Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
TRUONG DAI HQC CAN THO
KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH
LUAN VAN TOT NGHIEP
DE TAI
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CO PHAN SAI GON
CHI NHANH VINH LONG (SCB VINH LONG)
Sinh vién thyc hién:
HUỲNH PHƯỢNG MỸ Mã số SV : 4043441
Lóp : Tài chính 02 - K30
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYÊN HỮU ĐẶNG
>> [ Càamesam | <<
Trang 2
Trang
9:00) can 1
GIỚI THIỆU we
1.1 DAT VAN DE NGHIEN CUU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu -2- ¿+ ©+++++x++rxezrxerxerrxrrx 1
1.1.2 Căn cứ thực tiễn và khoa học - -2- +2 + s+E+E+zz+Ezx+zerererx 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 +£++£+E+EE£+EE+Ez+£+zzx+rxzrxe 3
1.2.1 Mục tiêu tỔng quát - + ©s¿©+++++©+++xeerxrerxerrxerrrrrrrre 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể - 5c Se SE E31 1E 1111111711 ket 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 22 + ©+£+se+x++zxzrxstxxrrxere 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2-5 2£ +EE+E£EE+EE+EeEEEeEEeEErEerkrsere 4
In t0 4
1.4.2 Thời gian -s 2+©22+eS2xeSEEE2E21122112711271.1771E 211.7122111 crk 4
1.4.3 Nội dung nghiên CỨU . - + + + + + SE 2xx *vEeeekreerserkerere 4
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu ¿- 2-2 ©+++x+2x++xevrxxerxerrxerrxrrrrre 4 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 4
9:00) c2 7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2-5 SSEk+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEsrkrk re 7 2.1.1 Một số vấn đề về Ngân hàng Thương Miại -. + 7 2.1.1.1 Khái quát về NHTM :-25¿+2+++2cvstrxkerrrrerrrrrrrrree 7
2.1.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM 7
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về chiến lược . . -2 s¿cszcssc=se2 11
2.1.2.1 Chiến lược là gì2 . .¿ s¿++++2+xcExetEEkEEEEEerrkrrrkrrrrrrrer 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trang 3Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
CHUONG 5° s<+dEY.EE EE.A4E2847E40 7 4308741 pttkdke 18 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB
Mh):8P9) c 18
3.1 GIGI THIEU VE SCB VĨNH LONG ¿ :©25c+ccccsccce2 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SCB Vĩnh Long 18
3.1.2 Cơ cấu tổ chức : c++2++t2xt222222111221112711211 11 11 re 20 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức M4809 cm 22 3.2.1 Vốn tự có 3.2.2 Chất lượng tài sản có E5 bi ái in 30
3.2.4 Khả năng sinh lời 2-2 ©5sc++e+2ExESEEEeeExetrrxrrrrkerrxrrscee 34 3.2.5 Khả năng thanh tốn 2-2 ©+2+2x£+E++e£CxetErxrtrxeevrxeersree 36 0:00) 107.7 42 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB Mh):8P9) c 42
4.1 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG VÀ XÁC DINH DIEM MANH, DIEM YEU CUA NGAN HÀNG - 42
4.1.1 Phân tích mơi trường kinh doanh bên trong 42
4.1.1.1 Yếu tố tài chính . -¿©+x©+++xt2rxeexxerrxerxrrrxrrrerrxee 42 4.1.1.2 Yếu tố cơ sở vật chất -¿ -©s+ St SEEExEkEEE ke ckerkrrre 44 4.1.1.3 Yếu tố về Marketing -: +-22+++vxtstrtetrrkrrrrrerrrrrrrrree 45 4.1.1.4 Yếu tố về nhân lực . - - 2 se £Ek+E£EE£EE+EeEESEeEkerkrkerkessre 47 4.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu -2 + +©++++2++zx++rxerzxerseee 49 4.1.2.1 Điểm màạnh 5c Sẻ S9 SEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEk Tre 49 4.1.2.2 ĐiỂm yẾu -.-¿- 2c 2+ z2 xEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrErkrrrrrrrerkrrrvee 49 4.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI VÀ XÁC ĐỊNH
CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG - - 50
4.2.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài .-.- -¿ - 5+ 255 55+ 5<5+ 50
Trang 44.2.1.2 Chính trị và mơi trường pháp lý -. szc++e 52 4.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội . + s¿©cxe©zxesrxxrrrreree 53
4.2.1.4 Cơng nghệ thông tim . 5525 +2 server 53
4.2.1.5 Điều kiện dân sỐ ¿ 2©227x+2+xtrxerkxerxrrrxerkrrrrrrrrrrree 55 4.2.1.6 Điều kiện tự nhiên ¿2 -©2+c+x2cxEcrxrerxerxrrrxrrrrerree 55 4.2.1.7 Mơi trường quốc tẾ ¿2¿-2©+++x2cx++rxvrreerxerrxrrrrerree 56
4.2.1.8 Cạnh tranh trong ngân hàng
4.2.1.9 Khách hàng 4.2.2 Cơ hội và thách thức 4.2.2.1 Cơ hội 58 4.2.2.2 Thách thức 50
4.3 PHAN TICH MO HINH SWOT THONG QUA KET HOP DIEM MANH, ĐIÊM YÊU VỚI CƠ HỘI, THÁCH THỨC . -2- 2 2©z2s5s2 60 4.4 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 2 2 x+E+EE£EE+EeEEeEerkerxcxee 64 4.4.1 Product (Sản phẩm) - ¿2+ 2©cxSx+eEEvEExtvExerrxerxerrxerrrerrrre 64
'UN.a Tc hố 4dL[AHH) 66
4.4.3 Place (Phân phối) - 2-2522 SxxvEESEEEExerrxerkerrkerkrerrrre 67
4.4.4 Promotion (Chiéu thi) oo cece eseeeeeeceeseesesseseeseceeeeeeeseeeaes 69
9:00 71 GIAI PHAP TRIEN KHAI CHIEN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA SCB
Mh):80P9 c 71
5.1 GIẢI PHÁP VỀ NHÂN SỰ + =+k+keEEeEEEEEEEEEeEkerrrkerkcree 71 5.2 GIAI PHAP VE VON ssessssssssssesssecssesssessscsseesscssecsucsssessecasecsseeseesseases 72 5.3 GIAI PHAP VE CONG NGHE w.eccecccscsscssesscsessesessescssessssnsasscaeeneees 74 5.4 GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG - 2 +E+tE+EkEeEEeEerkerxcxee 75
9:00 6177777 7Š 77
