ những cơ sở ban đầu về niềm tin và nhận thức trong suốt quá trình tiếp diễn của lịch sử, đã hình thành hệ thống thần linh, hệ thống nghi lễ trong đời sống tinh thần và phần lớn còn tồn tại đến ngày nay như lễ Rija Nưgar, lễ cầu đảo tại các cửa biển, lễ cầu đảo tại các đền, tháp, lễ tế trâu tại núi Đá Trắng, lễ Katê, lễ Chabur... Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thực hiện các nghi lễ của con người nói chung là cầu xin ở thần linh, đấng siêu nhiên những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Ở người Chăm khi thực hiện

những nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp không gì khác hơn là cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình, dòng họ được khỏe mạnh. Thông qua nghi lễ, mượn lễ nghi nông nghiệp để bày tỏ ước ao, khát vọng của mình về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Tính phồn thực thể hiện rất rõ nét trong Lễ Rija Nưgar (palei Bỉnh Nghĩa). Ở đó có điệu múa với ba cây nõ nường gọi là tamia yuh (múa nõ nường) do một người đàn ông có thân hình vạm vỡ, gia cảnh ấm êm, con đàn cháu đống thực hiện. Ông cầm ba cây nõ nường lắc trước bụng. Múa xong ông đưa những cây nõ nường cho Muk pajơw (bà bóng) để bà này cầm chúng vừa múa vừa chống xuống đất theo bốn hướng để cho "âm dương sum họp". Tín ngưỡng phồn thực còn thể hiện trong cặp đôi các hình nhân thế mạng của lễ Rija Nưgar theo từng cặp âm dương như: đàn ông - đàn bà; con đực - con cái...Múa phồn thực và

quan niệm có cặp có đôi ở người Chăm biểu thị sự giao hòa giữa âm và dương, giữa Trời và Đất theo triết lý nhị nguyên lưỡng hợp của tộc người. Biểu hiện mong muốn về sự tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi, vạn vật sinh sôi nảy nở, dân sẽ khang, vật sẽ thịnh...trong điều kiện sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Ngoài ra, với các lễ như: Lễ cúng mở cửa tháp; Lễ Palaw Kasah; Lễ Yuer Yang; Lễ tế trâu tại núi Đá trắng; Lễ Đong lúa cho Thần Vua; Lễ tế Po klaong Kachait; Lễ Tế Po Nai; Lễ Tế Po Riyak nhân dân muốn dâng lên các đấng siêu nhiên những lễ vật, những sản vật nông nghiệp do chính họ làm ra để bày tỏ lòng biết ơn của mình với thánh thần. Qua đó gửi gắm niềm mong muốn có cuộc sống ấm no, cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Hay trong đám tang khi xin thần linh xin phép làm lễ cho ăn, ông pàxế làm nghi thức

phồn thực để đầu thai cho người chết. Nghi thức này được tiến hành rất cẩn thận cụ thể như sau: ông vẽ bùa lên mặt mủng gạo, lấy 5 hạt gạo bỏ lên lá trầu, một hạt gắn vào quả cau bịt lại. Ông giải thích rằng đó là tượng trưng cho âm vật đàn bà. Ông làm phép vỗ hai tay vào nhau cho âm dương giao hòa và vẽ bùa lên đọt lá chuối non vào tờ giấy mạ vàng cắt hình lá bồ đề phủ kín lên mặt người chết. Việc làm đó có ý nghĩa cầu mong cho người chết được đầu thai trở lại vào kiếp người và tiếp tục sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.

Như vậy, ước vọng về cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi đã thể hiện trong mọi mặt cuộc sống của người Chăm.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm (Trang 43 - 46)