1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT học TRONG tín NGƯỠNG THỜ CÚNG tổ TIÊN của NGƯỜI VIỆT ở ĐỒNG BẰNG bắc bộ HIỆN NAY

189 953 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 837,5 KB

Nội dung

Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó có mặt tốt là luôn nhắc con cháu đang sống phải nhớ đến nguồn khi uống nước, nhớ người trồng cây khi ăn quả, phải biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời, thờ phụng khi mất. Nó thanh cao, tinh khiết khi được coi là một nét tinh hoa của truyền thống văn hóa, và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người Việt. Song nó sẽ là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi. Trong lịch sử và trong xã hội hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến của ngườiViệt ở đồng bằng Bắc Bộ Nó có mặt tốt là luôn nhắc con cháu đang sốngphải nhớ đến nguồn khi uống nước, nhớ người trồng cây khi ăn quả, phảibiết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời, thờ phụng khimất Nó thanh cao, tinh khiết khi được coi là một nét tinh hoa của truyềnthống văn hóa, và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người Việt Song nó sẽ

là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi Tronglịch sử và trong xã hội hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sốngcủa con người

Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa hộinhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã hội Sự may rủi trong cơchế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bịtàn phá, xuất hiện các mặt tiêu cực do cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ đem lại, cộng với trình độ dân trí thấp v.v là những nguyên nhân xãhội, tâm lý và nhận thức dẫn đến việc các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

có chiều hướng gia tăng Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong các gia đình,dòng họ, trong các lễ hội diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương trong

cả nước Điều đó, một mặt đã góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị tốtđẹp của văn hóa truyền thống, song mặt khác cũng gây ra những tác độngtiêu cực như kích thích mê tín dị đoan, làm lãng phí thời gian, tiền của, sứclực của nhân dân, ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất và lành mạnh hóacác quan hệ xã hội, cản trở sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Những vấn đềtrên có nguyên nhân sâu xa từ những quan niệm về bản thể, vũ trụ và nhânsinh của con người

Trang 2

Do đó, việc nghiên cứu những khía cạnh triết học của tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, chỉ ra cơ sở hìnhthành, tồn tại, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thực trạng và xu hướngvận động của nó sẽ giúp chúng ta có điều kiện định hướng đúng đắn hoạtđộng thờ cúng tổ tiên Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Nhà nước phát động.Đây là vấn đề không những chỉ có ý nghĩa cơ bản, lâu dài mà còn mangtính cấp thiết trong tình hình xã hội hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xung quanh vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, từ trước tới nay, trênthế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình mô tả và nghiên cứu, như:

Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng của Tô-ca-rép,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992; Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Nxb Văn học, Hà Nội, 1992; Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1995; Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt

Nam của Toan Ánh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Tín ngưỡng làng

xã của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994; Thờ thần ở Việt Nam của Lê Xuân Quang, Nxb Hải Phòng, 1996; Văn hóa tâm linh của

Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1996; Tập văn cúng gia tiên của Tân Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999; Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện

nay do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 v.v

Ngoài ra, còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí như: Cộng sản,

Tư tưởng văn hóa, Nghiên cứu lý luận, Thông tin lý luận, Triết học, Lịch

sử, Văn hóa nghệ thuật, Tuyên truyền, Quốc phòng toàn dân v.v cũng đã

đề cập dưới các góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của ngườiViệt Nam

Trang 3

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên tiếpcận tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nóiriêng là từ góc độ văn hóa học, sử học, dân tộc học và tôn giáo học Cácquan điểm của các tác giả về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tuy rất đa dạng,song có thể phân thành ba sự đánh giá cần xem xét:

Loại thứ nhất, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một tập tục văn hóa và truyền thống đạo đức.

Loại thứ hai, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng, vừa là tập tục văn hóa và truyền thống đạo đức.

Loại thứ ba, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.

Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác

giả luận án đi sâu khai thác những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn mang tínhđiển hình của văn hóa truyền thống Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

* Mục đích: Bước đầu trình bày một cách tương đối có hệ thống về

nguồn gốc, bản chất và những biểu hiện về mặt triết học trong tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên của người Việt; thông qua khảo sát hoạt động thờ cúng tổtiên ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và giảipháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêucực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu xâydựng nền văn hóa mới hiện nay

*Nhiệm vụ:

- Làm rõ nguồn gốc, bản chất và cơ sở hình thành tín ngưỡng thờcúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Trang 4

- Nêu ra những biểu hiện về mặt triết học thông qua nội dung vànghi lễ thờ cúng tổ tiên ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Từ thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở đồng bằng Bắc Bộhiện nay, rút ra một cách tổng quát mặt tích cực và mặt tiêu cực; từ đó đềxuất những giải pháp cơ bản nhằm định hướng đúng đắn hoạt động thờcúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người

Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

- Phạm vi nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở

đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử và đánh giá thực trạng từ 1986 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu thực hiện đề tài dựa trên cơ sởquan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo

Luận án được trình bày trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thu thập đượcqua các sách báo, tạp chí, tài liệu và các cuộc thâm nhập thực tế ở một sốđịa phương đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, BắcNinh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định

Luận án vận dụng phương pháp luận chung là phương pháp duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khác như phân tích, tổnghợp, diễn dịch, qui nạp, lịch sử và lôgíc, so sánh, mô tả v.v

6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án góp phần là rõ những khía cạnh triết học trong tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Trang 5

- Góp phần làm rõ thực trạng và xu hướng vận động của tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

- Đề xuất một số những giải pháp nhằm từng bước phát huy mặttích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng tổ tiên cho phù hợp vớiyêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc

7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc gìn giữ và pháthuy những giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta hiện nay

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy những môn học có liên quan tới văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôngiáo ở Việt Nam

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án gồm 3 chương 6 tiết

Trang 6

Chương 1

TÍN NGƯỠNG VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN

CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

1.1 KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG

1.1.1 Các quan điểm ngoài mác-xít về tín ngưỡng

Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần củađời sống xã hội Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tín ngưỡngkhác nhau, rất phong phú, đa dạng Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứukhác nhau, các cách hiểu tín ngưỡng, vì vậy rất khác nhau Để đưa ra mộtcách hiểu khoa học có thể khái quát được những nét đặc trưng nhất của tínngưỡng, cần điểm qua một số quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu

Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về tín ngưỡng:

Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như Pla-tôn,Hê-ghen đều xuất phát từ thực thể tinh thần như "ý niệm", "ý niệm tuyệtđối" để lý giải các hiện tượng lịch sử xã hội trong đó có tín ngưỡng Nhìnchung, họ đều cho rằng, lịch sử xã hội là lịch sử biến đổi của tinh thần, ýthức Tín ngưỡng, tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tạivĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người Như vậy, lấy

"tinh thần" hoặc "ý thức" để thay thế con người hiện thực, con người xãhội, chủ nghĩa duy tâm tư biện đã thần bí hóa hiện tượng tín ngưỡng, khôngthấy được mối quan hệ giữa con người với thế giới hiện thực, không thấyđược mặt xã hội của tín ngưỡng

Ốt-tô và một số nhà triết học duy tâm chủ quan cho tín ngưỡng làthuộc tính vốn có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang tính nộisinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan

Trang 7

Quan điểm thần học về tín ngưỡng:

Các nhà thần học như Tô mát - Đa canh, Phôn-ti-lích, Klê-ma-chơ,J.Oát, E-tô-rôt-cho, v.v xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cáithiêng, cái huyền bí, ở đó chứa ẩn sức mạnh siêu nhiên có thể cứu giúp conngười khỏi khổ đau và có được hạnh phúc Niềm tin vào cái thiêng, cái siêunhiên ở đây chính là niềm tin vào thượng đế Như vậy, niềm tin vào cái "tốithượng" là tiêu chí quyết định của tín ngưỡng, tôn giáo Tín ngưỡng được xemnhư niềm tin tôn giáo Một số nhà tôn giáo đương đại cho rằng, "tín ngưỡngkhông phải là một thứ thế giới quan tư biện, cũng không chỉ là tin và niềmtin, nó là một thứ thái độ sinh tồn, một thứ tự lý giải" [86, tr 12-13]

Quan điểm xã hội học về tín ngưỡng:

Các nhà xã hội học như Spenser, Durkheim, M.Weber từ giác độ xãhội học đã có những cái nhìn mới về tín ngưỡng, tôn giáo Spenser,Durkheim coi xã hội như là một hiện thực siêu hình (réalite metaphysique)được nuôi dưỡng bằng một ý thức tập thể Mà ý thức tập thể được tạo bởinhững niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên Niềm tin và ý thức tôngiáo chính là xạ ảnh của đời sống xã hội Trong xã hội, các thành viên củamột tập thể có một tín ngưỡng chung Tín ngưỡng là một yếu tố tạo nên sự

cố kết và thống nhất của tập thể, của nhóm xã hội Đó là niềm tin vào cáithế tục và cái thiêng liêng Cái thế tục và cái thiêng liêng là tính chất chungcủa mọi tín ngưỡng, tôn giáo Durkheim cho rằng, tín ngưỡng là nhữngtrạng thái tư tưởng, nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông qua cácnghi lễ thờ cúng Theo ông, tín ngưỡng "tô-tem" của người nguyên thủyvừa là biểu tượng của thần linh (cái thiêng) vừa là biểu tượng của cộngđồng xã hội (cái thế tục) là tín ngưỡng phổ biến trong xã hội nguyên thủy

M Weber xem tín ngưỡng, tôn giáo như là cách nhìn của con người

về thế giới, là thái độ ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội, đặc biệt

là thái độ đối với kinh tế Tín ngưỡng, tôn giáo trong một kiểu, dạng cụ thể

Trang 8

như "một dạng đặc biệt của hoạt động trong cộng đồng", gắn với "các thếlực siêu nhiên" [94, tr 166] Thông qua các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo

cụ thể ông đã thấy sự tác động đáng kể của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đờisống tinh thần của chủ nghĩa tư bản

Các quan điểm khác về tín ngưỡng:

Freud tiếp cận tín ngưỡng bằng phương pháp phân tâm học Ôngcho rằng, tín ngưỡng là sản phẩm của vô thức, là "sự thăng hoa", "niềm hânhoan" của người nguyên thủy trong tục "ăn thịt vật tổ", "bữa tiệc vật tổ",một lễ hội mà có lẽ trước đó nhân loại chưa hề được biết đến, chính là sựlặp lại, sự tưởng nhớ tới hành động tập thể lớn lao ấy mà vào thời điểm banđầu chứa đựng biết bao ý nghĩa: đó là tổ chức xã hội, những hạn chế về đạođức, là tôn giáo" [85, tr 36] Hình thức tôn giáo đầu tiên, theo ông là tínngưỡng tô-tem

Tylor, từ góc độ nhân loại học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là "lòngtin vào những vật linh", các vật ấy là mama hay wakan mang tính siêunhiên và đều có linh hồn (animé) Ông cho rằng "mặt trời và các vì tinh tú,cây cối và sông ngòi, gió và mây trở nên những tạo vật sống động và cũng

có cuộc sống như người và sinh vật" [85, tr 26]

Max Muller, từ góc độ ngôn ngữ học, xem tín ngưỡng, tôn giáo làniềm tin vào các vị thần Thần có nguồn gốc trong các hiện tượng trong

tự nhiên Sự xuất hiện của các vị thần là do "căn bệnh của ngôn ngữ", do

sự hỗn độn trong hệ thống danh từ, là sự nhân cách hóa về thần linh Làhiện tượng biến đổi của ngôn ngữ: nomina - numina, lúc đầu một hiệntượng nào đó chỉ là một cái tên gọi (nomen) sau trở thành một thần linh(numen) [85, tr 24-25]

W.Schmidt đi từ giác độ dân tộc học lịch sử để xem xét tín ngưỡng.Theo ông, tín ngưỡng chẳng qua là hình thức tôn giáo nguyên sơ (urreligion) -tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị chúa vĩ đại và vĩnh hằng, toàn bí, nhân

Trang 9

từ và sáng tạo đang ngự ở trên trời Tín ngưỡng là hiện tượng phổ biến có ởgiai đoạn khởi đầu của mọi dân tộc [85, tr 30].

Jablokov, Troi-bi, Dao-sơn, Ma-li-nốp-xki, trên bình diện văn hóahọc, xem tín ngưỡng, tôn giáo là một yếu tố của văn hóa, là một hiện tượngvăn hóa Trong văn hóa nói chung có văn hóa tôn giáo.Văn hóa tôn giáođược cấu thành từ hai yếu tố chính là ý thức tôn giáo và nghi lễ thờ cúng.Tín ngưỡng, tôn giáo là sự hiện thực hóa sự tồn tại của con người quanhững hoạt động mang ý nghĩa và nội dung tôn giáo được truyền lại chocác thế hệ sau, được họ gìn giữ, tiếp thu [85, tr 67]

A.J.Troi-bi cho tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở và tiêu chí cho hoạtđộng tinh thần Tôn giáo được biểu đạt bằng hình thức văn minh [85, tr 174]

Đao-sơn cho tín ngưỡng, tôn giáo không phải là hình thái ý thứctrừu tượng, mà là một truyền thống văn hóa, tập tục văn hóa [85, tr 165].Còn Ma-li-nốp-xki cho tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa là cái cùng tồn tại,song văn hóa chỉ là cái phái sinh, cái gián tiếp đối với nhu cầu tín ngưỡng,tôn giáo [85, tr 170]

Phoi-ơ-bắc "xuất phát từ sự thực là sự tha hóa về mặt tôn giáo, từ sựphân đôi thế giới thành thế giới tôn giáo, thế giới tưởng tượng, và thế giớihiện thực" [47, tr 10] đã hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nókhông thấy rằng "tình cảm tôn giáo" cũng là một sản phẩm xã hội [47, tr 11]

Từ đó, Phoi-ơ-bắc chủ trương thay tín ngưỡng Cơ đốc giáo bằng một tôngiáo khác đó là tình thương yêu giữa người với người trên cõi trần gian

Tóm lại, các cách tiếp cận trên về tín ngưỡng do hạn chế lịch sử vàlợi ích giai cấp đã đi đến những kết luận chưa có cơ sở khoa học Theo quanđiểm duy tâm, tín ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảmnhận, tin chứ không lý giải được, hoặc cũng chỉ là hiện tượng tự nhiênmang tính bẩm sinh Ở đây các nhà duy tâm, thần học đã sai lầm, vì họ

Trang 10

xuất phát từ một thực thể tinh thần, ý thức để lý giải một hiện tượng kháccũng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần là tín ngưỡng, tôn giáo

Quan điểm xã hội học chủ yếu đi sâu phân tích chức năng xã hội,vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo, song lại phân tích tín ngưỡng,tôn giáo tách rời đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấyđược ranh giới các hiện tượng tôn giáo và các hiện tượng phi tôn giáo

Quan điểm nhân loại học, ngôn ngữ học lại chỉ đi sâu vào việcnghiên cứu đối tượng sùng bái của tín ngưỡng, tôn giáo như thần linh, đấngtối cao do vậy, chỉ có giá trị và thích hợp với loại hình tôn giáo nguyênthủy, không thấy được tính phổ biến, tính thích hợp đối với các loại hình tínngưỡng, tôn giáo khác

Quan điểm sinh học, tâm lý học đi sâu nghiên cứu sự thể hiện nộitâm, đó là niềm tin, tâm lý tôn giáo, song lại chưa thấy được mặt xã hội củatín ngưỡng, tôn giáo

Quan điểm văn hóa về tín ngưỡng, có ưu điểm là làm nổi bật tính đadạng, phong phú và phức tạp của tín ngưỡng, song lại có hạn chế là hòađồng tín ngưỡng vào văn hóa nói chung, không thấy được cái đặc thù củatín ngưỡng là cái thiêng liêng rất được đề cao, do đó không xác định đượcđối tượng của ngành khoa học mới là tôn giáo học

Quan điểm triết học nhân bản của Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra nguồn gốcnhận thức của tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh chống quan điểm duy tâm vàtôn giáo trong quan niệm về con người, về Thuợng đế Tuy nhiên, trong khiphê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo ông đã không thấy được nguồn gốc

xã hội, chức năng "đền bù hư ảo" và những mặt tiêu cực của tín ngưỡng,tôn giáo Phoi-ơ-bắc đã rơi vào lập trường duy tâm trong việc giải quyếtcác vấn đề xã hội trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo

Theo chúng tôi, để có cách nhìn khách quan, tổng thể và khoa họcđối với hiện tượng tín ngưỡng, cần phải có phương pháp tiếp cận khoa học,

Trang 11

đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với hệ thống cácquan điểm thực tiễn, lịch sử - cụ thể, hệ thống cấu trúc.

1.1.2 Quan điểm triết học mác-xít về tín ngưỡng

Tín ngưỡng, là "sự tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêngliêng và những giáo lý của một tôn giáo" [23, tr 823]

Trước khi trình bày quan điểm triết học mác-xít, tác giả luận ánđiểm qua một số ý kiến của các học giả Việt Nam trước kia và hiện nay vềtín ngưỡng Các học giả như Phan Kế Bính, Nhất Thanh, Toan Ánh, Tân

Việt tiếp cận tín ngưỡng từ giác độ văn hóa dân gian, xem tín ngưỡng là

tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, phong

tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam Đặng Nghiêm Vạn xem

"tín ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, qui định sức mạnh của tôngiáo đó với cộng đồng" [93] Nguyễn Chính cho tín ngưỡng là tín ngưỡngtâm linh, vì tín ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín ngưỡng tôn giáo Đó làniềm tin, sự trông cậy và yêu mến một thế giới siêu nghiệm mà con ngườivới hình nghiệm và tri thức đã có chưa lý giải được [17] Tô Ngọc Thanhcho tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều, những sự vậtnhững nhân vật nào đó Niềm tin này không thể lý giải bằng lôgic thôngthường vì nó đối lập với tư duy khoa học

Nguyễn Văn Kiệm lại cho rằng "tín ngưỡng, nếu hiểu theo nghĩacủa từ croyance (tiếng Pháp) không phải là một từ để chỉ một tôn giáo" Tínngưỡng, trong trường hợp này chỉ nên hiểu là một niềm tin tôn giáo, và mỗitín đồ của một tôn giáo nào đó đều có tín ngưỡng của mình, khác với tínngưỡng của tín đồ tôn giáo khác "Nói cách khác, tín ngưỡng là thuộc tínhđương nhiên của mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó" [85, tr 5-6] NguyễnQuốc Phẩm xem tín ngưỡng, theo nghĩa hẹp là niềm tin, sự ngưỡng mộ củacon người và thường gắn với niềm tin tôn giáo Theo nghĩa rộng, tínngưỡng là khái niệm có nội hàm, ngoại diên rộng hơn tôn giáo thuộc ý thức

Trang 12

xã hội, phản ánh niềm tin, sự ngưỡng mộ của quần chúng nhân dân vào cáclực lượng siêu nhiên ít nhiều mang màu sắc tôn giáo [59] Nguyễn Chí Bền

từ góc độ văn hóa, xem tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành của văn hóađược thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng, là lòng ngưỡng mộ, thành kínhvới những thế lực có ảnh hưởng trong quan hệ với con người [5]

Chúng ta trở lại quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác-Lênin về tín ngưỡng C Mác cho rằng: "Đời sống xã hội, về thực chất

là có tính thực tiễn Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩathần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người vàtrong sự hiểu biết thực tiễn ấy" [47, tr 12] Như vậy, tín ngưỡng về bảnchất, không phải là sản phẩm của thần thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà

là sản phẩm của xã hội Là một hiện tượng xã hội, không tách rời xã hội,mang bản chất xã hội, tín ngưỡng cũng là hiện tượng thuộc đời sống tinhthần của xã hội, chịu sự qui định của đời sống vật chất

