Quan niệm về thời gian

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm (Trang 39 - 42)

B. NỘI DUNG

2.1.3. Quan niệm về thời gian

Cùng với không gian, thời gian cũng là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống đời người trong cảm quan của người Chăm. Coi trọng hiện tại, song

không bao giờ quên quá khứ và luôn lạc quan, tin tưởng, hy vọng ở tương lai là một đặc điểm trong tư duy người Chăm.

Là cư dân nông nghiệp, người Chăm chú trọng thời tiết và tiếp thu, vận dụng lịch pháp Saka của Ấn Độ song song với việc du nhập văn hóa và tôn giáo vào những năm đầu thế kỷ thứ III của thiên niên kỷ thứ I. Đến thế kỷ XIV, người Chăm không sử dụng lịch pháp Saka mà chuyển sang lệch pháp 12 con giáp của Phương Đông Châu Á cho tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội trong năm. Riêng bộ phận người Chăm tôn giáo Bàni sử dụng lịch pháp chu kỳ 8 năm mà họ goi là Ikes sarak du nhập từ nước hồi giáo Mã lãi trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo với mục đích là tính thời gian thực hiện lễ Katê vào ngày 1 tháng 7 của lịch 12 con giáp Chăm không trùng với lịch ngày 1 tháng 9 Hồi lịch (Ramuwman) theo nguyên lý " nhị nguyên hợp" Cam Ahier - Cam Awal của cộng đồng.

Người Chăm chia năm ra thành 12 tháng (Balan) trong đó có 6 tháng "thiếu" gọi là Balan U. Đó là các tháng mang số chẵn như 2,4,6,8,10 và 12 (Balan Mark), mỗi tháng có 29 ngày, và 6 tháng còn lại mang số lẻ như 1,3,5,7,9 và 11 (Blan Puis) là những tháng "đủ", gọi là Baln Tapak, mỗi tháng có 30 ngày.

Quy định về thời gian: Người Chăm quan niệm rằng trong một năm,

có những ngày lành tháng tốt để tổ chức những nghi lễ như lễ cưới, lễ động thổ xây cất nhà cửa. Trong xã hội người Chăm ngày nay, ngày tháng, giờ

khắc vẫn luôn được coi trọng, mỗi khi làm việc gì trọng đại đều phải mời thầy coi ngày, coi giờ. Ngày tốt người Chăm gọi là harei siam, giờ tốt gọi

là tuk tanhrwwah. Qua tìm hiểu tư liệu Chăm cổ và phỏng vấn các chức sắc

tôn giáo, phỏng vấn các thầy cúng, người Chăm quan niệm về ngày, tháng, giờ khắc tốt xấu như sau:

Các tháng của lịch Chăm đều được coi ứng với những điều may mắn hoặc tai họa:

- Sa, binhưk than - on: Tháng giêng: Thuận về tương tư. - Dua, binhưk danuh khak: Tháng hai: Tội lỗi.

- Klơw, binhưk padai: Tháng ba: Nhiều lúa gạo.

- Pak, binhưk mưtai: Tháng tư: Chết chóc

- Limư, binhưk mưthau: Tháng năm: Hay gây hấn.

- Nam, binhưk pagul drap: Tháng sáu: Được danh lợi, tài sản. - Tajuh, binhưk thankik: Tháng bảy: Hay đau ốm

- Dalipan, binhưk danuh khak: Tháng tám: Tội lỗi. - Thalipan, binhưk mưtha: Tháng chín: Hay gây hấn. - Pluh, binhưk than drap biak: Tháng mười: Phát tài lớn. - Pwis, binhưk rat dabrat dhik: Tháng mười một: Hưng thịnh. - Mak, binhưk apwei bbơng: Tháng chạp: Lửa phát cháy. Các ngày trong tuần được quan niệm như sau:

- Adit tok mưh: Chủ nhật nhận vàng - Thom //pariak: Thứ hai // bạc - Angar //basei: Thứ ba // sắt

- But //tanưh bachah: Thứ tư // đất nẻ, đất tốt. - Jip //drap mưng takai: Thứ năm // súc vật - Suk//pacha: Thứ sáu // y phục

- Thanưcha// padai: Thứ bảy // lúa thóc.

tính có 8 tuk (có thể hiểu là giờ tốt), mỗi tuk là 90 phút (một tiếng rưỡi). Ban đêm người Chăm chỉ tính từ 6 giờ tối đến 12 giờ nên chỉ có 4 tuk, từ 0 giờ đến 6 giờ sáng không được tính vì họ cho rằng đây là thời gian âm dương giao hòa, muôn vật, muôn loài sinh sôi nảy nở.

