1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ VAI TRÒ NHẬN THỨC KHOA học TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN sự của sĩ QUAN QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM HIỆN NAY

134 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 786,5 KB

Nội dung

Nhận thức khoa học là thành quả vĩ đại của trí tuệ con người, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Cuộc cách mạng KH CN hiện đại là một trong những nhân tố tác động có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; nó tạo động lực và đặt ra yêu cầu cao phát huy vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động của con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhận thức khoa học là thành quả vĩ đại của trí tuệ con người, có vai trò đặc

biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội Cuộc cách mạng KH - CN

hiện đại là một trong những nhân tố tác động có ý nghĩa quyết định sự tăngtrưởng kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; nó tạo động lực và đặt

ra yêu cầu cao phát huy vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động của conngười trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Quân sự là một trong các lĩnh vựcnhạy cảm với những thành tựu KH - CN mới nhất, luôn đòi hỏi cao về sự vậndụng, phát huy vai trò nhận thức khoa học ảnh hưởng của cuộc cách mạng KH -

CN đã làm cho nhận thức khoa học trở nên đặc biệt quan trọng trong hoạt độngquân sự ở các cấp, các đối tượng, trong đó có sĩ quan phân đội

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam "cách mạng, chính qui, tinh nhuệ,từng bước hiện đại" là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và cấp thiếthiện nay Hiện thực hoá phương hướng đó phải trên cơ sở sức mạnh tổng hợp củanhiều nhân tố, trong đó khoa học và nhận thức khoa học đóng vai trò nền tảng.V.I.Lênin đã khẳng định: không có khoa học hiện đại thì không có quân đội hiệnđại Hơn nữa, phân đội là nơi trực tiếp phải đương đầu với những âm mưu, thủđoạn thâm độc, xảo quyệt trong chiến lược “diễn biến hoà bình” và cuộc tiến côngxâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của địch Điều đó đòi hỏi sĩ quan phân độiphải có khả năng, trình độ nhận thức tương xứng để hiểu rõ đối tác, đối tượng, nắmvững tình hình, nhiệm vụ, tổ chức khoa học hoạt động thực tiễn ở đơn vị

Hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng, đạo đức, lối sống đang diễn ra hết sứcgay go, quyết liệt để “giành giật trái tim, khối óc con người” Cuộc đấu tranh nàyvừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, vừa có tính cấp thiết trong các đơn vị của lực lượng

vũ trang Sĩ quan phân đội là lực lượng cán bộ trẻ, trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy toàndiện ở trung đội, đại đội, tiểu đoàn; do vậy, họ phải có tri thức, trí tuệ cao để nhậnthức được tính chất phức tạp của tình hình, thường xuyên củng cố vững chắc trậnđịa chính trị, tư tưởng trong đơn vị

Trang 2

Trong thực tiễn, sĩ quan phân đội cơ bản đã được đào tạo qua các nhà trườngquân đội, có tinh thần nhiệt huyết cách mạng, có hệ thống tri thức tổng hợp cùng tưduy khoa học sáng tạo và ngày càng chứng tỏ là nguồn sức mạnh quan trọng của

toàn bộ quá trình trưởng thành, chiến thắng của quân đội Nhưng, họ cũng bộc lộ những hạn chế không nhỏ về nhận thức khoa học Để khắc phục những hạn chế ấy,

cần khẳng định đúng đắn vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩquan phân đội, từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát huy mạnh mẽ vaitrò đó

Những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây là lý do chủ yếu để tác giả luận án

lựa chọn và thực hiện đề tài “Vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân

sự của sĩ quan phân đội quân đội ta hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhận thức khoa học, vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động nói chung,cũng như trong hoạt động quân sự nói riêng, đã được nhiều công trình khoa họctrong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu; trong đó có những công trình tiêu biểu(xếp theo thứ tự năm công bố) như sau:

Về vấn đề nhận thức và nhận thức khoa học gồm có: Nguyễn Trọng Chuẩn

(1978), “Phép biện chứng duy vật với tính cách là lôgíc học và phương pháp luận của

nhận thức khoa học hiện đại”, Tạp chí Triết học, 22(3); Ngô Đình Xây(1993), Phương pháp nhận thức khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa học trong cách mạng khoa học - công nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Quý (1999), Nhận thức thế giới vi mô, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Lê Văn Quang (2001), Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và quân đội thời kỳ đổi mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội v.v

Về vấn đề nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự, nhận thức khoa học đối với sĩ quan quân đội, trong đó có sĩ quan phân đội gồm có: Đặng Vũ

Hiệp (1995), “Nâng cao năng lực trí tuệ - một công việc cấp bách trong xây dựng

Quân đội nhân dân trong giai đoạn cách mạng mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (4); Đào Văn Tiến (1998), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của sĩ quan

Trang 3

cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ quân sự, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội; Nguyễn Bá Dương (1999), Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiện vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Luận án Tiến sĩ

quân sự, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội v.v

Ở nước ngoài có các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

V.I.Kúptchốp (1976), Vai trò của triết học trong nhận thức khoa học, (người dịch Đỗ

Bá), thư viện Học viện Chính trị quân sự; A.X.Gientốp, T.R.Côndrátcốp,

E.A.Khơmencô (chủ biên 1969), Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân dịch và phát hành, 1976, Hà Nội; I.A.Gruđinhin (1971), Phép biện chứng và lĩnh vực quân sự hiện đại, Nxb Quân đội

nhân dân dịch và phát hành, 1976, Hà Nội v.v

Tất cả các công trình trên đã tiếp cận nhiều góc độ khác nhau về nhậnthức khoa học và vai trò của nó trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

đề cập đến những ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điềutrong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội, v.v Đó là nguồn tài liệu lýluận, thực tiễn để tác giả trực tiếp kế thừa trong quá trình nghiên cứu Tuy

nhiên, chưa công trình nào nghiên cứu có hệ thống về vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội quân đội ta hiện nay.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích: Làm rõ vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ

quan phân đội và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò nhận thức khoahọc trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội hiện nay

Trang 4

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận - thực tiễn:

- Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam, các nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, chỉ thị của Bộ Quốc phòng

và Tổng cục Chính trị về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và xây dựng

sĩ quan phân đội nói riêng

- Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tế phát huy vai trò nhận thức khoa họctrong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội quân đội ta hiện nay thông qua cáctài liệu, số liệu đã được tổng kết và điều tra trực tiếp của tác giả

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận mácxít, luận án sử

dụng tổng hợp các phương pháp nhận thức khoa học của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp điều tra

xã hội học, thống kê, chuyên gia

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học

- Làm sâu sắc thêm tính đặc thù của nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân

sự và vai trò của nó trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội

- Phân tích một số vấn đề có tính quy luật và yêu cầu phát huy vai trò nhậnthức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhận thức khoa họctrong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội hiện nay

6 Ý nghĩa của luận án

- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong đào tạo, giáo dục, bồidưỡng sĩ quan phân đội; có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong cácnhà trường và đơn vị cơ sở quân đội

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội quânđội ta hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Gồm mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục công trình của tác giả,

danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 5

Chương 1 NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ NHẬN THỨC KHOA HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ CỦA SĨ QUAN PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI TA 1.1 Nhận thức khoa học và đặc thù của nó trong lĩnh vực quân sự

1.1.1 Nhận thức khoa học

Trong lịch sử triết học, cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề con người có thểnhận thức, phản ánh được thế giới khách quan hay không, và cơ sở nền tảng củanhận thức là gì luôn diễn ra gay go, phức tạp với nhiều quan điểm khác nhau.Chủ nghĩa duy vật trước Mác với các đại biểu như Hêracơlit, Đêmôcrit,Bêcơn, Hôpxơ, đặc biệt là Phơbách đã đấu tranh quyết liệt chống lại chủ nghĩa duytâm, cố gắng lý giải bản chất nhận thức trên lập trường duy vật Họ thừa nhận khảnăng nhận thức của con người đối với thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh thếgiới khách quan vào bộ óc người Có thể nói rằng, các nhà duy vật trước Mác đã cónhiều công lao trong xây dựng và phát triển nhận thức luận duy vật Song, do hạnchế bởi điều kiện xã hội và trình độ nhận thức nên những quan điểm triết học của

họ chưa triệt để và thiếu cơ sở khoa học, còn mang tính siêu hình, trực quan, máymóc trong giải quyết các vấn đề về nhận thức, chưa phản ánh đúng bản chất, mốiquan hệ giữa các giai đoạn nhận thức Đặc biệt, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duyvật trước Mác là không đề cập được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, nêngiải thích một cách siêu hình mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức.Phơbách đánh giá cao vai trò của cảm giác trong nhận thức và chỉ ra nguồngốc, cơ sở khách quan của nó, song, lý luận nhận thức của ông còn mang tính duygiác luận, trực quan, cảm tính, chỉ thừa nhận yếu tố sinh vật trong cảm giác của conngười mà không thấy mặt xã hội của nó Tuy đánh giá cao vai trò của lý trí, nhưngông lại cho rằng “tư duy là cảm giác phổ biến”, là “sự lĩnh hội số nhiều, còn cảmgiác là lĩnh hội số ít, cái riêng lẻ, đơn nhất” Ông không phân biệt được sự khácnhau về bản chất giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính, hiểu chưa đầy đủ

về vai trò thực tiễn là cơ sở của nhận thức, nên đồng nhất cảm giác với tư duy, phủnhận vai trò tích cực của ý thức

Trang 6

Trái với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ việc không thừanhận thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức nên đã phủ định khả năng nhậnthức thế giới của con người, hoặc nếu thừa nhận thì cho đó chỉ là sự áp đặt, chi phối

từ những lực lượng “siêu nhiên”, và kết quả nhận thức không phải sự phản ánh hiệnthực khách quan

Các nhà duy tâm khách quan, mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thếgiới, song luôn coi nhận thức không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan, màchỉ là “tự nhận thức” của ý niệm, còn tư tưởng là sự tồn tại ở đâu đó ngoài conngười Hêghen (1770-1831) đã coi "ý niệm tuyệt đối" là linh hồn của nhận thứckhoa học chân chính; nhận thức của con người là “ý niệm tuyệt đối tự nhận thứcbản thân mình"; “ý niệm tuyệt đối” phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiệnđến hoàn thiện, và đến triết học Hêghen thì hoàn chỉnh, trở thành tri thức tuyệt đối.Theo Hêghen, khái niệm là sản phẩm của bản chất, bản chất là sản phẩm của tồntại, và tồn tại là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối” Ông đã đề cập đến thực tiễn nhưmột tác nhân phát triển của xã hội và tiến trình lịch sử và cho rằng: trong côngnghiệp, con người là mục đích của chính bản thân mình; con người đối xử với tựnhiên như cái gì đó lệ thuộc mình và đặt dấu ấn hoạt động của mình trong tựnhiên Tuy nhiên, Hêghen vẫn quy “thực tiễn” vào hoạt động tinh thần; hơn nữa,

do chưa thoát khỏi lập trường giai cấp nên ông không đánh giá đúng về thực tiễn,đặc biệt là vai trò sản xuất vật chất đối với sự phát triển xã hội

Các nhà duy tâm chủ quan hoàn toàn thủ tiêu khách thể khi đề cập đến nhậnthức luận Họ cho rằng, tất cả mọi cái đang tồn tại đều là "phức hợp cảm giác" củacon người, nên nhận thức chẳng qua là sự tự nhận thức của cảm giác, biểu tượng

trong cái tôi của con người về chính cái "phức hợp cảm giác" Nhìn chung, chủ

nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá “cảm giác” cái “tôi”, cảm giác của “tôi”sinh ra tất cả, sự nhận thức thế giới do cảm giác của "tôi" quyết định Beccơli(1685-1753) đã sử dụng quan niệm về "đặc tính có trước", "đặc tính có sau" củaLốccơ về sự vật, lấy kinh nghiệm cảm tính làm điểm xuất phát cho triết học củamình Theo ông, kinh nghiệm cảm tính là tổng hợp các cảm giác, và cảm giáckhông phải là sự phản ánh thực tại khách quan mà chính nó là thực tại khách quan

Trang 7

chân chính, “tồn tại có nghĩa là cảm giác được”, đối tượng nhận thức và cảm giácchỉ là một Tất cả mọi cái từ cảm giác mà ra, và sự vật là sự kết hợp của những cảmgiác chủ quan; không có chủ thể thì không có khách thể Cũng như Beccơli, nhàduy tâm chủ quan và nhà bất khả tri luận Hium đã tuyệt đối hoá vai trò của cảm

giác; ông còn nhấn mạnh rằng, những tri giác đầu tiên (cảm giác) là những ấn tượng trực tiếp của kinh nghiệm bên ngoài, tri giác thứ hai là những hình ảnh cảm tính của trí nhớ và các đối tượng kinh nghiệm bên trong, còn ý thức lý luận chỉ là

sự sao chép các ấn tượng trong phạm vi của ý thức Như vậy, theo ông, nhận thứcchỉ là quá trình tâm lý xảy ra trong con người; thậm chí mối liên hệ nhân quả cũngkhông phải là quy luật của tự nhiên mà chỉ là thói quen tâm lý

