Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S NGUYỄN HỮU ĐẶNG HUỲNH PHƯỢNG MỸ
Mã số SV : 4043441 Lớp : Tài chính 02 – K30
Trang 2
Cần Thơ 5/2008
Trang 3Trang
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ thực tiễn và khoa học 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Không gian 4
1.4.2 Thời gian 4
1.4.3 Nội dung nghiên cứu 4
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 4
CHƯƠNG 2 7
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7
2.1.1 Một số vấn đề về Ngân hàng Thương Mại 7
2.1.1.1 Khái quát về NHTM 7
2.1.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM 7
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về chiến lược 11
2.1.2.1 Chiến lược là gì? 11
2.1.2.2 Quá trình hoạch định chiến lược 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 16
Trang 4CHƯƠNG 3 18
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB VĨNH LONG 18
3.1 GIỚI THIỆU VỀ SCB VĨNH LONG 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SCB Vĩnh Long 18
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 20
3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 20
3.1.2.2 Chức năng các phòng ban 20
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB VĨNH LONG 22
3.2.1 Vốn tự có 22
3.2.2 Chất lượng tài sản có 24
3.2.3 Năng lực quản lý 30
3.2.4 Khả năng sinh lời 34
3.2.5 Khả năng thanh toán 36
CHƯƠNG 4 42
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB VĨNH LONG 42
4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG 42
4.1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên trong 42
4.1.1.1 Yếu tố tài chính 42
4.1.1.2 Yếu tố cơ sở vật chất 44
4.1.1.3 Yếu tố về Marketing 45
4.1.1.4 Yếu tố về nhân lực 47
4.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu 49
4.1.2.1 Điểm mạnh 49
4.1.2.2 Điểm yếu 49
4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 50
4.2.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài 50
Trang 54.2.1.2 Chính trị và môi trường pháp lý 52
4.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội 53
4.2.1.4 Công nghệ thông tin 53
4.2.1.5 Điều kiện dân số 55
4.2.1.6 Điều kiện tự nhiên 55
4.2.1.7 Môi trường quốc tế 56
4.2.1.8 Cạnh tranh trong ngân hàng 57
4.2.1.9 Khách hàng 58
4.2.2 Cơ hội và thách thức 58
4.2.2.1 Cơ hội 58
4.2.2.2 Thách thức 59
4.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT THÔNG QUA KẾT HỢP ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỚI CƠ HỘI, THÁCH THỨC 60
4.4 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 64
4.4.1 Product (Sản phẩm) 64
4.4.2 Price (Giá) 66
4.4.3 Place (Phân phối) 67
4.4.4 Promotion (Chiêu thị) 69
CHƯƠNG 5 71
GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA SCB VĨNH LONG 71
5.1 GIẢI PHÁP VỀ NHÂN SỰ 71
5.2 GIẢI PHÁP VỀ VỐN 72
5.3 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ 74
5.4 GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 75
CHƯƠNG 6 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
6.1 KẾT LUẬN 77
6.2 KIẾN NGHỊ 78
Trang 6CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giớitheo lộ trình đã cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới – WTO, theo
đó các doanh nghiệp nói chung và hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam(NHTMVN) nói riêng đang đứng trước tình thế cạnh tranh dường như gay gắt vàkhóc liệt hơn, trước hết là cuộc đua giữa các Ngân hàng Thương mại (NHTM)trong nước với nhau, giữa Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng nước ngoàiđang hoạt động tại Việt Nam và sau đó là cuộc đua với làn sóng thành lập Ngânhàng, công ty tài chính, nhiều Ngân hàng nước ngoài đang quan tâm tới thịtrường Việt Nam Từ đó làm tăng sức ép buộc các NHTM trong nước phải “hoànthiện” mình hơn nếu không muốn bị loại bỏ khỏi cuộc chơi
Trước bối cảnh đó, để đủ sức cạnh tranh, đứng vững trên thị trường vàkhông ngừng phát triển, thì trước hết các Ngân hàng phải có bước đi đúng đắn,trong đó đáng lưu ý là việc xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cho phùhợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn là một trong những Ngân hàngThương mại Cổ phần đứng giữa thời buổi cạnh tranh này, vì vậy Ngân hàng phảibiết rõ thực trạng của chính Ngân hàng mình và phải dự đoán được điều kiệnkinh doanh trong tương lai và quan trọng hơn là việc vạch ra chiến lược hoạtđộng kinh doanh cho phù hợp thì mới có thể nâng cao vị thế và thương hiệu củamình Mặt khác, do sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thứccủa Tổ chức Thương mại thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểnkinh tế - xã hội, kinh tế càng phát triển thì các doanh nghiệp càng muốn trang bịcho mình một nguồn tài chính mạnh mẽ để đủ sức cạnh tranh cũng như cần có đủvốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Bởi vì, chỉ khi cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển an toàn thì kinh doanh Ngân hàng sẽbền vững và phát triển theo Do đó, động cơ kinh doanh của Ngân hàng luôn gắnliền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Vì vậy, để phát triển kinh
Trang 7tế xã hội và đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao thì đòi hỏi Ngân hàng phải hoạtđộng có hiệu quả hơn nữa Do nhận xét như vậy, nên em quyết định chọn đề tài
“Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng và có xu hướng tiếp tục mạnhhơn trong năm 2008 và những năm tiếp theo do có thêm nhiều Tổ chức Tín dụng(TCTD) mới của Việt Nam và TCTD nước ngoài gia nhập thị trường Trong khi
đó, nhiều TCTD hiện nay chưa xác định được cho mình chiến lược cạnh tranh,chiến lược kinh doanh và phân đoạn thị trường phù hợp trong khi đó mạng lướichi nhánh của các TCTD tiếp tục được mở rộng như một phương thức cơ bảnchiếm lĩnh thị trường, duy trì và mở rộng thị phần cùng với thiếu hụt về nguồnnhân lực có chất lượng cao, hạn chế về năng lực quản trị điều hành, công nghệgóp phần làm tăng chi phí, rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động cho các TCTD.Việc hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh là rất cần thiết cho sự thànhcông của mọi ngân hàng và các TCTD vì chúng thể hiện hướng đi và mục tiêucũng như kết quả mà ngân hàng cần đạt được trong lĩnh vực hoạt động kinhdoanh của mình Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng hiện nay làphải xây dựng một chiến lược riêng, lấy đó làm mục tiêu và hướng phấn đấu chongân hàng mình
Bên cạnh đó, Vĩnh Long là một nơi rất giàu tiềm năng, hiện Thị xã VĩnhLong đã trở thành đô thị loại III và trong thời gian tới sẽ tiến lên Thành phố trựcthuộc tỉnh Do đó, tương lai kinh tế Vĩnh Long sẽ rất phát triển và hiện nay cácngân hàng thương mại phát triển khá nhiều ở Vĩnh Long Để có thể đáp ứng đượcnhu cầu trong nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi những chiến lược thích hợp chotương lai của các ngân hàng
Việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho em có thể củng
cố kiến thức đã học, nâng cao sự hiểu biết cũng như nhận thức được tầm quantrọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và có thể vận dụng vào thực tếtrong công việc sau này
Trang 81.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là hoạch ra chiến lược kinh doanh choNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long nhằm địnhhướng các hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củaNgân hàng
- Phân tích một số thời cơ và thách thức đối với SCB Vĩnh Long
- Kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với thời cơ và thách thức ở hiện tại và dựđoán trong tương lai thông qua phân tích mô hình SWOT để hoạch định chiếnlược kinh doanh hiệu quả cho SCB Vĩnh Long
- Đề ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long như thế nào từ giữanăm 2006 đến cuối năm 2007? Hoạt động có hiệu quả hay không?
- Ngân hàng SCB Vĩnh Long trong thời gian qua có những điểm mạnh vànhững điểm yếu gì trong hoạt động kinh doanh của mình?
- Những thách thức nào mà Ngân hàng phải đương đầu và những thời cơnào mà Ngân hàng có được?
- Ngân hàng SCB Vĩnh Long đã tận dụng những thời cơ và điểm mạnh;đồng thời khắc phục điểm yếu và thách thức như thế nào để hoạch định chiếnlược kinh doanh thông qua mô hình SWOT?