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, °-s<s©vssexssersseersserrssessse 77
6.1 KẾT LUẬN .-¿- e1 EEEEEEEEE TRE 11111111 111111 11111 1x xe 77 6.2 KIEN NGHI eeeeeecccssescsscsscscssesecsescssssscsessvsccstsasstssssessessuesasansasseaeeneaee 78
Trang 5Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới — WTO, theo
đó các doanh nghiệp nói chung và hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam
(NHTMVN) nói riêng đang đứng trước tình thế cạnh tranh dường như gay gắt và
khóc liệt hơn, trước hết là cuộc đua giữa các Ngân hàng Thương mại (NHTM) trong nước với nhau, giữa Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam và sau đó là cuộc đua với làn sóng thành lập Ngân
hàng, công ty tài chính, nhiều Ngân hàng nước ngoài đang quan tâm tới thị trường Việt Nam Từ đó làm tăng sức ép buộc các NHTM trong nước phải “hồn
thiện” mình hơn nếu không muốn bị loại bỏ khỏi cuộc chơi
Trước bối cảnh đó, để đủ sức cạnh tranh, đứng vững trên thị trường và
không ngừng phát triển, thì trước hết các Ngân hàng phải có bước đi đúng đắn,
trong đó đáng lưu ý là việc xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cho phù
hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần đứng giữa thời buổi cạnh tranh này, vì vậy Ngân hàng phải biết rõ thực trạng của chính Ngân hàng mình và phải dự đoán được điều kiện
kinh doanh trong tương lai và quan trọng hơn là việc vạch ra chiến lược hoạt
động kinh doanh cho phù hợp thì mới có thể nâng cao vị thế và thương hiệu của
mình Mặt khác, do sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức
Trang 6tế xã hội và đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao thì địi hỏi Ngân hàng phải hoạt
động có hiệu quả hơn nữa Do nhận xét như vậy, nên em quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cia Ngân hàng Thương mại CỔ phân Sài Gòn chỉ nhánh Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng và có xu hướng tiếp tục mạnh hơn trong năm 2008 và những năm tiếp theo do có thêm nhiều Tổ chức Tín dụng (TCTD) mới của Việt Nam và TCTD nước ngoài gia nhập thị trường Trong khi
đó, nhiều TCTD hiện nay chưa xác định được cho mình chiến lược cạnh tranh,
chiến lược kinh doanh và phân đoạn thị trường phù hợp trong khi đó mạng lưới
chỉ nhánh của các TCTD tiếp tục được mở rộng như một phương thức cơ bản
chiếm lĩnh thị trường, duy trì và mở rộng thị phần cùng với thiếu hụt về nguồn nhân lực có chất lượng cao, hạn chế về năng lực quản trị điều hành, cơng nghệ
góp phần làm tăng chỉ phí, rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động cho các TCTD Việc hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh là rất cần thiết cho sự thành
công của mọi ngân hàng và các TCTD vì chúng thể hiện hướng đi và mục tiêu
cũng như kết quả mà ngân hàng cần đạt được trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của mình Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng hiện nay là
phải xây dựng một chiến lược riêng, lấy đó làm mục tiêu và hướng phấn đấu cho
ngân hàng mình
Bên cạnh đó, Vĩnh Long là một nơi rất giàu tiềm năng, hiện Thị xã Vĩnh
Long đã trở thành đô thị loại III và trong thời gian tới sẽ tiến lên Thành phố trực
thuộc tỉnh Do đó, tương lai kinh tế Vĩnh Long sẽ rất phát triển và hiện nay các
ngân hàng thương mại phát triển khá nhiều ở Vĩnh Long Để có thé đáp ứng được
nhu cầu trong nền kinh tế phát triển thì địi hỏi những chiến lược thích hợp cho
tương lai của các ngân hàng
Việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho em có thể củng
cố kiến thức đã học, nâng cao sự hiểu biết cũng như nhận thức được tầm quan
trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và có thể vận dụng vào thực tế
trong công việc sau này
Trang 7Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
1.2.MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tông quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là hoạch ra chiến lược kinh doanh cho
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chỉ nhánh Vĩnh Long nhằm định
hướng các hoạt động kinh doanh dé nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long
qua thời gian từ giữa năm 2006 đến năm 2007
- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của SCB Vĩnh Long trong kinh doanh ngân hàng
- Phân tích một số thời cơ và thách thức đối với SCB Vĩnh Long
- Kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với thời cơ và thách thức ở hiện tại và dự đốn trong tương lai thơng qua phân tích mơ hình SWOT để hoạch định chiến
lược kinh doanh hiệu quả cho SCB Vĩnh Long
- Đề ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- _ Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long như thế nào từ giữa
năm 2006 đến cuối năm 2007? Hoạt động có hiệu quả hay không?
-_ Ngân hàng SCB Vĩnh Long trong thời gian qua có những điểm mạnh và những điểm yêu gì trong hoạt động kinh doanh của mình?
-_ Những thách thức nào mà Ngân hàng phải đương đầu và những thời cơ
nào mà Ngân hàng có được?
- Ngan hang SCB Vĩnh Long đã tận dụng những thời cơ và điểm mạnh;
đồng thời khắc phục điểm yếu và thách thức như thế nào để hoạch định chiến
lược kinh doanh thông qua mơ hình SWOT?