Những nhà bất khả tri luận khẳng định thế giới là không thể biết được; lý trícon người có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác, con người khôngthể biết được gì Những khái niệm, phạm trù có tính "tiên nghiệm, tiên thiên" lànhững năng lực có sẵn trong chủ thể sáng tạo ra mà không có nội dung từ hiệnthực E.Cantơ đã từng chia ra thế giới “vật tự nó” và thế giới “hiện tượng” và chorằng con người chỉ nhận thức được “hiện tượng”, còn “vật tự nó” thuộc về “siêunghiệm”, tuyệt đối không biết được, không phải là đối tượng nhận thức; cảm giácchủ quan là nguồn gốc duy nhất của nhận thức, là cái đứng giữa chủ thể và “vật tựnó” Chủ nghĩa bất khả tri là một trào lưu triết học gây tác hại lớn cho sự phát triểncủa tri thức, cho hoạt động khoa học và hoạt động thực tiễn của con người

Chủ nghĩa thực chứng - biến tướng của chủ nghĩa bất khả tri - đã quy nhiệm

vụ của nhận thức về sự mô tả các tri giác cảm tính với tính cách là thực tại duynhất, coi kinh nghiệm và khoa học là tổng hợp những cảm giác, biểu tượng và thínghiệm chủ quan, phủ nhận những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội,khoa học chỉ còn có tác dụng mô tả Thực chứng luận phục hồi bất khả tri luận củaHium và các quan điểm duy tâm khác, cố chứng minh rằng, nhận thức không thểvượt ra ngoài phạm vi tri giác, việc đề ra vấn đề tồn tại của thế giới bên ngoài,khách quan độc lập với tri giác là không khoa học, là "thiếu tri thức thực chứng"(!)Như vậy, nhận thức, trong đó có nhận thức khoa học, đã được các trường pháitriết học trước Mác luận giải với nhiều góc độ khác nhau Song, chỉ có quan điểm

Trang 8

mácxít mới phản ánh được một cách triệt để khoa học về vấn đề này.C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc nền tảng khi trình bày về lý luận nhận thức C.Mác đã vạch ra khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy

vật kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơbách: “ sự vật, hiện thực, cái có thể cảm giác

được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không

được nhận thức về mặt chủ quan”[59, tr.9]; đồng thời, ông phê phán chủ nghĩa duytâm đã tuyệt đối hoá vấn đề tư duy, tuyệt đối hoá “lực lượng tinh thần” ngoài conngười C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra quan điểm đúng đắn về thực tiễn, vai trò của

nó đối với nhận thức, nhận thức khoa học; hai ông đã thực hiện bước ngoặt cáchmạng trong lý luận nói chung và lý luận nhận thức nói riêng C.Mác và Ph.Ăngghen

đã khẳng định: nhận thức là sự thu nhận tri thức vào ý thức con người; đời sống xãhội về bản chất là có tính thực tiễn; ý thức, nhận thức chỉ là sự phản ánh hiện thựckhách quan vào đầu óc con người, v.v

V.I.Lênin đã kế tục tư tưởng vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, đồng thời pháttriển sâu sắc lý luận về nhận thức và nhận thức khoa học là bộ phận cấu thành hệthống triết học mácxít hoàn chỉnh Người viết: "Nhận thức là sự phản ánh giới tựnhiên bởi con người Nhưng đó không phải là một phản ánh giản đơn, trực tiếp,hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu

thành, sự hình thành các khái niệm, quy luật ”, "Nhận thức là quá trình, xâm nhập

(của trí tuệ) vào giới tự nhiên ", "Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tưduy đến khách thể "[55, tr.207] Đặc biệt, trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", V.I.Lênin kết luận:

“1) Có những sự vật tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta, độc lập vớicảm giác của chúng ta, ở ngoài chúng ta

2) Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào vềnguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã nhậnthức và cái chưa được nhận thức

Trang 9

3) Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác củakhoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhậnthức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn ” [44, tr.117].

Với các kết luận trên, V.I.Lênin đã chỉ ra những vấn đề bản chất nhất củanhận thức khoa học như: đối tượng nhận thức, khả năng nhận thức thế giới kháchquan của con người và biện chứng phức tạp của quá trình nhận thức Điều đókhẳng định rõ tính thứ nhất của vật chất và làm rõ vấn đề cơ bản của triết học trênlập trường duy vật biện chứng Hơn thế, trong khi khái quát về nhận thức khoa học

và khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan, V.I.Lênin đã phêphán sâu sắc các quan điểm duy vật siêu hình, duy tâm, thuyết không thể biết

Lý luận nhận thức trong triết học Mác-Lênin là một trong những thành quả

vĩ đại của khoa học triết học được vận dụng, phát triển đa dạng bởi nhiều côngtrình nghiên cứu sau này Nhà triết học Nga V.I.Kuptchop chỉ ra rằng, nhận thứckhoa học có thể chia thành kết quả nhận thức và quá trình thu nhận tri thức đó[38, tr.6] Nếu tiếp cận một quá trình, hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiệnthực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới kháchquan; hoặc kết quả của quá trình đó thì có nhận thức đúng và nhận thức sai [114,tr.1241] Nhìn một cách tổng quát thì có thể thấy: nhận thức khoa học được hìnhthành một cách tự giác và mang tính trừu tượng, khái quát ngày một cao; thểhiện tính năng động, sáng tạo của tư duy trừu tượng; phản ánh dưới dạng lôgíctrừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quyluật của thế giới khách quan Nhận thức khoa học hướng tới nắm bắt quy luật,bản chất của hiện thực chứ không dừng lại cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên, cáiđơn nhất Nhận thức khoa học được thể hiện trong các phạm trù, quy luật củakhoa học, và đến lượt mình, các phạm trù, quy luật đó lại trở thành chỗ dựa,thành công cụ của nhận thức khoa học [35, tr.368-369]

Tựu trung lại, theo quan điểm mácxít thì nhận thức là một quá trình phản ánh

biện chứng hiện thực khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn Nhận thức khoa học được tiếp cận với tư cách là một loại hình nhận thức trong nhận thức luận mácxít để phân biệt với nhận thức thông thường, nhận thức không khoa

Trang 10

học và những bộ phận của nó như kinh nghiệm khoa học, lý luận khoa học, phương

pháp tư duy khoa học, v.v Nhận thức khoa học là quá trình phản ánh tự giác, tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của con người thông qua thực tiễn; nhằm đạt tới hệ thống tri thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và các lĩnh vực cụ thể khác, nâng cao khả năng tư duy và hiệu quả hoạt động thực tiễn.

Nhận thức khoa học có cấu trúc phức tạp và có thể tiếp cận theo nhiều góc độ: theo nguồn gốc (chủ thể, khách thể, thực tiễn), theo trình độ (trực quan khoa

học, kinh nghiệm khoa học, lý luận khoa học), theo các vòng khâu (cảm tính, lý

tính), hoặc theo các giai đoạn của quá trình nhận thức Để luận giải đúng đắn vai

trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội quân đội tahiện nay, cần tiếp cận cấu trúc nhận thức khoa học từ các thành tố: tri thức khoahọc, phương pháp tư duy khoa học, khả năng vận dụng khoa học hệ thống tri thứcvào thực tiễn

Tri thức khoa học vừa là tiền đề, điều kiện, là cơ sở "vật liệu cơ bản" hay "hệ

tế bào" của nhận thức khoa học để con người khám phá những tri thức mới, vậndụng giải quyết một cách khoa học các vấn đề trong thực tiễn; vừa là kết quả vàmục đích của quá trình nhận thức

Con người cải biến tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn, đó là hoạt độngdiễn ra ngoài đầu óc của con người, song được dẫn dắt, chỉ đạo bởi "bộ não thôngminh", bởi tri thức Ph.Bêcơn, nhà sáng lập ra triết học duy vật Anh, đã chỉ ra trithức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức, và khẳng định rằng: con người cần phảithống trị, phải làm chủ thế giới tự nhiên; điều đó thực hiện được hay không tất cảphụ thuộc vào sự hiểu biết của con người

Tri thức, với tư cách thành tố của nhận thức khoa học, bao gồm toàn bộ nhữnghiểu biết sâu sắc và phong phú, đa dạng của con người về thế giới khách quan.Khác với những nhận biết thông thường, tri thức khoa học phải đúng đắn, chânthực; phản ánh những hình thái vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy; được kháiquát từ thực tiễn và luôn được thực tiễn kiểm nghiệm Tri thức khoa học có thểđược tiếp cận dưới nhiều góc độ Nếu đi vào các lĩnh vực cụ thể, với các đối tượng

cụ thể thì có các loại tri thức phản ánh các nhóm, các bộ phận và các sự vật, hiện

Trang 11

tượng khác nhau Đi vào phạm vi của nó, có tri thức phản ánh về thế giới vĩ mô,

"đại vĩ mô" hoặc vi mô, “siêu vi mô”; tri thức mang tính phổ quát, phản ánh nhữngvấn đề chung nhất của thế giới khách quan hoặc tri thức về các sự vật, hiện tượng

cụ thể Song, xét ở trình độ phản ánh của tri thức, luận án đã đề cập tới tri thức khoa học như một chỉnh thể bao gồm: trực quan khoa học, kinh nghiệm khoa học,

lý luận khoa học

Tri thức trực quan khoa học là quá trình và kết quả phản ánh trực tiếp thế giớikhách quan của chủ thể, "khái niệm gọi là trực quan khi nó gắn kết với các sự vậtcho phép cảm nhận trực tiếp được"[89, tr.112] Nội hàm của tri thức trực quan khoahọc phản ánh các mặt, các bộ phận bên ngoài sự vật, hiện tượng, thông qua cáchình thức cảm giác, tri giác, biểu tượng Cảm giác là cơ sở nền tảng cho các giaiđoạn nhận thức tiếp theo, như V.I.Lênin khẳng định: "Tiền đề đầu tiên của lý luận

về nhận thức chắc chắn là chỗ cho rằng, cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểubiết của chúng ta"[44, tr.147] Tri giác cao hơn cảm giác bởi đạt tới trình độ phảnánh tổng thể các mặt, các bộ phận bên ngoài của sự vật, hiện tượng Còn biểutượng là "hình ảnh lưu giữ của cảm giác" Tuy nhiên, tri thức trực quan khoa họckhông đồng nhất với trực quan “thuần” cảm tính Cảm giác, tri giác, biểu tượng với

tư cách thành tố của trực quan khoa học đã vượt qua "cảm tính thuần tuý" để thểhiện rõ trình độ khoa học của mình, " không có cơ sở nào để phủ định sự phản ánhcảm tính, coi thường vai trò của nó như là nấc thang đặc thù của nhận thức, mà nó

có ý nghĩa cơ bản, trong sự hình thành tư duy khoa học"[25, tr.45]

Kinh nghiệm khoa học là những tri thức khoa học được đúc rút trực tiếp từlao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội hoặc thực nghiệm khoa học dưới

sự chỉ đạo của nhận thức lý tính "Trong kinh nghiệm, cái quan trọng chính là trítuệ mà người ta dùng để tiếp xúc với hiện thực Một trí tuệ vĩ đại thực hiện đượcnhững kinh nghiệm vĩ đại và thấy được cái gì là quan trọng trong sự vận độngmuôn vẻ của các hiện tượng"[2, tr.687] Tuy nhiên, kinh nghiệm khoa học chưađạt tới trình độ khái quát thành hệ thống lý luận, mà chỉ là sự tiếp tục với chấtlượng mới của trực quan khoa học, vẫn dựa trên cơ sở cảm tính nhưng đồng thời là

cơ sở, điều kiện của nhận thức lý luận, là cầu nối giữa thực tiễn với lý luận khoa học

Trang 12

Lý luận khoa học là trình độ cao của nhận thức, mang tính trừu tượng, kháiquát cao, phản ánh đối tượng nghiên cứu bằng cách “tước bỏ” những mặt, nhữngthuộc tính không bản chất Đó là quá trình chủ thể phản ánh đạt đến bản chất, quyluật bên trong của sự vật, hiện tượng; trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết, lýthuyết khoa học và dự báo khoa học Những hình thái cơ bản nhất của lý luận khoahọc bao gồm: khái niệm, phán đoán, suy lý.