- SCB có thể đề ra những giải pháp gì để triển khai chiến lược kinh doanh?
Trang 9- Thời gian nghiên cứu đề tài từ 11/02/2008 đến 25/04/2008.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Do kiến thức của em còn hạn chế và thời gian nghiên cứu đề tài chỉ khoảng
3 tháng nên đề tài này chỉ:
- Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chuẩn CAMEL
- Hoạch định chiến lược kinh doanh theo chiến lược marketing hỗn hợp 4P:Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị)
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàngThương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long”, đối tượng nghiên cứu làtình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long (từ giữa năm 2006 đến2007), những cơ hội, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng
để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng trong thời gian sắptới
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
1.5.1 Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, tác giả Nguyễn Hoài Nam,
“Một số chiến lược phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh ngân hàng”
Dùng mô hình SWOT:
- Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
- Kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra chiến lược (SO)
Trang 10- Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyếttốt hơn (WT)
- Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểmyếu (WO)
- Sử dụng các điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe dọa có thểxảy ra đối với đơn vị (ST)
Các chiến lược – WO
Vượt qua những điểmyếu bằng cách tận dụngcác cơ hội
Những điểm yếu – W
Liệt kê những điểm yếu
Các chiến lược – ST
Sử dụng những điểmmạnh để tránh các mối đedọa
Các chiến lược – WT
Tối thiểu hóa những điểmyếu để tự vệ
1.5.3 Luận văn tốt nghiệp
Đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh
tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ”_Sinh viên thực
hiện: Tạ Kim Anh_Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Đặng
*Phương pháp xếp hạng các tổ chức tín dụng theo chuẩn CAMELS.
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là mối quan tâmhàng đầu đối với mỗi TCTD Nhưng đây cũng chính là mục tiêu của ngân hàngnhà nước (NHNN) trong nâng cao năng lực giám sát của ngân hàng nhà nước ViệtNam (NHNNVN) Về mặt pháp lý, để đánh giá hoạt động tài chính của tổ chức tíndụng, Bộ Tài chính có thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/6/2004, hướng dẫncác chỉ tiêu và cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD Nhà
Trang 11và so sánh các kết quả hoạt động của TCTD Nhưng việc áp dụng các chuẩnCAMELS này còn bị hạn chế
Trên thực tế, CAMELS là phương pháp xếp hạng các TCTD được sử dụngphổ biến ở nhiều nước Hệ thống đánh giá trên cơ sở CAMEL cung cấp cái nhìntoàn diện về các khía cạnh tài chính quan trọng của TCTD, thông qua đó có thểđánh giá tương đối chính xác tình trạng tài chính của TCTD Các cấu phần củaCAMELS gồm:
M – Management :
Chất lượng quản lý
Khả năng đưa ra những chính sách nội bộ và kiểm soát hoạt động kinh doanh, những cải cách về sản phẩm dịch vụ và hoạt động mới, sự tuân thủ các quy định, chỉ thị, hướng dẫn
nội bộ cũng như pháp luật…
CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 122.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề về Ngân hàng Thương mại
2.1.1.1 Khái quát về NHTM
- NHTM là tổ chức tài chính nhận gửi tiền và cho vay tiền
- NHTM là tổ chức tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính Phủ đểcho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi, kể cả các tài khoản tiền gửi mà dựavào đó có thể dùng các tờ séc
- NHTM là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác chovay và cung ứng những dịch vụ tài chính
- Điều 1 của pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam: “NHTM là một tổ chức kinhdoanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó cho vay, thực hiện nghiệp vụchiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Tóm lại, NHTM có thể định nghĩa như sau: Ngân hàng Thương mại làdoanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, huy động vốn cho vaychiết khấu, bảo lãnh dịch vụ thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác
2.1.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM
a) Mục đích và ý nghĩa
Nhận định về hoạt động của một NHTM trong quá khứ và hiện tại là thực
sự cần thiết trong cơ chế thị trường, bởi vì bất kỳ một quyết định nào về kinh tế vĩ
mô hay vi mô đều xuất phát từ thực tế lịch sử và yêu cầu của tương lai
Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm với xãhội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô Do
đó, để đánh giá đầy đủ, chính xác hoạt động của một NHTM là rất phức tạp và khókhăn Việc đánh giá hoạt động ngân hàng rất cần tính chính xác, đúng đắn nhằm
sử dụng các kết quả này vào việc điều chỉnh kịp thời để nâng cao tính thích nghi
và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
Trong phân tích hoạt động kinh doanh các NHTM người ta có thể sử dụng
Trang 13nhằm đạt được những kết luận tương đối khách quan.
b) Đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích là các mặt hoạt động kinh doanh của NHTM Tùythuộc vào mục đích cụ thể của yêu cầu phân tích của ngân hàng, việc phân tích
có thể đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau Các phương diện phân tích chủ yếu
có thể được đề cập đến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của một ngânhàng là: các nghiệp vụ kinh doanh sinh lời trực tiếp, các biện pháp đảm bảo antoàn kinh doanh, việc tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh, chiến lược kinhdoanh, kết quả kinh doanh…
c) Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM theo mô hình CAMEL
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanhtiền tệ nên việc đánh giá nó thường được xem xét dưới hai góc độ khác nhau đó là:đánh giá theo giá trị đối với toàn bộ nền kinh tế của một nước; đánh giá theonhững yêu cầu của nền kinh tế tiền tệ của một nước Những yêu cầu này được đề
ra trong những quy định có tính pháp quy của một nước, sau đó sẽ được xem xétdưới góc độ chủ quan của NHTM
Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM theo mô hình CAMEL là một
mô hình phân tích thường được sử dụng Theo mô hình này, để đánh giá mộtNHTM cần dựa vào 5 chỉ tiêu: C-Capital-Vốn tự có; A-Asset quality-chất lượngtài sản có; M-Management ability-Năng lực quản lý; E-Earning-Khả năng sinh lời;L-Liqudity-Khả năng thanh toán
Theo lý thuyết CAMEL, nếu quản lý tốt các yếu tố trên sẽ giảm thiểu rủi
ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
C – Capital (Vốn tự có)
Các tổ chức tín dụng cần duy trì mức vốn đảm bảo chống đỡ những rủi
ro đặc trưng của tổ chức tín dụng và khả năng quản lý để xác định, đo lường,kiểm soát và điều chỉnh được những rủi ro này Các loại hình và mức độ rủi rotác động đến hoạt động của một tổ chức tín dụng sẽ quyết định đến mức vốn cầnduy trì thêm trên mức vốn tối thiểu theo quy định để đề phòng những hậu quảxấu mà những rủi ro này có thể xảy ra đối với mức vốn của tổ chức tín dụng
Trang 14 A – Asset quality (Chất lượng tài sản có)
Chất lượng tài sản có được đánh giá dựa trên mức độ, sự phân bổ vàtình trạng của các nhóm tài sản; mức độ đảm bảo dự phòng nợ Bên cạnh đó cầnxem xét đến mức độ tập trung tín dụng hoặc đầu tư, bản chất và số lượng củanhóm nợ đặc biệt, tính hợp lý của chính sách cho vay hoặc quy trình thủ tục tíndụng
M - Management ability (Năng lực quản lý)
Năng lực quản lý được đánh giá dựa trên trình độ học vấn, năng lựcđiều hành và lãnh đạo, khả năng tuân thủ pháp luật và các quy định, khả năng lên
kế hoạch và đối phó với những biến động của môi trường, những kết quả và sựthành công trong quản lý Việc đánh giá cũng cần xem xét đến những chất lượngcủa những hoạt động kinh doanh và tất cả các chính sách cho vay, đầu tư và kinhdoanh
E – Earning (Khả năng sinh lời)
Yếu tố này đựơc xem xét dựa trên khả năng xử lý với các khoản nợ vàkhả năng đảm bảo sự tăng trưởng của thu nhập, chất lượng và cấu phần của thunhập ròng, mức độ thu nhập của nguồn vốn và đề phòng với những bất thường.Trong chỉ tiêu này, để có thể đánh giá dễ dàng hơn, chúng ta nên sử dụng một sốchỉ số sau:
*Chỉ số thứ nhất:
Ý nghĩa: thể hiện khả năng đem lại lợi nhuận từ tài sản sinh lợi.
