Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 63)

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem lại cơ hội hợp tác cho các NHTM và các TCTD, từ đó, nâng cao trình độ quản lý và học tập cung ứng dịch vụ mới như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, quản lý rủi ro và dịch vụ môi giới. Đánh đổi lại Việt Nam phải chia sẽ thị phần cho các Ngân hàng nước ngoài.

Sự gia tăng đầu tư vào kinh tế - tài chính Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm cho nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nước ngày càng cao, các yếu tố khác không đổi, sẽ dẫn đến lượng ngoại tệ tăng và gây áp lực lên tỷ giá.

Thị trường tài chính bất ổn, kinh tế thế giới đang suy giảm và nguy cơ dẫn tới suy thoái ở nhiều nước, do vậy dễ dẫn đến rủi ro xuất khẩu, và từ đó là rủi ro hoạt động tài trợ xuất khẩu.

Diễn biến của thị trường phức tạp hơn, bởi thị trường trong và ngoài nước có mối liên hệ và gắn kết hơn khi nền kinh tế đất nước trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Theo đó, những biến động giá cả, về thị trường cùng các yếu tố kinh tế - tài chính xã hội trên thế giới sẽ có tác động nhất định đến thị trường trong nước nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng cũng như đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ Ngân hàng – khách hàng và nền kinh tế. Trong đó, sự biến động của giá cả hàng hóa đầu vào (các loại nguyên – nhiên – vật liệu nhập

khẩu, máy móc thiết bị nhập khẩu,..,) tăng, chi phí tăng tác động trở lại thị trường tiêu thị cũng như khả năng trả nợ các khoản nợ vay ngân hàng.

Tình hình thị trường thế giới như giá vàng, giá dầu, giá nguyên vật liệu… tăng cao trong khi giá USD giảm sẽ tiếp tục tác động ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, có hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; như vậy nó có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng.

4.2.1.8. Cạnh tranh trong ngành

Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính, không chỉ có sự hoạt động của các NHTM, mà còn có các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…và từ lúc hội nhập kinh tế thế giới lại có sự chen chân giành thị phần của các ngân hàng nước ngoài. Do đó cạnh tranh giữa NHTM và TCTD ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nhưng nhờ vào cạnh tranh, đã tạo động lực thúc đẩy các ngân hàng và TCTD tự hoàn thiện chính mình cả về mọi mặt: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh, từ đó xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Do vậy, hoạt động tín dụng của thời gian qua đã đạt được kế quả tốt. Trong đó, khối NHTMCP có tốc độ phát triển nhanh bền vững và có hiệu quả, kinh doanh có lãi. Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, lợi nhuận trước thuế, mạng lưới giao thông của khối này có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 70% so với năm trước, nhiều chỉ tiêu tăng gấp 2 lần. Nhiều NHTMCP mới chuyển từ nông thôn lên thành thị có tốc độ tăng trưởng quy mô kinh doanh từ 200% đến hơn 700% hay cao hơn nữa. Ngoài ra, Các NHTMNN đang đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các ngân hàng cũng đã tạo thêm sức mạnh cạnh tranh.

Riêng địa bàn Vĩnh Long, hơn 1 năm nay các NHTM tăng lên thấy rõ, nói cách khác là quá nhiều, các ngân hàng này hầu như đều tập trung ở thị xã Vĩnh Long như: Đông Á, Sacombank, VietinBank, VP Bank, SCB, Miền Tây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, MHB,…Từ đó làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng.

4.2.1.9. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng của ngân hàng không giống nhau và họ vừa có thể là người gửi tiền – cung cấp nguồn vốn và là người vay vốn – sử dụng vốn của ngân hàng, và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.

Nhưng khách hàng của NHTM không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ nhận được cao (nếu là sản phẩm bán) và mức lãi suất thấp (nếu là sản phẩm mua) so với ngân hàng họ quan hệ.

Thực tế, sự xuất hiện hàng loạt các ngân hàng mới, tiến bộ về công nghệ thông tin làm gia tăng cơ hội lựa chọn các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại thường có xu hướng ít trung thành hơn so với những khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vì vậy, vấn đề thu hút và giữ chân khách hàng là một vấn đề quan trọng để đảm sự phát triển ổn định và bền vững của ngân hàng.

4.2.2. Cơ hội và thách thức4.2.2.1. Cơ hội 4.2.2.1. Cơ hội

- Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao là điều kiện tốt tạo ra việc làm, tăng thu nhập, tăng tiết kiệm, và do đó, là nhân tố thuận lợi làm tăng lượng tiền gửi ngân hàng.

- Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực các NHTM VN có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước có trình độ phát triển cao, mở rộng quá trình tiếp cận đối với các dịch vụ mới ưu việt.