Như vậy, với tư cách bộ phận cấu thành của nhận thức khoa học, tri thức khoahọc bao gồm nhiều tầng bậc khác nhau, song có mối quan hệ thống nhất biệnchứng với nhau Tri thức trực quan khoa học và kinh nghiệm khoa học phải có sựdẫn dắt của lý luận khoa học Trong quá trình nhận thức khoa học, bản thân "trựcquan sinh động" đã được gắn chặt với tư duy, “Một số kết quả của tư duy gắn liềnvới nhận thức kinh nghiệm đến mức giờ đây, nếu thiếu chúng, ta không thể nàodiễn đạt được các cảm giác và tri giác”[113, tr.11] Song, tri thức trực quan khoahọc luôn đóng vai trò cơ sở trực tiếp hình thành kinh nghiệm khoa học, và đến lượt

nó, kinh nghiệm khoa học lại là cơ sở cho lý luận khoa học Đồng thời, sự gắn bóhữu cơ giữa trực quan khoa học với kinh nghiệm khoa học và lý luận khoa học phảiđược đặt trên cơ sở thực tiễn

Trong hệ thống tri thức, xét từ góc độ các khoa học, thì tri thức triết học

"đương nhiên là có tính chất nền tảng về mặt lý luận, và có tính cấp bách về mặtthực tiễn"[38, tr.6], "có khả năng vũ trang cho các nhà khoa học thế giới quan vàphương pháp luận tối ưu để người ta có thể xử lý mối quan hệ giữa cái đã biết vàcái chưa biết nhằm tiếp tục chiếm lĩnh những bí ẩn vô tận của thế giới"[89,tr.14] Nhà triết học xôviết P.V.Pôpốp đã nhấn mạnh, phép biện chứng với tưcách là phương pháp luận của nhận thức khoa học không chỉ phản ánh nhữngquy luật của tự nhiên và xã hội mà cả những quy luật của tư duy Nhữngnguyên lý có tính chất phương pháp luận duy vật biện chứng cũng đã được

sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nhận thức khoa học [81, tr.412] Tuy nhiên,cùng với tri thức triết học thì tri thức của các khoa học và sự tương tác của cáckhoa học khác nhau cũng đóng vai trò động lực trực tiếp bên trong của sự phát

Trang 13

triển liên tục hệ thống tri thức khoa học, cũng như đối với nhận thức khoa họcnói chung.

Phương pháp tư duy khoa học là thành phần cơ bản trong cấu trúc nhận thức

khoa học, giữ vai trò trực tiếp quy định hiệu quả quá trình tiếp nhận, hình thành,phát triển và phát huy tri thức khoa học

Những người theo chủ nghĩa duy tâm coi phương pháp tư duy như một phạmtrù thuần tuý chủ quan, là tổng hoà các quy tắc do lý trí con người tự ý đặt ra, để

"tiện" cho hoạt động nhận thức Trái lại, theo quan điểm duy vật biện chứng,phương pháp tư duy là những cách thức chung nhất của tư duy trong tiếp cận hiệnthực, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội trong sự vận động,phát triển, biến hoá không ngừng Phương pháp tư duy khoa học phải được hiểunhư một hệ thống tổng hợp các cách thức, biện pháp tư duy nhất định được tổ chức,sắp xếp sao cho có thể phối hợp được với các tri thức “nền” và tri thức tiền đề,đóng vai trò như các công cụ, phương tiện nhằm "sản xuất" ra những tri thức mớicần thiết từ hệ thống tri thức khoa học đã có

Tiếp cận phương pháp tư duy khoa học cần quan tâm tới đặc tính sáng tạo của

tư duy, bao gồm tính độc lập, tính phê phán, tính mềm dẻo, linh hoạt, kiên định ,cũng như làm rõ các hình thức của tư duy như khái niệm, phạm trù, phán đoán

Phương pháp tư duy khoa học còn chứa đựng tổng hợp các thao tác tư duy khoa học bảo đảm cho nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến

bản chất sâu sắc hơn; nhận thức cảm tính đạt tới trình độ trực quan khoa học và đitới nhận thức lý tính; nhận thức kinh nghiệm đạt tới trình độ kinh nghiệm khoa học

và đi tới lý luận khoa học Không có thao tác tư duy sẽ không có tư duy khoa học giai đoạn phát triển ở trình độ cao của nhận thức Đó là lý do xác định thao tác tưduy khoa học là thành phần cốt lõi nhất của phương pháp tư duy khoa học

-Hệ thống phương pháp tư duy khoa học bao gồm các phương pháp lý thuyết

và phương pháp thực nghiệm Trong các phương pháp lý thuyết ngày càng được sử

dụng rộng rãi hiện nay, cần phải chú ý phương pháp trừu tượng hoá và khái quáthoá, bởi đó là một trong các công cụ chủ yếu để đạt tới chân lý, nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của con người Các phương pháp giả định - suy diễn, phương

Trang 14

pháp tiền đề - kết luận, phương pháp thuật toán - toán học không ngừng đượcnghiên cứu và hoàn chỉnh thêm Các phương pháp hệ thống - cấu trúc, hình thứchoá và mô hình hoá ngày càng có vai trò quan trọng trước sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học hiện đại Tuy nhiên, ý nghĩa của các phương pháp thực nghiệm (quan

sát, thí nghiệm, đo đạc) cũng không hề giảm ngay cả khi vai trò của phương pháp

lý thuyết ngày càng tăng, hơn nữa còn nhằm bảo đảm tính chân thực của cácphương pháp lý thuyết Một số thực nghiệm cụ thể nào đó, thậm chí còn có thểquyết định một hướng nghiên cứu, hoặc một lý thuyết đang hình thành Trình độthực nghiệm sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp với các dụng cụ, phương tiện ngày cànghiện đại cùng với quá trình phát triển nhận thức, đặc biệt trong KH - CN hiện đại

Khả năng vận dụng khoa học hệ thống tri thức vào thực tiễn là một thành tố

đặc biệt quan trọng, một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của nhận thức khoahọc; nhờ nó, các thành phần khác mới bộc lộ hết giá trị hiện thực của mình

V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý,

của sự nhận thức thực tại khách quan”[55, tr.179] Đồng thời, quá trình vận dụngkhoa học hệ thống tri thức trong thực tiễn có ý nghĩa trực tiếp cải tạo, biến đổi hiện

thực khách quan và điều này đã được C.Mác chỉ rõ: "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới"[59,

tr.12]

Nhận thức khoa học là một quá trình mà mục đích là chân lý; thực tiễn là cơ sở,động lực, là tiêu chuẩn của chân lý Thông qua thực tiễn, nhận thức phát huy đượcvai trò chỉ đạo hoạt động của con người trong cải tạo hiện thực khách quan; đồngthời, nhận thức được kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện Tuynhiên, không phải mọi sự vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn đều được baohàm trong phạm trù nhận thức khoa học Sự áp đặt lý thuyết một cách thô thiển, gánghép, cứng nhắc vào cuộc sống không những không đem lại hiệu quả mà còn hoàntoàn bộc lộ tính không khoa học của quá trình nhận thức và thực tiễn Quá trình vậndụng tri thức khoa học tuân theo những phương thức, trình tự khoa học, phù hợp vớiquy luật phát triển khách quan và đòi hỏi của thực tiễn, đem lại hiệu quả trên hiện

Trang 15

thực - quá trình đó mới được chuyển hoá thành yếu tố của nhận thức khoa học Vìvậy, xa rời hoặc tuyệt đối hoá thực tiễn sẽ rơi vào nhận thức luận của chủ nghĩa duytâm hoặc duy vật tầm thường.

Các thành tố trên đây của nhận thức khoa học có mối liên hệ thống nhất biệnchứng, tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển Trong

đó, nếu tri thức khoa học là cơ sở ban đầu, "kho tàng dự trữ năng lượng" cần thiết cho các thành tố sau, thì phương pháp tư duy khoa học là "hệ công cụ" cần thiết để

"giải phẫu" hệ tri thức đang có và tiếp tục tìm kiếm chân lý, đồng thời khả năng vận

dụng đúng đắn hệ thống tri thức vào thực tiễn là thành tố "hoạt hoá" hệ thống tri thức

khoa học, làm cho nhận thức khoa học thực sự xuất phát từ thực tiễn và quay trở lạiphục vụ hoạt động thực tiễn Tuyệt đối hoá hay phủ nhận một trong các thành tố đó

sẽ dẫn tới sai lầm trong nhận thức và tác động tiêu cực đến hoạt động thực tiễn.Quá trình phát huy vai trò nhận thức khoa học trong các lĩnh vực hoạt động thựcchất là quá trình phát triển, hoàn thiện, làm sống động từng thành tố, song phải bảođảm sự thống nhất ngày càng bền chặt giữa các thành tố, bởi sự vận động, biến đổicủa mỗi thành tố không tách rời trong cấu trúc tổng thể của nó

Nhận thức khoa học không chỉ có cấu trúc phức tạp mà còn có những đặc trưng riêng so với nhận thức thông thường, cho nên cần phân định rõ những đặc

trưng ấy mới có thể tạo cơ sở phương pháp luận để phân tích vai trò của nhận thứckhoa học trong thực tiễn

Đặc trưng thứ nhất: Nhận thức khoa học mang tính khách quan, thông qua một quá trình được định hướng tự giác, tích cực, sáng tạo nhằm tiếp cận chân lý.

Nhận thức khoa học hướng tới sự nghiên cứu nhằm phản ánh đúng bản chất

và sự vận động, phát triển theo quy luật khách quan của các khách thể trong tựnhiên, xã hội, tư duy tồn tại độc lập với chủ thể, do vậy luôn có tính khách

quan Xuất phát từ bản thân khách thể và đối tượng nghiên cứu từ hiện thực khách

quan, nhận thức khoa học phản ánh trung thành các sự vật, hiện tượng, quá trìnhnhư vốn có của nó chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan để áp đặt chothực tế Thái độ tôn trọng sự thật hoàn toàn đối lập với thái độ phiến diện, địnhkiến, không trung thực, nguỵ biện Tính khách quan trong nhận thức khoa học còn

Trang 16

thể hiện ở sự tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan của chủ thể nhậnthức Những ấn phẩm cá nhân và những định hướng giá trị của nhà khoa học có vaitrò sáng tạo quan trọng, song kết quả nghiên cứu lại không phụ thuộc ý muốn chủquan của người nghiên cứu Quá trình nhận thức phải dựa vào sự thật và lý trí conngười chứ không thể dựa vào những ảo tưởng chủ quan và thông tin sai lệch.

Việc tiếp cận chân lý khách quan luôn thông qua quá trình được địnhhướng một cách tự giác, tích cực Điều đó đòi hỏi các nhà khoa học cùng vớiviệc nắm vững các phương tiện, thiết bị tiên tiến và hiện đại, phương phápnghiên cứu phù hợp với yêu cầu cụ thể của các ngành khoa học, còn phải luôn

có định hướng giá trị đúng đắn Chủ thể nhận thức khoa học là người có khảnăng trí tuệ cao, bao gồm khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng sáng tạo;năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá; năng lực phát triển tư duy và vận dụngthực tiễn để nhờ đó nắm bắt được cái bản chất, quy luật bị che lấp trong sự

hỗn độn của các hiện tượng ngẫu nhiên Chủ thể nhận thức khoa học còn phải

được đào tạo, tự đào tạo, rèn luyện thường xuyên về tri thức tự nhiên và xã hội,

về ngôn ngữ, về lôgíc phù hợp với các nhiệm vụ nghiên cứu

Nhận thức khoa học không diễn ra một cách tức thì, đạt ngay kết quả trọn vẹnxong xuôi, mà là một quá trình biện chứng phức tạp trên cơ sở thực tiễn Quá trình

đó xa lạ với biểu hiện giản đơn, công thức cứng nhắc, bất biến, những thói quen dễdãi, những đường mòn, tính thụ động và lệ thuộc Đây là một trong những quanđiểm cơ bản nhất của nhận thức luận mácxít, đối lập với quan điểm duy tâm hoặcsiêu hình về nhận thức

Đặc trưng thứ hai: Nhận thức khoa học mang tính hệ thống, có luận cứ và sự sáng tạo tri thức khoa học mới.

Tính hệ thống là đặc trưng quan trọng để phân biệt nhận thức khoa học vớinhận thức thông thường cũng như các loại hình nhận thức khác Khách thể nhậnthức luôn tồn tại trong tính hệ thống, nên hoạt động nhận thức của chủ thể chỉ đạttới chân lý khi không những tôn trọng tính hệ thống của khách thể mà còn phải thểhiện ra với tính cách là một hệ thống Nói cách khác, tính hệ thống của nhận thứckhoa học, tức là tính hệ thống - chủ thể, suy đến cùng là hình ảnh chủ quan của tính

Trang 17

hệ thống - khách thể Nó được thể hiện trong tất cả các giai đoạn, các thành phầncấu trúc của nhận thức như mục đích (mục đích trước mắt, lâu dài; mục đích chiếnlược, chiến thuật ), phương pháp (phương pháp phổ biến, đặc thù, đơn nhất ),phương tiện (phương tiện vật thể, phi vật thể ) Sản phẩm của nhận thức khoa họcgồm hệ thống khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật cùng phản ánh hiện thựckhách quan trong một hệ thống toàn vẹn, chuyển hoá, không bất biến Tính hệthống của nhận thức khoa học còn được thể hiện trong mọi thành phần cấu trúc củanó.