Trang 81.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Phịng Tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ
phan Sài Gòn chỉ nhánh Vĩnh Long thuộc địa bàn Thị xã Vĩnh Long 1.4.2 Thời gian
- Do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chỉ nhánh Vĩnh Long chỉ
mới thành lập 1,5 năm nên luận văn này chỉ thu thập số liệu trong vòng 1,5 năm
từ giữa năm 2006 đến 2007
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ 11/02/2008 đến 25/04/2008
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Do kiến thức của em còn hạn chế và thời gian nghiên cứu đề tài chỉ khoảng
3 tháng nên đề tài này chỉ:
- Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chuẩn CAMEL
- Hoạch định chiến lược kinh doanh theo chiến lược marketing hỗn hợp 4P:
Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị)
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long”, đối tượng nghiên cứu là
tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long (từ giữa năm 2006 đến
2007), những cơ hội, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng
để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng trong thời gian sắp tỚI
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
1.5.1 Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, tác giá Nguyễn Hoài Nam,
“Một số chiến lược phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh ngân hàng”
Dùng mơ hình SWOT:
- Dung để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Trang 9Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
-_ Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt hơn (WT)
- Vận dụng những cơ hội đề có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm
yếu (WO)
-_ Sử dụng các điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe dọa có thé
xảy ra đối với đơn vị (ST)
Ma trận
SWOT
Các cơ hội - O Liệt kê các cơ hội
Các thách thức — T
Liệt kê các thách thức
Những điểm mạnh — S
Liệt kê những điểm mạnh
Các chiến lược - SO
Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các chiến lược - WO
Vượt qua những điểm
yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
Những điểm yếu - W
Liệt kê những điểm yếu
Các chiến lược - ST Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe
Các chiến lược - WT Tối thiểuủ hóa những
điểm yếu dé tự vệ
dọa
1.5.3 Luận văn tốt nghiệp
Đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh
tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam — Chỉ nhánh Cân Thơ”_Sinh viên thực hiện: Tạ Kim Anh Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Đặng
*Phương pháp xếp hạng các tổ chức tin dung theo chuan CAMELS
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi TCTD Nhưng đây cũng chính là mục tiêu của ngân hàng nhà nước (NHNN) trong nâng cao năng lực giám sát của ngân hàng nhà nước Việt
Nam (NHNNVN) Về mặt pháp lý, để đánh giá hoạt động tài chính của tơ chức tin dụng, Bộ Tài chính có thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/6/2004, hướng dẫn
Trang 10nước Các văn bản này đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc đánh giá, xếp lọai và so sánh các kết quả hoạt động của TCTD Nhưng việc áp dụng các chuẩn
CAMELS này còn bị hạn chế
Trên thực tế, CAMELS là phương pháp xếp hạng các TCTD được sử dụng
phổ biến ở nhiều nước Hệ thống đánh giá trên cơ sở CAMEL cung cấp cái nhìn
tồn diện về các khía cạnh tài chính quan trọng của TCTD, thơng qua đó có thể
đánh giá tương đối chính xác tình trạng tài chính của TCTD Các cấu phần của
CAMELS gồm:
Cấu phần Yếu tổ đánh giá
C - Capital : Mức
đảm bảo vốn
Mức vôn, khả năng tài chính tơng thê, khả năng tiêp cận với thị trường vốn và các nguồn vốn khác
A — Asset : Chat
lượng tài sản có
So lượng, sự phân bô các tài sản có, mức độ tập trung hóa tài|
sản, tính hợp lý của chính sách cho vay, khả năng đa dạng
hóa và chất lượng các khoản cho vay và đầu tư
M - Management :
Chat lượng quản lý
Khả năng đưa ra những chính sách nội bộ và kiểm soát hoạt
động kinh doanh, những cải cách về sản phẩm dịch vụ và
hoạt động mới, sự tuân thủ các quy định, chỉ thị, hướng dẫn
nội bộ cũng như pháp luật
E - Earnings : Hoat động thu nhập
Mức thu nhập, xu hướng tăng trưởng và mức độ ôn định, chất lượng và các nguồn của thu nhập, mức chỉ phí gắn liền với kinh doanh
L - Liquidity : Thanh khoan
Mức độ đầy đủ của nguồn thanh khoản hiện tại và tương lai,
các tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt, đa dạng hóa nguồn vốn, tính ổn định của các khoản tiền gui
S — Sensitivity: Dé
nhạy cảm với rủi ro
thị trường Độ nhạy về thu nhập của tổ chức tín dụng với sự thay đổi bắt lợi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, bản chất và mức độ phức tạp
của rủi ro lãi suât
Trang 11
Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề về Ngân hàng Thương mại
2.1.1.1 Khái quát về NHTM
- NHTM là tổ chức tài chính nhận gửi tiền và cho vay tiền
- NHTM là tổ chức tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính Phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi, kể cả các tài khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thê dùng các tờ séc
- NHTM là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác cho
vay và cung ứng những dịch vụ tài chính
- Điều I của pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam: “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó cho vay, thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu và làm phương tiện thanh tốn”