- Do nâng cao tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên 35-37% góp phần tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

- Trình độ người dân tỉnh Vĩnh Long ngày càng được nâng cao là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có được nguồn nhân lực chất lượng.

- Nhờ địa thế thuận lợi đã hình thành nên các khu công nhiệp của Vĩnh Long và những dự án trong tương lai là nơi hứa hẹn đầy tiềm năng về cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Sự ổn định về chính trị xã hội sẽ khiến người dân làm ăn, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển, tăng thu nhập, tiết kiệm tăng và sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

- Đặc điểm của khách hàng là dễ lôi kéo và thay đổi mối quan hệ giao dịch. Do đó, nếu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nào hấp dẫn, lời cao thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng đến.

4.2.2.2. Thách thức

- Tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng không được đảm bảo, vì vậy họ sẽ tích lũy bằng các tài sản khác sao cho đảm bảo được giá trị của đồng tiền như tích lũy vàng, ngoại tệ mạnh.

- Sự suy thoái của thị trường chứng khoán, sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự bất ổn của thị trường vàng là những nguy cơ rủi ro lớn cho ngân hàng bởi vì các thị trường đó là khách hàng lớn của ngân hàng trong thời gian qua.

- Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt sau khi hội nhập WTO do những bất lợi về trình độ phát triển, khả năng hạn chế về nguồn vốn nên hoạt động của NHTM dễ rơi vào thế yếu và chịu thua thiệt.

- Thị trường chứng khoán phát triển quá nóng làm cho các nhà đầu tư đổ xô vào kinh doanh chứng khoán và làm cho lượng tiền gửi vào ngân hàng bị hạn chế.

- Điều bất lợi đối với ngân hàng khi NHNN ban hành các chỉ thị qui định tăng gấp 2 tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng chi phí đầu vào của các ngân hàng; và chỉ thị 03 qui định khống chế dưới 3% tổng dư nợ của các TCTD để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

- Những nguy cơ rủi ro về thanh khoản, lãi suất do hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa hoàn chỉnh, sự điều hành tiền tệ một cách lúng túng của NHNN.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư còn nhiều, và sự hiểu biết người dân về sản phẩm, dịch vụ cũng như các tiện ích của sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng thấp.

- Rủi ro về hoạt động tài trợ xuất khẩu do thị trường tài chính bất ổn, kinh tế thế giới đang suy giảm và nguy cơ dẫn tới suy thoái ở nhiều nước.

- Suy thoái và bất ổn của tài chính tiền tệ trên thế giới là yếu tố tác động đến tâm lý lo sợ việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ bất lợi do đồng tiền bị mất giá, nghiêm trọng hơn (NH sẽ bị phá sản) sẽ mất cả gốc lẫn lãi. Điều đó dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm đi.

- Hoạt động của các định chế phi tài chính ngân hàng như: tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm,…hoạt động hiệu quả, tỷ suất sinh lời cao sẽ chi phối không nhỏ đến việc gửi tiền vào ngân hàng của người dân.

- Yếu tố khách hàng cũng là một thách thức, vì ít trung thành, nên sẽ dễ dàng mất khách hàng khi sản phẩm, dịch vụ hay chính sách ưu đãi của ngân hàng không tốt, vì vậy ngân hàng cần phải có chiến lược chăm sóc khách hàng để giữ chân họ.

4.3. MÔ HÌNH SWOT THÔNG QUA KẾT HỢP ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỚI CƠ HỘI, THÁCH THỨC

Từ những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức trên chúng ta có thể kết hợp lại để tận dụng điểm mạnh, những cơ hội và khắc phục những điểm yếu cũng như thách thức, để từ đó đưa ra một vài chiến lược hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng có một hướng đi với mong muốn sẽ đem lại hiệu quả. Sau đây là mô hình SWOT thể hiện điều nói trên:

Bảng 9: MA TRẬN KẾT HỢP SWOT

Kết hợp (SWOT) SCB

Các cơ hội (O)

1. Kinh tế phát triển mạnh;

2. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới;

3. Tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài;

4. Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh cao;

5. Dự án tương lai trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi về huy động và cho vay của ngân hàng;

6. Sự ổn định chính trị – xã hội;

7. Đặc điểm dễ bị lôi kéo của khách hàng.