Nhận thức khoa học còn mang tính có luận cứ và được chứng minh Tính cóluận cứ của tri thức khoa học được thể hiện trước hết bởi sự kiểm tra bằng thựcnghiệm, thực tiễn Đồng thời, tri thức khoa học còn được chứng minh bằng các tiêuchí lôgíc hợp thành hệ chuẩn riêng do nhận thức khoa học tạo ra nhằm chế định cácphương thức chứng minh

Nhận thức khoa học luôn gắn với việc khám phá ra các hiện tượng, quá trình,quy luật, “các điểm nút trong một màng lưới” nảy sinh những tri thức khoa học mới

mà nhận thức thông thường không có được, đó là "quá trình phản ánh biện chứng,tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc của con người"[30,tr.74] Mặt khác, thông qua so sánh các luận điểm đã được chứng minh là chân lý,

có thể rút ra tri thức khoa học mới Nhận thức khoa học hiện đại có thể và (cầnphải) được xem xét với tư cách là kết quả của toàn bộ quá trình phát sinh, phát triểncủa hoạt động tư duy, mang trong mình những tri thức đã có trong lịch sử; và nócũng không dừng ở đó mà tiếp tục sáng tạo tri thức khoa học mới Ngay cả hệthống lý luận của C.Mác cũng được V.I.Lênin đòi hỏi không nên coi là "một cái gì

đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt

nền móng cho môn khoa học mà những người XHCN cần phải phát triển hơn nữa

về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu so với cuộc sống"[42, tr.232]

Đặc trưng thứ ba: Nhận thức khoa học đòi hỏi yêu cầu cao về tính trừu tượng hoá, khái quát hoá và cụ thể hoá.

Nhận thức khoa học có vai trò giải quyết nhiệm vụ thực tiễn nên nó luôn đòihỏi phải được định hình bởi các khái niệm, phạm trù, quy luật, phản ánh ngày càng

Trang 18

sâu sắc thế giới khách quan thông qua những bước trừu tượng hoá, khái quát hoá

và cụ thể hoá Quá trình đi từ nhận thức tiền khoa học đến nhận thức khoa học phảithông qua các thao tác tư duy, đặc biệt là sự trừu tượng hoá, khái quát hoá Chính

vì vậy, trừu tượng hoá, khái quát hoá là sự thể hiện đặc trưng của nhận thức khoahọc mà nhiều loại hình nhận thức khác không nhất thiết phải đề cập

Trừu tượng hoá được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với khái quát hoá.Khi trừu tượng hoá một vài thuộc tính, hay các mối liên hệ trong một loạt kháchthể, thì nhất định sẽ tạo ra điều kiện để khái quát hoá nhằm xác định liên hợp cácthuộc tính vào một lớp chung, thể hiện ra như cái chung trong một loạt khách thểriêng Trừu tượng hoá không những có mối quan hệ chặt chẽ với khái quát hoá, màcòn có mối quan hệ chặt chẽ với cụ thể hoá Bởi vì, quá trình nghiên cứu lý luậntrước hết phải tách ra từ khách thể các mối liên hệ dưới dạng trừu tượng khoa học.Song, chỉ dừng ở các trừu tượng khoa học sẽ không thể cho ta một quan niệm toànvẹn về bản chất của khách thể nghiên cứu; do vậy, cần phải tái tạo lại khách thểtrong tính toàn vẹn và phức tạp của các mối quan hệ, liên hệ Quá trình này trongnghiên cứu được gọi là phương pháp đi từ trừu tượng tới cụ thể

Trừu tượng hoá, khái quát hoá và cụ thể hoá có mối quan hệ chặt chẽ và được

áp dụng cả trong khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Đồng thời, đây là nhữngphương thức đặc trưng cho tính biện chứng phức tạp của quá trình nhận thức khoahọc, và có thể phân biệt với nhận thức thông thường và một số loại hình nhận thứckhác

Đặc trưng thứ tư: Nhận thức khoa học đòi hỏi yêu cầu cao trong sử dụng ngôn ngữ, chuyên môn hoá về sử dụng phương pháp và phương tiện.

Để nghiên cứu, mô tả khách thể, nhận thức khoa học không chỉ sử dụngngôn ngữ tự nhiên (hệ thống ký hiệu âm thanh và sau đó là chữ viết), mà cònphải sử dụng và không ngừng phát triển ngôn ngữ chuyên biệt (là hệ thống kýhiệu bổ trợ được tạo ra bằng cách riêng trên cơ sở của ngôn ngữ tự nhiên đượcchuyên hoá) Đặc biệt nhận thức ở trình độ lý luận, chủ thể nghiên cứu khách thểmột cách gián tiếp thông qua “thực nghiệm tư tưởng”, nên tất yếu phải có hệ

Trang 19

thống ngôn ngữ khoa học Hệ thống ngôn ngữ này được xây dựng chặt chẽ, rõràng và được sử dụng tương đối nhất quán, có tính chuyên môn hoá cao giúpnhận thức khoa học phản ánh ngày càng chính xác và đầy đủ đối tượng nghiêncứu của từng ngành khoa học, đồng thời làm cho nhận thức khoa học được biểuhiện thành hệ thống nhờ vốn từ hiện đại, phong phú, đa dạng cùng với cấu trúcngữ ngôn khoa học và tinh tế Ngôn ngữ là "vỏ vật chất" của tư duy, là hình thứctrực tiếp của tư duy, làm cho tư duy được rõ ràng, xác định không chỉ trong việcbiểu đạt những tư tưởng, nội dung ra bên ngoài mà còn là công cụ của quá trìnhnhận thức khoa học Với hệ thống ngôn ngữ khoa học, con người có thể vậndụng các tri thức đã có, xây dựng những suy lý để đi đến tri thức mới, đồng thờilàm cho tri thức trở thành tài sản chung của xã hội, làm cho hoạt động tư duy cótính kế thừa và nhận thức khoa học được biểu hiện thành hệ thống.

Cùng với yêu cầu cao về ngôn ngữ, phương pháp nhận thức khoa học đóngvai trò to lớn, thiếu nó thì tư duy và khả năng nhận thức của con người không thểphát triển Song, trong nhận thức khoa học, không có phương pháp “vạn năng”,cũng không thể có một phương pháp "độc nhất vô nhị" tiếp cận chân lý Cácphương pháp nhận thức khoa học không những được dùng phổ biến, mà còn được

"chuyên hoá" Khi thu nhận tri thức kinh nghiệm, thường sử dụng phương phápquan sát và thực nghiệm; còn khi phát triển lý thuyết khoa học, cần sử dụng cácphương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch Khách thể nghiên cứu củanhận thức khoa học rất phong phú, đa dạng, cho nên phương pháp của nó cũngphong phú, đa dạng Có phương pháp phổ biến, phương pháp đặc thù và phươngpháp nhận thức của khoa học cụ thể Các khoa học khác nhau về đối tượng nghiêncứu có tính độc lập tương đối về phương pháp nghiên cứu, nên cùng với xác địnhđối tượng nghiên cứu, phải xác định phương pháp nhận thức khoa học Song mỗi

sự vật, hiện tượng, quá trình khách quan đều có các thuộc tính phổ biến, đặc thù vàđơn nhất, cho nên khi tiếp cận, không thể tuyệt đối hoá một phương pháp nào.Nhận thức ở trình độ kinh nghiệm dựa trên sự tác động trực tiếp tới khách thểnhận thức của nhà nghiên cứu, sự tác động đó thể hiện qua quan sát và thực nghiệmkhoa học, qua các công cụ thiết bị Do vậy, tính chuyên môn hoá của việc sử dụng

Trang 20

các phương tiện kỹ thuật cũng được đề cao trong nhận thức khoa học Hệ thốngmáy móc, trang thiết bị là cầu nối giữa chủ thể và khách thể nhận thức, trực tiếp tácđộng đến khách thể, giúp quá trình nhận thức khoa học trở nên hiệu quả hơn trongviệc khám phá những thuộc tính mới của khách thể, kể cả trong điều kiện khókhăn, phức tạp Xã hội và khoa học càng phát triển thì càng có sự phụ thuộc lẫnnhau giữa nhận thức khoa học với phương tiện kỹ thuật hiện đại Các phương tiệnvật chất ngày càng tham gia trực tiếp và đóng vai trò đắc lực đối với quá trình tiếpnhận tri thức khoa học Cách mạng KH - CN hiện đại phát triển đòi hỏi phải quantâm đặc biệt tới việc sử dụng phương tiện kỹ thuật theo hướng chuyên môn hoátrong nhận thức khoa học Máy móc, phương tiện kỹ thuật được sử dụng trongnhận thức khoa học ngày càng trở nên hiện đại như: máy tính điện tử, máy gia tốc,các thiết bị quan sát và đo đạc Tuy nhiên, xét đến cùng, con người làm ra máymóc không phải để máy móc thống trị trở lại, mà để hỗ trợ đắc lực cho trí tuệ củamình, nâng trí tuệ lên tầm cao mới.

Đặc trưng thứ năm: Nhận thức khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn

và thực nghiệm.

Nhận thức khoa học luôn gắn với thực tiễn, đây là đặc trưng căn bản để phânđịnh giữa nhận thức luận duy vật với nhận thức luận duy tâm Hơn thế, nếu nhưgiữa nhận thức thông thường với thực tiễn có sự liên hệ “gần gũi”, trực tiếp với đờisống hiện thực, thì sự gắn bó giữa nhận thức khoa học với thực tiễn bao giờ cũngmang tính khái quát sâu sắc hơn Kết quả phản ánh thực tiễn của nó không nhữngnhất thiết phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn mà còn đạt trình độ lý luận khoahọc cao hơn nhận thức thông thường, nhằm định hướng khoa học cho thực tiễnphát triển

Thực nghiệm khoa học là một trong những hình thức cơ bản của hoạt độngthực tiễn, một trong các tiêu chuẩn kiểm tra chân lý Ở trình độ kinh nghiệm củanhận thức khoa học, thực nghiệm khoa học còn là phương tiện chính và cơ bản,đồng thời còn là phương pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, vì: “Kiểu nhận thứckhoa học có ưu điểm lớn là dựa vào lý trí và phương pháp thực nghiệm nên có khảnăng to lớn nhận thức thế giới và cải tạo thế giới”[80, tr.119] Phương pháp thực

Trang 21

nghiệm khoa học, với tư cách là “sự chất vấn đối với tự nhiên”, là phương phápquan trọng nhất của nhận thức kinh nghiệm nhằm nghiên cứu khách thể bằng sự tácđộng trực tiếp vào chúng Thực nghiệm khoa học có vai trò to lớn không chỉ trongviệc thu thập các sự kiện khoa học mà còn cả trong việc khẳng định hay bác bỏ giảthuyết, biến giả thuyết thành lý thuyết khoa học Thực nghiệm được sử dụng rộngrãi không chỉ trong khoa học tự nhiên mà cả trong khoa học xã hội.