C Mác cho rằng, cần phải "xuất phát từ con người đang hành động,hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tưtưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình ấy" [48, tr 37-38] Ở đây khôngphải tinh thần, ý thức quyết định đời sống hiện thực mà là ngược lại Ýthức, trong đó có ý thức tôn giáo, chỉ là ý thức của những cá nhân, cộngđồng người trong xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Tín ngưỡng, tôn giáo cónguồn gốc từ hoạt động thực tiễn, có đặc điểm riêng và ngày càng phân hóa

từ thực tiễn vật chất trong quá trình phát triển của lịch sử Theo tiến trìnhphát triển của lịch sử, của tiến bộ và văn minh nhân loại, của hoạt độngthực tiễn, tính thần bí của tín ngưỡng dần dần được làm rõ Đó là mối quan

hệ giữa tín ngưỡng và hoạt động thực tiễn

Chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ các phạm trù mang tính tư biện như

"tự ý thức", "tinh thần tuyệt đối", "ý chí thánh linh" để giải thích lịch sử,coi đó là tiền đề để hư cấu lịch sử Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin cho

Trang 13

rằng, hoạt động sản xuất vật chất là điểm xuất phát của lịch sử nhân loại.Lịch sử, xét cho cùng là lịch sử của hoạt động sản xuất vật chất Lịch sửnhân loại bắt đầu từ đâu thì tư duy lôgíc cũng bắt đầu từ đấy, lịch sử nhânloại phát triển như thế nào thì tư duy lôgíc cũng diễn biến như thế ấy.Trong các tác phẩm của mình, C Mác và Ph Ăng-ghen xem sản xuất vậtchất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tínhlịch sử xã hội trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo Các ông xem tín ngưỡng,tôn giáo không tách rời lịch sử Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng lịch

sử, một sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định Thời đại C Mác, Ph ghen sống, trong xã hội phương Tây, tín ngưỡng thường được hiểu là tínngưỡng tôn giáo và cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo Giai cấp tư sản trước

Ăng-đó trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, đã giương cao lá cờ tự do tínngưỡng, bởi vì theo C Mác "để có thể đả kích vào những quan hệ hiện tồnthì cần phải xóa bỏ cái vòng hào quang thiêng liêng của chúng" "Vòng hàoquang" của chế độ phong kiến phương Tây là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo.Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống lại quyền lực thế tụcphong kiến, lúc đầu núp dưới lá cờ chống tín ngưỡng Cơ Đốc giáo Sự phêphán tôn giáo của giai cấp tư sản, về cơ bản được kết thúc bởi quan điểm

C Mác, Ph.Ăng-ghen trong quá trình phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử

đã đề cập tới vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, vàtrong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau với các khái niệm tín ngưỡng,tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng Cơ Đốc giáo Hai ông cho rằng, về cơ bản,tín ngưỡng không khác gì thần linh, hai cái đều là tôn giáo đang ngự trị conngười Ở đây, tín ngưỡng với hàm nghĩa tín ngưỡng tôn giáo [67]

Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô-ta, C Mác cho rằng, tự do

tín ngưỡng của giai cấp tư sản chẳng qua chỉ là các loại tự do tín ngưỡng tôngiáo Giai cấp vô sản không chỉ dừng lại ở tự do tín ngưỡng tôn giáo, mà đòi

Trang 14

hỏi tự do tín ngưỡng không tôn giáo, nghĩa là tự do tín ngưỡng vô thần Rằng

"quyền tự do tín ngưỡng" tư sản chẳng phải cái gì khác là sự dung thứ đủ các

loại tự do tín ngưỡng tôn giáo, còn Đảng thì ngược lại, ra sức giải thoát lương

tri của con người ra khỏi bóng ma tôn giáo" [50, tr 51] Quyền tự do của conngười, trong đó có quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến, quyền được "mộđạo" theo bất luận kiểu nào, được hành đạo theo tôn giáo riêng của mình.Đặc quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con người [46, tr 549]

Có người, căn cứ vào ý tưởng trên của C Mác, Ph Ăng-ghen lạicho rằng lý luận của chủ nghĩa cộng sản là "tín ngưỡng" của giai cấp vôsản, là "tín ngưỡng khoa học" là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản vàquần chúng nhân dân bị áp bức Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, C.Mác và Ph Ăng-ghen cho rằng: "Chủ nghĩa cộng sản không phải là một

trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi là chủ nghĩa cộng sản là phong trào hiện thực, nó

xóa bỏ trạng thái hiện nay" [48, tr 51] Theo C Mác, tổ chức Quốc tế cộngsản I, mặc dù là "tiếng nói đầu tiên của một xã hội mới" song nó cũngkhông cần có một "tượng trưng của tín ngưỡng" nào Vấn đề là phải tổchức, giáo dục giai cấp vô sản, làm cho họ có niềm tin vững chắc vàotương lai của xã hội mới do chính họ tạo lên [67]

Như vậy, khác hẳn các nhà triết học duy tâm lấy ý thức, tín ngưỡng,tôn giáo để giải thích lịch sử, coi tín ngưỡng, tôn giáo là phạm trù vượt qualịch sử, là cái thần bí, vĩnh hằng Lấy sự biến thiên của tín ngưỡng, tôn giáo

để phân định lịch sử Các nhà triết học mác-xít lấy lịch sử để giải thích tínngưỡng và đi đến nhận định chung mang tính khách quan, khoa học là: Tínngưỡng cũng là một hiện tượng lịch sử, là sự phản ánh điều kiện kinh tế -

xã hội của các thời đại, có quá trình hình thành, biến đổi và có ảnh hưởngnhất định đối với tiến trình lịch sử

Trang 15

Xuất phát từ quan điểm hệ thống - cấu trúc, triết học mác-xít xemtín ngưỡng như là một hiện tượng lịch sử và đồng thời cũng là một bộ phậncủa ý thức xã hội có qui luật hình thành và tồn tại riêng Tín ngưỡng vừa làmột "chỉnh thể" hoàn chỉnh, song lại là một "yếu tố" trong chỉnh thể lớn, đó

là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội Nghiên cứu tín ngưỡng, vì thếkhông thể tách tín ngưỡng khỏi các lĩnh vực của đời sống tinh thần, trongcác mối quan hệ qua lại với các loại hình ý thức xã hội khác như tôn giáo,đạo đức, chính trị, pháp quyền

Là một hiện tượng lịch sử, tín ngưỡng có quá trình hình thành rấtsớm, hình thức biểu hiện lại rất phong phú, đa dạng Do đó, nghiên cứu tínngưỡng, không nên chỉ dừng lại ở những yếu tố đặc trưng nhất như niềmtin vào thực thể thiêng liêng và nghi lễ thờ cúng mà còn cần phải nghiêncứu tính đa dạng qua các loại hình tín ngưỡng

Mỗi loại hình tín ngưỡng là sự phản ánh các mối quan hệ vốn cócủa một kiểu xã hội, điều kiện tồn tại các tộc người, các đẳng cấp, giai cấp,các nền văn hóa khác nhau Mỗi loại hình tín ngưỡng, do đó mang tính địaphương, cục bộ Yếu tố bên trong của tín ngưỡng thường qui định nội dungcủa tín ngưỡng Đó là ý thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của chủ thể Yếu

tố bên ngoài của tín ngưỡng thường được qui định bởi hình thức biểu hiện

Đó là hệ thống lễ nghi được biểu hiện thông qua tập tục, thói quen, truyềnthống Tín ngưỡng nói chung, là một bộ phận của ý thức xã hội phản ánhnhững quan hệ xã hội hiện tồn

Tín ngưỡng, theo cách hiểu thông thường là tín ngưỡng tôn giáo.

Thực ra về mặt nội dung và hình thức phản ánh thì tín ngưỡng và tôn giáo,tuy có sự tương đồng song cũng có sự khác biệt Sự tương đồng biểu hiện ởchỗ:

Trang 16

1 Tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã

hội về tồn tại xã hội và chịu sự quy định của chính tồn tại xã hội đã sinh rachúng Đó còn là sự phản ánh của nhận thức, là một cách lý giải của conngười về các hiện tượng xung quanh cuộc sống của chính con người Tínngưỡng và tôn giáo đều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và

nguồn gốc tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại, đều có chức năng

đền bù, xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng tới sự giải thoát về tinh thần.

Ph.Ăng-ghen cho rằng: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh

hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chiphối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lựclượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế" [1, tr 437], và "bêncạnh những lực lượng thiên nhiên, lại còn có cả những lực lượng xã hội tácđộng - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúcđầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tấtyếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy" [1, tr 437].Như vậy, tín ngưỡng và tôn giáo đều là một tiểu hệ thống kiến trúc thượngtầng, phản ánh cơ sở hạ tầng đã sinh ra chúng, thể hiện sự bất lực của conngười trước những lực lượng tự nhiên và xã hội Nhìn tổng quát, bên cạnhmột số yếu tố mang tính tích cực thì mặt tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo

là chủ yếu Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng, tín ngưỡng, tôn giáo là mộtvật cản rất lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại

2 Tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng

mộ của con người vào một thực thể siêu việt nào đó như Thượng đế, Thần,Phật, Tổ tiên Niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là trạng thái tâm lýđặc biệt của chủ thể nhận thức Chủ thể của niềm tin là các cá nhân, nhóm

xã hội, giai cấp trong xã hội Niềm tin được hình thành trên cơ sở nhữngthông tin nhất định về khách thể để bù đắp sự thiếu hụt thông tin của chủthể, được thể hiện thông qua các ý niệm, biểu tượng tôn giáo Nội dung của

Trang 17

nó là trạng thái tâm lý của chủ thể với những định hướng giá trị nhất định.Trạng thái tâm lý này là cơ sở cho sự tri giác về sự chuyển dịch tính khảnăng thành sự tin tưởng trong nhận thức của chủ thể Sự xuất hiện và tồn tạicủa niềm tin được quy định bởi trình độ, khả năng nhận thức của chủ thể.