Tóm lại, NHTM có thể định nghĩa như sau: Ngân hàng Thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, huy động vốn cho vay
chiết khấu, bảo lãnh dịch vụ thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác
2.1.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM
a) Mục đích và ý nghĩa
Nhận định về hoạt động của một NHTM trong quá khứ và hiện tại là thực
sự cần thiết trong cơ chế thị trường, bởi vì bất kỳ một quyết định nào về kinh tế vĩ
mô hay vi mô đều xuất phát từ thực tế lịch sử và yêu cầu của tương lai
Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm với xã
hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mơ Do
đó, để đánh giá đầy đủ, chính xác hoạt động của một NHTM là rất phức tạp và khó
khăn Việc đánh giá hoạt động ngân hàng rất cần tính chính xác, đúng đắn nhằm sử dụng các kết quả này vào việc điều chỉnh kịp thời để nâng cao tính thích nghỉ
Trang 12Trong phân tích hoạt động kinh doanh các NHTM người ta có thể sử dụng các phương pháp khác nhau Tuy nhiên, xu hướng gần đây là hình thành những phương pháp phân tích đánh giá hoạt động ngân hàng có sức thuyết phục cao
nhằm đạt được những kết luận tương đối khách quan
b) Đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích là các mặt hoạt động kinh doanh của NHTM Tùy
thuộc vào mục đích cụ thể của yêu cầu phân tích của ngân hàng, việc phân tích
có thể đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau Các phương diện phân tích chủ yếu
có thể được đề cập đến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là: các nghiệp vụ kinh doanh sinh lời trực tiếp, các biện pháp đảm bảo an toàn kinh doanh, việc tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh
doanh, kết quả kinh doanh
©) Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM theo mơ hình CAMEL
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh
tiền tệ nên việc đánh giá nó thường được xem xét dưới hai góc độ khác nhau đó là:
đánh giá theo giá trị đối với toàn bộ nền kinh tế của một nước; đánh giá theo những yêu cầu của nền kinh tế tiền tệ của một nước Những yêu cầu này được đề
ra trong những quy định có tính pháp quy của một nước, sau đó sẽ được xem xét dưới góc độ chủ quan của NHTM
Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM theo mô hình CAMEL là một
mơ hình phân tích thường được sử dụng Theo mơ hình này, để đánh giá một NHTM cần dựa vào 5 chỉ tiêu: C-Capital-Vốn tự có; A-Asset quality-chất lượng tài sản có; M-Management ability-Năng lực quản lý; E-Earning-Khả năng sinh lời; L-Liqudity-Khả năng thanh toán
Theo lý thuyết CAMEL, nếu quản lý tốt các yếu tố trên sẽ giảm thiểu rủi
ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng s*C— Capifal (Vốn tự có)
Các tổ chức tín dụng cần duy trì mức vốn đảm bảo chống đỡ những rủi
ro đặc trưng của tổ chức tín dụng và khả năng quản lý để xác định, đo lường,
kiểm soát và điều chỉnh được những rủi ro này Các loại hình và mức độ rủi ro
Trang 13Xây dựng chiến lược hoạt động kảnh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
duy trì thêm trên mức vốn tối thiểu theo quy định để đề phòng những hậu quả xấu mà những rủi ro này có thể xảy ra đối với mức vốn của tô chức tín dụng
“ A — Asset quality (Chat long tài sản có)
Chất lượng tài sản có được đánh giá dựa trên mức độ, sự phân bỗổ và
tình trạng của các nhóm tài sản; mức độ đảm bảo dự phòng nợ Bên cạnh đó cần
xem xét đến mức độ tập trung tín dụng hoặc đầu tư, bản chất và số lượng của
nhóm nợ đặc biệt, tính hợp lý của chính sách cho vay hoặc quy trình thủ tục tín
dụng
4M - Management ability (Nang lyc quan ly)
Năng lực quản lý được đánh giá dựa trên trình độ học vấn, năng lực
điều hành và lãnh đạo, khả năng tuân thủ pháp luật và các quy định, khả năng lên
kế hoạch và đối phó với những biến động của môi trường, những kết quả và sự
thành công trong quản lý Việc đánh giá cũng cần xem xét đến những chất lượng của những hoạt động kinh doanh và tất cả các chính sách cho vay, đầu tư và kinh doanh
s* E— Earning (Khả năng sinh lời)
Yếu tố này đựơc xem xét dựa trên khả năng xử lý với các khoản nợ và khả năng đảm bảo sự tăng trưởng của thu nhập, chất lượng và cấu phần của thu
nhập ròng, mức độ thu nhập của nguồn vốn và đề phòng với những bất thường
Trong chỉ tiêu này, để có thể đánh giá dễ dàng hơn, chúng ta nên sử dụng một số
chỉ số sau:
*Chỉ số thứ nhất:
Thu nhập lãi ròng
Tỷ suất thu nhập lãi= ——————————— Tài sản sinh lợi
Ý nghĩa: thể hiện khả năng đem lại lợi nhuận từ tài sản sinh lợi
(Tài sản sinh lợi là những tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư )
*Chỉ số thứ hai:
Thu nhập ròng
Tỷ suất doanh lợi =
Trang 14Ý nghĩa: thé hiện mức thu nhập mà ngân hàng có được trong tông
số doanh thu (Doanh thu ở đây được đề cập đến là tổng thu nhập của ngân hàng)
*Chỉ số thứ ba:
- Doanh thu
Hệ sô sử dụng tài sản =
Tài sản
Ý nghĩa: cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu *Chỉ số thứ tư:
Thu nhập ròng Thu nhập trên tài sản (ROA)=
Tài sản
Ý nghĩa: cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng thu nhập ròng
“ =L-— Liquidity (Kha năng thanh toán)
Mức độ thanh khoản được đánh giá theo tính lỏng của các khoản tiền
gửi, tần suất và mức độ sử dụng nguồn vốn đi vay của tổ chức tín dụng, năng lực
chuyên môn liên quan đến cơ cấu tài sản nợ, mức độ sẵn có của tài sản có thể chuyển thành tiền mặt
Sau đây là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá khả năng thanh khoản của
NHTM:
*Chỉ số :