1.1.2 Đặc thù của nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự

Lĩnh vực quân sự vừa là khách thể đặc thù của nhận thức khoa học, vừa là cơ

sở thực tiễn quy định trực tiếp tính đặc thù của nhận thức khoa học trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực quân sự là một phạm trù lịch sử mang tính đặc thù của xã hội, xuấthiện và mất đi cùng với việc xuất hiện và mất đi của giai cấp, nhà nước Lĩnh vựcquân sự bao gồm toàn bộ hoạt động thực tiễn quân sự và nhận thức quân sự, có tácđộng ảnh hưởng qua lại mạnh mẽ đối với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị,văn hoá, tư tưởng, khoa học, v.v Đặc thù của hoạt động trong lĩnh vực quân sự thểhiện tập trung ở các mối quan hệ đặc biệt giữa con người với con người trong sửdụng công cụ đặc biệt - vũ khí, trang bị kỹ thuật nhằm tiêu diệt đối phương, sửdụng biện pháp đặc biệt - biện pháp bạo lực; ở khả năng chuyển hoá, biến độngnhanh của môi trường hoạt động, chứa đựng sự hy sinh, gian khổ, ác liệt và mấtmát; ở sự đối kháng giai cấp tập trung một cách trực tiếp và nguy hiểm nhất Lĩnhvực quân sự còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ, nhiều hiện tượng “đánh lừa” bảnchất, là “vương quốc của các ngẫu nhiên”, nên đòi hỏi cao đối với con người và tổchức về trình độ nhận thức khoa học

Tất cả những yếu tố đặc thù đó đều góp phần quy định tính đặc thù của nhậnthức khoa học trong lĩnh vực quân sự Tuy nhiên, để làm rõ hơn tính đặc thù ấy, tất

yếu phải phân tích mối liên hệ biện chứng giữa lý luận quân sự và thực tiễn quân

sự, bởi đây chính là mối liên hệ cơ bản và khái quát nhất của toàn bộ các hoạt động

trong lĩnh vực quân sự

Đứng vững trên quan điểm duy vật biệt chứng về giải quyết vấn đề cơ bản củatriết học, trực tiếp là sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn - nguyên lý

Trang 22

xuất phát của triết học mácxít, cho ta tiền đề xuất phát có ý nghĩa quyết định để giải

quyết mối liên hệ giữa lý luận quân sự và thực tiễn quân sự Khác với các trườngphái triết học khác, triết học mácxít đã chỉ ra sự thống nhất biện chứng giữa lý luận

và thực tiễn, đồng thời chỉ ra vai trò của lý luận và thực tiễn trong sự thống nhất đó

Về mặt thực tiễn, V.I.Lênin nhấn mạnh: "Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì

nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của hiện thực trực tiếp"[55,tr.230] Thực tiễn quyết định quá trình nhận thức (lý luận), là mục đích của nhậnthức, là cơ sở, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Thựctiễn còn tạo ra những điều kiện biến lý luận từ sức mạnh tinh thần thành sứcmạnh vật chất, hiện thực hoá tinh thần - lý luận Các nhà kinh điển mácxít đã chỉ

rõ vai trò kim chỉ nam của lý luận đối với hoạt động thực tiễn, "không có lý luận

cách mạng sẽ không có phong trào cách mạng" Theo Hồ Chí Minh, thực tiễnkhông có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận không có thực tiễn là lý luận

suông Người cho rằng; "trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một

nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin"[70, tr.496]

Tiếp cận mối liên hệ giữa lý luận quân sự với thực tiễn quân sự phải dựa trên

cơ sở những nguyên tắc lý luận nói trên Với ý nghĩa là toàn bộ hoạt động vật chất

diễn ra ngoài đầu óc của chủ thể, thực tiễn quân sự gắn với thời gian, không gian,

điều kiện hoàn cảnh quân sự cụ thể, bao gồm thực tiễn chiến đấu, bảo đảm chiếnđấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự, thựctiễn công tác chính trị, tư tưởng ; trong đó, thực tiễn chiến đấu và sẵn sàng chiếnđấu là những hình thức cơ bản nhất Các hoạt động đó với tư cách là hoạt động

thực tiễn quân sự khi được lý luận, tư tưởng quân sự dẫn dắt Còn lý luận quân sự,

với ý nghĩa là giai đoạn cao của nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự, luônmang tính khái quát, trừu tượng, nhằm vạch ra bản chất, quy luật của các sự vật,hiện tượng, quá trình quân sự; trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết, lý thuyết khoahọc, dự báo khoa học về sự vận động trong lĩnh vực quân sự Chính vì vậy, lý luậnquân sự chỉ có ý nghĩa hiện thực khi thấm sâu vào thực tiễn quân sự; và ngược lại,thực tiễn quân sự chỉ mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải biến những đối tượng

Trang 23

khách quan trong lĩnh vực quân sự khi được lý luận quân sự dẫn dắt Cũng như cáclĩnh vực khác, trong lĩnh vực quân sự, nếu tuyệt đối hoá lý luận sẽ rơi vào lý luậnsuông, giáo điều hoặc chủ nghĩa kinh viện, làm cho lý luận quân sự trở thành cácluận điểm không có sức sống; song, tuyệt đối hoá thực tiễn sẽ rơi vào phiêu lưu, mùquáng, không có triển vọng, thậm chí rơi vào chủ nghĩa thực dụng, cơ hội, xét lại.

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn quân sự bao hàm hai vòng khâu gắn

bó hữu cơ với nhau Vòng khâu thứ nhất, từ thực tiễn quân sự đến lý luận quân sự,

và từ lý luận quân sự qua thực tiễn đến lý luận quân sự hoàn chỉnh hơn, được coi làquá trình hình thành lý luận quân sự - quá trình không chỉ làm biến đổi thực tiễn

quân sự, mà còn biến đổi bản thân lý luận quân sự Vòng khâu thứ hai, từ lý luận

quân sự đến thực tiễn quân sự, và từ thực tiễn quân sự khái quát thành lý luận đểchỉ đạo thực tiễn quân sự hiệu quả hơn, được coi là quá trình "vật chất hoá lý luậnquân sự" - quá trình không chỉ làm cho lý luận quân sự phát triển mà còn làm biếnđổi thực tiễn quân sự Hai vòng khâu này đan bện chặt chẽ với nhau làm cho mốiliên hệ giữa lý luận và thực tiễn quân sự vận động và phát triển không ngừng

Thông qua hoạt động thực tiễn quân sự, các mối quan hệ, các thành phần, cácthuộc tính trong lĩnh vực quân sự được bộc lộ, cung cấp cho chủ thể quân sựnhững nhận biết để từ đó khái quát thành lý luận quân sự, đồng thời làm cho chủthể quân sự biến đổi, phát triển năng lực trí tuệ của mình Thực tiễn quân sự luônluôn vận động, biến đổi không ngừng, thường xuyên xuất hiện những đối tượngmới, những tình huống mới buộc chủ thể quân sự phải nâng cao khả năng nhậnthức đáp ứng yêu cầu thực tiễn quân sự đặt ra Thực tiễn quân sự còn có vai tròkiểm nghiệm lý luận quân sự, làm cho nhận thức của chủ thể được "cọ sát", “đấutranh với nhau” để đúc kết thành lý luận quân sự Nhận thức quân sự qua kiểmnghiệm bằng thực tiễn quân sự mới khẳng định được tính chân lý Tiêu chuẩn thựctiễn trong kiểm tra nhận thức vừa có tính tuyệt đối (tính xác định) vì nó là tiêuchuẩn khách quan cao nhất để kiểm nghiệm lý luận quân sự, vừa có tính tương đối(tính không xác định) vì nó luôn vận động, phát triển và là quá trình in đậm dấu ấnchủ quan của con người Việc quán triệt quan điểm thực tiễn giúp chúng ta tránh

Trang 24

những sai lầm cực đoan như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan,chủ nghĩa tương đối trong lĩnh vực quân sự.

Trong khi khẳng định “thực tiễn cao hơn lý luận”, không thể không tính đếnvai trò của lý luận quân sự đối với thực tiễn quân sự Lý luận quân sự chỉ raphương hướng, mục tiêu, cách thức, biện pháp khoa học cho hoạt động thực tiễnquân sự trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Các quan điểm, học thuyết quân sựkhoa học luôn luôn là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn quân sự Đường lốichiến lược quân sự, hệ thống nguyên tắc nghệ thuật quân sự là căn cứ khoa học để

cụ thể hoá trong tác chiến, huấn luyện kỹ, chiến thuật, điều lệnh, điều lệ, tổ chứcxây dựng lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, hạ quyết tâm trận đánh, lựa chọnhình thức, phương pháp, phương tiện phù hợp Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽcủa vũ khí, trang bị quân sự dẫn đến những bước phát triển mới của khoa học nghệthuật quân sự, đồng thời đòi hỏi vai trò ngày càng tăng của lý luận quân sự Chonên, các chủ thể quân sự cần thường xuyên tích cực tổng kết kinh nghiệm, pháttriển lý luận quân sự, nâng cao trình độ tri thức tổng hợp, đáp ứng yêu cầu củathực tiễn xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc XHCN

Trong mối liên hệ hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn quân sự thì thực tiễn quân

sự bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, đặt ra cho lý luận quân sự những nhiệm vụphải nhận thức Điều đó làm cho quá trình nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân

sự luôn vận động, biến đổi liên tục từ trình độ này lên trình độ khác cao hơn, có sự

kế tiếp liên tục các vòng khâu mới theo "vòng xoáy ốc", làm năng động hoá sựthống nhất giữa lý luận với thực tiễn quân sự Mặt khác, thực tiễn quân sự cũng làmnảy sinh sự không tương ứng giữa lý luận đã có với nhu cầu mới trong nhận thức

và hoạt động Vì thế, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn, giảiquyết mâu thuẫn bằng con đường phủ định biện chứng, qua đó làm cho lý luậnquân sự ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển mới của thực tiễn quân sự.Tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn quân sự không chỉ phụ thuộc vào

đối tượng nghiên cứu như tổ chức, con người, vũ khí, trang bị kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào các khâu trung gian như: thực nghiệm khoa học, quan sát khoa

học, giả thuyết khoa học, mô hình hoá Nhờ các khâu trung gian này mà mối

Trang 25

liên hệ giữa lý luận với thực tiễn quân sự tồn tại trong tính hệ thống toàn vẹn, cótrật tự lôgíc, tạo ra các tiền đề giúp cho lý luận và thực tiễn tác động qua lại lẫnnhau, làm biến đổi mọi quá trình hoạt động quân sự Trong những khâu trunggian đó thì kinh nghiệm quân sự được xác định như mắt khâu quan trọng

nhất Kinh nghiệm quân sự phản ánh trực tiếp tính phong phú, nhiều vẻ của thực

tiễn quân sự, là cơ sở, dữ liệu để bổ sung, phát triển lý luận, đồng thời là bướctất yếu của quá trình tổng kết, khái quát, hình thành nên lý luận quân sự mới, “ bằng chứng của tính tất yếu là ở trong hoạt động của con người, trong kinhnghiệm, trong lao động ”[2, tr.718] Hay có thể coi kinh nghiệm quân sự là cầunối giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính, giữa lý luận với thực tiễnquân sự Tuy nhiên, phải chú ý rằng: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó khôngbao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”[2, tr.718], nên cần đặt nótrong mối liên hệ thống nhất biện chứng với lý luận, không ngừng tổng kết, kháiquát nâng kinh nghiệm lên trình độ lý luận

Như vậy, mối liên hệ biện chứng giữa lý luận quân sự và thực tiễn quân sự thể

hiện như sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, đòi hỏi phải nhận thứcđầy đủ và quan tâm đến cả hai mặt ấy Nếu không giải quyết một cách khoa họcmối liên hệ này thì sẽ gây ra thiệt hại không chỉ đối với thực tiễn quân sự mà cònkìm hãm hoặc xuyên tạc lý luận quân sự, hoặc rập khuôn máy móc trong thực tiễnquân sự V.I.Lênin đã từng cảnh báo rằng, thiếu sót trong lý luận tất yếu dẫn tới lỗilầm không tránh khỏi trong thực tiễn, và ngược lại

Tính đặc thù của hoạt động quân sự cũng như của mối liên hệ giữa lý luận và

thực tiễn quân sự là cơ sở trực tiếp nhất cho phép tiếp cận những khía cạnh cơ bản

thể hiện tính đặc thù của nhận thức khoa học trong lĩnh vực này, nhằm luận giảiđúng đắn vai trò của nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phânđội

Thứ nhất, đặc thù nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự thể hiện ở trí tưởng tượng cao gắn với tư duy cụ thể.

Trí tưởng tượng có sự thống nhất với quá trình nhận thức chân lý và phản ánhthực tại khách quan, song khác biệt ở chỗ nó dựa trên sự sáng tạo những biểu tượng

Trang 26

và ý tưởng mới từ vốn kinh nghiệm sẵn có, được "bay bổng" ra khỏi hình tượngcảm tính của sự vật và hiện tượng mà tri giác thu nhận được Trong quá trình tưởngtượng, các sự vật, hiện tượng được "phân chia" trong tư duy của chủ thể nhận thứcthành các yếu tố, bộ phận, để từ đó được "kết hợp" lại theo cách mới, và kết quả làtrong ý thức của chủ thể xuất hiện những liên hệ, cơ cấu, hình tượng, ý nghĩa mới

về sự vật, hiện tượng

Với tư cách là tiền đề trực tiếp trong dự báo khoa học, tưởng tượng giữ vai tròrất lớn đối với hoạt động của con người trên các lĩnh vực, nhất là khi cần phải tìmkiếm, giải quyết những vấn đề mới V.I.Lênin cho rằng: "Tài năng đó vô cùng quýgiá Người ta sẽ nhầm nếu cho rằng trí tưởng tượng chỉ cần thiết cho thi sĩ Đó làmột thiên kiến ngu xuẩn! Ngay cả trong toán học, trí tưởng tượng cũng cần thiết,ngay cả việc phát minh ra tích vi phân, tích tích phân cũng không thể có được nếukhông có trí tưởng tượng."[53, tr.150] Tưởng tượng cho phép con người biết đượckết quả trước khi bắt tay vào công việc và định hướng, dự kiến tương lai trong quátrình hoạt động một cách thống nhất, cụ thể Hoạt động trong lĩnh vực quân sự luônphải tìm cách giải quyết những cái sẽ xảy ra, những tình huống bất ngờ ngoài dựkiến, do vậy đòi hỏi chủ thể quân sự phải có trí tưởng tượng cao để chuẩn bị nhiềuphương án Hơn thế, những sai lầm trong lĩnh vực quân sự là những sai lầm "khôngthể sửa chữa", nên việc dự báo chính xác dựa trên trí tưởng tượng cao càng đóngvai trò quan trọng trong nhận thức khoa học

Tưởng tượng vừa là kết quả, vừa là điều kiện của quá trình hoạt động tích cực

và sáng tạo, mà hoạt động quân sự về bản chất là hoạt động sáng tạo và tích cực; dovậy, nhận thức trong lĩnh vực quân sự luôn gắn với tưởng tượng khoa học mangtính sáng tạo như một trong những đặc trưng cơ bản Song, tưởng tượng trong lĩnhvực quân sự phải rất cụ thể, luôn gắn với tư duy cụ thể sát với chức trách, nhiệm vụ

và các tình huống chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu Nếu không gắn với các biểutượng cụ thể thì tưởng tượng sẽ không giúp ích gì cho người sĩ quan trong lãnh đạo,chỉ huy, xây dựng kế hoạch chiến đấu, dự kiến các tình huống và phương án giảiquyết Và tưởng tượng quân sự chỉ tạo được tiền đề thiết thực cho người chiến sĩ

Trang 27

học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh khi gắn với tư duy

cụ thể

Thứ hai, đặc thù nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự thể hiện ở tính sáng tạo gắn với tính nguyên tắc và "kỷ luật thép".

