Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm (Trang 46 - 52)

B. NỘI DUNG

2.2.2. Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa

hoạt văn hóa cộng đồng

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống, người Chăm cũng vậy, họ sống quần cư trong một làng, tên gọi của làng tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử hình thành và địa hình nơi lập làng.

đập nước, động cát, cây cối, dòng nước...Ví dụ như làng có động cát trắng gọi là plei choah tih (làng Thành Tín, Phước Hải, Ninh Phước, Ninh

Thuận), làng ở giữa đồng ruộng gọi là hamu taran (làng Hữu Đức, Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận)...họ gọi tên làng vừa mang tính thân thương vừa thiêng liêng gắn chặt các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt khi xa quê, đồng thời để phân biệt làng này với làng khác. Khi gia đình trong làng ốm đau, tai nạn, trẻ đẻ khó nuôi, người Chăm mang lễ vật ra đầu làng cầu thần linh phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Với người Chăm quan hệ Nhà - Dòng họ - Làng - Tộc người là mối quan hệ khăn khít và nó được xâu chuỗi bởi sợi dây tín ngưỡng tôn giáo: Nhà là nơi thờ cúng tổ tiên; Dòng họ là nơi thờ cúng theo dòng họ mẹ, kut (nghĩa địa chôn người qua đời) là nơi hội tụ người chết, nhưng lại là nơi qui tâm người sống ; Làng là nơi thờ Thành hoàng ; Tộc người là nơi thờ các vị thần dân tộc, các vua Chăm được thần hóa. Trong các lễ của người Chăm đều mang tính cộng đồng tiêu biểu là trong lễ hội Katê.

Công tác chuẩn bị lễ katê của người chăm diễn ra cả tháng trước khi chính hội. Mỗi gia đình sắm sửa lễ vật, vật dụng quần áo …Các làng chăm chuẩn bị sân bãi, sân khấu, làm công tác vệ sinh tu sửa đền tháp… Công việc chuẩn bị này giống như tháng Chạp của người Kinh.

Trưa ngày 30-6 theo lịch chăm tại làng Hữu Đức cờ quạt khẩu hiệu đã dâng đầu lối vào làng, trụ sở của tác xã. Tại ngôi miếu trong làng cũng trống cờ, chiêng, lọng, để đón đoàn mang y phục từ vùng núi Phước Hà về. Do lễ Katê là tết truyền thống của người Chăm cho nên vấn đề giờ giấc ngày tháng đều được thống nhất giữa người Chăm và người Raglai. Người Chăm xuất phát đi đón đoàn mang y phục của người Raglai tại giữa đường. Lễ này đúng nghĩa đen của nó là lễ đón rước. Nói lên sự kính trọng lẫn nhau trong mối đoàn kết dân tộc Chăm Raglai. Theo truyền thuyết thì thuở xa xưa người Raglai làm con nuôi của người Chăm. Vì họ hiền làng, chân thật nên người quý mến giao y trang cho họ cất giữ. Cứ đến Katê thì đưa y

trang về cho người Chăm, hết Katê thì đem về núi giữ gìn bảo quản. Vào lúc 12h30’ đoàn người đi rước y trang bắt đầu xuất phát. Đi đầu là các em trai, em gái ăn mặt đẹp xếp thành ba hàng, khua vang tiếng chiêng trống. Tiếp theo là các vị bộ lão cao tuổi nhất trong làng mang cờ vọng lõng. Sau cùng là dân làng, đi đến giữa một trái đồi thì gặp đoàn người Raglai mang y phục cũng vừa tới. Hai bên tay bắt mặt mừng rồi ngồi xuống giữa đường làm lễ bàn giao. Người Chăm tiếp tục rước y trang về miếu, người Raglai cũng về dự lễ. Họ đem y phục về miếu đặt tại miếu trong làng. Cho đến sáng hôm sau (1/7 lịch Chăm) mới rước ra đền thờ Mẹ thần sứ sở (Pônugar) vào lúc 7 giờ 30 phút. Dẫn đầu đoàn rước y phục là đội đánh mã la của người Raglai ở Phước Hà. Đoàn này do người có trách nhiệm bảo quản y phục của Pônugar ở Phước Hà dẫn đầu. Tiếp theo là đội ngũ chức sắc Bàlamôn chủ trì đền thờ Pônugar dẫn đầu.