Các thách thức (T)

1. Kinh tế không ổn định do lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao;

2. Sự suy thoái của thị trường chứng khoán, sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự bất ổn của thị trường vàng;

3. Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài sau khi hội nhập;

4. Thị trường chứng khoán phát triển;

5. Hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa hoàn chỉnh, sự điều hành tiền tệ một cách lúng túng của NHNN;

6. Quy định tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc gấp 2 lần và khống chế dưới 3% tổng dư nợ của TCTD để đầu tư, kinh doanh chứng khoán;

7. Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư còn nhiều, sự hiểu biết của người dân về sản phẩm, dịch vụ cũng như các tiện

ích của sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng còn thấp;

8. Suy thoái và bất ổn của tài chính tiền tệ trên thế giới;

9. Thị trường tài chính bất ổn, kinh tế thế giới đang suy giảm và nguy cơ dẫn tới suy thoái ở nhiều nước; 10.Cạnh tranh với các định chế phi tài chính; 11.Đặc điểm ít trung thành của khách hàng. Điểm mạnh (S) 1. Chất lượng hoạt động tốt; 2. Có uy tín, vị thế trên thị trường;

3. Địa điểm thuận lợi cho giao dịch, trụ sở khang trang, lịch sự;

4. Hệ thống thanh toán hiện đại, nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả;

5. Trình tự, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện;

6. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phổ biến;

7. Năng lực quản lý, điều hành tốt;

8. Cán bộ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình, không

Phối hợp (S/O)

1. Chiến lược thâm nhập thị trường;

2. Chiến lược phát triển thị trường;

3. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin.

Phối hợp (S/T)

1. Chiến lược phát triển sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm; 2. Tiếp tục giữ vững uy

tín bằng các biệp pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

ngại khó. 8. Điểm yếu (W) 1. Vốn huy động từ doanh nghiệp và dài hạn còn rất thấp;

2. Chi phí đầu vào cao; 3. Địa bàn hoạt động còn

mới;

4. Mạng lưới phân phối trên địa bàn còn hạn chế, thiết bị sử dụng thẻ rất ít;

5. Chưa có sản phẩm, dịch vụ khác biệt, nổi trội so với các ngân hàng khác; 6. Chưa có chuyên viên

Marketing riêng cho SCB Vĩnh Long;

7. Ngân hàng chưa có chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với nhóm khách hàng mục tiêu;

8. Nhân viên mới tuyển dụng chưa có kinh nghiệm thực tiễn;

Phối hợp (W/O)

1. Chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động;

2. Hoàn thiện quy chế tuyển dụng;

3. Chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

4. Hợp lý hóa lãi suất và phí dịch vụ, và tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ; 5. Tăng cường thêm các

chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với nhóm khách hàng mục tiêu.

Phối hợp (W/T)

1. Chiến lược phát triển vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn;

2. Chiến lược đào tạo chuyên viên Marketing;

3. Chiến lược chăm sóc khách hàng;

4. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm;

5. Chiến lược tăng cường các hoạt động chiêu thị.

4.4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay các NHTM VN phải biết tự nâng mình để tồn tại, phát triển trên thị trường và không để thua thiệt so với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng trong nước nói chung và các ngân hàng trên thị xã Vĩnh Long nói riêng. Như vậy, hoạch định chiến lược cho ngân hàng mình là nhất thiết thực hiện, đó là những chiến lược mà mô hình SWOT trên đã hoạch định, nhưng trong đề tài này chỉ đi sâu vào chiến lược 4P là chiến lược cần hoạch định đầu tiên trong công tác xây dựng chiến lược.

4.4.1. Product (sản phẩm)

 Việc đầu tiên ngân hàng cần thực hiện trong hoạch định chiến lược sản phẩm, dịch vụ là phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho thời gian tới để có hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm tăng cường thị phần. Tuy nhiên, sản phẩm, dịch vụ cũng phải đạt tính năng phổ biến để cung ứng nhiều đối tượng khác nhau, bởi đối tượng của ngân hàng không chỉ có khách hàng mục tiêu mà tất cả, đa phần trong 1,5 năm qua ngân hàng huy động chủ yếu từ đối tượng cá nhân thay vì khách hàng mục tiêu là tổ chức kinh tế khối kinh doanh. Và tổ chức kinh tế khối kinh doanh vẫn tiếp tục là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu trong tương lai. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chứa đựng nhiều tiềm năng mà ngân hàng cần có chiến lược khai thác, bởi vì: Doanh ngiệp vừa và nhỏ ở Vĩnh Long hiện nay phát triển ngày càng nhiều, mỗi doanh nghiệp có vốn vay vừa phải, vòng vay vốn ngắn hạn giúp ngân hàng rút ngắn thời gian thu nợ nâng cao hiệu quả tín dụng, đồng thời cũng huy động được lượng vốn lớn qua các dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp.

Tuy vậy, ngân hàng cũng không xem nhẹ đối tượng khách hàng cá nhân, sở dĩ khả năng huy động vốn của ngân hàng đạt mức cao trong thời gian qua đều nhờ vào nguồn vốn của khách hàng cá nhân đem lại. Do đó, Ngân hàng phải tiếp tục duy trì và nâng cao lượng vốn huy động vốn có này.

Ngoài ra, lợi thế của địa bàn đã tạo cho ngành ngân hàng không ít thuận

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w