Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 40 - 43)

Để đánh giá khả năng sinh lời, hầu hết tất cả các Ngân hàng đều dùng lợi nhuận làm thước đo hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Và để đo lường được chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể sử dụng các chỉ số hệ số thu nhập, tỷ suất lãi gộp, tỷ suất doanh lợi, ROA,…

Bảng 5: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ MỨC SINH LỜI

ĐVT: %

Chỉ số Quí 3,4/2006 Quí 1,2/2007 Quí 3,4/2007

Tỷ suất thu nhập lãi 0,56 0,84 1,20

Tỷ suất doanh lợi 10,43 - 5,70 4,67

Hệ số sử dụng tài sản 1,41 3,54 5,54

Thu nhập trên tài sản (ROA) 0,15 - 0,20 0,26

(Xem phần tính toán ở Phụ lục)

3.2.4.1. Tỷ suất thu nhập lãi (Tỷ suất thu nhập lãi =

Đây là chỉ số cho ta biết khả năng đem lại thu nhập là các tài sản sinh lời của Ngân hàng. Trong tổng tài sản có sinh lời của Ngân hàng thì chủ yếu là hai khoản mục cho vay và đầu tư. Chính hai khoản mục này đã đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Theo tỷ suất thu nhập lãi, khả năng sinh lời của 2 tài sản chưa thật tốt, với 1 đồng tài sản sinh lời đưa vào hoạt động kinh doanh chỉ có thể đem về cho SCB Vĩnh Long 0,56% lợi nhuận vào hai quí 3,4 năm 2006; nhưng chỉ số này tăng vào hai quí tiếp theo năm 2007 tăng lên 0,84% tăng thêm được 0,28%; đến quí 3,4 năm 2007 lại tiếp tục tăng lên 1,2% tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của kỳ trước với mức tăng thêm ở kỳ này là 0,36%. Tình hình tăng như vậy nguyên nhân là do ở quí 1,2 năm 2007 thu nhập lãi ròng tăng nhanh hơn so với tài sản sinh lời, cụ thể là ở kỳ này đạt 3.174 triệu đồng trong khi đó ở quí 3,4 năm 2006 chỉ đạt mức 644 triệu đồng, như vậy có tốc độ tăng là 3,93%; còn tài sản sinh lời ở quí 3,4 năm 2006 là 112.320 triệu đồng, ở quí 1,2 năm 2007 là 371.755 triệu đồng, tốc độ tăng chỉ đạt 2,3% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng; do đó, nó là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất thu nhập lãi có chiều hướng tăng qua các kỳ.

Tuy nhiên, chỉ số này còn thấp so với các Ngân hàng khác, lý do là chi phí sử dụng cho hoạt động này cao, do ngân hàng tăng cường tiếp thị và các

Thu nhập lãi ròng Tài sản sinh lợi

chương trình hấp dẫn khác để thu hút khách hàng, từ đó làm cho khoản thu nhập lãi ròng thấp, kéo theo tỷ suất thu nhập lãi thấp. Nhìn chung, bước đầu Ngân hàng đạt được tỷ suất thu nhập lãi như vậy cũng là khá tốt vì Ngân hàng phải cần nhiều chi phí để quảng bá thương hiệu trên địa bàn mới.

3.2.4.2. Tỷ suất doanh lợi (Tỷ suất doanh lợi =

Có thể dựa vào tỷ số tài chính này để đánh giá mức thu nhập của SCB Vĩnh Long có được từ doanh thu. Với số liệu trên, Chỉ số này tăng giảm không ổn định qua các kỳ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Quí 3,4 năm 2006 chỉ số này chiếm 10,43%, nguyên nhân là do ở kỳ này Ngân hàng hoạt động có lời do chi phí sử dụng thấp hơn doanh thu của Ngân hàng; và chỉ số này có sự tụt giảm mạnh qua hai quí 1,2 năm 2007 đến mức -5,7%, việc giảm này có thể giải thích ở chỗ thu nhập ròng ở kỳ này bị âm (lợi nhuận bị lỗ 799 triệu đồng). Riêng đến quí 3,4 năm 2007, tỷ suất doanh lợi tăng trở lại là 4,67%; tuy so với kỳ rồi tăng rất nhiều nhưng so với kỳ đầu thì nó chiếm tỷ suất thấp hơn nửa lần, chủ yếu là do chi phí tăng nhiều hơn với sự tăng thu nhập.

3.2.4.3. Hệ số sử dụng tài sản (Hệ số sử dụng tài sản =

Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta biết hiệu quả của việc đầu tư này. Hệ số này tăng trưởng đều qua các kỳ và cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho Ngân hàng 1,41% mức doanh thu ở quí 3,4 năm 2006; 3,54% mức doanh thu ở quí 1,2 năm 2007 và 5,54% mức doanh thu ở quí 3,4 năm 2007; ta thấy hệ số sử dụng tài sản tăng đều ở mỗi kỳ với 2% mức doanh thu. Nguyên nhân của việc tăng này là do hai khoản mục doanh thu và tài sản đều tăng qua các kỳ, đồng thời khoản mục doanh thu tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng của khoản mục tài sản. Đây là biểu hiện việc Ngân hàng sử dụng tài sản đầu tư có hiệu quả. Nhưng con số này thực sự chưa cao

Thu nhập ròng Doanh thu ) Doanh thu Tài sản ) Doanh thu

do Ngân hàng mới thành lập nên cơ sở vật chất còn yếu kém nên Ngân hàng đã đầu tư vào tài sản không sinh lời khá cao.

3.2.4.4. Thu nhập trên tài sản (ROA) (ROA =

Với mức doanh thu thu được từ việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào tài sản để sinh lời thì thực chất Ngân hàng sẽ thu được con số lợi nhuận ròng là bao nhiêu? Chỉ số thu nhập trên tài sản sẽ thể hiện được điều này. Với số liệu tính toán trên ta thấy chỉ số này không tăng đều qua mỗi kỳ không giống như hệ số sử dụng tài sản mà nó có sự biến động ở kỳ thứ hai, chỉ số này giảm mạnh xuống mức -0,2%; nguyên nhân là vào kỳ này chi phí sử dụng cho việc thành lập các PGD tăng lên rất cao đến nỗi doanh thu không thể bù đắp được vì vậy lợi nhuận ở mức âm; đến kỳ 3 chỉ số ROA có dấu hiệu tăng và đạt 0,26%; là do ở kỳ này hoạt động kinh doanh của các PGD đã đi vào ổn định đem lại mức doanh thu khá cao. Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đem về 0,26% thu nhập ròng. Nhìn chung, chỉ số thu nhập trên tài sản là thấp. Do vậy, Ngân hàng phải gia tăng tài sản sinh lời để đầu tư vào hoạt động tín dụng và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w