(Tài sản sinh lợi là những tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cho ngân hàngnhư các khoản cho vay, đầu tư…)
Trang 15số doanh thu (Doanh thu ở đây được đề cập đến là tổng thu nhập của ngânhàng).
*Chỉ số thứ ba:
Ý nghĩa: cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu
*Chỉ số thứ tư:
Ý nghĩa: cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng thu nhập ròng
L – Liquidity (Khả năng thanh toán)
Mức độ thanh khoản được đánh giá theo tính lỏng của các khoản tiềngửi, tần suất và mức độ sử dụng nguồn vốn đi vay của tổ chức tín dụng, năng lựcchuyên môn liên quan đến cơ cấu tài sản nợ, mức độ sẵn có của tài sản có thểchuyển thành tiền mặt
Sau đây là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá khả năng thanh khoản củaNHTM:
*Chỉ số :
Ý nghĩa: cho biết mức độ biến động của nguồn vốn huy động hay
rõ ràng hơn là lượng tiền gửi của khách hàng Chỉ số này càng lớn thì nhu cầuthanh khoản càng lớn và ngân hàng cần phải chủ động chuẩn bị tiền để đảm bảothanh toán cho nhu cầu này
TG thanh toánTổng số TG
Tỷ số thành phần tiền biến động =
Trang 162.1.2 Những vấn đề cơ bản về chiến lược
2.1.2.1 Chiến lược là gì?
Chiến lược là những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạchliên kết với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của tổ chức.Hay: Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu
để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách
thức từ bên ngoài (“Quản lý chiến lược” của tác giả Phạm Lan Anh, trang 5)
Trong định nghĩa này có một số điểm chính sau:
- Trước hết chiến lược liên quan đến mục tiêu của tổ chức, Các chiến lượcđược đưa ra phải giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra
- Chiến lược đưa ra những hành động hướng mục tiêu – những hành động
để thực hiện chiến lược Nói cách khác, chiến lược của tổ chức bao gồm khôngchỉ những gì tổ chức muốn thực hiện mà còn là cách thực hiện những việc đó.Một hành động riêng lẻ, đơn giản cũng không phải là chiến lược Chiến lược làmột loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau
- Cuối cùng, chiến lược của tổ chức cần được xây dựng sao cho nó phảitính đến những điểm mạnh cơ bản của mình và những cơ hội thách thức của môitrường
2.1.2.2 Quá trình hoạch định chiến lược
Một quá trình hoạch định chiến lược đơn giản là một loạt những bước liênkết và liên tục dẫn đến một số kết quả cuối cùng Trong quá trình này, một loạtcác bước sau:
a) Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
- Môi trường kinh doanh của Ngân hàng là hoàn cảnh trong đó ngânhàng hoạt động và tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và bị tác động chi phốibởi hoàn cảnh này Môi trường kinh doanh của ngân hàng có thể được mô phỏngbằng các yếu tố được xem như những tác động từ bên ngoài tới các hoạt độngkinh doanh của tổ chức tín dụng Phần lớn, trong các yếu tố đó và tác động củachúng thường mang tính khách quan và ngân hàng khó kiểm soát được và có thểthích nghi với chúng
Trang 17- Môi trường bên ngoài là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị,pháp luật, nhà nước, văn hóa xã hội, dân số, thế giới và ảnh hưởng đến tất cả cácngành trong nền kinh tế nhưng mức độ có khác nhau ở mỗi ngành Cụ thể:
Yếu tố Chính trị, pháp luật: Hoạt động của ngân hàng được kiểm soát
chặt chẽ bởi khuôn khổ pháp lý Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến kinhdoanh của ngân hàng chẳng hạn như chính sách cạnh tranh, sát nhập, phá sản, cơcấu và tổ chức ngân hàng, các quy chế cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi
ro, quy định về quy mô vốn tự có… được quy định trong luật ngân hàng và cácquy định pháp lý khác
Ngoài ra, các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý
nợ của Nhà nước, của Ngân hàng Trung Ương và Bộ tài chính… thường xuyêntác động vào hoạt động của ngân hàng
Yếu tố kinh tế: Đây là các yếu tố tác động của giai đoạn chu kỳ kinh
tế, lạm phát, tăng trưởng của GDP, tiềm năng các ngành kinh doanh sẽ sử dụngvốn vay từ ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình lãi suất, cán cânthanh toán và thương mại quốc tế…
Yếu tố văn hóa – xã hội: Trong phân tích chiến lược như văn hóa, thói
quen tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiếtkiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp có ảnh hưởng đến mục tiêu kinhdoanh lâu dài đối với ngân hàng
Yếu tố Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin thay đổi nhanh
chóng trở thành một ảnh hưởng trong cạnh tranh của ngành ngân hàng
Yếu tố dân số: Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức
sống của người dân,…, tốc độ tăng dân số, quy mô dân số, khả năng di cư dân sốgiữa các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn
Yếu tố tự nhiên: Hạn chế về các nguồn tài nguyên, khả năng sản xuất
hàng hóa trên các vùng tự nhiên khác nhau, ô nhiễm môi trường, năng lượng cóthể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho vay của ngân hàng
Yếu tố quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế cũng ảnh hưởng tới ngân
hàng Do đó, ngân hàng cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng thay đổi kinh tếthế giới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về chính trị,
Trang 18quân sự và kinh tế theo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm vềkinh doanh quốc tế.
Yếu tố cạnh tranh trong ngành: Càng nhiều tổ chức tài chính, ngân
hàng hoạt động trong ngành sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phầncủa nhau Những tổ chức tài chính đó là các ngân hàng thương mại, các công tybảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ… Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sốlượng và quy mô các định chế tham gia thị trường
Yếu tố khách hàng: Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng trong môi trường cạnh tranh Khách hàng của ngân hàng không giốngnhau và họ vừa có thể là người gửi tiền – cung cấp nguồn vốn và là người vayvốn – sử dụng vốn của ngân hàng, và sử dụng các dịch vụ tài chính khác củangân hàng
- Một nguy cơ cũng có thể là một tác động không thuận lợi từ môitrường để thực hiện mục tiêu kinh doanh Chẳng hạn như: nguy cơ bị đối thủcạnh tranh loại ra khỏi các thị trường mục tiêu, nguy cơ giảm chất lượng dịch vụ
do lạc hậu về công nghệ, nguy cơ suy giảm về khả năng tài chính do rủi ro…
b) Phân tích môi trường bên trong
Môi trường bên trong hay các điều kiện, nguồn lực thực tại của ngânhàng Các yếu tố bên trong ngân hàng có được hay có thể huy động và kiểm soátđược để đưa vào hoạt động kinh doanh Nguồn lực ngân hàng bao gồm có nhiềuloại các yếu tố khác nhau: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, bộ máy tổchức, các chính sách dịch vụ, nguồn nhân lực, hệ thống Marketing… Khi phân
Trang 19các điểm mạnh, loại bỏ những điểm yếu để đạt lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Yếu tố nhân lực: Chất lượng bộ máy lãnh đạo và các quản trị viên,
trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạođức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên, không khí nơi làm việc, chính sáchtuyển dụng nhân viên, kinh nghiệm và tính năng động của nhân viên…, tất cả lànhững yếu tố tạo thế độc đáo riêng có của ngân hàng
Yếu tố cơ sở vật chất: Vị thế thuận lợi của ngân hàng, chi nhánh,
phòng giao dịch của ngân hàng, trang thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàngtiện lợi và nhanh chóng, trình độ công nghệ hiện đại của ngân hàng… cũng tạocho ngân hàng một thế mạnh so với các đối thủ
Yếu tố về tài chính: Khả năng huy động các nguồn ngân quỹ bằng
cách nhận tiền gửi của công chúng và vay mượn trên các thị trường tiền tệ, nguồnvốn tự có, nguồn hình thành trong thanh toán, cơ cấu tài sản sinh lời, quy mô tàichính, và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng,…cho thấy lợi thế về mặt tàichính của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ
Yếu tố về Marketing: Là những yếu tố liên quan đến khả năng phân
tích và tiếp cận thị trường khách hàng và hệ thống thông tin Marketing của ngânhàng Lợi thế cạnh tranh trên thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, sự đadạng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giá cả của ngân hàng… sẽđem lại cho ngân hàng những điểm mạnh nhất định
Điểm mạnh và điểm yếu :
Phân tích và tổng kết các yếu tố bên trong của ngân hàng phát hiện
ra các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng làm cơ sở cho phân tích các ma trậnSWOT Về phương diện kỹ thuật nên phân hạng các điểm mạnh, điểm yếu theophương pháp thích hợp để nhận định
- Đối với các điểm mạnh chủ yếu theo cấp bậc: rất mạnh, mạnh, có ưu thế
- Đối với các điểm yếu chủ yếu theo cấp bậc: rất yếu, yếu, kém ưu thế
Trang 20Điều này có nghĩa trong phân tích chiến lược là khi cân nhắc các ưutiên như lựa chọn chiến lược là theo đuổi các chiến lược phải tận dụng các điểmmạnh và lấy để bù đắp yếu hay cải thiện các điểm yếu.