Tỷ số thành phần tiền biến động = TG thanh tốn
Tơng sơ TG
Ý nghĩa: cho biết mức độ biến động của nguồn vốn huy động hay
rõ ràng hơn là lượng tiền gửi của khách hàng Chỉ số này càng lớn thì nhu cầu
thanh khoản càng lớn và ngân hàng cần phải chủ động chuẩn bị tiền để đảm bảo
Trang 15Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về chiến lược
2.1.2.1 Chiến lược là gì?
Chiến lược là những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên kết với nhau được thiết kế đề đề ra và thực hiện những mục tiêu của tỗ chức
Hay: Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu
để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài (“Quản lý chiến lược” của tác giả Phạm Lan Anh, trang 5)
+ Trong định nghĩa này có một số điểm chính sau:
- Trước hết chiến lược liên quan đến mục tiêu của tổ chức, Các chiến lược
được đưa ra phải giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra
- Chiến lược đưa ra những hành động hướng mục tiêu — những hành động
để thực hiện chiến lược Nói cách khác, chiến lược của tổ chức bao gồm khơng
chỉ những gì tổ chức muốn thực hiện mà còn là cách thực hiện những việc đó
Một hành động riêng lẻ, đơn giản cũng không phải là chiến lược Chiến lược là một loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau
- Cuối cùng, chiến lược của tổ chức cần được xây dựng sao cho nó phải
tính đến những điểm mạnh cơ bản của mình và những cơ hội thách thức của môi
trường
2.1.2.2 Quá trình hoạch định chiến lược
Một quá trình hoạch định chiến lược đơn giản là một loạt những bước liên
kết và liên tục dẫn đến một số kết quả cuối cùng Trong quá trình này, một loạt các bước sau:
a) Phân tích mơi trường kinh doanh bên ngoài
Môi trường kinh doanh của Ngân hàng là hoàn cảnh trong đó ngân hàng hoạt động và tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và bị tác động chỉ phối bởi hồn cảnh này Mơi trường kinh doanh của ngân hàng có thể được mơ phỏng
bằng các yếu tố được xem như những tác động từ bên ngoài tới các hoạt động
kinh doanh của tổ chức tín dụng Phần lớn, trong các yếu tố đó và tác động của
Trang 16- Môi trường bên ngoài là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị,
pháp luật, nhà nước, văn hóa xã hội, dân số, thế giới và ảnh hưởng đến tất cả các
ngành trong nền kinh tế nhưng mức độ có khác nhau ở mỗi ngành Cụ thể:
‹* Yếu tơ Chính trị, pháp luật: Hoạt động của ngân hàng được kiểm soát
chặt chẽ bởi khuôn khổ pháp lý Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến kinh
doanh của ngân hàng chang han như chính sách cạnh tranh, sát nhập, phá sản, cơ
cấu và tổ chức ngân hàng, các quy chế cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro, quy định về quy mô vốn tự có được quy định trong luật ngân hàng và các quy định pháp lý khác
Ngồi ra, các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý
nợ của Nhà nước, của Ngân hàng Trung Ương và Bộ tài chính thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng
s* Yếu tố kinh tế: Đây là các yếu tô tác động của giai đoạn chu kỳ kinh
tế, lạm phát, tăng trưởng của GDP, tiềm năng các ngành kinh doanh sẽ sử dụng
vốn vay từ ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình lãi suất, cán cân thanh toán và thương mại quốc tế
s* Yếu tơ văn hóa — xã hội: Trong phân tích chiến lược như văn hóa, thói
quen tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết
kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp có ảnh hưởng đến mục tiêu kinh
doanh lâu dài đối với ngân hàng
s* Yếu tố Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin thay đổi nhanh
chóng trở thành một ảnh hưởng trong cạnh tranh của ngành ngân hàng
s* Yếu tổ dân số: Cơ câu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức
sống của người dân, , tốc độ tăng dân số, quy mô dân số, khả năng di cư dân số giữa các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn
$ Yếu tố tự nhiên: Hạn chế về các nguồn tài nguyên, khả năng sản xuất hàng hóa trên các vùng tự nhiên khác nhau, ô nhiễm môi trường, năng lượng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho vay của ngân hàng
s* Yếu tổ quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế cũng ảnh hưởng tới ngân
Trang 17Xây dựng chiến lược hoạt động lảnh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long quân sự và kinh tế theo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế
s* Yếu tÔ cạnh tranh trong ngành: Càng nhiều tô chức tài chính, ngân hàng hoạt động trong ngành sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần
của nhau Những tổ chức tài chính đó là các ngân hàng thương mại, các công ty
bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ hỗ trợ Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số
lượng và quy mô các định chế tham gia thị trường
s* Yếu tổ khách hàng: Là yêu tô quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng trong môi trường cạnh tranh Khách hàng của ngân hàng không giống nhau và họ vừa có thể là người gửi tiền - cung cấp nguồn vốn và là người vay vốn — sử dụng vốn của ngân hàng, và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng
=> Cơ hội và thách thức:
Cơ hội và thách thức trong kinh doanh ngân hàng được tạo ra từ sự
tổng hợp yếu tố bên ngoài