Niềm tin tôn giáo được hình thành trong hoàn cảnh tù túng, bất lựccủa con người trong hiện thực cuộc sống Họ không làm chủ được mìnhhoặc "đánh mất mình" và có nhu cầu được đền bù, xoa dịu bằng niềm tinvào lực lượng siêu nhiên Nó được hình thành và tồn tại trên cơ sở tìnhcảm, tâm lý tôn giáo Bản chất của niềm tin tôn giáo là khẳng định sự tồntại và khả năng cứu giúp con người của thần thánh

Như vậy, niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng là hạt nhân

của tín ngưỡng và tôn giáo Tín ngưỡng và tôn giáo đều có chức năng đền

bù hư ảo nỗi khổ đau hiện thực của con người.

3 Tín ngưỡng và tôn giáo đều có hệ thống nghi lễ, bao gồm nhữngbiểu tượng mang tính thần thánh, những điều răn dạy, kiêng kỵ Hệ thốngnghi lễ là hình thức, phương tiện để chuyển tải ý thức, niềm tin tôn giáo Nógiữ vai trò quan trọng cho sự hòa nhập cộng đồng, nâng sức mạnh của conngười lên trên bản thân mình và giúp họ cảm nhận về thế giới của thần linh

Trong các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo, nghi lễ thường là cáiràng buộc khắt khe tín đồ vào các lực lượng siêu nhiên, làm họ mất tự dotrong mối quan hệ với hiện thực

Bên cạnh những điểm giống nhau, giữa tín ngưỡng và tôn giáo cũng

có những điểm khác nhau, biểu hiện ở chỗ:

1 Tín ngưỡng xét về mặt lôgíc hình thức là khái niệm có nội hàmhẹp hơn tôn giáo Bởi tôn giáo nào cũng đều là tín ngưỡng, song khôngphải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo Thí dụ, các tôn giáo lớn như

Trang 18

Phật giáo có tín ngưỡng về Phật, Ki-tô giáo có tín ngưỡng về Chúa Ki-tô,Hồi giáo có tín ngưỡng về Thánh A La của các tín đồ Đó là niềm tin củatín đồ các tôn giáo về sự tồn tại và cứu giúp của Phật, Chúa Ki-tô và Thánh

A La thông qua các nghi lễ tôn giáo Còn các tín ngưỡng thờ tô-tem (vậttổ), thờ mẫu, thờ tổ tiên, thờ thần mặt trời, thần nước đều không phải làtôn giáo Bởi vì, chúng thiếu hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt những đặctrưng cơ bản của tôn giáo như: đấng sáng tạo, giáo chủ, hệ thống tổ chức,

hệ thống giáo lý, kinh sách và hệ thống các điện thờ

2 Tín ngưỡng được hình thành trực tiếp từ cuộc sống phong phú, đadạng, chủ yếu do xúc cảm, kinh nghiệm mang lại Nó là sự phản ánh thiếu

sự tinh chắt, sàng lọc, khái quát, hệ thống và thiếu cơ sở lý luận chặt chẽ

Do đó, nó mang tính dân gian, đời thường Còn tôn giáo thường được hìnhthành và tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ, có cơ sở thế giới quan là chủnghĩa duy tâm Khi nghiên cứu nguồn gốc ra đời của đạo Cơ Đốc C Mác,

Ph Ăng-ghen cho rằng, đạo Cơ Đốc "đã lặng lẽ ra đời từ sự hỗn hợp củathần học Đông phương đã được khái quát, nhất là thần học Do Thái, vớitriết học Hy Lạp đã được thông tục hóa, nhất là triết học khắc kỷ" [51, tr.446] Các tôn giáo thường giải thích thế giới xuất phát từ một thực thể tinhthần khách quan, có trước, sáng tạo ra và chi phối thế giới, như thượng đế,thánh, thần Hệ thống kinh sách của các tôn giáo rất đồ sộ với những quanniệm về bản thể, nhân sinh, những luận giải, chứng minh cho sự đúng đắncủa đức tin tôn giáo Những quan niệm ấy được diễn đạt qua các hệ thốngkhái niệm cơ bản như: linh hồn, thượng đế, thiên đường, địa ngục

3 Tín ngưỡng có kết cấu đơn giản, nó hình thành và tồn tại dựa trên

cơ sở niềm tin vào các phép lạ, đấng siêu nhiên, vào thế giới vô hình nhưthần linh, tổ tiên, âm ty, địa ngục, ma, quỉ Niềm tin ấy mang tính huyễnhoặc, mờ ảo, không rõ ràng, chưa đạt đến trình độ khái quát cao, mang tính

Trang 19

đơn giản, dựa vào sự cảm nhận của chủ thể Nó thường không cần nhiềuđến sự lý giải một cách lôgíc và gắn liền với các tập tục, thói quen, truyềnthống của cộng đồng người Còn tôn giáo thì có kết cấu phức tạp với cácyếu tố thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin, đứctin Ở tôn giáo, niềm tin đặc biệt được đề cao, song cũng đòi hỏi sự lýgiải mang tính hệ thống, lôgíc, được xây dựng và củng cố trên cơ sở thếgiới quan tôn giáo Các chức sắc trong tổ chức tôn giáo thường tuyêntruyền, củng cố và khẳng định niềm tin tôn giáo thông qua các hoạt độngtôn giáo được tiến hành định kỳ.

Trong các yếu tố của tín ngưỡng và tôn giáo, cùng với niềm tin thìnghi lễ có vai trò hết sức quan trọng Song, nghi lễ được thực hiện trong tínngưỡng mang tính đơn giản Còn với tôn giáo, nghi lễ là yếu tố đặc biệt đượccoi trọng Nó mang tính hệ thống, được qui định chặt chẽ bởi giáo lý, giáoluật, được duy trì thường xuyên, có tổ chức và mang tính bắt buộc với tín đồ

Các yếu tố khác trong tôn giáo như đấng sáng tạo, giáo chủ, kinhsách, giáo lý và tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo hệthống chặt chẽ Đó chính là các yếu tố tạo nên thế giới tôn giáo Nhờ đó,các tôn giáo bao giờ cũng là một thực thể xã hội to lớn, có tác động khôngnhỏ đến đời sống xã hội Còn với tín ngưỡng, các yếu tố này tỏ ra mờ nhạt,mang tính sơ khai, tự phát

Khi đề cập đến sự tương đồng và khác nhau giữa tín ngưỡng với tôn

giáo cũng cần làm rõ sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín, mê tín với mê tín dị đoan Bản thân tín ngưỡng và tôn giáo thường chứa đựng

những yếu tố mê tín, là mảnh đất để mê tín phát triển Nếu như tín ngưỡng

là niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể vào lực lượng siêu nhiên, niềm tin

ấy ít nhiều cũng là niềm tin dựa trên cơ sở thế giới quan và nhân sinh quannhất định, nếu không thì cũng là sự tin theo phương pháp tu hành, tin theo

một tôn giáo nào đó Thì mê tín, chỉ là niềm tin mù quáng, mê muội vào

Trang 20

những cái thần bí như thần, thánh, ma, quỉ, số mệnh, bùa phép không dựa trên cơ sở thế giới quan hay phương pháp tu hành của tổ chức tôn giáo nào Mê tín thường đối lập với lẽ phải, thường gây ra những hậu quả

xấu đối với con người và xã hội

Mê tín đến mức độ cuồng tín, mê muội, mất lý trí, suy đoán tùy tiện, tin vào những điều quái dị, không có trong thực tế thì trở thành mê tín dị đoan Trong xã hội, những người do trình độ nhận thức hạn chế, suy đoán

tùy tiện, hay tin vào các phép lạ như lên đồng, bói toán, yểm tà, trừ ma thường dễ mắc phải mê tín dị đoan, bị những người xấu lợi dụng, làm tổnhại tiền bạc, sức khỏe thậm chí nguy hại cả tới tính mạng

Mê tín và mê tín dị đoan là những hiện tượng phản khoa học, phản

văn hóa Trong lịch sử, các giai cấp, dân tộc thường vì lợi ích của giai cấp,dân tộc mình mà gán cho tín ngưỡng của dân tộc khác cái mũ "dị giáo" vàlấy cớ đó để thôn tính, đàn áp Những người theo chủ nghĩa tín ngưỡngthường phủ nhận chân lý khách quan, khẳng định niềm tin tôn giáo Trong

xã hội hiện đại, chủ nghĩa tín ngưỡng có những biểu hiện rất tinh vi, điều

đó đã được Lê-nin chỉ rõ, rằng chủ nghĩa tín ngưỡng hiện đại không hoàntoàn phủ nhận khoa học, nó chỉ phủ nhận sự "kỳ vọng quá đáng" của khoahọc, chính xác là "sự kỳ vọng về chân lý khách quan" [62, tr 507]

Trong thực tế, các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín và mê tín

dị đoan thường tồn tại đan xen lẫn nhau Chúng đều có bản chất chúng làniềm tin vào lực lượng siêu nhiên, là sự phản ánh hư ảo hiện thực; sự khácnhau giữa chúng rất khó phân biệt

Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng trên cơ sở phânbiệt sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, tác giả luận án đisâu phân tích khái niệm tín ngưỡng trên cơ sở của năm đặc trưng sau:

1 Xem xét tín ngưỡng gắn với đời sống tinh thần nói chung

Trang 21

2 Xem xét tín ngưỡng như là kết quả của sự hình thành và pháttriển các quan hệ xã hội, có tác động trở lại các quan hệ đó.

3 Xem xét tín ngưỡng như là phương thức biểu hiện niềm tin củacon người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự bất lực của họ trước sức mạnhthống trị của lực lượng tự nhiên và xã hội

4 Xem xét tín ngưỡng như là một hiện tượng lịch sử- văn hóa cóqui luật hình thành và vận động, biến đổi riêng

5 Xem tín ngưỡng như là một bộ phận của ý thức xã hội trong mốiquan hệ với tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoahọc, chính trị v.v

Sự tổng hợp, đan xen của 5 đặc trưng trên tạo thành lát cắt bởi cácđiểm giao nhau nói lên đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng

Từ những đặc trưng ấy, có thể quan niệm: Tín ngưỡng là một bộ

phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là

hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người trong xã hội.