Nhận thức khoa học trong bất cứ lĩnh vực nào đều phải có tính sáng tạo, song

do đặc điểm, tính chất yêu cầu của từng lĩnh vực mà mức độ sáng tạo có khác nhau

Sở dĩ tính sáng tạo được coi là biểu hiện đặc thù của nhận thức khoa học trong lĩnhvực quân sự vì sự phản ánh ở lĩnh vực này luôn đặt trong điều kiện nguy hiểm,cùng với tính chất căng thẳng của hoạt động, tính biến động lớn của tình huống kéotheo sự biến động lớn của thông tin trong hoàn cảnh ấy, chỉ có bảo đảm tính sángtạo mới có thể thu thập và xử lý được thông tin và đáp ứng được tình hình Nhờtính sáng tạo mà nhận thức khoa học đủ khả năng giải quyết tốt vấn đề năng lựcchuyên môn quân sự, đáp ứng đòi hỏi sự giải đáp đúng đắn các tình huống phứctạp, có vấn đề, kể cả các "bài toán" mới lạ về mặt nguyên tắc, chưa có sẵn lời giải.Song, đối tượng nhận thức trong lĩnh vực quân sự vốn đã phức tạp và luôn có xuhướng ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là trong quá trình thực hành chiến đấu cóliên quan đến sinh mệnh con người, nên tính sáng tạo của nhận thức khoa học phảiđược kết hợp chặt chẽ với tính nguyên tắc và “kỷ luật thép”

Tính sáng tạo của nhận thức khoa học và tính nguyên tắc, kỷ luật có sự thốngnhất biện chứng với nhau Tính sáng tạo của nhận thức khoa học trong lĩnh vựcquân sự biểu hiện ở việc khám phá, tìm ra cái mới về kỹ, chiến thuật quân sự, ýđịnh và kế hoạch của từng trận đánh, phương pháp để giải quyết nhiệm vụ phứctạp, v.v Song, sự sáng tạo đó phải tuân theo phương pháp luận khoa học, phụctùng nguyên tắc chỉ đạo tác chiến, tuân thủ điều lệnh, điều lệ và những quy địnhkhác Có như vậy, tính sáng tạo của nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự mới

có định hướng chính trị đúng đắn, có sự lãnh đạo, chỉ huy và tinh thần tự giác cao.Sáng tạo mà không đi đôi với tổ chức, kỷ luật dễ dẫn tới chệch khỏi mục tiêu chínhtrị tiến bộ; vì lẽ đó giữa tính sáng tạo với tính nguyên tắc, tính kỷ luật có sự thốngnhất cao

Trang 28

Thứ ba, đặc thù nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự thể hiện ở đòi hỏi cao về kỹ năng, kỹ xảo thống nhất với phương pháp luận khoa học.

Yêu cầu chớp thời cơ giành thắng lợi trong hoạt động quân sự không chophép chậm trễ, thiếu chính xác về nhận thức và thao tác tư duy Vì vậy, nhận thứckhoa học trong lĩnh vực quân sự phải đạt được trình độ kỹ xảo, kỹ năng không chỉtrong chiến đấu, trong tình huống gay go, phức tạp, mà cả trong huấn luyện và sẵnsàng chiến đấu Cùng với sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nóichung, cũng như lĩnh vực quân sự nói riêng đang đặt ra yêu cầu cao về kỹ xảo, kỹnăng trong hoạt động quân sự của quân nhân Song, các phẩm chất kỹ xảo, kỹ năngphải được đặt trong mối liên hệ thống nhất với phương pháp luận khoa học Qua

đó, bảo đản cho sự “thuần thục”, “tự động hoá” trong nhận thức đi đúng hướng vàphát triển, mở rộng trên cơ sở khoa học Đồng thời, việc giải quyết mối quan hệ

thống nhất kỹ năng, kỹ xảo với phương pháp luận khoa học sẽ vừa bảo đảm chớp

được thời cơ, vừa bảo đảm độ chính xác, tin cậy của nhận thức trong lĩnh vực quânsự

Thứ tư, đặc thù nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự luôn thể hiện ở

sự đòi hỏi cao về trí nhớ và khả năng trực giác.

Lĩnh vực quân sự với tất cả các loại hình hoạt động của nó luôn có sự biếnđộng cao trong điều kiện, hoàn cảnh phức tạp; cho nên chủ thể quân sự phải có tốc

độ ghi nhớ và khả năng tái hiện tốt để có hiệu quả trong thu thập và xử lý thông tinđáp ứng kịp thời các tình huống Hoạt động lĩnh vực quân sự luôn đặt ra yêu cầucao về mối quan hệ giữa trực quan và trừu tượng, giữa tính cụ thể và tính khái quáttrong nhận thức; cho nên việc gắn kết trí nhớ lôgíc với trí nhớ hình tượng là vấn đềđược đặc biệt chú trọng Để đáp ứng yêu cầu cao về trí nhớ, phải có định hướngtrong phát triển trí nhớ; nâng cao về về trí nhớ nằm trong mối quan hệ với pháttriển các phẩm chất, đặc biệt là sự hiểu biết và tính phong phú của hệ thống tri thức.Lĩnh vực quân sự là lĩnh vực có môi trường, điều kiện thuận lợi để phẩm chất trínhớ được củng cố, tăng cường và phát huy

Cùng với trí nhớ, nhận thức trong lĩnh vực quân sự cũng cần quan tâm đếnkhả năng trực giác Qua trực giác sẽ tạo khả năng nhanh chóng phân tích những

Trang 29

tình huống phức tạp từ những tài liệu cảm tính, “bỏ qua” một số khâu thao tác tưduy, trực tiếp rút ra kết luận và cách giải quyết đúng đắn theo "đường tắt" Đây làphẩm chất đặc biệt cần thiết của tư duy quân sự Phrunde đã viết:

Trong lĩnh vực chính trị thuần tuý cũng như trong lĩnh vực quân sự muốntrở thành nhà chiến lược giỏi thì phải có những phẩm chất riêng biệt, trong đóphẩm chất quan trọng nhất là cái mà người ta gọi là trực giác, tức là khả năngphân tích một cách nhanh chóng, tìm ra phương hướng trong tất cả tính chấtphức tạp của các hiện tượng xung quanh, dừng lại ở cái chủ yếu nhất và trên cơ

sở tính toán, xét đến cái chủ yếu nhất đó mà vạch ra kế hoạch đấu tranh và côngtác nhất định [79, tr.266-267]

Trực giác thực chất là một quá trình diễn ra nhanh chóng của tư duy qua mối

liên hệ biện chứng giữa các giai đoạn, chứ không phải "linh tính" thần bí hay biệttài Đó là sản phẩm của quá trình tích luỹ nhiều kinh nghiệm và nhờ sự hoạt độngkhẩn trương của trí tuệ, trong đó có vai trò đáng kể của trí nhớ Lĩnh vực quân sựvừa là điều kiện phát triển, vừa đòi hỏi về khả năng trực giác Tuy nhiên, khôngphải bất luận trong mọi trường hợp, người chỉ huy nào cũng có phẩm chất đặc biệtnày và được thể hiện ra, mà nó chỉ xuất hiện trong hoạt động chuyên ngành hẹp,nghề nghiệp chuyên môn đặc thù, với chủ thể có trí tuệ cao, có khả năng ghi nhớ vàtái hiện tốt, nghiêm túc trong hoạt động lý luận - thực tiễn và có khả năng tích luỹkinh nghiệm

Thứ năm, đặc thù nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự thể hiện ở sự luôn đòi hỏi cao về tính chủ động và kiên nhẫn trong toàn bộ quá trình nhận thức.

Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng: giữa lý luận và thực tiễn khônghoàn toàn tương ứng về trình độ phát triển, luôn có "khoảng cách" Trong lĩnhvực quân sự, sự không tương ứng này thể hiện rõ nét và có "biên độ" biến độnglớn, cho nên đòi hỏi nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự phải có tính chủđộng và kiên nhẫn cao Hay nói cách khác, môi trường hoạt động quân sự vừa làđiều kiện đặc thù, vừa đòi hỏi cao tính chủ động và lòng kiên nhẫn ở chủ thểnhận thức Thiếu chủ động hay kiên nhẫn, hoặc tách rời những phẩm chất này

Trang 30

của nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sự đều dẫn tới sai lầm Chỉ có trên

cơ sở yêu cầu cao và sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ động và kiên nhẫn thì mớiphản ánh được sự phong phú, phức tạp và những diễn biến khôn lường của tìnhhuống Tính chủ động, kiên nhẫn của nhận thức khoa học trong lĩnh vực quân sựđược thể hiện ở tinh thần tích cực, tự giác cùng với tính kiên trì, bền bỉ trongnghiên cứu về đối tượng và các vấn đề có liên quan để chỉ đạo thực tiễn quân sự.Tính chủ động, kiên nhẫn của nhận thức khoa học luôn gắn bó chặt chẽ với tínhsáng tạo, vì có kiên nhẫn chịu đựng cùng với chủ động vượt khó thì mới có sángtạo trong tìm kiếm tri thức mới, đồng thời tránh được sự nóng vội, chủ quanhoặc dựa dẫm, ỷ lại trong quá trình nhận thức chân lý

1.2 Đặc điểm và vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của

sĩ quan phân đội

1.2.1 Đặc điểm nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội

Sĩ quan phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là những cán bộ được lựa

chọn, đào tạo, bồi dưỡng và giữ các chức vụ ở phân đội, đảm nhiệm cương vị lãnhđạo, chỉ huy, quản lý các đơn vị từ trung đội tới tiểu đoàn và tương đương, đượcNhà nước phong quân hàm sĩ quan từ thiếu uý đến thiếu tá (thường tuổi đời từ 20đến 30) Đây là bộ phận cơ bản trong đội ngũ cán bộ, sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừatrực tiếp quyết định chất lượng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, công tác

ở đơn vị cơ sở, trực tiếp hiện thực hoá nghị quyết, chỉ thị của cấp trên phù hợp tìnhhình, nhiệm vụ ở phân đội, vừa là nguồn sức mạnh cho sự trưởng thành, chiếnthắng của quân đội ta Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đặt ra cácyêu cầu phát triển ngày càng cao về mọi mặt của đội ngũ này, trong đó có pháttriển trí tuệ khoa học của họ

Hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội là một bộ phận của hoạt động quân

sự với tư cách một dạng đặc thù của hoạt động xã hội (trong đó diễn ra sự tác động

của chủ thể đặc biệt - con người quân sự vào khách thể đặc biệt - đối tượng tácchiến, môi trường quân sự thông qua các công cụ đặc biệt - vũ khí, phương tiện

Trang 31

quân sự nhằm đạt mục đích quân sự), bao gồm tác động biện chứng của cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn hoặc những sĩ quan có chức vụ tương đương vào một

bộ phận khách thể của lĩnh vực quân sự mà họ hướng tới nhận thức, cải tạo.

Hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội là nhân tố tham gia trực tiếp quy địnhđặc điểm nhận thức khoa học của đội ngũ này, song cũng chịu tác động của hoàncảnh chung như môi trường xã hội, địa bàn hoạt động, đối tượng tác chiến, và trựctiếp là môi trường quân sự bao gồm toàn bộ những điều kiện, yếu tố vật chất vàtinh thần, tự nhiên và xã hội, hợp thành hoàn cảnh xác định thường xuyên chi phốiđến tổ chức và hoạt động quân sự Thực chất, đó vừa là quá trình khách thể hoá chủthể, chuyển năng lực sĩ quan phân đội vào sản phẩm hoạt động ở đơn vị phân đội;vừa là quá trình chủ thể hoá khách thể - sĩ quan phân đội phản ánh, tiếp thu nhữngvấn đề liên quan tới các đơn vị phân đội để chuyển thành năng lực của mình Chonên, cũng như hoạt động quân sự nói chung, hoạt động quân sự cơ bản của sĩ quanphân đội bao gồm hoạt động lý luận quân sự, hoạt động thực tiễn quân sự; trong đó,hoạt động lý luận và thực tiễn chính trị - quân sự là cơ bản nhất Tuy nhiên, nhữnghoạt động này được xác định cụ thể:

Hoạt động thực tiễn quân sự của sĩ quan phân đội bao gồm toàn bộ quá trình

trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy thực hiện các nhiệm vụ ở phân đội Trước hết, đó là hoạtđộng chỉ huy chiến đấu của đơn vị trong đội hình của cấp trên hoặc tác chiến độclập; đồng thời là hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, giải quyết quan hệgiữa các đơn vị, quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ lãnh đạo, chỉ huy, cấp trên -cấp dưới, quan hệ quân - dân Hoạt động thực tiễn của sĩ quan phân đội còn làlãnh đạo, chỉ huy phân đội lao động, sản xuất, cải thiện đời sống bộ đội; xây dựng

cơ sở vật chất, nơi ăn, chốn ở; chế tạo, bảo quản, sửa chữa các công cụ, phươngtiện huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, v.v Ngoài ra, hoạt động thực tiễnquân sự của sĩ quan phân đội còn có thực nghiệm khoa học được tiến hành sát đốitượng, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể như: diễn tập, xử lý các tình huống giả định, môphỏng; thực hiện các bài tập thực hành; thử nghiệm các loại vũ khí, các phươngtiện trang bị kỹ thuật ở phân đội Các hình thức hoạt động thực tiễn trên là cơ sở

Trang 32

quyết định đặc điểm nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phânđội.

Hoạt động lý luận quân sự của sĩ quan phân đội là hoạt động diễn ra trong

quá trình tư duy khoa học của họ, nhằm mục đích quán triệt và cụ thể hoá các quanđiểm, lý luận khoa học quân sự thành nguyên tắc, phương hướng, giải pháp chỉ đạohoạt động thực tiễn ở tiểu đoàn, đại đội hoặc trung đội Hoạt động lý luận của sĩquan phân đội còn thể hiện ở sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn ở phân đội đểnâng cao hiệu quả hoạt động quân sự ở đơn vị mình, cung cấp thông tin chính xáccho lãnh đạo, chỉ huy và phục vụ cho nghiên cứu khoa học quân sự Nếu hoạt động

lý luận quân sự của sĩ quan cấp chiến thuật, chiến dịch tập trung nhiều hơn ở việckhái quát lý luận, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, cung cấp các luận cứkhoa học chỉ đạo cấp dưới, thì hoạt động lý luận quân sự của sĩ quan phân đội biểuhiện tập trung ở các thao tác tư duy cụ thể để trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm

vụ ở phân đội Hoạt động lý luận của sĩ quan phân đội vừa mang những nét chungcủa hoạt động lý luận quân sự, vừa mang những đặc điểm riêng của phân đội, chonên nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội chịu sự chiphối cụ thể, thường xuyên, trực tiếp, phong phú và phức tạp của nhiều tác động

Từ cách nhìn tổng thể về nhận thức khoa học, đặc thù nhận thức khoa học tronglĩnh vực quân sự và nhận thức khoa học ở phân đội nói riêng, trong mối liên hệ giữa

cái phổ biến với cái đặc thù để đi tới cái đơn nhất, cho phép khẳng định: Nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội là quá trình vận dụng,

bổ sung, phát triển hệ thống tri thức và phương pháp tư duy khoa học đã được tích luỹ nhằm hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao.

Xét theo cấu trúc, nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quanphân đội bao gồm hệ thống tri thức khoa học, phương pháp tư duy khoa học, khả

năng vận dụng khoa học hệ thống tri thức vào thực tiễn quân sự Về hệ thống tri thức khoa học, với tư cách vừa là kết quả, vừa là công cụ của quá trình nhận thức,

luôn bao hàm hệ thống kiến thức khoa học cơ bản, chuyên ngành và toàn bộ nhữngkinh nghiệm thực tiễn được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ của sĩ quan phân đội Về phương pháp tư duy khoa học, đó là sự cụ

Trang 33

thể hoá của phương pháp tư duy khoa học chung và phương pháp tư duy quân sựnói riêng vào các tình huống cụ thể ở phân đội, có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho

quá trình nhận thức, hiểu biết một cách đúng đắn thực tiễn quân sự ở phân đội Về khả năng vận dụng khoa học hệ thống tri thức vào thực tiễn quân sự, đó là tổng

hợp những tố chất của sĩ quan phân đội, cho phép họ vận dụng tri thức và phươngpháp tư duy khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trực tiếp đặt ra trongquá trình hoạt động quân sự ở phân đội một cách khách quan, khoa học

Nhìn chung, nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phânđội là một quá trình gắn liền với tính tích cực của chủ thể nhận thức, biểu hiện quatinh thần, ý chí, độ thông minh, bề dày kinh nghiệm Song, quan trọng hơn là các

phẩm chất ấy hợp thành một số nét riêng biệt và tiêu biểu gắn với hoạt động quân

sự của họ Cho nên nghiên cứu nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội thực chất là nghiên cứu nhận thức khoa học của sĩ quan phân đội Để làm rõ vấn đề này trước hết cần quan tâm tới các đặc điểm của nó, đó là

những dấu hiệu để phân biệt với những dạng nhận thức trong các lĩnh vực khác, đốitượng khác

Đặc điểm thứ nhất: Nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ

quan phân đội hình thành và phát triển trên nền tảng chủ yếu từ kết quả đào tạo tại các nhà trường quân đội.

Quá trình đào tạo ở các nhà trường quân đội có vai trò quan trọng trong xác lập

hệ thống tri thức khoa học quân sự và định hướng cho sự phát triển nhận thức khoahọc tiếp theo trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội Vì rằng, trước khi trởthành sĩ quan phân đội, đa số họ là những học sinh vừa rời ghế nhà trường phổthông, mới được trang bị trình độ kiến thức phổ thông, phương pháp tư duy còn hạnchế, khả năng vận dụng tri thức trong hoạt động thực tiễn còn giản đơn, phiếndiện Qua đào tạo tại các nhà trường quân đội, họ được trang bị hệ thống kiến thức khá

cơ bản, toàn diện làm cơ sở, nền tảng cho quá trình công tác ở đơn vị

Quá trình hình thành, phát triển nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự

của sĩ quan phân đội được tổ chức huấn luyện, giáo dục theo một cơ chế chặt chẽ, thống nhất của các học viện, nhà trường quân đội, với mục tiêu, mô hình đào tạo

Trang 34

đã được xác định trước Phương châm xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,

tinh nhuệ, từng bước hiện đại là định hướng cơ bản nâng cao tính tổ chức, kỷ luậtcùng sự thống nhất cao về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáodục, đào tạo và các hoạt động khác Đó là tiền đề để phát huy, phát triển tinh thầnnăng động, sáng tạo của sĩ quan phân đội một cách đúng hướng khi còn học tập tạitrường và hình thành, phát triển nhận thức khoa học gắn bó chặt chẽ với chức trách,nhiệm vụ, nhân cách người sĩ quan sau khi ra trường Hệ thống tri thức khoa họcquân sự, phương pháp tư duy và khả năng lãnh đạo, chỉ huy phân đội được địnhhình trong quá trình đào tạo và được kế thừa, phát triển từ những bài học kinhnghiệm trong thực tiễn

Hệ thống tri thức khoa học trang bị cho học viên trong quá trình đào tạo ở các

nhà trường quân đội là hệ thống lý luận, kinh nghiệm khoa học quân sự đã đượctổng kết, khái quát trên nền tảng tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh Sau thời gian học ở các nhà trường quân đội, thông qua conđường “rút ngắn”, “đi tắt”, người học có thể nắm được hệ thống tri thức tổng hợp,toàn diện về chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự; từng bước hình thành,phát triển hệ thống tri thức chuyên sâu, phương pháp tư duy quân sự; cách thức,biện pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn quân sự phù hợp chức trách, nhiệm vụ sĩquan phân đội sau khi ra trường Tuy nhiên, đa số học viên sĩ quan chưa trải qua

chiến đấu và thực tiễn quân sự, cho nên tri thức kinh nghiệm quân sự của họ có

được ở nhà trường chủ yếu thu nhận gián tiếp qua hệ thống bài giảng, thực nghiệm,thí nghiệm, thực hành, thực tập Do vậy, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết địnhtrong việc truyền đạt, định hướng nghiên cứu, trang bị tri thức cho người học, đặcbiệt là các bài học kinh nghiệm thực tiễn điển hình trong chiến đấu và xây dựngquân đội

Tâm thế tiếp thu tri thức quân sự của học viên qua đào tạo ở các nhà trường

quân đội chưa thật chủ động, còn nặng về sự thu nhận các tri thức kinh nghiệm, lýluận như những giá trị mặc định Người học luôn được đặt ra yêu cầu cao về trithức, phấn đấu trong một thời gian ngắn nhất có thể tiếp thu hệ thống tri thức khoahọc “nén chặt” song đủ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn Quá trình đó tất yếu phải

Trang 35

được đặt trong điều kiện huấn luyện, giáo dục căng thẳng Vì vậy, hệ thống tri thứctrong nhận thức khoa học của người học chưa thể đạt ngay tới độ vững chắc, phongphú, sinh động Tình hình ấy sẽ từng bước được khắc phục trong quá trình công táccủa sĩ quan phân đội ở đơn vị sau khi ra trường.

Đặc điểm thứ hai: Nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan

phân đội có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực và sự hạn chế của tâm - sinh lý tuổi trẻ đang trưởng thành.

Là nguồn kế cận sức mạnh của quân đội, tiếp bước các thế hệ đi trước với tiền

đồ ngày càng rộng mở, sĩ quan phân đội rất năng động, tích cực, có tinh thần đổimới, dám nghĩ, dám làm; có khả năng sáng tạo, nhạy bén, ham hiểu biết, giàu hoàibão ước mơ và tinh thần nhiệt huyết, lạc quan cách mạng; luôn muốn vươn lên tựkhẳng định mình Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vị thế xã hội sĩ quan ngàycàng được nâng cao là động lực to lớn để họ phấn đấu vươn lên về mọi mặt Sự tácđộng của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại đã ảnh hưởng tích cực đến tính nhạycảm, năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, kích thích họ vươn lên chiếm lĩnh đỉnh caocủa khoa học Như vậy, với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi thì nhân cách, xu hướngnghề nghiệp, tiềm năng to lớn của sĩ quan phân đội trước thời cơ, điều kiện thuậnlợi mới càng được phát huy về mọi mặt, trong đó có nhận thức khoa học

Tuy vậy, cùng với tính tích cực, tâm - sinh lý tuổi trẻ đang trưởng thànhcũng dẫn đến nhiều điểm hạn chế của sĩ quan phân đội, trong đó có mặt nhậnthức Đó là sự hạn chế về kinh nghiệm sống, thiếu từng trải nên dễ tự ti; thiếukiên trì, bền bỉ trong thu lượm, tích luỹ, làm giàu kho tàng tri thức của mình; hiểubiết các khía cạnh của nhiệm vụ chưa thật sâu sắc Sự vận dụng hệ thống kiếnthức của họ trong các hoạt động còn biểu hiện giản đơn, nóng vội dễ rơi vàophiêu lưu, mạo hiểm; khả năng khái quát, hiểu bản chất, quy luật trong lĩnh vựcquân sự còn hạn chế dẫn tới khó khăn trong đánh giá thực chất, đúng, sai, thật,giả Ngoài ra còn có biểu hiện của sự giáo điều, rập khuôn, máy móc, thiên vềnhận thức cảm tính, và nhất là chưa đánh giá đúng về khả năng nhận thức củamình

Trang 36

Đặc điểm thứ ba: Nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan

phân đội luôn đặt ra yêu cầu cao về sự thống nhất giữa tính khái quát của lý luận với tính cụ thể của thực tiễn, đòi hỏi cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo và sự vững vàng về tâm lý trong nhận thức của họ.