Sau đó là các lọng, cờ, võng khiêng các chiết đựng y phục, sau cùng là đội văn nghệ, dân chúng người Chăm, Raglai và quan khách. Đám rước đi đến đền thờ Pô Klong ha lau dừng lại giây lát như kính chào vị thần đang yên nghị tại đây, sau đó đi thẳng ra đồng nơi có đền thờ Pônugar

Đến cửa tháp, hầu như mọi người đã đi vào phía trong. Riêng các vị chức sắc Bàlamôn dừng lại làm lễ mở cửa đền sau đó vào cửa phụ của ngôi đền

Đội mã la vẫn chơi điệu nhạc trầm và cửa mở ra. Ông thầy người Raglai làm lễ trình thưa đã mang y phục đến đền thờ, tiếp đến là các chức sắc Bàlamôn làm lễ tắm tượng trong đền. Các tượng đá, tượng kut đều được tắm rửa một loại nước cát lồi đựng trong các chén đồng. Lễ vật gồm rượu trầu cau, hoa quả.

Sau đó họ mặc áo, khăn, mũ mão cho các tượng, các loại y phục may theo kiểu y phục cổ truyền của dân tộc Chăm, chất liệu áo quần thì đủ chủng loại. Riêng khăn, đại tà vải dệt thổ cẩm của người Chăm. Trưởng ban tổ chức giới thiệu một nhân sĩ người Chăm đọc truyền

thuyết về Pônugar.

Bên trong đền người ta chuẩn bị các thứ vật lễ để đi vào đại lễ. Bên ngoài các gia đình dọn mâm để túc trực khấn vái. Chủ lễ là các vị sư cả (pô sal), những chức sắc Bàlamôn đứng đầu các tháp. Thầy Kò ke (on ka tành) hát thánh ca cùng với cây đàn kanhi. Nội dung thánh ca là tiểu sử của những ông vua đức độ, trị vì đất nước và cầu mong các vị phù hộ cho người Chăm. Cứ mỗi vị thần là một bài thánh ca riêng. Mỗi khi chuyển sang ca ngợi một thần khác thì dân chúng bên ngoài (chủ yếu là phụ nữ) đều chấp tay lên đầu cầu khấn, lễ vật không được dọn thêm nữa trong các mâm lễ mỗi khi ca ngợi vị thần tiếp theo. Các chức hành lễ và các chủ gia đình chỉ việc chuốc tửu (thêm rượu) vào ly hoặc đốt thêm một điếu thuốc khác. Thời gian tiến hành đại lễ kéo dài vì các vị thần của người Chăm không phải ít. Các lễ vật trong mâm: Có mâm mặn, mâm ngọt, mâm hoa quả...tất cả đều nói lên “ đây là sản phẩm của nghề nghiệp” do các vị thần giúp đỡ mà làm ra, là hoa lợi từ nông nghiệp, ngư nghiệp và từ các ngành nghề khác kết hợp với quan niệm âm dương hay là các thứ được rút ra trong thuyết ngũ hành

Sau lễ chính còn có nhiều lễ phụ khác nữa như lễ đóng cửa đền tháp, lễ nhận phần thưởng của các vị chức sắc, lễ bỏ ra (ta lớn). Lễ bỏ ra là một nghi thức lễ cuối cùng dành riêng cho các vị chức sắc. Suốt thời gian hành lễ họ không được phép đi vệ sinh cá nhân, lễ này được làm dưới chân tháp, đến chỗ vắng và chỉ mang tính cá nhân.

