Yếu tố tài chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 49 - 50)

Trước đây, năng lực tài chính của SCB thuộc loại trung bình nhưng do Ngân hàng chú trọng công tác huy động vốn nên hiện nay vốn huy động của SCB được xếp vào bậc trung trong nhóm các NHTMCP đô thị. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép SCB giữ vững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác.

Như đã phân tích ở trên, ta thấy Ngân hàng có nguồn vốn khá ổn định, một cơ cấu tài sản khá hợp lý với chủ yếu là tài sản sinh lời, lợi nhuận Ngân hàng thu được khá tốt tuy không ổn định nhưng không phải là nguyên nhân tiêu cực, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu. Trước hết, Ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu đạt ở mức khá cao mà chủ yếu là vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn qua các kỳ. Điều này được SCB Vĩnh Long khẳng định: SCB Vĩnh Long là chi nhánh đầu tiên tại khu vực ĐBSCL của SCB. Mới khai trương hoạt động từ ngày 22/5/2006, sau 3 tháng hoạt động kinh doanh, tổng số huy động tiền gửi đạt gần 46 tỷ đồng, đạt 182% kế hoạch, dư nợ cho vay bao gồm đã cam kết giải ngân đạt trên 100 tỷ đồng, đạt 168% kế hoạch. Đây là bước đầu thành công của SCB Vĩnh Long cho thấy khả năng tài chính của Chi nhánh là rất tốt; đồng thời SCB đã và đang thích ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn với nền kinh tế thị trường. Tổng vốn điều lệ của SCB tăng gấp đôi so với 2006 là 1.200 tỷ đồng.

Đồng thời, Ngân hàng đầu tư nhiều cho tài sản sinh lời tăng nhanh qua các kỳ, chính điều này đã đem lại cho Ngân hàng nguồn sinh lời rất lớn, một cơ hội kinh doanh hiệu quả. Và sau 1,5 năm hoạt động Ngân hàng đã đạt được 1.290 triệu đồng lợi nhuận; tuy vậy con số này cần phải được nâng cao hơn trong thời gian tới để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong giai đoạn cạnh tranh này. Còn tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất chỉ có 0,86% nên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng rất tốt, do vậy Ngân hàng đảm bảo được nguồn tiền của mình và tiếp tục đưa vào hoạt động kinh

doanh. Về hệ số ROA, hệ số này của Ngân hàng là thấp chỉ đạt 0,26%, trong khi đó hệ số này của NHTM các nước trong khu vực tương đối cao. Như vậy Ngân hàng cần quan tâm đến việc sử dụng tài sản một cách hợp lý để mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng..

Để có cơ sở đầu tư an toàn, hiệu quả - thông qua Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ – SCB đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (khu chế xuất Hòa Phú, khu công nghiệp Bình Minh) kết hợp làm nhà cho công nhân, cho vay hộ nghề gốm sứ thuộc tuyến công nghiệp Cổ Chiên, cho vay nuôi cá bè dọc bờ sông và cù lao An Bình, dự kiến đầu tư vào dự án trọng điểm khu đô thị mới Mỹ Thuận. Cũng như, trong Hội nghị khách hàng, SCB Vĩnh Long đã tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng với công ty TNHH Thương mại – sản xuất Năm Vàng và công ty TNHH Nghĩa Nhơn. Để làm được những điều trên cho thấy năng lực tài chính của SCB là đáng kể.

Tuy đã có cố gắng cải thiện tình hình tài chính nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng vẫn chưa cao. Đa phần vốn huy động được là nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng vốn dài hạn trên 3 năm huy động được rất thấp. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTMCP tại Việt Nam hiện nay.

Định hướng hoạt động của chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư tín dụng kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời cung cấp cho khách hàng những tiện ích tốt nhất với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”…

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (Trang 49 - 50)