-Trên cơ sở khái niệm về tín ngưỡng trên, tác giả luận án đi sâunghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

1.2 TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

1.2.1 Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Tổ tiên là khái niệm để chỉ những người có cùng huyết thống, đã

mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ là những người có công sinh thành và

Trang 22

nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của cácthế hệ con cháu.

Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là tổ tiên tô-temtrong tô-tem giáo của thị tộc Từ tổ tiên tô-tem chuyển sang tổ tiên ngườithực là quá trình chuyển từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc phụ

hệ Tổ tiên tô-tem giáo trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong thiênnhiên được thần thánh hóa, được coi là tô-tem (vật tổ) của thị tộc, là các vậtthiêng và các thần che chở của gia đình thị tộc Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổtiên là những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy Khi họ mất, thì nhữngbiểu tượng về họ là: ý niệm về linh hồn người chết; tổ tiên - tô-tem; thầnche chở của gia đình thị tộc Đó là những yếu tố chính tạo nên biểu tượng

về tổ tiên được thờ cúng

Ở đây, ý niệm về linh hồn người chết khiến cho người ta tưởng nhớtới tổ tiên người thật của gia đình và thị tộc với đầy đủ tính xác định vềnhân hình và cá tính Ý niệm về tổ tiên tô-tem gây một sắc thái xa lạ, mơ

hồ song vẫn gần gũi, còn ý niệm về thần che chở cho gia đình và thị tộcmang lại cảm giác được ban ơn, che chở đối với thành viên thị tộc

Theo Tô-ca-rép, ở châu Phi, người Giaga phân tổ tiên được thờcúng thành ba loại:

- Người mới chết - Là đối tượng được thờ cúng rất nghiêm ngặt vìngười ta còn nhớ rất rõ những người này

- Người chết trước nữa - Đây là đối tượng không được hiến tế vì bịlãng quên và coi là thần bí

- Người chết đã lâu - Cũng là đối tượng không được thờ cúng vì bịquên hẳn không còn ý niệm nữa [89, tr 317]

Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn Họ thường

là những người đàn ông giữ vị trí chủ gia đình, gia tộc, đã mất, có quyền thừa

Trang 23

kế và di chúc tài sản theo quan niệm của chế độ phụ quyền C Mác, khinghiên cứu "quyền thừa kế" trong gia đình ở La Mã thời cổ đại, cho rằng:

Người chủ gia đình La Mã có quyền lực tuyệt đối đối vớitoàn bộ những cái thuộc phạm vi kinh tế gia đình Thông quangười thừa kế, ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc sẽtồn tại mãi mãi Song di chúc đó không nhất thiết đem lại chongười thừa kế một thứ tài sản nào, nó chỉ bắt buộc người đó thựchiện ý chí của người chết, điều này được coi như một nghĩa vụ cótính tôn giáo [49, tr.767-768]

Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sựbiến đổi, phát triển Tổ tiên không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống -gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra trong phạm vi cộng đồng, xã hội Sựhình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với têntuổi của người có công tạo dựng, gìn giữ cuộc sống Khi còn sống, họ đượccác thành viên đề cao, tôn kính Khi mất, họ được tưởng nhớ, tôn thờ Đó

là các thủ lĩnh của các phong trào quần chúng; các vua, chúa, quan lại cócông trong việc xây dựng, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, được xã hộithừa nhận, cấp sắc phong thần, được nhân dân ghi công ơn và được tôn thờtrong các am, miếu, đình, đền, thánh thất

Ở Việt Nam, vua Hùng được xem là ông Tổ của người Việt ở đồngbằng Bắc Bộ và cũng là ông Tổ chung của cả 54 dân tộc, là người có côngkhai quốc, được thờ ở Đền Hùng - Phú Thọ Phùng Hưng được nhân dânsuy tôn là "Bố Cái đại vương" Trần Quốc Tuấn, có công đánh giặc giữnước, được tôn làm "cha" của muôn dân được thờ ở Kiếp Bạc - Hải Dương

và nhiều nơi khác

Tổ tiên còn là người có công truyền nghề, tạo dựng cuộc sống hiệntại cho con cháu được tôn thành các "tổ sư", "nghệ tổ" Như vậy, khái

Trang 24

niệm tổ tiên được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổ tiên cùnghuyết thống.

Trong xã hội có giai cấp, tổ tiên tô-tem giáo vẫn còn có dấu ấn kháđậm nét Đó là các tổ tiên siêu nhiên, những nhân vật huyền thoại phản ánh

tư tưởng, nguyện vọng và tình cảm của nhân dân trong cuộc đấu tranhchống thiên tai, địch họa bảo vệ cuộc sống cộng đồng Họ vẫn được tônthờ, kính trọng như các tổ tiên nhân thần trong các không gian tôn giáo.Các Thành Hoàng làng ở Việt Nam có nguồn gốc siêu nhiên cũng đượcxem như là ông Tổ của cộng đồng làng

Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức

hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờcúng trong không gian thờ cúng

Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, tình cảm hướng về

cội nguồn của con cháu Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn,tưởng nhớ tổ tiên Đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở,bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên làniềm tin về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết, song linh hồn vẫn sốngthường lui tới gia đình ngự trên bàn thờ

Người Ghê-rê-nô ở châu Phi, khi hoạn nạn thường mang vật tế tới

mộ tổ tiên khấn rằng: Chúng tôi là con cháu tới đây mong cha dạy bảo phảilàm gì và cho chúng tôi phúc lành

Người Xlavơ thờ tổ tiên, thể hiện ở tình cảm biết ơn, mong tổ tiên

về ăn uống với con cháu và mong tổ tiên giúp cho việc làm ăn của gia đìnhthuận lợi, lúa mì tươi tốt, gia súc sinh sôi nảy nở mang lại nhiều của cải

Người Trung Quốc, ý thức về tổ tiên khá sâu đậm, đặc biệt là tổ tiêncủa dòng họ Họ quan niệm rằng: Người chết chỉ có thể yên ổn trong phần

mộ của mình hay trên bàn thờ gia đình nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo

Trang 25

nghi thức, ngược lại người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởinhững ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở họ một cách bí ẩn.Người Trung Quốc thờ cúng tổ tiên cũng là để kính báo tổ tiên mỗi khitrong gia đình, họ tộc có những việc lớn như làm nhà, cưới xin, thăng quan,tiến chức

Người Việt Nam ý thức tôn thờ tổ tiên thể hiện đạo hiếu của concháu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", là sự mongmuốn tổ tiên "phù hộ độ trì" cho con cháu ăn nên, làm ra và không bị làmhại

Người Ấn Độ, thờ tổ tiên xuất phát từ quan niệm cho rằng, ngườichết muốn được phán xét lên trời chứ không phải xuống địa ngục thì phảiđược con cháu thờ cúng

Biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh đẹp đẽ mà con cháu gáncho tổ tiên Tổ tiên luôn là hình ảnh về những người tài giỏi, có công, cóđức Nơi thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng, ảnh được trang trí, bày đặt cầu

kỳ, trang trọng

Cúng là yếu tố mang tính lễ nghi, là sự thực hành một loạt động táccủa người được quyền thờ cúng Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ đượcqui định do quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc.Nghi lễ cúng được thực hiện bởi người trưởng gia đình, dòng họ với cácđộng tác dâng lễ vật, khấn, lễ trong không gian thờ cúng: bàn thờ tại gia,nhà thờ họ, đền, miếu, mồ mả

Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại, thống nhất với nhautrong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Sự "thờ", "tôn thờ" chính là nội dung, còn hoạt động "cúng" là hìnhthức biểu đạt của nội dung thờ cúng Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn,tưởng nhớ, hy vọng sự trợ giúp, tránh sự trừng phạt của tổ tiên là nội dung

Trang 26

cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nếu không có "thờ" mà chỉ có

"cúng" thì tự bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có "hồn thiêng"không có sức hấp dẫn nội tại, và dễ thành nhạt nhẽo, vô vị Sự "cúng" tuychỉ là hình thức biểu đạt song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo tạonên sức hấp dẫn, nó chính là hương vị, màu sắc, keo dính thỏa mãn niềmtin, đáp ứng nhu cầu của chủ thể thờ cúng Hình thức thờ cúng lúc đầu thểhiện ý thức về tổ tiên, về sau trở thành tập tục, truyền thống mang bản sắcvăn hóa được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác Yếu tố ý thức, tưtưởng, tình cảm tôn thờ tổ tiên được kết lắng trong nghi lễ thờ cúng, nhiềukhi không thể tách bạch rõ ràng Yếu tố lễ nghi thờ cúng là phương tiệnchuyển tải ý thức, tư tưởng, tình cảm đối với tổ tiên Vì thế, nói đến tínngưỡng thờ cúng tổ tiên thì cần phải đề cập tới cả hai yếu tố ý thức và lễnghi, phải đi sâu tìm hiểu nguồn gốc và bản chất của nó

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, nảysinh trên cơ sở kinh tế - xã hội và chịu sự qui định của tồn tại xã hội Do

đó, tìm nguồn gốc hình thành của nó không phải trong "ý thức" mà phảitrong lịch sử - xã hội, lịch sử hoạt động thực tiễn của con người

Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của cáchình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên ra đời trên cơ

sở nền sản xuất hết sức thấp kém Cơ sở kinh tế của xã hội nguyên thủy lànền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính Do đo, cuộc sống lệ thuộcrất nhiều vào môi trường tự nhiên Quan hệ giữa các thành viên trong thịtộc là quan hệ bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất

Xã hội cộng sản nguyên thủy được tổ chức dưới hình thức thị tộc, bộ lạc

Đó là những cộng đồng người có đặc điểm cơ bản là cùng huyết thống,sống trên địa bàn tương đối ổn định, hợp tác, tương trợ trong lao động sản

Trang 27

xuất, trong đấu tranh chống thiên tai và chiến tranh xâm lấn của các thị tộc,

bộ lạc khác

Thời kỳ đầu của công xã thị tộc, công cụ lao động còn hết sức thô

sơ, trình độ lao động giản đơn, năng suất lao động rất thấp Do đó, cuộcsống của người nguyên thủy vẫn không cách xa cuộc sống của loài vật Ýthức cá nhân chưa định hình dẫn tới việc ý thức xã hội của họ cũng mangtính bầy đàn đơn thuần Về sau, khi lực lượng sản xuất đã khá phát triển, việctìm ra lửa, dùng cung tên trong săn bắn đã tạo ra bước thay đổi căn bản trong