c) Xây dựng chiến lược kinh doanh
Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiềubước khác nhau: hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiếnlược Hoạch định chiến lược kinh doanh là bước hình thành nên chiến lược kinhdoanh cho một doanh nghiệp Trong bước đầu tiên này, chúng ta cần phải dựđoán và đưa ra các mục tiêu chiến lược để có kế hoạch tiến hành phù hợp
Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, chiến lược kinh doanh được xem lànhững mục tiêu mà ngân hàng mong muốn đạt được Chiến lược thường đượctrình bày trong tuyên bố sứ mệnh của một ngân hàng Tùy thuộc vào mỗi ngânhàng, sứ mệnh kinh doanh có thể khác nhau về độ dài, nội dung, kích cỡ, nét đặctrưng riêng biệt Tuy nhiên, theo hầu hết các chuyên gia chiến lược cho rằng khiviết sứ mệnh kinh doanh hay nói cách khác là hoạch định chiến lược kinh doanhcần quan tâm đến những thành phần quan trọng như: khách hàng, dịch vụ, vị tríngân hàng trong kinh doanh, thị trường, mối quan tâm đến nhân sự, lợi thế cạnhtranh của ngân hàng…
Tất cả những thành phần mà ngân hàng quan tâm trong quá trình hoạchđịnh chiến lược kinh doanh cho mình đều được thể hiện trong mục tiêu chiếnlược 4P của ngân hàng:
Product (chiến lược Sản phẩm)
Các sản phẩm hay dịch vụ ngân hàng cung cấp là gì? Ngân hàng cungcấp nhiều loại dịch vụ hay chỉ một nhóm dịch vụ nào đó Dịch vụ chủ yếu củangân hàng là dịch vụ nào? Bên cạnh đó, thương hiệu của ngân hàng cũng sẽ nângcao giá trị sản phẩm cho ngân hàng Vì vậy, trong khi xây dựng chiến lược này,ngân hàng cũng nên quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho bản thânngân hàng
Trang 21Giá cả, là mức lãi suất đầu vào, đầu ra và các mức phí ngân hàng ápdụng cho các dịch vụ của mình, có mang tính cạnh tranh với các đối thủ không?Chênh lệch giữa mức lãi suất đầu vào và đầu ra có đảm bảo mức lợi nhuận củangân hàng hay không? Bên cạnh đó là các mức phí cho các dịch vụ đi kèm hợp lýchưa?
Place (chiến lược phân phối)
Thị trường mục tiêu của ngân hàng là ở đâu? Ngân hàng có chú trọngđến việc mở mạng lưới rộng khắp không? Các sản phẩm-dịch vụ ngân hàng cungcấp cho những đối tượng khách hàng nào?
Promotion (chiến lược chiêu thị)
Đây là biện pháp thu hút khách hàng, tăng doanh số hoạt động củangân hàng Khi xây dựng chiến lược này, ngân hàng cần chú ý đến mối quan tâmcủa khách hàng là gì? Sản phẩm dùng khuyến mãi là những sản phẩm nào? Lựachọn hình thức khuyến mãi nào? Ngoài ra, chiêu thị còn được thể hiện qua cáchngân hàng hỗ trợ khách hàng của mình như thế nào để thu hút họ
Tóm lại, những tiêu chuẩn trên được xem như là các khung sườn để viếtlên sứ mệnh kinh doanh Nó giúp cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng rõràng hơn và truyền đạt có hiệu quả hơn đến các nhà quản trị và nhân viên
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ Ngân hàng Thương mại Cổphần chi nhánh Vĩnh Long qua 1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007 Cụ thể:+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán qua1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007
+ Các tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng qua 1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007
- Thu thập từ một số tài liệu có liên quan và các sách báo, tạp chí
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trang 22- Sử dụng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và so sánh số liệu tươngđối qua 1,5 năm để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua
sự chênh lệch tăng hay giảm
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua phântích các chỉ tiêu:
Phân tích tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Phân tích hoạt động huy động vốn
Phân tích hoạt động cho vay
Phân tích chi phí-thu nhập-lợi nhuận của hoạt động tín dụng
- Thống kê, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp sosánh
- Phân tích SWOT để xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cho SCBVĩnh Long
Trang 23CHƯƠNG 3PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH
Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng Sau khiđược sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoánViệt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnhgiá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốnđiều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều
lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước
Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tạikhu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằngsông Cửu Long Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chính thức khaitrương hoạt động chi nhánh Vĩnh Long tại địa chỉ 11 Phạm Thái Bường, thị xã
Trang 24Vĩnh Long vào tháng 05/2006 Trong dịp khai trương SCB Vĩnh Long đã miễnphí phát hành thẻ ATM SCB Link cho 500 khách hàng mở thẻ đầu tiên Nhân dịpnày, SCB đã trao tặng Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Vĩnh Long 200 triệuđồng Tại lễ khai trương, SCB Vĩnh Long đã ký 02 hợp đồng tín dụng với CtyTNHH Ngọc Vân và Cty TNHH Thanh Danh tổng giá trị 40 tỷ đồng và ký hợpđồng tiền gửi với Cty CP Dược phẩm Cửu Long và Cty Ngọc Vân tổng giá trịhợp đồng gần 20 tỷ đồng Ngay ngày đầu khai trương, SCB Vĩnh Long đã huyđộng tiền gửi tiết kiệm đạt doanh số 600 triệu đồng Sau một năm hoạt động,SCB Vĩnh Long đã đạt được kết quả kinh doanh với những con số khá khả quan.Đến 30/04/2007, tổng nguồn vốn huy động của SCB Vĩnh Long đạt 237 tỷ đồng,
dư nợ cho vay đạt 171 tỷ đồng và đầu tư tín dụng đã phát triển hướng theo đặcđiểm kinh tế tỉnh Vĩnh Long Thông qua Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnhVĩnh Long, SCB Vĩnh Long đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp làm hạ tầng khucông nghiệp (khu chế xuất Hòa Phú, Khu công nghiệp Bình Minh) kết hợp đầu tưnhà cho công nhân, cho vay Hội nghề gốm sứ thuộc tuyến công nghiệp CổChiên, cho vay nuôi cá bè dọc bờ sông và cù lao An Bình, dự kiến đầu tư vào dự
án trọng điểm khu đô thị mới Mỹ Thuận
Định hướng hoạt động mạnh của chi nhánh này là đẩy mạnh huy động vốn
để đầu tư tín dụng kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩmnên số lượng khách hàng đến giao dịch với SCB Vĩnh Long ngày càng tăng Đểphục vụ khách hàng tốt hơn, SCB Vĩnh Long tiếp tục khai trương hoạt động PGDBến Tre, nâng số đơn vị giao dịch của SCB tại khu vực Đồng bằng sông CửuLong lên 7 điểm
Với việc mở rộng mạng lưới, SCB mong muốn được phục vụ đông đảokhách hàng trên khu vực để có thể mang đến cho khách hàng những tiện ích đadạng và phong phú Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vìkhách hàng” SCB hy vọng sẽ đồng hành và luôn là người bạn đáng tin cậy gópphần mang đến thành công cho khách hàng Sự ủng hộ nhiệt tình của quí khách
sẽ là động lực rất lớn tạo nên sự phát triển lâu dài và bền vững của SCB
Trang 25dự án, phương án sản xuất kinh doanh) để lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng.