- Một cơ hội có thể là một hoàn cảnh thuận lợi trong đó việc thực hiện mục tiêu, việc tiến hành hoạt động của ngân hàng có được sự tác động thuận
lợi bởi một số điều kiện môi trường, chẳng hạn như sự tăng trưởng kinh tế bền
vững trên các khu vực thị trường mà ngân hàng phục vụ; hay Nhà nước cắt giảm
thuế đối với lĩnh vực ngân hàng - tài chính
- Một nguy cơ cũng có thể là một tác động không thuận lợi từ môi
trường để thực hiện mục tiêu kinh doanh Chẳng hạn như: nguy cơ bị đối thủ
cạnh tranh loại ra khỏi các thị trường mục tiêu, nguy cơ giảm chất lượng dịch vụ
do lạc hậu về công nghệ, nguy cơ suy giảm về khả năng tài chính do rủi ro b) Phân tích mơi trường bên trong
Môi trường bên trong hay các điều kiện, nguồn lực thực tại của ngân hàng Các yếu tố bên trong ngân hàng có được hay có thể huy động và kiểm soát
được đề đưa vào hoạt động kinh doanh Nguồn lực ngân hàng bao gồm có nhiều
loại các yêu tố khác nhau: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, bộ máy tổ
chức, các chính sách dịch vụ, nguồn nhân lực, hệ thống Marketing Khi phân
tích chỉ tiết các yếu tố nguồn lực này giúp cho ngân hàng tìm ra được chính xác
Trang 18% Yếu tố nhân lực: Chất lượng bộ máy lãnh đạo và các quản trị viên, trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo
đức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên, khơng khí nơi làm việc, chính sách
tuyển dụng nhân viên, kinh nghiệm và tính năng động của nhân viên , tất cả là
những yếu tố tạo thế độc đáo riêng có của ngân hàng
% Yếu tố cơ sở vật chất: Vị thê thuận lợi của ngân hàng, chi nhánh,
phòng giao dịch của ngân hàng, trang thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng tiện lợi và nhanh chóng, trình độ cơng nghệ hiện đại của ngân hàng cũng tạo cho ngân hàng một thế mạnh so với các đối thủ
%% Yếu tố về tài chính: Khả năng huy động các nguồn ngân quỹ bằng cách nhận tiền gửi của công chúng và vay mượn trên các thị trường tiền tệ, nguồn vốn tự có, nguồn hình thành trong thanh toán, cơ cấu tài sản sinh lời, quy mô tài
chính, và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng, cho thấy lợi thế về mặt tài
chính của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ
%% Yếu tố về Marketing: Là những yêu tô liên quan đến khả năng phân tích và tiếp cận thị trường khách hàng và hệ thống thông tin Marketing của ngân
hàng Lợi thế cạnh tranh trên thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, sự đa
dạng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giá cả của ngân hàng sẽ
dem lại cho ngân hàng những điểm mạnh nhắt định = Điễm mạnh và điễm yếu:
Phân tích và tổng kết các yếu tố bên trong của ngân hàng phát hiện
ra các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng làm cơ sở cho phân tích các ma trận
SWOT Về phương diện kỹ thuật nên phân hạng các điểm mạnh, điểm yếu theo phương pháp thích hợp để nhận định
- Đối với các điểm mạnh chủ yếu theo cấp bậc: rất mạnh, mạnh, có ưu thế
- Đối với các điểm yếu chủ yếu theo cấp bậc: rất yếu, yếu, kém ưu thế Điều này có nghĩa trong phân tích chiến lược là khi cân nhắc các ưu
Trang 19Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
c) Xây dựng chiến lược kinh doanh
Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiều
bước khác nhau: hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến
lược Hoạch định chiến lược kinh doanh là bước hình thành nên chiến lược kinh
doanh cho một doanh nghiệp Trong bước đầu tiên này, chúng ta cần phải dự đoán và đưa ra các mục tiêu chiến lược dé có kế hoạch tiến hành phù hợp
Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, chiến lược kinh doanh được xem là
những mục tiêu mà ngân hàng mong muốn đạt được Chiến lược thường được
trình bày trong tuyên bố sứ mệnh của một ngân hàng Tùy thuộc vào mỗi ngân
hàng, sứ mệnh kinh doanh có thể khác nhau về độ dài, nội dung, kích cỡ, nét đặc
trưng riêng biệt Tuy nhiên, theo hầu hết các chuyên gia chiến lược cho rằng khi
viết sứ mệnh kinh doanh hay nói cách khác là hoạch định chiến lược kinh doanh
cần quan tâm đến những thành phần quan trọng như: khách hàng, dịch vụ, vị trí
ngân hàng trong kinh doanh, thị trường, mối quan tâm đến nhân sự, lợi thế cạnh
tranh của ngân hàng
Tất cả những thành phần mà ngân hàng quan tâm trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình đều được thể hiện trong mục tiêu chiến lược 4P của ngân hàng:
fe
$ Product (chiến lược Sản phẩm)
Các sản phẩm hay dịch vụ ngân hàng cung cấp là gì? Ngân hàng cung
cấp nhiều loại dịch vụ hay chỉ một nhóm dịch vụ nào đó Dịch vụ chủ yếu của
ngân hàng là dịch vụ nào? Bên cạnh đó, thương hiệu của ngân hàng cũng sẽ nâng cao giá trị sản phẩm cho ngân hàng Vì vậy, trong khi xây dựng chiến lược này, ngân hàng cũng nên quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho bản thân ngân hàng
“Price (chiến lược giá)
Giá cả, là mức lãi suất đầu vào, đầu ra và các mức phí ngân hàng áp
dụng cho các dịch vụ của mình, có mang tính cạnh tranh với các đối thủ không?
Chênh lệch giữa mức lãi suất đầu vào và đầu ra có đảm bảo mức lợi nhuận của
Trang 20%% Place (chiến lược phân phối)
Thị trường mục tiêu của ngân hàng là ở đâu? Ngân hàng có chú trọng đến việc mở mạng lưới rộng khắp không? Các sản phẩm-dịch vụ ngân hàng cung
cấp cho những đối tượng khách hàng nào?