Khi tổ chức lễ cưới, người Chăm phải chọn đúng vào các tháng 3, 6, 10, 11 lịch Chăm (vì tháng 3 là thời điểm bắt đầu công việc cày bừa, gieo mạ. Tháng 6 là tháng tài sản vào, cũng là mùa thu hoạch và gieo vụ lúa thứ hai. Tháng 10 là tháng phát tài, là tháng thu hoạch vụ lúa chính. Tháng 11 là tháng nông nhàn, vụ mùa đã thu hoạch xong) và phải nhằm vào những ngày hạ tuần trăng (từ đêm trăng tròn đến khi hết trăng, theo cách tính lịch Chăm, thượng tuần trăng là dương nên trên ký tự chữ số Chăm chỉ có một dấu “sắc”, hạ tuần trăng là “âm” nên trên ký tự chữ số Chăm ngoài dấu “sắc” còn có thêm một dấu chấm bên dưới dấu “sắc”). Người Chăm rất kỵ tháng tư, người Chăm gọi là Bilan pah. Đây là tháng “chết chóc”, vào tháng này ai cũng sợ ma về làm hại. Người Chăm hay rủa: “Đồ ma tháng tư”. Về thời tiết, đây là tháng nắng nóng và khô hạn nhất, dễ sinh dịch bệnh, rất nhiều ruồi muỗi. Nên tháng tư người Chăm không làm một lễ gì cả.

Tuy vậy, tháng 3 là tháng xuân nên đa số lễ cưới được tổ chức vào tháng này nên cũng có thể gọi tháng 3 Chăm lịch là mùa cưới của người Chăm Riêng người Chăm ở Phan Rí, Bình Thuận chỉ cưới vợ, cưới chồng vào tháng 3, tháng 6, tháng 10 mà thôi. Có hiện tượng này là vì vấn đề lịch Chăm cho đến nay vẫn chưa thống nhất giữa các vùng, ngay trong nội bộ các làng Chăm Ninh Thuận, giữa các tôn giáo và trong một tôn giáo vẫn chưa thống nhất được cách tính lịch, hàng năm đến dịp lễ hội Katê, các chức sắc Chăm phải ngồi lại đàm phán để thống nhất lịch.

Tóm lại, ngày cưới phải vào các ngày chẵn (các số thuộc âm) 2, 4, 6, 8,

10, 12 và 14 Chăm lịch và phải vào các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm trong tuần. Trong 3 ngày trên, lễ cưới chính thức được tính là vào ngày thứ tư. Theo bảng tính ở trên thì thứ tư thuộc về đất nẻ, đất tốt dùng để trồng tỉa lúa,

hoa màu: Lễ cưới được tổ chức vào thứ tư là để mưu cầu cho đôi vợ chồng sinh con đẻ cái đầy đàn. Ngoài ra, thứ tư còn là ngày giữa tuần, ngày âm - dương gặp nhau, được ví như lỗ rốn của con người (điểm giữa): Từ đầu tới rốn có ba phần: Đầu, cổ, ngực tượng trưng cho các ngày chủ nhật, thứ hai, thứ ba. Từ rốn xuống cũng có ba phần: bụng, háng, chân tượng trưng cho thứ năm, sáu, và thứ bảy. Ngoài ra, đối với người đàn ông, từ rốn trở lên được coi như thiên chức người cha, từ rốn trở xuống được coi là thiên chức của người chồng. Đối với người phụ nữ cũng vậy, từ rốn trở lên là thiên chức người mẹ, từ rốn trở xuống là thiên chức người vợ. Việc quan niệm lấy thứ tư làm ngày cưới, lỗ rốn là trung điểm của hai vợ chồng còn thể hiện sự bình đẳng giữa hai vợ chồng. Qua những tư liệu trên, ta thấy những quan niệm của người Chăm thật nhất quán. Việc phân chia cơ thể con người của người Chăm Ahiêr còn thể hiện rất nhiều trong các nghi lễ Chăm, ngay cả trong hệ thống nhạc cụ Chăm, kèn saranai được coi là đầu (thổi bằng miệng), là nhạc cụ thể hiện giai điệu chính, trống baranưng được coi là bụng (do ôm vào bụng để vỗ), và trống ghinăng được coi là đôi chân của cơ thể con người (do bắt chéo hai trống, ngồi xuống đất để gõ). Và giờ tiến hành làm lễ cưới phải được ông thầy xem giờ tốt (tanhrwwah) và phải từ buổi trưa đến buổi chiều (có nghĩa là lễ cưới phải vào thời gian thuộc âm). Cách tính giờ, ngày, tháng để làm lễ cưới của người Chăm Ahiêr thể hiện tính “mẹ” rất rõ ràng. Đây là những biểu hiện của chế độ mẫu hệ bao trùm trong xã hội Chăm từ xa xưa còn lưu giữ được đến ngày nay.

Như vậy, nhận thức về vũ trụ của người Chăm ban đầu là một cõi hư vô (ekal), tối tăm mù mịt gồm hai thành phần: phần trên là phần hư vô thuộc về trời (akal) và phần dưới thuộc về đất (tanưh riya). Sau đó vũ trụ sinh ra Thần Trời (Po Lingik) - Thần Đất (Po Tanưh riya) và Thần Mẹ (Po Inư) - Thần Cha (Po Yang Amư). Từ đó Thần Trời kết hợp với Thần Đất; Thần Mẹ kết hợp với Thần Cha mà sinh ra muôn loài vạn vật.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng phồn thực của người chăm (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w