Hệ thống tri thức của sĩ quan phân đội tiếp thu ở các nhà trường và trong cuộcsống thường được vận dụng trực tiếp vào thực tiễn huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàngchiến đấu không qua những khâu trung gian Đồng thời, sĩ quan phân đội luôntiếp xúc trực tiếp với các tình huống phức tạp trong lãnh đạo, chỉ huy nên lượngthông tin luôn đến trực tiếp với họ Tuy nhiên, người chỉ huy phân đội không chỉnắm những vấn đề trực tiếp, cụ thể mà phải nắm cả những vấn đề mang tính bảnchất, tính quy luật mới hoàn thành được nhiệm vụ Do vậy, tính khái quát của lýluận với tính cụ thể của thực tiễn trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội phảithống nhất cao; tư duy của họ phải đạt tới trình độ trừu tượng hoá trên một nền trithức phong phú, đa dạng và cả những nguồn tài liệu trực quan khoa học

Các hoạt động cơ bản ở phân đội, đặc biệt là hoạt động chiến đấu, vừa có tínhtập trung thống nhất cao, vừa có tính cơ động, phân tán với nhiều tình huống biếnđộng phức tạp, đầy khó khăn, ác liệt và cả sự hy sinh, nên đội ngũ lãnh đạo, chỉ huykhó có điều kiện thường xuyên trao đổi, điều chỉnh Quá trình tiếp nhận và xử lý

thông tin trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội là sự phản ánh đồng thời, đan xen nhiều vấn đề về thực tiễn quân sự Đặc biệt, chiến tranh càng hiện đại thì

thông tin về đối tượng tác chiến, địa hình, thời tiết, khí hậu đến với sĩ quan phânđội càng phong phú, đa dạng và phức tạp Đồng thời, do tính chất ác liệt của chiếntranh, sự phá hoại, gây "nhiễu" của địch, nên thông tin thường mang tính hai mặt:chân lý và sai lệch, nhất là những thông tin nhằm nghi binh, “đánh lừa” do địchtung ra Cho nên, để đánh thắng, đòi hỏi sĩ quan phân đội phải thận trọng, nhanhnhạy, chính xác, tích cực, chủ động trong phán đoán, trong tiếp nhận và xử lý thôngtin

Hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội luôn đòi hỏi cao của sự sáng tạo.Những phẩm chất nhiệt tình, kiên nhẫn, tính tổ chức, tính kỷ luật, khả năng tíchluỹ, thu thập và xử lý thông tin và những sáng kiến đáp ứng cho hoạt động quân sự

Trang 37

của sĩ quan phân đội vừa là cơ sở, điều kiện, vừa là sự đòi hỏi năng lực sáng tạocủa sĩ quan phân đội Sự sáng tạo phản ánh trình độ phát triển của năng lực trí tuệ,

kể cả năng lực chuyên môn quân sự, bảo đảm cho sĩ quan phân đội có khả nănggiải quyết được những tình huống và những "bài toán" phức tạp nhất diễn ra tronghoạt động quân sự; sử dụng nhuần nhuyễn, khéo léo và hiệu quả các thao tác, hìnhthức, phương pháp tư duy để thu nhận tri thức mới trong điều kiện khó khăn, ácliệt, đầy biến động

Nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội còn đòi hỏicao về mặt tinh thần, ý chí, sức bền và khả năng vững vàng của tâm lý Bởi vì,trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đặc biệt là tình huống chiến đấu, sĩ quan phân độiphải trực tiếp tác chiến với kẻ thù, trực tiếp chịu hy sinh, mất mát; hoàn cảnh đó cóảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, tâm lý của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.Nguyên soái Liên Xô X.X Biriudốp cho rằng, hoạt động quân sự là quá trình rấtcăng thẳng và gian khổ, đòi hỏi phải có sự tập trung tinh thần, lòng dũng cảm vànghị lực cao

Đặc điểm thứ tư: Nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan

phân đội là quá trình hình thành hệ thống tri thức, mang tính toàn diện, trong đó

có tri thức khoa học quân sự chuyên sâu, sát với cương vị lãnh đạo, chỉ huy ở phân đội và là hệ thống mở.

Đại hội IX của Đảng đã đặt ra yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực đội ngũcán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; họ phải là người “vững vàng

về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sáng về lối sống, có trí tuệ, kiến thức vànăng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”[18, tr.141] Quán triệt tinh thần

đó, sĩ quan phân đội phải là người có toàn diện các phẩm chất, trí tuệ của người cán

bộ cách mạng, đồng thời phải có phẩm chất, trí tuệ chuyên sâu phù hợp với yêu cầu

tổ chức, quản lý phân đội theo điều lệnh, điều lệ, nguyên tắc, kỷ luật quân đội.Đồng thời, hệ thống tri thức của sĩ quan phân đội phải là hệ thống "mở", luônhướng tới khả năng nhận thức ở trình độ cao hơn phù hợp yêu cầu ngày càng caocủa nhiệm vụ ở phân đội và tiềm năng phát triển của đội ngũ sĩ quan quy định

Trang 38

Phương châm đào tạo sĩ quan phân đội: "hiểu cấp dưới, giỏi cấp mình, làm đượccấp trên" không chỉ được quán triệt trong quá trình đào tạo tại trường mà còn đượcquán triệt trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy ở phân đội Trên thực tế, các cấp uỷđảng và người lãnh đạo, chỉ huy luôn quan tâm đến sự phát triển về nhận thức cũngnhư năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ, nhằm định hướng pháttriển sĩ quan phân đội và đặt họ vào nguồn bổ sung, kế cận Hơn nữa, do tuổi trẻ,kinh nghiệm mọi mặt tích luỹ chưa nhiều nên sự phát triển của nhận thức khoa họcphụ thuộc rất lớn vào ý thức vươn lên của mỗi người.

Thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, tiến hành sự nghiệpCNH, HĐH đang đi vào tầm rộng và chiều sâu, do vậy đòi hỏi ngày càng cao ở lựclượng trẻ về trí tuệ và phẩm chất đạo đức cách mạng Trong quân đội ta, nhữngphẩm chất đó luôn được cụ thể hoá sát với hoạt động đặc thù, đầy biến động của bộđội Sĩ quan phân đội phải nắm vững hệ thống tri thức quân sự sát với cương vịlãnh đạo, chỉ huy phân đội và cụ thể hoá phù hợp với tình hình cụ thể; có tư duykhoa học và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; có khả năng phát triển để đảm nhiệmnhững cương vị cao hơn

Tóm lại, nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội

vừa mang những đặc trưng phổ biến của nhận thức khoa học, tính đặc thù của nhậnthức khoa học trong lĩnh vực quân sự, vừa mang những đặc điểm riêng phản ánhthực chất những vấn đề có tính quy luật của quá trình nhận thức, vận dụng tri thứckhoa học vào hoạt động thực tiễn quân ở phân đội

1.2.2 Thực chất vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của

sĩ quan phân đội

Nhận thức khoa học có vai trò to lớn đối với đời sống con người và quá trìnhphát triển xã hội bởi khả năng to lớn trong luận giải thế giới và cải tạo hiện thựcdựa vào tính lý trí và tính thực nghiệm của nó Nhận thức khoa học có vai trò ngàycàng tăng cùng với quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người Đặc biệt,dưới tác động của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại cùng với sự xuất hiện củakinh tế tri thức, thì tính sáng tạo, linh hoạt, khả năng trừu tượng hoá, khái quát

Trang 39

hoá của nhận thức khoa học càng mang ý nghĩa hiện thực to lớn Tuy nhiên,đối với lĩnh vực quân sự, vai trò của nhận thức khoa học, với ý nghĩa là “Tácdụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó”[110, tr.1057],mang nội hàm chủ yếu gắn với những khía cạnh bản chất nhất của lĩnh vực quân

sự Chính vì vậy, nghiên cứu vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân sự của sĩ quan phân đội thực chất là phân tích sự biểu hiện đặc thù của nhận thức khoa học đối với phát triển tư duy quân sự, hoàn thiện phẩm chất nhân cách và nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của sĩ quan phân đội quân đội ta.

Lĩnh vực quân sự là một trong các lĩnh vực mà nhận thức và nhận thức khoahọc được đặc biệt coi trọng Từ thời cổ đại, Tôn Tử, nhà tư tưởng quân sự TrungQuốc, đã để lại danh ngôn bất hủ: “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”[34,tr.162] Trần Quốc Tuấn, một thiên tài quân sự Việt Nam thế kỷ thứ 13, đã chorằng: Người làm tướng không nên lấy giỏi cung đao, cưỡi bắn làm tài, mà phải lấythông suốt cổ, kim làm giỏi V.I.Lênin, người sáng lập ra tổ chức quân sự đầu tiêncủa giai cấp vô sản, đã chỉ ra sự đòi hỏi cao về nhận thức trong hoạt động quân

sự, đề cao vai trò của việc học tập nâng cao nghệ thuật quân sự để chiếnthắng kẻ thù, và để thực hiện vấn đề đó, Người luôn nhấn mạnh sự cần thiếtphải phát huy sáng kiến và nghị lực của những người lính [48, tr.68] Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã khẳng định "trí" là đức tính đầu tiên trong 6 đức tính: "trí, dũng,

nhân, tín, liêm, trung"; "Trí là phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để xem xét

địch cho đúng"[67, tr.479]; và với người tướng, phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhờ có trí tuệ, quân đội ta đã thực hiện được tư tưởng

"lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn" và giành thắng lợi trong các cuộc khángchiến Có thể nói: "Sự thất bại của Mỹ trước hết là thất bại trong cuộc đọ sức với trítuệ sáng suốt của Đảng ta Trí tuệ ấy là một sản phẩm của một năng lực tư duykhoa học, là kết quả của quá trình Đảng ta vận dụng sáng tạo phép biện chứng duyvật vào khoa học cách mạng và nghệ thuật lãnh đạo cách mạng"[77, tr.4]

Ngày nay, hoạt động quân sự nói chung, hoạt động quân sự của sĩ quan phânđội quân đội ta nói riêng luôn đòi hỏi vai trò to lớn của nhận thức khoa học Vai trò

đó được thể hiện một cách toàn diện trên tất cả các hoạt động nhận thức và thực

Trang 40

tiễn quân sự của sĩ quan phân đội; trong đó, nổi bật nhất là trong phát triển tư duyquân sự, xây dựng và hoàn thiện phẩm chất nhân cách, nâng cao chất lượng, hiệuquả trong hoạt động thực tiễn quân sự của họ.

Một là, vai trò nhận thức khoa học đối với phát triển tư duy quân sự của sĩ quan phân đội được thể hiện ở các khía cạnh hết sức đa dạng.

Nhận thức khoa học là cơ sở hình thành thế giới quan khoa học cho sự phát triển tư duy quân sự của sĩ quan phân đội Con người chỉ khi đạt đến trình độ thế

giới quan khoa học mới có khả năng nhận thức đầy đủ và đúng đắn về bản chất,quy luật phát triển của thế giới, mới có "lăng kính", lập trường và khả năng tư duy

để nhìn nhận đúng đắn về tự nhiên, xã hội và con người Nhất là trong lĩnh vựcquân sự, nếu không có thế giới quan khoa học thì không thể lý giải sâu sắc cácvấn đề thực tiễn mang tính đặc thù, không thể định hướng thái độ, hành vi, điềuchỉnh nhận thức và hoạt động một cách tự giác và hiệu quả trong một môi trườngđặc biệt Song, thế giới quan khoa học không thể trực tiếp hình thành từ nhữngnhận thức thông thường, tuy nhận thức thông thường rất hữu ích cho con ngườitrong các hoạt động mang tính cụ thể, xử lý các mối quan hệ "đời thường", hìnhthành các "thói quen" thường nhật, đồng thời còn là "chất liệu" cho nhận thứckhoa học Chỉ khi dựa trên cơ sở nhận thức khoa học, tức là khả năng tư duy đúngđắn cùng với hệ thống tri thức có căn cứ đầy đủ và mang tính khách quan, chânthực thì mới hình thành được thế giới quan khoa học Bởi vì, “kiểu nhận thức củakhoa học có ưu điểm là dựa vào lý trí và phương pháp thực nghiệm nên có khảnăng to lớn nhận thức thế giới và cải tạo thế giới”[80, tr.119]

Đối với sĩ quan phân đội, thế giới quan khoa học là điểm tựa vững chắc đểnhận thức đúng đắn các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và các quy luật hoạt độngtrong lĩnh vực quân sự Với vai trò trang bị thế giới quan khoa học, nhận thức khoahọc nâng cao hiểu biết cơ bản của sĩ quan phân đội về những vấn đề bản chất nhấtcủa lĩnh vực quân sự như: quy luật, bản chất của chiến tranh, đấu tranh vũ trang;mối quan hệ kinh tế và quốc phòng, con người và vũ khí; vai trò con người - chủthể quyết định sức mạnh trong lĩnh vực quân sự Đồng thời, thông qua vai trò hìnhthành thế giới quan khoa học, nhận thức khoa học tạo nền móng hình thành phẩm

Ngày đăng: 16/12/2016, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w