Triển khai tác nghiệp các món vay đã được phê duyệt, lập hợp đồng tíndụng và hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Phòng kế toán – Ngân quỹ
Phòng hành chính nhân sự
Tổ kiểm soát nội bộ
Trang 26 Theo dõi đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, hợpđồng bảo đảm tiền vay.
Thực hiện các biện pháp quản lý món vay:
+ Đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi
+ Xử lý nợ quá hạn
+ Kiểm tra trong và sau khi cho vay
Tổ chức lưu trữ hồ sơ vay
Các nhiệm vụ khác: huy động vốn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngânhàng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm SCB với công chúng
- Phòng Kế toán – ngân quỹ:
Tổ chức thực hiện các quy trình thanh toán, hoạt động hạch toán kếtoán tại chi nhánh
Tổ chức công tác báo cáo kế toán – tài chính cho toàn chi nhánh; phântích kết quả tài chính và kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh chi nhánh
Tổ chức quản lý, điều hành thanh khoản, gồm tồn quỹ tiền mặt, vàng,tài khoản thanh toán tại NHNN, TCTD khác và tài khoản giao dịch vốn nội bộvới Hội sở
Tổ chức thu chi tiền mặt, vàng; quản lý an toàn kho quỹ và toàn bộ chinhánh và Phòng giao dịch trực thuộc
- Bộ phận Hành chính tổ chức:
Trang 27 Kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân.
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB VĨNH LONG
3.2.1 Vốn tự có
Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng là bao gồm giá trịthực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàngtheo quy định của Ngân hàng Nhà nước Đây là nguồn vốn rất quan trọng củaNgân hàng, là căn cứ pháp lý để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạtđộng ngân hàng Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tự có để làm vốn kinhdoanh – để đầu tư mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, góp vốn liêndoanh, mua cổ phần và kinh doanh khác theo quy định của ngân hàng
Bảng 1: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN QUA CÁC KỲ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý 3, 4/
2006 (1)
Quý 1, 2/
2007 (2)
Quý 3, 4/
2007 (3)
Tốc độ tăng trưởng
(%) (2)/(1) (3)/(2)
Vốn điều chuyển 84.510 180.033 425.000 113,04 136,06Vốn huy động 110.816 289.520 508.116 161,26 75,50
Tổng nguồn vốn 195.326 469.553 933.116 140,38 98,72
(Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng SCB vĩnh Long )
Trang 28Nguồn vốn của Ngân hàng qua các kỳ tăng liên tục cụ thể: quý 3,4 năm
2006 là 195.326 triệu đồng; quý 1,2 năm 2007 là 469.553 triệu đồng tăng274.227 triệu đồng tăng đến 140,38% so với quý 3,4 năm 2006 và đến quý 3,4của 2007 tăng lên 933.116 triệu đồng tăng lên 463.563 triệu đồng, tuy chỉ tăng98,72% nhưng việc tăng nguồn vốn sau 2 quý này là rất đáng kể Nguyên nhân
là do Ngân hàng mới thành lập nên tăng cường nguồn vốn hoạt động cho Ngânhàng là rất cần thiết và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn còn xa lạ vớiVĩnh Long thì sau hơn 1,5 năm hoạt động ở đây thì tên tuổi của Ngân hàng dầndần được nhiều người biết đến, uy tín của Ngân hàng cũng được từng bước nângcao trên thị trường
Trong đó, đáng chý ý là vốn huy động tăng nhanh cụ thể quý 3,4 năm
2006 là 110.816 triệu đồng, 2 quý đầu của 2007 là 289.520 tăng 178.704 triệuđồng tăng đến 161,26% so với quý 3,4 năm 2006; còn quý 3,4 của 2007 đạt508.116 triệu đồng tăng 218.596 triệu đồng so với quý 1,2 tuy tốc độ tăng chỉ có75,5% nhưng giá trị vốn huy động tăng cao hơn mức tăng của kỳ trước, từ đó chothấy tuy mới thành lập nhưng nguồn vốn của SCB luôn vững mạnh Dựa vào cơcấu nguồn vốn, ta thấy thời kỳ đầu vốn huy động của Ngân hàng chiếm đến56,73% trong tổng nguồn vốn, thời kỳ 2 chiếm 61,45%, tuy có giảm ở kỳ 3 là54,46% nhưng vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn củaNgân hàng Bởi vì, ngay ngày đầu khai trương, SCB Vĩnh Long đã huy động tiềngửi tiết kiệm đạt doanh số 600 triệu đồng
45.54 38.55
43.27
54.46 61.45
Quý 1,2 năm 2007
Quý 3,4 năm 2007
Quý
Vốn huy động Vốn điều chuyển
Trang 29Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA CÁC KỲ
Chính vì nhờ vào nguồn vốn huy động khá cao này mà Ngân hàng đãgiảm bớt một phần chi phí sử dụng vốn vay từ Hội sở có chi phí sử dụng vốn khácao Mặt khác, do mở rộng mạng lưới hoạt động, SCB đã tăng cường mở thêmphòng giao dịch ở tỉnh Trà Vinh cùng tại thời điểm đó nên vốn điều hòa từ Hội
sở cho SCB Vĩnh Long sẽ giảm bớt để thành lập PGD ở Trà Vinh Do đó, vốnđiều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn huy động, cụ thể
ở quý 3,4 năm 2006 vốn điều chuyển chỉ chiếm 43,27%, đến quý 1,2 năm 2007
tỷ trọng vốn điều chuyển giảm xuống chỉ có 38,55%, nguyên nhân là do trongthời gian này SCB tiếp tục mở thêm phòng giao dịch ở Bến Tre và khai trươngvào ngày 10/5/2007 nên lượng vốn của SCB Vĩnh Long được cắt giảm bớtchuyển qua cho PGD này, tuy nhiên đến cuối năm 2007 vốn điều chuyển tăngđáng kể tăng 6,99 % so kỳ trước trong năm, vì trong thời gian này các PGD hầunhư đã đi vào ổn định nên giảm đi một phần chi phí ở các PGD, đầu tư nhiều vàochi nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, vốn điều chuyển qua 3 thời kỳ trên không ổn định do nữa đầunăm 2007 đã giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên sự giảm xuống của lượngvốn điều chuyển đã được bù đắp bằng sự tăng lên của vốn huy động 61,45% đểcân đối tổng nguồn vốn Chỉ sau một 1,5 năm hoạt động nguồn vốn của Ngânhàng đã được ổn định và tăng mạnh qua các thời kỳ, và chính nguồn vốn này đãđáp ứng nhu cầu về vốn cho khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp ở Vĩnh Long nóichung và Thị xã Vĩnh Long nói riêng
3.2.2 Chất lượng tài sản có
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại.Ngân hàng quyết định như thế nào về tài sản của mình? Ngân hàng đã làm gì đểtài sản được bảo đảm là sử dụng có hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối đa choNgân hàng? Chất lượng tài sản có tốt nghĩa là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.Đây là phần không kém quan trọng cần nắm rõ để từ đó có chiến lược hoạt độngphù hợp
3.2.2.1 Hệ số cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời
Trang 30Tài sản có của Ngân hàng được đánh giá trên khả năng sinh lời, vì vậy ta
có thể chia làm hai nhóm là tài sản có sinh lời (bao gồm: tiền, vàng gửi tại cácTCTD khác; Chứng khoán đầu tư và các hoạt động tín dụng của Ngân hàng) vàtài sản có không sinh lời (bao gồm: tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kimloại quí, đá quí; Tiền gửi tại NHNN; Tài sản cố định và tài sản có khác) Để đánhgiá chất lượng của tài sản có dựa vào tài sản sinh lời là chủ yếu, là do tài sản sinhlời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng Nói cách khác, tài sản cósinh lời là tất cả tài sản đầu tư đem lại tiền lãi
Bảng 2: CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ THEO TÀI SẢN SINH LỜI VÀ KHÔNG
(Nguồn: Bảng cơ cấu tài sản có-Phần phụ lục)
Nhìn chung, tài sản sinh lời tăng liên tục và ổn định qua các kỳ: quí 3,4năm 2006 là 112.320 triệu đồng; quí 1,2 năm 2007 đạt 371.755 triệu đồng tăng3,31 lần so với quí 3,4 năm 2006; Hai quí cuối của 2007 đạt mức 818.052 triệuđồng tăng 446.297 triệu đồng tăng chỉ có 2,2% so với quí 1,2 của 2007, mức tăngnày thấp hơn so với mức tăng của quí 1,2 năm 2007 nhưng tốc độ tăng như vậy làrất cao, lý do của việc tăng này một phần là do nhu cầu vay vốn của người dântỉnh Vĩnh Long ngày càng tăng nhất là các Tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, vìnền kinh tế hiện đang trên đà phát triển do đó các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp
Trang 31được nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tếcũng tăng qua các kỳ, vì vậy SCB Vĩnh Long luôn có đủ nguồn vốn cho ai cónhu cầu Mặt khác, SCB Vĩnh Long cũng muốn gia tăng thêm lợi nhuận chochính mình và đây chính là biểu hiện tốt mang lại hiệu quả cao.