Lễ Kate tổ chức mang tính cộng đồng làng diễn ra tại ba điểm chính (3 danok) là tháp Pô Klong Garai, đền Pônưgar và tháp Pô Rôme

Tháp Pô Klong Garai còn gọi là tháp Đắc Nhân hay tháp Chăm, tháp Đắc Nhơn ở thôn Đắc Nhơn huyện Yên Phước do Phiên Vương Lở dựng. Tháp Hậu Sanh do Phiên Vương Mê dựng. Đền Pônưgar ở Hữu Đức hiện nay được xây dựng vài khoảng năm 1953, 1954. Trước đây có sự chuyển nhượng giữa Đại Việt và Chăm ngôi tháp Pônưgar ở Nha Trang chuyển

vào Mỹ Đức (Mông Nhuận – Phước Hữu). Sau đó mới sang Hữu Đức như hiện nay các tượng thờ các đồ vật trong ngôi đền đều có niên đại cổ hơn ngôi đền đó. Tại các địa điểm trên dân chúng đến dâng lễ là người trong các làng Chăm Bàlamôn được phân theo địa giới tín ngưỡng tôn giáo

Như vậy, lễ Katê mang tính cộng đồng làng là sự kết hợp giữa lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo với lễ nghi tín ngưỡng nông nghiệp của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Mặt khác Katê còn nói lên mối quan hệ giữa dân tộc Raglai và dân tộc Chăm trong lịch sử, ngoài ra người Chăm theo đạo Bàni với tư cách gia đình cũng đến dự lễ Katê cộng đồng làng, họ đến đó chủ yếu là để cầu nguyện.

Cùng với các lễ hội, các lễ nghi nông nghiệp cũng thể hiện giá trị văn hóa cộng đồng. Đó là mối quan hệ ứng xử giữa người với người và ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên.

Trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người thể hiện thái độ ứng xử của người sống đối với những người đã khuất với sự biết ơn thành kính, không quen cội nguồn đối với ông bà tổ tiên, những người có công lao đối với cư dân tộc người, cụ thể là với những vị vua thần người Chăm đã xây dựng nên hệ thống dẫn thủy nhập điền phục vụ tưới tiêu cho cả một vùng cánh đồng lúa từ bao đời cho đến nay vẫn còn phát huy hiệu quả, những bậc cao nhân tiền bối có công khai khẩn đất hoang, xây dựng và phát triển cuộc sống cho đời sau thừa hưởng... Trong cuộc sống của mình, người Chăm luôn duy trì mối quan hệ với những người đã khuất. Cho dù ông bà đã trở về xứ sở thần tiền, đã làm lễ nhập kút...thì họ vẫn tin rằng tổ tiên luôn hiện diện trong cuộc sống của họ, vẫn luôn dõi theo họ và phù hộ độ trì cho họ có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Đối với người sống, tính cộng đồng thể hiện qua mối quan hệ ứng xử của những người trong dòng họ, những người cùng cộng đồng xóm, làng, vùng, khu vực, dân tộc, tôn giáo...mọi người đều có ý thức, nghĩa vụ, trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho nhau, hình thành nên sợi dây gắn kết cộng

đồng bền chặt, củng cố tình làng nghĩa xóm, đồng thời cũng là nơi mọi người duy trì, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán của cha ông để lại.

Trong mối quan hệ ứng xử đối với tự nhiên, xuất phát từ niềm tin ngây thơ nguyên thủy, họ sợ làm đau từng ngọn cây, hòn đất. Họ giữ gìn sự trong lành thuần khiết của từng con sông, nguồn nước, cánh rừng...vì sợ làm ô uế thì thần linh sẽ quở phạt, gây tai ương cho con người hoặc làm mất đi tính thiêng; mà đã mất tính thiêng thì thần sẽ không còn ngự trị để phù hộ độ trì cho con người nữa. Từ đó, họ có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường sinh thái trong đó đặc biệt là môi trường đất, nước và rừng.

Tóm lại, tính cộng đồng là một đặc điểm rõ nét trong đời sống xã hội người Chăm cũng như trong các hoạt động của tín ngưỡng phồn thực, xuất phát từ tổ chức xã hội của một công xã nông thôn rất gắn bó nhau. Còn đối với ông bà tổ tiên họ được giáo dục về lòng biết ơn, kính trọng từ khi ông bà đang còn sống. Kính trên, nhường dưới, coi trọng người già, biết ơn ông bà cha mẹ và người có công lao là nét đẹp trong văn hóa cộng đồng của người Chăm

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w