ý thức người nguyên thủy Con người dần dần thoát khỏi giới hạn "bầy

đàn" và mang tính xã hội Ý thức của họ cũng mang tính xã hội - ý thức

công xã nguyên thủy Thời kỳ này, ý thức về tổ tiên là một yếu tố của ý

thức công xã nguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con người trước sứcmạnh của tự nhiên Giới tự nhiên kỳ bí, bao quanh con người luôn đe dọacuộc sống bởi những tai họa bất thần như bệnh tật, mưa, bão, nắng, hạn,thú dữ Và sau này, cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên là lựclượng mang tính xã hội luôn thống trị lên cuộc sống hàng ngày của họ Ph.Ăng-ghen cho rằng: "những lực lượng này đối lập với con người, một cáchcũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị

họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiênvậy Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu chỉ phản ánh những sức mạnhhuyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế có cả những thuộctính xã hội và trở thành những đại biểu cho những lực lượng lịch sử" [1, tr.437] Bế tắc trong cuộc sống hiện thực, con người tìm sự giải thoát trongđời sống tinh thần Cùng với biểu tượng về các thần linh, biểu tượng về tổtiên tô-tem xuất hiện trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ Theo Tô-ca-rep, sự thờcúng tổ tiên trong thời kỳ này chỉ mới là manh nha, chưa là hiện tượng phổbiến Ở các bộ lạc Bắc Mỹ không có một sự thờ cúng tổ tiên thực sự Song

Trang 28

Mê-la-nê-di, Tây Tân Ghi-nê đã có dấu vết sự thờ cúng tổ tiên, đó là việcthờ cúng những di cốt, đặc biệt là xương sọ của tổ tiên Ở một số bộ lạcvùng Đông Bắc Tân Ghi-nê, sự thờ cúng tổ tiên gắn liền với việc thờ cúngnhững nhạc cụ bằng gỗ mà người dân ở đây cho rằng hồn ma người chếtbiến thành Đặc điểm chủ yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thời kỳ này

là việc thờ tổ tiên tem giáo Người Anh-điêng ở Bắc Mỹ thờ tổ tiên tem là con bò đực [89, tr 313]

tô-Sang thời kỳ thị tộc phụ hệ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã địnhhình, phản ánh sự thay đổi lớn trong phân công lao động xã hội Người đànông giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế, do đó có ảnh hưởng rất lớntrong đời sống cộng đồng Họ là những người vừa có quyền lực thế tục,vừa có uy tín, được nắm giữ quyền thờ cúng tổ tiên Đối tượng được thờcúng thời kỳ này được chuyển từ tổ tiên tô-tem sang tổ tiên thật đã chết

Như vậy, có thể xem nguyên nhân sâu xa của tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên là sức sản xuất hết sức thấp kém của thời nguyên thủy Tính hạn chếcủa lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ kép giữa conngười với tự nhiên và giữa con người với nhau trong xã hội C Mác chorằng, tính chất hạn chế thực tế đó, đã phản ánh vào trong những tôn giáo cổđại và vào trong tín ngưỡng của nhân dân, thể hiện sự bất lực trước thế giớihiện thực

Nguyên nhân trực tiếp mang tính xã hội của tín ngưỡng thờ cúng tổtiên là sự phân hóa trong xã hội thị tộc phụ quyền dẫn tới việc đề cao vaitrò của người đứng đầu gia đình - thị tộc Những người này, bằng uy tín củamình đã củng cố và thiêng liêng hóa sự thờ cúng tổ tiên đã có manh nhatrong thời kỳ thị tộc mẫu quyền Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức bóc lộtgiai cấp, sự tù túng, hạn hẹp không có lối thoát hiện thực cũng là nguyênnhân xã hội quan trọng làm nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trên cơ sở

Trang 29

niềm tin vào sự cứu giúp của tổ tiên Lê-nin cho rằng, sự bất lực của giaicấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòngtin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sựbất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòngtin vào thần thánh, ma quỉ, vào những phép màu [94, tr 46] Ở đây, khôngphải ma quỉ, thần thánh ở thế giới bên kia mà là tổ tiên sẽ có thể che chở,bảo hộ, giúp đỡ họ Trong lịch sử cũng như trong xã hội hiện đại, cuộcsống khốn khổ, bệnh tật, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh và sự xung đột

xã hội đã và vẫn đang là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh những ảoảnh về thế giới bên kia, về biểu tượng của tổ tiên với phép màu huyền diệu

Như vậy, từ việc phân tích cơ sở xã hội trên đây chúng ta rút ranhận xét là: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành và tồn tại phổbiến ở nhiều dân tộc trên thế giới trong đó có dân tộc Việt, là tín ngưỡngđặc trưng cho thời kỳ thị tộc phụ hệ Cùng với các tàn dư của chế độ thị tộcphụ hệ, nó được duy trì và khá phát triển trong xã hội có giai cấp trong sựđan xen cùng với các tín ngưỡng, tôn giáo khác Nguồn gốc xã hội của sựhình thành của nó mang tính khách quan Bên cạnh đó, một yếu tố mangtính chủ quan, đó là nhận thức của con người, cũng là một nguyên nhânquan trọng dẫn tới sự hình thành và tồn tại tín ngưỡng này

Nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người,

là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan.Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức về thế giới, ý thức về cơ bản làkết quả của quá trình nhận thức thế giới Con người có ý thức đầu tiên tronglịch sử là người Hômosapiêns (người thông minh) Cơ quan của tư duy là bộnão của người Hômosapiêns đã khá phát triển Quan niệm về cái chết và cuộcsống sau khi chết ở thế giới bên kia chứng tỏ khả năng trừu tượng hóa của

Trang 30

họ Đây thực chất là "vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần

và tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học" [51, tr 404] Ý niệm vềlinh hồn người chết thể hiện qua lễ nghi mai táng của người Hômosapiêns -một trong những yếu tố cơ bản nằm trong những phức hợp, những biểutượng về tổ tiên, là một đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Ngườichết được chôn ở tư thế như cái thai trong dạ con, nằm nghiêng, tay chânkhép vào thân, đầu được dấu dưới một hòn đá, xác chết được bôi thổhoàng, xung quanh có các dụng cụ sinh hoạt và đồ trang sức [85, tr 9] Ởđây, niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn ở thế giới bên kia đã giúp ta lý giảiđược nguồn gốc của biểu tượng về linh hồn tổ tiên, về sức mạnh và khảnăng "phù hộ, độ trì" của tổ tiên Khi nghiên cứu về quyền thừa kế củangười gia trưởng ở La mã cổ đại, C Mác cho rằng:

Có một điều mê tín là khi người chủ gia đình qua đời,linh hồn của ông ta vẫn còn ở lại trong nhà như một người caiquản sao cho mọi việc được thực hiện đúng đắn và trừng phạtnhững người sống nếu tiến hành công việc sai lầm Dần dầnviệc thông qua quyền thừa kế theo di chúc để thỏa thuận với linhhồn này đã trở thành phong tục [49, tr 767]

Một yếu tố tư tưởng khác, có phần xưa hơn so với ý niệm về linhhồn, có ảnh hưởng tới sự phát triển những biểu tượng về tổ tiên là hình ảnh

tổ tiên tô-tem giáo, hình ảnh thần che chở cho gia đình, thị tộc

Như vậy, những quan niệm "thiển cận và ngu dốt của thời kỳ môngmuội" [51, tr 404] phản ánh sự phát triển của tư duy, ý thức tuy đã đạt ởtrình độ trừu tượng song về cơ bản, còn mang "tính ấu thơ" Bởi, về thựcchất đó chỉ là sự phản ánh hư ảo những sức mạnh trần thế, biến thành sứcmạnh siêu trần thế

Trang 31

Ph Ăng-ghen đã chỉ rõ nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, trong

đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là: "Tôn giáo sinh ra trong một thời đạihết sức nguyên thủy, từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy củacon người về bản chất chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanhhọ" [51, tr 445] Tư tưởng tôn thờ tổ tiên được xây dựng trên những vậtliệu là những quan niệm, nhận thức thơ ngây ấy

Cùng với nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người cũng là một

nguyên nhân quan trọng của sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờcúng tổ tiên Tâm lý, tình cảm là yếu tố mang tính chủ quan trước sự tácđộng của thế giới khách quan, ở đây xin trình bày như một yếu tố độc lậptương đối so với nhận thức trong quá trình hình thành tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên

Nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tâm lý, tình cảm xét dưới góc độ triết học là một bộ phận của ýthức xã hội, ở trình độ thấp, phản ánh trực tiếp hiện thực phong phú sinhđộng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở của tâm lý,tình cảm của con người và cộng đồng người trong xã hội

Một trong những nhu cầu thiết yếu của con người là được tâm sự,gửi gắm, giải tỏa những bức xúc trong đời sống tinh thần Ph Ăng-ghencho rằng: "Tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thứctrực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đốivới các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội đang thống trị họ"[1, tr 438]

"Hình thức cảm xúc" ở đây, chính là hình thức thể hiện của ý thức tôn giáo.Một trong những biểu hiện của "hình thức cảm xúc" là niềm tin tôn giáo

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tinvào sự bất tử của linh hồn tổ tiên Xét về mặt tư duy lôgic của lý trí thìniềm tin ấy là phi lý, song lại có lý vì nó bắt nguồn từ ước muốn mang tính