96.61
94.53 93.67
3.39 5.47
6.33
0 20 40 60 80 100
Tài sản có sinh lời
Hình 3: CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ
Với cơ cấu tài sản ở hình 2, tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và
tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các kỳ, còn tài sản không sinh lời chỉ chiếmmột tỷ trọng không đáng kể Vì tài sản sinh lời là nguồn thu nhập chính của ngânhàng nói chung và SCB Vĩnh Long nói riêng, như vậy tài sản sinh lời càng nhiềuthì lợi nhuận tạo ra càng lớn
Tỷ trọng của nhóm tài sản sinh lời tăng trưởng liên tục qua các kỳ: chiếm93,67% ở quí 3,4 năm 2006, chiếm 94,53% ở quí 1,2 năm 2007, đến quí 3,4 năm
2007 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 96,61%; sự tăng lên nguồn vốn mà SCB VĩnhLong đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời được đánh đổi bằng sự giảm xuống củanhóm tài sản còn lại là nhóm tài sản không sinh lời Nhóm tài sản không sinh lờibao gồm tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN,… được sử dụng nhằm đảm bảokhả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro Cho nên tỷ trọng của tài sản không sinhlời giảm xuống cũng sẽ làm tăng thu nhập của SCB Vĩnh Long nhưng sẽ làmtăng rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng Đây là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi
Trang 32nhuận mà khi kinh doanh các NHTM phải lựa chọn Trong quí 3,4 năm 2006 tài
sản có không sinh lời chỉ chiếm 6,33% trong 100% tài sản của Ngân hàng, tỷ
trọng của nhóm này có xu hướng giảm trong 2 kỳ sau và giảm mạnh vào quí 3,4
năm 2007 chỉ còn lại 3,39% Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng này không làm giảm
đi giá trị của nhóm tài sản không sinh lời, ngược lại nhóm tài sản này tăng nhanh
qua các kỳ và gần bằng với tốc độ tăng của tài sản sinh lời, đặc biệt tăng mạnh
vào quí 1,2 năm 2007 từ mức 7.588 triệu đồng lên đến 21.530 triệu đồng Qua đó
ta thấy Ngân hàng không những chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận mà còn
quan tâm tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn thanh khoản
3.2.2.2 Các chỉ tiêu tín dụng
Vì Chất lượng tài sản có của Ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tíndụng, như vậy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài
sản có tốt Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay không, chúng ta có thể
phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau nhưng cũng tùy vào từng chỉ tiêu tăng giảm,
cao thấp mà đánh giá là tốt hay xấu:
Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG
(1)
Quí 1,2/ 2007 (2)
Quí 3,4/ 2007 (3)
Tốc độ tăng
trưởng (%) (2)/(1) (3)/(2)
Thu từ lãi cho vay/ Tổng
thu nhập
(Nguồn: Phòng tín dụng của Ngân hàng SCB Vĩnh Long)
(*)Xem phần tính toán ở Phụ lục
Trang 330.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000
Quí 3,4/2006 Quí 1,2/2007 Quí 3,4/2007
Quí
Doanh số cho vay Doanh số tho nợ
Dư nợ
Hình 4: TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ
Với các chỉ tiêu tín dụng ở bảng 3 cho thấy doanh số cho vay có sựtăng trưởng qua các kỳ: quí 3,4 năm 2006 là 108.436 triệu đồng; tăng trưởngmạnh vào quí 1,2 năm 2007 đạt 310.493 triệu đồng tăng 202.057 triệu đồng vớitốc độ là 186,33% so với quí 3,4 năm 2006; nguyên nhân chính là trong giaiđoạn này SCB Vĩnh Long mà đại diện là các cán bộ tín dụng tăng cường tiếp thịchào mời để giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng kèm theo nhữngchính sách ưu đãi ở các khu công nghiệp, như khu công nghiệp Hòa Phú nên tínhđến cuối quí 1,2 năm 2007 đã đạt chỉ tiêu về doanh số cho vay Hai quí cuối của
2007, doanh số cho vay tiếp tục có sự tăng trưởng so với kỳ trước nhưng tốc độtăng thấp hơn so với mức tăng của quí 1,2 là 38,28%, đạt mức 429.349 triệuđồng; đơn giản là do ở hai quí đầu của năm 2007, doanh số cho vay đã đạt chỉtiêu, do vậy Ngân hàng ít quan tâm hơn trong việc tăng cường tiếp thị quảng bá
về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
Nhìn vào chỉ tiêu doanh số thu nợ/doanh số cho vay có thể đánh giáđược chất lượng của hoạt động tín dụng và khả năng quản lý nợ vay của Ngânhàng, mà trường hợp này chỉ tiêu đạt rất thấp chỉ là 3,54% ở quí 3,4 năm 2006;nhưng chỉ tiêu này tăng liên tục đến quí 1,2 năm 2007 tăng mạnh là 18,22% vớitốc độ tăng là 414,69%; quí 3,4 năm 2007 tiếp tục tăng lên 48,86% tăng 168,17%
so với kỳ trước Tuy nhiên, không phải như vậy mà Ngân hàng được đánh giá là
Trang 34hoạt động không tốt và khả năng quản lý nợ vay xấu Lý do là Ngân hàng chovay hạn mức theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, có thể là mộtnăm hoặc 6 tháng…vì vậy vòng vay vốn lưu động thấp và vì ở đây phân tích sốliệu trong thời gian ngắn với mỗi kỳ là nửa năm, do đó doanh số thu nợ rất nhỏ
so với doanh số cho vay; ngoài ra, ở các kỳ sau chỉ tiêu này có xu hướng tăng là
do đến hạn thu nợ, ví dụ tăng ở quí 1,2 năm 2007 là do những khoản vay vào đầuquí 3 năm 2006 đến cuối quí 2 năm 2007 đã đến hạn thu nợ khách hàng
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng qua các kỳ tuy không
ổn định nhưng nó đang có xu hướng giảm Tỷ lệ nay có xu hướng giảm tức là hoạtđộng tín dụng của chiều hướng tốt vì nợ quá hạn cao sẽ phải trích dự phòng rủi ro
và khả năng rủi ro cũng cao Nhìn chung, chất lượng tín dụng của Chi nhánh cơbản tốt, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạnvẫn ở mức lành mạnh cao nhất chỉ là 0,86% ở quí3,4 năm 2006 (không quá 2%) thế nhưng giá trị nợ quá hạn lại tăng rất nhanh ởquí 3,4 năm 2007 (tăng gần 4 lần so với quí 1,2 năm 2007) Ta có thể lý giải chotình trạng tín dụng không tốt này bằng cách phân tích tình hình kinh doanh của cáckhách hàng mà SCB Vĩnh Long cho vay Vì vậy, trong công tác quản trị điềuhành, Ngân hàng cần luôn chú ý và phân tích tình hình kinh doanh ở hiện tại củakhách hàng và dự đoán được những biến động ở tương lai để đưa ra quyết địnhthích hợp, nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.Còn một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về nợ xấu trong hoạt động tín dụng củaSCB Vĩnh Long, đó chính là sự ra đời của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN,quyết định này đưa ra những quy định về việc phân loại nợ khắt khe và rõ rànghơn Chính vì vậy mà một phần nợ xấu đã bị tăng lên trong thời gian này
Còn đối với chỉ tiêu thu nhập lãi cho vay/tổng thu nhập thì cũng rấttốt vì nó chiếm tỷ lệ khá cao, tuy tỷ lệ này không ổn định và có giảm nhưng chấtlượng tín dụng vẫn được đảm bảo Đây là kết quả của việc thực hiện tăng trưởngtín dụng có chất lượng, thể hiện ở mức tăng trưởng của thu lãi cho vay lớn hơnmức tăng của dư nợ tín dụng của Chi nhánh
Nói chung, các chỉ tiêu dùng để đánh giá về hiệu quả tín dụng của ngân hàngđều cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất tốt Điều này cũng góp phần
Trang 35đầu tư vào tài sản có là hợp lý và mang lại hiệu quả cao.
3.2.3 Năng lực quản lý
Dựa vào mô hình tổ chức của SCB Vĩnh Long ta thấy Ngân hàng
đã xây dựng được mô hình quản lí khá chặt chẽ, hợp lý và có tác dụng thúc đẩyhoạt động kinh doanh của Ngân hàng thêm thuận lợi Bởi vì, nó thể hiện sự quản
lý bao quát của Ban Giám đốc xuống các phòng ban cũng như các phòng giaodịch trực thuộc Điều này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành vànắm bắt tình hình hoạt động của Chi nhánh dễ dàng Bên cạnh đó, việc phân chiathành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòngtập trung vào một mảng công việc Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc củamỗi phòng không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất laođộng của nhân viên Ngoài ra, trong mỗi phòng này còn chia tách thành nhiều tổhay bộ phận đảm nhiệm những công việc khác nhau
Đồng thời, việc bố trí các phòng ban của Chi nhánh là hợp lý:phòng kế toán, phòng dịch vụ khách hàng và kho ngân quỹ cùng được tổ chức ởtầng trệt, vì vậy rất thuận tiện cho quy trình luồng tiền được luân chuyển nhanhchóng; và Tổ KTKS nội bộ, phòng tín dụng và phòng Giám đốc được bố trí ởtầng 1, do đó đảm bảo cho hồ sơ ký duyệt được luân chuyển nhanh nhất Từ đó
sẽ thúc đẩy cho việc hoạt động kinh doanh tốt hơn, tiết kiệm được thời gian chomình và cả khách hàng
Bên cạnh đó, SCB Vĩnh Long có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ,năng động, nhiệt tình Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên này đa số đều làbậc đại học chuyên ngành Tín dụng, kế toán, quản trị,… trong đó vài nhân viên(bảo vệ, tạp vụ,…) trình độ tốt nghiệp phổ thông Các nhân viên tùy theo trình độchuyên môn của mình mà đảm nhận một chức vụ một công việc phù hợp Tổng
số các cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại SCB Vĩnh Long là 36 cán bộ nhânviên Riêng đối với Ban Giám đốc và các Phó Trưởng phòng có tuổi nghề khácao là những người dày dặn kinh nghiệm quản trị điều hành, chuyên môn nghiệp
vụ sâu rộng; trước đây làm việc tại hội sở với nhiều năm kinh nghiệm (Ngân
Trang 36hàng SCB thành lập hơn 15 năm), và nay công tác ở Chi nhánh này Tiêu biểu làGiám đốc SCB Chi nhánh Vĩnh Long, Ông đảm nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc
ở Hội sở khoảng 3 năm, và về đây khi Ngân hàng mới thành lập; tuy nhiên, Ông
là người giàu kinh nghiệm vì Ông đã đảm đương công việc cũng như chức vụkhác nhau ở nhiều môi trường khác nhau trước khi Ông vào làm việc tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn; còn trình độ chuyên môn, Ông có nhiều vănbằng từ các trường Đại học bao gồm: Bằng Cao đẳng thương mại kinh tế - Ngânhàng – thuế vụ tại trường Quốc gia Thương mại Sài Gòn, bằng Đại học tại trườngĐại học Ngân hàng, Cử nhân tài chính kế toán ở trường Đại học kinh tếTP.HCM, Bằng Cử nhân Anh văn ở trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội và Bằngthạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Columbia Southern, tham gia nhiều khóahọc và các Chứng chỉ khác…Qua đó cho thấy kinh nghiệm quản lý của BanGiám đốc là rất tốt, cùng với sự biến động của nền kinh tế, họ đã có được nhữngkinh nghiệm thực tiễn, những chính sách kinh doanh phù hợp với thực tế Hiệnnay, SCB Vĩnh Long đã chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên,điều này sẽ giúp cho công tác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tốt hơn trongthời kỳ hội nhập Ngoài ra, khả năng quản lý của Ngân hàng còn được thể hiệnqua các tiêu chí sau:
3.2.3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tại sao lại cần xét đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc đánhgiá về năng lực quản lý Bởi vì, mục đích của việc theo dõi, giám sát, quản lý củacán bộ lãnh đạo cũng nhằm đem lại hiệu quả và thu nhập cho Ngân hàng Nhưvậy, nếu Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng chứng tỏ được khảnăng quản lý tốt
Bảng 4: KẾT QUẢ KINH DOANH
Tổng thu nhập 1.688 13.928 46.894 725,12 236,69Tổng chi phí 1.512 14.727 44.704 874,00 203,55
Trang 37(Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng SCB Vĩnh Long )
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập so với chi phí mà ngânhàng bỏ ra, khoản mục tổng chi phí trên đã bao gồm thuế Với số liệu như trên,lợi nhuận không ổn định thay đổi qua các kỳ, đáng chú ý là ở quí 1,2 năm 2007lợi nhuận bị âm tức kết quả kinh doanh của SCB Vĩnh Long bị lỗ và lỗ 799 triệuđồng Nguyên nhân của vấn đề này là do sự tăng lên đáng kể của các khoản chiphí Đầu tiên chủ yếu là do cuối năm 2006, Chi nhánh đã thành lập 3 phòng giaodịch: PGD Trà Vinh, PGD Cai Lậy, PDG Sa Đéc; chi phí cho việc thành lập 3PGD quá lớn Đồng thời, chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huy độngcạnh tranh với các ngân hàng khác Ngoài ra, ở thời điểm này do doanh số chovay tăng đạt mức 310.493 triệu đồng cho thấy nhu cầu về vốn kinh doanh tănglên trong khi vốn huy động cũng tăng nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn vaynày Từ đó, vốn điều chuyển phải tăng lên để đảm bảo yêu cầu kinh doanh Chiphí cho vốn điều chuyển cũng là một loại chi phí khá lớn do lãi suất vốn điềuhòa cao Chính vì các chi phí tăng lên quá nhiều với tổng chi phí là 14.727 triệuđồng mà nguồn thu chỉ đạt 13.928 triệu không đủ bù đắp nên mới dẫn đến tìnhtrạng lợi nhuận bị âm Mặc dù lợi nhuận bị lỗ nhưng nguyên nhân chủ yếu là để
mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh nên bước đầu bị lỗ là điều không tránhkhỏi, như vậy không thể đánh giá được hiệu quả của Ngân hàng theo chiềuhướng tiêu cực, nhưng chưa thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh củaNgân hàng là tốt hay xấu
Đến quí 3,4 năm này lợi nhuận đã đạt con số đáng kể đạt mức 2.190triệu đồng tăng 179,88%, từ kết quả bị lỗ của 2 quí trước chỉ trong vòng 6 tháng
đã tăng lợi nhuận khá cao, là do sau khi thành lập và hoạt động đến thời gian nàythì 3 PGD đã nắm bắt được tình hình địa phương tăng cường tiếp thị, nhờ vậy
mà các PGD đã đi vào ổn định nên đương nhiên cũng tạo ra thu nhập cho Ngânhàng Điều này cho thấy Ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả
Hơn 1 năm nay, ở địa bàn thị xã Vĩnh Long này NHTM ngày càngnhiều, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng tăng cộng với sự biến