Trang 32

bản năng - ước muốn trường thọ, con người đã tạo ra hệ thống giá trị vănhóa truyền thống, thiêng liêng hóa tình cảm tiếc thương, thái độ kính trọngngười có công tạo dựng cuộc sống Cuộc sống là môi trường văn hóa đặcbiệt được lưu truyền theo cơ chế "di truyền văn hóa" từ thế hệ này sang thế

hệ khác Con người sống trong môi trường ấy, không những chỉ tiếp xúcvới cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cái vô hình, trừu tượng, mông lungkhông lý giải được bằng lý trí Điều đó chỉ được cảm nhận từ tâm thức, linh

cảm Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng thái

tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của con người trước cái chết Cái chết luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng, chết đồng

nghĩa với sự xa lìa vĩnh viễn thế giới, người thân Song qui luật sinh họckhiến cho không ai có thể trốn tránh được nó Bằng nghi thức thờ cúng tổtiên, con người đã góp phần lý giải về cái chết và cuộc sống sau khi chết,giải tỏa nỗi kinh sợ khi phải nghĩ đến nó Rõ ràng, nỗi sợ hãi cái chết đượcgiảm bớt thông qua việc thờ cúng ông cha mình Linh hồn tổ tiên sẽ hiện vềhưởng sự cúng lễ của con cháu Tín ngưỡng sa-man với tục gọi hồn vềnhập xác ảnh hưởng khá sâu sắc tới quan niệm thờ cúng tổ tiên, dần dần trởthành tập tục, nghĩa vụ thờ cúng của mọi gia đình dưới hình thức giỗ, chạp,xây mồ mả

Trong chế độ phụ quyền, thì quyền hành của gia trưởng, tộc trưởng

làm phát sinh ở con cháu cảm giác sợ hãi, qui thuận Cảm giác này được

nuôi dưỡng, di truyền qua các thế hệ và thậm chí được chuyển sang thế giớibên kia với quan niệm rằng, người chết vẫn tiếp tục gây ra sự sợ hãi, lòngqui thuận của con cháu Hình thành những hình ảnh, biểu tượng về tổ tiênnhư các vị thần linh khác có thể giáng họa xuống người sống Cần phảikính trọng, dâng cúng những thức ăn ngon, hoặc những thứ tổ tiên thích.Thờ cúng thường xuyên thì tổ tiên mới không làm hại, mới che chở, bảo vệ

và phù giúp

Trang 33

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo

của con cháu Quan hệ giữa bố mẹ đang sống và con cái là hiện thân củamối quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này Quá trình tăng trưởng từông, bà đến bố, mẹ đến bản thân rồi tiếp đến con cái và cháu chắt là mốiquan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Sự kính hiếu cha mẹ được tiếpnối bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên Bổn phận kính trọng bố, mẹ, báo hiếuđền ơn công sinh thành của bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổtiên Do đó, thờ phụng tổ tiên không phải chỉ là tập tục, tín ngưỡng mà còn

là "việc nghĩa vụ của người" [6, tr 21], là "đạo làm người - đạo nhà" Thờcúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã sinh

ra mình, nuôi nấng và tác thành cho mình Con cháu chỉ được tổ tiên baodung che chở khi sống xứng đáng với ước nguyện của tổ tiên Mặt khác,con cháu chỉ tôn kính, qui thuận và thờ phụng tổ tiên khi tổ tiên xứng đáng

là tấm gương sáng cho con cháu noi theo Nếu ai, trong quá khứ có hànhđộng đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc và gia đình, chẳng nhữngkhông được tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừng phạt

Trên đây là những nguồn gốc xã hội, nhận thức và tâm lý của tínngưỡng thờ cúng tổ tiên của các dân tộc trên thế giới nói chung và người Việtnói riêng trong xã hội nguyên thủy mà mọi dân tộc đều phải trải qua Vìthế, nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt cũngnhư của các tộc người khác trên thế giới căn bản là giống nhau Chúng đều

là sự phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội nguyênthủy Song, nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vấn đề không chỉ cầndừng lại ở đó, luận án tiếp tục xem xét những nét đặc trưng nhất để làmsáng tỏ bản chất của loại hình tín ngưỡng này

Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trang 34

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì? Đã có rất nhiều ý kiến trả lờikhác nhau câu hỏi này Để có câu trả lời xác đáng, tìm ra bản chất đíchthực của nó, xin nêu ra một số quan niệm của các học giả trong và ngoàinước về vấn đề này.

Phan Kế Bính xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như là một tập tụctruyền thống mang giá trị đạo đức, thể hiện lòng thành kính, nghĩa cử củacon cháu: "Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng làmột lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người" [6, tr 20-21]

Toan Ánh cho rằng: "Thực ra thờ cúng tổ tiên không phải là một tôngiáo, do đó không thể gọi là Đạo giáo, vì một đạo giáo phải có giáo chủ vàgiáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung gian tu sĩ Thờ cúng tổ tiên dolòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đãkhuất mà thôi" [3, tr 4]

Phan Đại Doãn lại xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gắn liền với sựcủng cố quan hệ gia đình, họ hàng

Các ý kiến trên, chủ yếu xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dưới góc

độ tập tục, truyền thống văn hóa, đạo đức, mối quan hệ giữa người vớingười trong gia đình, họ tộc, không coi là một loại hình tín ngưỡng, vàcàng không phải là tôn giáo

Nguyễn Tài Thư, tuy xem tục thờ cúng tổ tiên không thuần túy làtôn giáo, mà vừa là một tín ngưỡng vừa là một tập tục, là thái độ biết ơnvới các thế hệ trước của mình [88, tr 144]

Phan Khanh cũng xem việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡngnguyên thủy, chưa phải là một tôn giáo với đủ giáo lý [37, tr 21]

Đi xa hơn, một số học giả xem thờ cúng tổ tiên không chỉ là tínngưỡng mà còn là tôn giáo

Trang 35

Tô-ca-rép cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tôngiáo nguyên thủy, mang tính sơ khai Rằng:

Sự thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, từ lâu đãđược thừa nhận trong giới khoa học là sự thờ cúng ông, bà,cha, mẹ và những người đồng tộc đã chết và trước hết là hìnhthức gia đình thị tộc của sự thờ cúng đó tức là lòng tin rằng, tổtiên đã chết che chở cho con cháu đang sống, và những lễ nghicầu xin do các thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành để nhằmthờ phụng tổ tiên [89, tr 312-313]

Vũ Ngọc Khánh, khi nghiên cứu tín ngưỡng dân gian của ngườiViệt Nam, đưa ra nhận xét của một số học giả người Pháp cho rằng, thờcúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng mà còn là một đạo

Đặng Nghiêm Vạn xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tôn giáo

dân tộc của người Việt Nam "Đạo thờ cúng tổ tiên được hiểu theo nghĩa

rộng, không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất nghĩa là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả những người có công với cộng đồng làng, xã, đất nước" [92, tr 315] Cơ sở để có thể xem là một tôn

giáo, ông căn cứ vào tính đặc thù của các tôn giáo ở Việt Nam, vào tính phổbiến, tính cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: "Những thể loại tôn

giáo tuy đơn giản về nội dung, nghi lễ, nhưng mang tính cộng đồng, tuy

không có một tổ chức có hệ thống và thống nhất, nhưng đã có những thểchế qui định khá chặt chẽ qua truyền thống, phải nên xem là một tôn giáo"[92, tr 23]

Như vậy, về đại thể, có ba loại đánh giá về tín ngưỡng thờ cúng tổtiên:

Loại thứ nhất, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một tập tục văn hóa và truyền thống đạo đức.

Trang 36

Loại thứ hai, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng vừa là tập tục, truyền thống văn hóa, đạo đức.

Loại thứ ba, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.

Các cách đánh giá trên về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tuy khôngthống nhất, thậm chí rất khác nhau (không phải là tôn giáo - là tôn giáo)nhưng từ đó có thể rút ra những đặc trưng cơ bản sau:

- Là một bộ phận đặc biệt của ý thức xã hội phản ánh quan hệ xã hội hiện thực, đó là quan hệ giữa người sống (con cháu) và người chết (tổ

tiên).

- Là một hiện tượng lịch sử - văn hóa phổ biến được thẩm thấu, lắng

đọng trong đời sống tinh thần, trở thành một tập tục, truyền thống văn hóa,

đạo đức thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, tình cảm biết ơn, sợ hãi, sự qui

phục và cầu mong sự trợ giúp của tổ tiên đối với con, cháu

Mọi tôn giáo, theo Ph Ănghen là "sự phản ánh hư ảo vào trong đầu

óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàngngày của họ" [1, tr 437], "là một hình thức trực tiếp, nghĩa là một hình thứccảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên

và xã hội đang thống trị họ" [1, tr 438] Lực lượng xa lạ, bên ngoài, ở đây

là tổ tiên ở thế giới vô hình Tổ tiên đã mất là đối tượng phản ánh nhằm đápứng, thỏa mãn sự thiếu hụt tinh thần Tổ tiên cũng giống như thượng đếtrong Cơ Đốc giáo, không tồn tại thực, bởi tổ tiên đã chết Song trong tâmtưởng, tình cảm, trong ý niệm của con cháu, thể xác có thể tiêu tan, nhưnglinh hồn tổ tiên thì vẫn còn Chết chưa phải là hết, mà vẫn là sự tiếp nối sựsống trên trần gian Chết, song có thể tái sinh, đầu thai vào kiếp khác, hoặctuy đã chết, song vẫn ở trong "nhà mồ" hay ngự trên bàn thờ có con cháu kềbên, hương khói, cúng giỗ Khi sống thì "khôn", khi chết thì "thiêng", tổ tiên

Trang 37

vừa gần gũi vừa xa lạ, linh thiêng Con cháu thành kính, tôn thờ thì tổ tiênmới "phù hộ độ trì" Việc cúng bái trong gia đình, dòng họ được tổ chứctrang trọng là con cháu tỏ lòng biết ơn.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các dân tộc trên thế giớinói chung và của người Việt nói riêng, xét về cấp độ phản ánh chỉ là cấp độkinh nghiệm mang tính trực tiếp, cảm tính, linh cảm Trình độ phản ánhchỉ dừng ở mức độ ý thức thông thường và tâm lý xã hội Các đặc trưngkhác của tôn giáo tuy có nhưng ở mức độ mờ nhạt Các bài cúng tổ tiênchưa phải là kinh sách tôn giáo; chủ lễ cúng là người gia trưởng không phải

là giáo sĩ chuyên nghiệp, nghi lễ thờ cúng được thực hiện một cách tự giác,tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, dòng họ