Trang 38động giá cả thị trường, mà nhu cầu vay vốn cũng tăng Vì mục tiêu lợi nhuận vàcủng cố uy tín vị thế của mình trên địa bàn Vĩnh Long, các NHTM đua nhau tănglãi suất huy động Nhưng việc tăng lãi suất này bao giờ cũng là lựa chọn khókhăn của các NHTM, bởi lẽ lãi suất cho vay không dễ gì tăng lên tương ứng.Làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận Đây cũng là nguyên nhân làmgiảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Qua việc phân tích trên ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh củaSCB Vĩnh Long rất là cao Để làm được điều này, chúng ta cần phải kể đến vaitrò quản lý điều hành của Hội sở chính nói chung và ban giám đốc SCB VĩnhLong nói riêng Khả năng quản lý của họ đã giúp Ngân hàng có những chínhsách và hướng đi phù hợp trong điều kiện kinh doanh khó khăn
Ngoài ra, sự quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng nâng cao được uy tín củamình trên thị trường Nó giúp cho hệ thống SCB Vĩnh Long tạo được niềm tin ởkhách hàng cũng như các đối tác nhờ vào những chiến lược kinh doanh thu hútkhách hàng Hiện nay, SCB Vĩnh Long có mối quan hệ tín dụng tốt với rất nhiềucác doanh nghiệp trong và ngoài nước được thể hiện qua doanh số cho vay quacác kỳ đều rất cao
3.2.3.2 Sự tuân thủ pháp luật và quy định
Việc tuân thủ pháp luật và các quy định được Ngân hàng SCB thựchiện rất tốt Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng chưa sai phạm bất kỳ một quiđịnh nào của pháp luật Nhà nước cũng như quy chế của cơ quan chủ quản như:NHNN hay Bộ Tài Chính Tất cả những hoạt động của Ngân hàng đều dựa theopháp luật và những quy chế của Ngân hàng để thực hiện Cụ thể hơn, trong hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng dựa vào quy chế cho vay củaHội sở chính ban hành, từ việc tư vấn khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoànthành hồ sơ vay vốn đến công việc định giá tài sản; riêng việc làm hồ sơ vay vốn
và định giá tài sản phải được tách riêng do hai người thực hiện, nhưng trong thờigian tới sẽ có tổ định giá tài sản riêng, nên việc định giá tài sản sẽ do tổ này phụtrách Từ đó, SCB Vĩnh Long hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanhnhờ vào sự tuân thủ các quy chế này
Trang 39Long đã nắm rõ tình hình cũng như những quy định riêng của mỗi tỉnh, và luôntuân thủ Ví dụ, trong hoạt động tín dụng, quá trình hoàn thành đảm bảo tiền vaycần phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của phòng Tài nguyên vàmôi trường ở mỗi huyện, xã Mà để thực hiện tốt các quy định trên cũng nhờ vào
sự tuân thủ pháp luật và quy định của các nhân viên cùng với sự quản lý của banlãnh đạo các phòng ban của Ngân hàng
3.2.4 Khả năng sinh lời
Để đánh giá khả năng sinh lời, hầu hết tất cả các Ngân hàng đều dùng lợinhuận làm thước đo hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Và để đolường được chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể sử dụng các chỉ số hệ số thunhập, tỷ suất lãi gộp, tỷ suất doanh lợi, ROA,…
Bảng 5: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ MỨC SINH LỜI
ĐVT: %
Chỉ số Quí 3,4/2006 Quí 1,2/2007 Quí 3,4/2007
Tỷ suất thu nhập lãi 0,56 0,84 1,20
Tỷ suất doanh lợi 10,43 - 5,70 4,67
Hệ số sử dụng tài sản 1,41 3,54 5,54Thu nhập trên tài sản (ROA) 0,15 - 0,20 0,26
(Xem phần tính toán ở Phụ lục)
3.2.4.1 Tỷ suất thu nhập lãi (Tỷ suất thu nhập lãi =
Đây là chỉ số cho ta biết khả năng đem lại thu nhập là các tài sản sinhlời của Ngân hàng Trong tổng tài sản có sinh lời của Ngân hàng thì chủ yếu làhai khoản mục cho vay và đầu tư Chính hai khoản mục này đã đem lại thu nhậpchính cho Ngân hàng Theo tỷ suất thu nhập lãi, khả năng sinh lời của 2 tài sảnchưa thật tốt, với 1 đồng tài sản sinh lời đưa vào hoạt động kinh doanh chỉ có thểđem về cho SCB Vĩnh Long 0,56% lợi nhuận vào hai quí 3,4 năm 2006; nhưngchỉ số này tăng vào hai quí tiếp theo năm 2007 tăng lên 0,84% tăng thêm được0,28%; đến quí 3,4 năm 2007 lại tiếp tục tăng lên 1,2% tốc độ tăng cao hơn sovới tốc độ tăng của kỳ trước với mức tăng thêm ở kỳ này là 0,36% Tình hình
Thu nhập lãi ròng Tài sản sinh lợi
)
Trang 40tăng như vậy nguyên nhân là do ở quí 1,2 năm 2007 thu nhập lãi ròng tăng nhanhhơn so với tài sản sinh lời, cụ thể là ở kỳ này đạt 3.174 triệu đồng trong khi đó ởquí 3,4 năm 2006 chỉ đạt mức 644 triệu đồng, như vậy có tốc độ tăng là 3,93%;còn tài sản sinh lời ở quí 3,4 năm 2006 là 112.320 triệu đồng, ở quí 1,2 năm 2007
là 371.755 triệu đồng, tốc độ tăng chỉ đạt 2,3% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăngcủa thu nhập lãi ròng; do đó, nó là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất thu nhậplãi có chiều hướng tăng qua các kỳ
Tuy nhiên, chỉ số này còn thấp so với các Ngân hàng khác, lý do là chiphí sử dụng cho hoạt động này cao, do ngân hàng tăng cường tiếp thị và cácchương trình hấp dẫn khác để thu hút khách hàng, từ đó làm cho khoản thu nhậplãi ròng thấp, kéo theo tỷ suất thu nhập lãi thấp Nhìn chung, bước đầu Ngânhàng đạt được tỷ suất thu nhập lãi như vậy cũng là khá tốt vì Ngân hàng phải cầnnhiều chi phí để quảng bá thương hiệu trên địa bàn mới
3.2.4.2 Tỷ suất doanh lợi (Tỷ suất doanh lợi =
Có thể dựa vào tỷ số tài chính này để đánh giá mức thu nhập của SCBVĩnh Long có được từ doanh thu Với số liệu trên, Chỉ số này tăng giảm không
ổn định qua các kỳ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quí 3,4 năm 2006 chỉ
số này chiếm 10,43%, nguyên nhân là do ở kỳ này Ngân hàng hoạt động có lời
do chi phí sử dụng thấp hơn doanh thu của Ngân hàng; và chỉ số này có sự tụtgiảm mạnh qua hai quí 1,2 năm 2007 đến mức -5,7%, việc giảm này có thể giảithích ở chỗ thu nhập ròng ở kỳ này bị âm (lợi nhuận bị lỗ 799 triệu đồng) Riêngđến quí 3,4 năm 2007, tỷ suất doanh lợi tăng trở lại là 4,67%; tuy so với kỳ rồităng rất nhiều nhưng so với kỳ đầu thì nó chiếm tỷ suất thấp hơn nửa lần, chủ yếu
là do chi phí tăng nhiều hơn với sự tăng thu nhập
3.2.4.3 Hệ số sử dụng tài sản (Hệ số sử dụng tài sản =
Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vàonhững loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta
Thu nhập ròng Doanh thu
)
Doanh thu Tài sản
)
Doanh thu