Thờ cúng tổ tiên thể hiện quan niệm về bản thể, nhân sinh rằng, có

sự tiếp nối liên tục của các thế hệ, rằng sự sống là bất diệt Chết là sự bắtđầu của chu kỳ sinh mới

Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn, về quá khứ Thờ cúng tổtiên là sự phản ánh tính liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá khứ, hiệntại và tương lai Tổ tiên sinh ra ông, bà, cha, mẹ từ đó mới có mình Ở mọihoàn cảnh, lúc khó khăn cũng như lúc thuận lợi, buồn hay vui con cháuluôn nghĩ về tổ tiên, về cội nguồn

Tổ tiên được gắn cho sức mạnh siêu nhiên Đó chính là sự thiêngliêng hóa, thần thánh hóa bắt nguồn tự sự nhận thức về sự bất diệt của linhhồn Tylor, Spenrer đã rất có lý khi cho rằng việc thờ cúng người chết xuấtphát từ sự phát triển lôgíc của biểu tượng về linh hồn còn tồn tại sau khi thểxác đã chết Ở đây, ý niệm về linh hồn người chết là một trong những nhân

tố tư tưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Vì, không có niềm tin vào sựbất diệt của linh hồn thì khó có thể lý giải được sức mạnh của tổ tiên

Trang 38

Tô-ca-rep cho rằng, ý niệm về linh hồn người đã duy trì tính chất nhânhình, tính xác định về nhân cách của tổ tiên được thờ cúng.

Sự thiêng liêng hóa, thần thánh hóa tổ tiên là sự tưởng tượng, baybổng song lại có cội nguồn từ cuộc sống hiện thực, đó là tình cảm gắnquyện của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ Sự vô lý vì thế lại "có lý" Ýthức về tổ tiên hình thành và tồn tại giúp con người vượt qua cái trần tục,đời thường, thúc đẩy sự tìm tòi, vượt qua trạng thái hiện tồn hướng về phíatrước Sự vượt qua ấy là tính siêu việt, khắc phục sự hẫng hụt, kích thích sựtiến bộ của tư duy và hành động Xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiênmang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm trong mỗi conngười trong các mối quan hệ xã hội

Ngoài biểu tượng về linh hồn bất diệt, biểu tượng tổ tiên tô-tem,biểu tượng về các thần che chở cũng là nội dung tư tưởng tạo nên ý thức về tổtiên Ý niệm về tổ tiên tô-tem, tạo cho người ta hình ảnh mơ hồ, xa lạ, cổ kínhcủa tổ tiên Còn ý niệm về các thần che chở tạo cho cảm giác tốt đẹp về tổ tiênnhư người luôn gần gũi, phù giúp, che chở, động viên Vì thế có ngườicho rằng, bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bao hàm cả sự thờ cúngcác bản chất thần thoại "tổ tiên tô-tem", cả sự quan tâm tới người chết và

sự thờ cúng các thần che chở cho gia đình, thị tộc Thực ra, thờ người chết nóichung chỉ có ý nghĩa là thờ thần che chở, chứ không mang tư tưởng thờ tổtiên

Xét về mặt nhận thức luận, chủ thể nhận thức và phản ánh là ngườisống, khách thể được nhận thức và phản ánh là tổ tiên đã mất Lúc đầu tổtiên chỉ là tổ tiên thị tộc, sau là những người trong gia đình, và sau nữa tổtiên mang tính xã hội rộng lớn hơn: các vị thủ lĩnh, những người có côngtạo dựng và bảo vệ cuộc sống, các vị anh hùng Chủ thể nhận thức là conngười hiện thực, trong quá trình hoạt động thực tiễn cảm nhận được ý nghĩacuộc sống trong cộng đồng thị tộc, gia đình, xóm làng, dân tộc Vì mục

Trang 39

đích cuộc sống mà những con người ấy cố kết xung quanh hạt nhân làngười đứng đầu đã ảnh hưởng đến đời sống của mỗi thành viên, gây cảmgiác kính nể, tin phục Họ sống, chết đều gắn liền với cộng đồng Do đó, vừakính trọng, biết ơn lại vừa sợ hãi là trạng thái tình cảm tưởng như mâu thuẫn,song lại chính là sự thống nhất trong ý thức về tổ tiên của mỗi thành viên.

Tổ tiên tuy đã mất song vẫn có thể gây ra sự ám ảnh, sợ hãi cho con cháu Tổtiên được xem như vị thần có sức mạnh siêu linh có thể trừng phạt mỗi ngườinếu vi phạm qui chuẩn đạo đức của cộng đồng Khi còn sống người đứngđầu cộng đồng, bằng quyền uy thế tục đã củng cố và thiêng liêng hóa ýthức về tổ tiên, bày ra các lễ nghi thờ cúng Sự thờ cúng tổ tiên được di truyềntheo cơ chế đặc biệt, từ đời này sang đời khác thành tín ngưỡng, tập tục

Xét về mặt xã hội, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh hoangđường quyền hành gia trưởng, là sản phẩm tất yếu của quá trình phân hóa

xã hội, từ xã hội không có giai cấp đến xã hội có giai cấp, trong đó chế độphụ quyền là hình thức chủ yếu Bản chất xã hội là cái để ta phân biệt sựkhác nhau giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với các tín ngưỡng khác Bảnchất ấy thể hiện rõ nét trong quá trình hình thành (thời kỳ thị tộc phụ hệ),trong hình thức phản ánh, nội dung phản ánh và đối tượng phản ánh Bảnchất của loại tín ngưỡng này còn được kiến tạo từ những nguồn gốc xã hội,nhận thức và tâm lý sản sinh ra nó Do chưa phải là một loại hình tôn giáo,việc thờ cúng tổ tiên của người Việt mang tính tự phát, tùy thuộc vào quanniệm, tư tưởng từng người Có người thờ cúng tổ tiên, song không hẳn đãtin linh hồn tổ tiên còn sống Việc thờ cúng chỉ có ý nghĩa giải tỏa tâm lý,

tư tưởng Hoặc do thói quen, truyền thống, hoặc là do mục đích giáo dụcđạo đức cho con cháu mà người ta thờ cúng Có người tin, song chỉ là niềmtin "bàng bạc", "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" mà thôi Như thế, thờcúng tổ tiên là biểu hiện một mặt của ý thức tôn giáo

Trang 40

Tóm lại, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênđược rút ra từ những đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng, tôn giáo Đó làmột bộ phận của ý thức xã hội, một hiện tượng lịch sử - xã hội và văn hóa thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là sự phản ánh tồn tại xã hội và chịu

sự qui định của tồn tại xã hội, có tính độc lập tương đối, được hình thànhrất sớm và còn tồn tại lâu dài trong xã hội

Sự phân biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với các loại hình tínngưỡng, tôn giáo khác không chỉ căn cứ vào yếu tố hình thức, lễ nghi, màchủ yếu phải căn cứ vào nội dung tư tưởng, vào đối tượng thờ cúng, vàonguồn gốc, bản chất, tức những nét đặc trưng nhất của nó Song, để táchbạch nguồn gốc và bản chất của một hiện tượng thuộc một loại hình tínngưỡng nguyên thủy là một việc rất khó Nguồn gốc và bản chất của nó gắnquyện vào nhau Nguồn gốc ảnh hưởng tới bản chất, tới sự hình thành, tồntại hay tiêu vong của hiện tượng, có thể làm biến đổi bản chất Nguồn gốc

và bản chất, vốn là mối liên hệ ổn định, vững chắc giữa các yếu tố tư tưởngcủa ý thức về tổ tiên, có nguồn gốc xã hội, nhận thức, và tâm lý tạo thànhnét đặc thù của loại hình tín ngưỡng này

Từ những đặc trưng của tín ngưỡng nói chung, nguồn gốc và bảnchất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng, tác giả luận án mạnh dạnđưa ra một cách hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như sau:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, là

một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, được thể hiện thông qua lễ nghi thờ phụng Nó là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này, là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như kỵ, cụ, ông, bà, cha mẹ, tổ sư, tổ nghề, Thành Hoàng làng,

Tổ nước

Ngày đăng: 16/12/2016, 23:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph. Ăngghen (1995), Chống Đuy-rinh, C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 47; 437-438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuy-rinh", C. Mác - Ph. Ăngghen, "Toàn tập
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
2. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ - tết lễ - hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ - tết lễ - hội hè
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1992
3. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1996
4. Ban Tôn giáo Chính phủ, (1996), "Sự suy giảm tín ngưỡng tôn giáo ở Tây Âu", Bản tin tôn giáo, (10), tr. 17-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự suy giảm tín ngưỡng tôn giáo ở Tây Âu
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Năm: 1996
5. Nguyễn Chí Bền (1997), "Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống", Tư tưởng văn hóa, 97 (3), tr. 30-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 1997
6. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
7. Phan Văn Các (1996), "Hồ Chí Minh với văn hóa truyền thống và tiếp xúc văn hóa Đông - Tây", Tạp chí Cộng sản, (13), tr. 62-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với văn hóa truyền thống và tiếp xúc văn hóa Đông - Tây
Tác giả: Phan Văn Các
Năm: 1996
8. Thích Minh Châu (1998), Lịch sử đức Phật Thích Ca, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trường cao cấp Phật học cơ sở 2 ấn hành, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đức Phật Thích Ca
Tác giả: Thích Minh Châu
Năm: 1998
9. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo về thần thoại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
Năm: 1956
10. Nguyễn Đổng Chi (1972), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
11. Nguyễn Đổng Chi (1972), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
12. Nguyễn Đổng Chi (1972), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
14. Nguyễn Đổng Chi (1972), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 5, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
15. Nguyễn Đổng Chi (1972), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 6, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
16. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn học và tộc người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 13; 169-272 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn học và tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1996
17. Nguyễn Chính (1998), "Đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo", Tạp chí Cộng sản, (6), Hà Nội, tr. 38-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Chính
Năm: 1998
18. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1961
19. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 4, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1961
20. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
21. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 141-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w