#* Promotion (chiến lược chiêu thị)
Đây là biện pháp thu hút khách hàng, tăng doanh số hoạt động của ngân hàng Khi xây dựng chiến lược này, ngân hàng cần chú ý đến mối quan tâm
của khách hàng là gì? Sản phẩm dùng khuyến mãi là những sản phẩm nào? Lựa
chọn hình thức khuyến mãi nào? Ngoài ra, chiêu thị còn được thể hiện qua cách
ngân hàng hỗ trợ khách hàng của mình như thế nào để thu hút họ
Tóm lại, những tiêu chuẩn trên được xem như là các khung sườn để viết
lên sứ mệnh kinh doanh Nó giúp cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng rõ
ràng hơn và truyền đạt có hiệu quả hơn đến các nhà quản trị và nhân viên
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ Ngân hàng Thương mại Cổ
phần chỉ nhánh Vĩnh Long qua 1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007 Cụ thé: + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán qua
1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007
+ Các tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng qua 1,5 năm từ giữa năm 2006 đến 2007
- _ Thu thập từ một số tài liệu có liên quan và các sách báo, tạp chí
2.2.2 Phương pháp xứ lý và phân tích số liệu
- _ Sử dụng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và so sánh số liệu tương
đối qua 1,5 năm để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua sự chênh lệch tăng hay giảm
-_ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng qua phân tích các chỉ tiêu:
Trang 21Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
" Phân tích hoạt động cho vay
" Phân tích chi phí-thu nhập-lợi nhuận của hoạt động tín dụng
-_ Thống kê, tống hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp so
sánh
-_ Phân tích SWOT để xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cho SCB
Trang 22CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HANG THUONG MAI CO PHAN SAI GON CHI NHANH
VINH LONG (SCB VINH LONG)
3.1 GIGI THIEU VE NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN SAI GON
CHI NHANH VINH LONG (SCB VINH LONG) 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể
hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng
Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng Sau khi
được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán
Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyên đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước
Mạng lưới hoạt động trải đài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại
khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gịn (SCB) chính thức khai
trương hoạt động chi nhánh Vĩnh Long tại địa chỉ 11 Phạm Thái Bường, thị xã
Vĩnh Long vào tháng 05/2006 Trong dịp khai trương SCB Vĩnh Long đã miễn
phí phát hành thẻ ATM SCB Link cho 500 khách hàng mở thẻ đầu tiên Nhân dịp
này, SCB đã trao tặng Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Vĩnh Long 200 triệu
đồng Tại lễ khai trương, SCB Vĩnh Long đã ký 02 hợp đồng tín dụng với Cty TNHH Ngọc Vân và Cty TNHH Thanh Danh tổng giá trị 40 tỷ đồng và ký hợp
Trang 23Xây dựng chiến lược hoạt động lảnh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
động tiền gửi tiết kiệm đạt doanh số 600 triệu đồng Sau một năm hoạt động,
SCB Vĩnh Long đã đạt được kết quả kinh doanh với những con số khá khả quan
Đến 30/04/2007, tổng nguồn vốn huy động của SCB Vĩnh Long đạt 237 tỷ đồng,
dư nợ cho vay đạt 171 tỷ đồng và đầu tư tín dụng đã phát triển hướng theo đặc
điểm kinh tế tỉnh Vĩnh Long Thông qua Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh
Vĩnh Long, SCB Vĩnh Long đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp làm hạ tầng khu
công nghiệp (khu chế xuất Hịa Phú, Khu cơng nghiệp Bình Minh) kết hợp đầu tư nhà cho công nhân, cho vay Hội nghề gốm sứ thuộc tuyến công nghiệp Cổ Chiên, cho vay nuôi cá bè đọc bờ sông và cù lao An Bình, dự kiến đầu tư vào dự án trọng điểm khu đô thị mới Mỹ Thuận
Định hướng hoạt động mạnh của chi nhánh này là đây mạnh huy động vốn
dé dau tu tin dụng kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm
nên số lượng khách hàng đến giao dịch với SCB Vĩnh Long ngày càng tăng Để phục vụ khách hàng tốt hơn, SCB Vĩnh Long tiếp tục khai trương hoạt động PGD
Bến Tre, nâng số đơn vị giao dịch của SCB tại khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long lên 7 điểm
Với việc mở rộng mạng lưới, SCB mong muốn được phục vụ đông đảo
khách hàng trên khu vực để có thể mang đến cho khách hàng những tiện ích đa
dạng và phong phú Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hồn thiện vì khách hàng” SCB hy vọng sẽ đồng hành và luôn là người bạn đáng tin cậy góp
Trang 243.1.2 Cơ cấu tô chức 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức
BAN GIAM DOC CHI NHANH
r Vv Vv Vv
Phong Các Phòng Phịng Tổ
tín phịng kế hành kiểm
dụng giao tốn — chính soát và bảo dịch Ngân nhân nội bộ
lãnh quỹ sự
Hình 1: CƠ CẤU TƠ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG SCB VĨNH LONG
3.1.2.2 Chức năng các phịng ban - Phịng tín dụng và bảo lãnh:
= Xac định khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ; thực hiện tiếp cận
khách hàng; phân tích thơng tin khách hàng (tình hình khả năng tài chính, nhu cầu vốn, uy tín quan hệ ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của
dự án, phương án sản xuất kinh doanh) để lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng
“_ Triển khai tác nghiệp các món vay đã được phê duyệt, lập hợp đồng tín
dụng và hồn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
"_ Theo dõi đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
" Thực hiện các biện pháp quản lý món vay:
+ Đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi
+ Xử lý nợ quá hạn
+ Kiểm tra trong và sau khi cho vay “_ Tổ chức lưu trữ hồ sơ vay
“ Lập thủ tục giải chấp tài sản
Trang 25Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vinh Long - Các phòng giao:
"“ _ Về tín dụng: Phịng giao dịch làm chức năng cho vay món nhỏ (khơng q 500 triệu đồng, phục vụ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ)
Các món vay lớn hơn 500 triệu đồng: làm nhiệm vụ quan hệ khách
hàng và phân tích tín dụng, lập tờ trình thâm định tín dụng trình về Hội đồng tín dụng chỉ nhánh thẩm định — Sau khi tờ trình thâm định tín dụng được duyệt, món vay được chun về Phịng giao dịch thực hiện phê duyệt và các thủ tục giải
ngân, quản lý nợ
"_ Các nhiệm vụ khác: huy động vốn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm SCB với công chúng
- Phịng Kế tốn - ngân quỹ:
= Tổ chức thực hiện các quy trình thanh toán, hoạt động hạch toán kế toán tại chi nhánh
" Tổ chức công tác báo cáo kế toán — tài chính cho tồn chỉ nhánh; phân
tích kết quả tài chính và kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh chỉ nhánh
= 76 chire quan ly, điều hành thanh khoản, gồm tồn quỹ tiền mặt, vàng,
tài khoản thanh toán tại NHNN, TCTD khác và tài khoản giao dịch vốn nội bộ
với Hội sở
" _ Tổ chức thu chỉ tiền mặt, vàng; quản lý an toàn kho quỹ và toàn bộ chỉ
nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc
- Bộ phận Hành chính tố chức:
= Quản lý, bảo vệ tài sản và giám sát việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
sản
" Cơng tác hành chính, văn thư, lễ tân " Công tác nhân sự
"_ Phối hợp tô chức đào tao, tập huấn tại chi nhánh
- Bộ phận KTKS nội bộ:
"Thực hiện thâm định độc lập về tài sản thế chấp, cầm cố của khách
hàng: tính hợp pháp của chứng từ sở hữu, quyền sử dụng, giá trị, tính khả mãi
“ Theo dõi xu hướng biến động giá cả, tác động của các rủi ro tiềm an của thị trường địa phương đến tài sản đảm bảo
Trang 263.2 PHAN TICH TINH HINH HOAT DONG KINH DOANH CUA SCB VINH LONG
3.2.1 Vốn tự có
Vốn tự có hay cịn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng là bao gồm giá trị
thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Đây là nguồn vốn rất quan trọng của Ngân hàng, là căn cứ pháp lý để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tự có để làm vốn kinh
doanh - để đầu tư mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, góp vốn liên
doanh, mua cổ phần và kinh doanh khác theo quy định của ngân hàng
Bang 1: TINH HINH TANG TRUONG NGUON VON QUA CAC KỲ
DVT: triéu đồng
bí đệ Quý 3, 4/ | Quý 1,2/ | Quý 3, 4/ | Tốc độ tăng trưởng
Chỉ tiêu 2006 2007 2007 (%) (a) (2) ga) | Ø⁄) | @®⁄@) Vốn điều chuyển 84.510| 180.033| 425.000 113,04 136,06 Vốn huy động 110816| 289.520| 508.116| 161/26 75,50 Tổng nguồn vốn 195.326| 469.553| 933.116| 140,38 98,72
(Nguôn: Phịng kế tốn của Ngân hang SCB vinh Long)
Nguồn vốn của Ngân hàng qua các kỳ tăng liên tục cụ thể: quý 3,4 năm
2006 là 195.326 triệu đồng; quý 1,2 năm 2007 là 469.553 triệu đồng tăng
274.227 triệu đồng tăng đến 140,38% so với quý 3,4 năm 2006 và đến quý 3,4
của 2007 tăng lên 933.116 triệu đồng tăng lên 463.563 triệu đồng, tuy chỉ tăng 98,72% nhưng việc tăng nguồn vốn sau 2 quý này là rất đáng kể Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập nên tăng cường nguồn vốn hoạt động cho Ngân
hàng là rất cần thiết và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn còn xa lạ với Vĩnh Long thì sau hơn 1,5 năm hoạt động ở đây thì tên tuổi của Ngân hàng dần dần được nhiều người biết đến, uy tín của Ngân hàng cũng được từng bước nâng
Trang 27Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
Trong đó, đáng chý ý là vốn huy động tăng nhanh cụ thể quý 3,4 năm
2006 là 110.816 triệu đồng, 2 quý đầu của 2007 là 289.520 tăng 178.704 triệu
đồng tăng đến 161,26% so với quý 3,4 năm 2006; còn quý 3,4 của 2007 đạt 508.116 triệu đồng tăng 218.596 triệu đồng so với quý 1,2 tuy tốc độ tăng chỉ có
75,5% nhưng giá trị vốn huy động tăng cao hơn mức tăng của kỳ trước, từ đó cho
thấy tuy mới thành lập nhưng nguồn vốn của SCB luôn vững mạnh Dựa vào cơ
cấu nguồn vốn, ta thấy thời kỳ đầu vốn huy động của Ngân hàng chiếm đến
56,73% trong tổng nguồn vốn, thời kỳ 2 chiếm 61,45%, tuy có giảm ở kỳ 3 là
54,46% nhưng vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Bởi vì, ngay ngày đầu khai trương, SCB Vĩnh Long đã huy động tiền
gửi tiết kiệm đạt doanh số 600 triệu đồng
100 80 60 R Vốn huy động Vốn điều chuyển 40 20 0
Quý 3,4 năm Quý 1,2 năm Quý 3,4 năm
2006 2007 2007
Quý
(Nguồn: Bảng cơ cấu nguôn vốn — Phan phu luc)
Hinh 2: CO CAU NGUON VON QUA CAC KỲ
Chính vì nhờ vào nguồn vốn huy động khá cao này mà Ngân hàng đã
giảm bớt một phần chỉ phí sử dụng vốn vay từ Hội sở có chỉ phí sử dụng vốn khá
cao Mặt khác, do mở rộng mạng lưới hoạt động, SCB đã tăng cường mở thêm
phòng giao dịch ở tỉnh Trà Vinh cùng tại thời điểm đó nên vốn điều hòa từ Hội
sở cho SCB Vĩnh Long sẽ giảm bớt để thành lập PGD ở Trà Vinh Do đó, vốn
điều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn huy động, cụ thể ở quý 3,4 năm 2006 vốn điều chuyển chỉ chiếm 43,27%, đến quý 1,2 năm 2007
tỷ trọng vốn điều chuyên giảm xuống chỉ có 38,55%, nguyên nhân là do trong
Trang 28vào ngày 10/5/2007 nên lượng vốn của SCB Vĩnh Long được cắt giảm bớt
chuyển qua cho PGD này, tuy nhiên đến cuối năm 2007 vốn điều chuyển tăng
đáng kể tăng 6,99 % so kỳ trước trong năm, vì trong thời gian này các PGD hầu
như đã đi vào ôn định nên giảm đi một phần chỉ phí ở các PGD, đầu tư nhiều vào
chỉ nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, vốn điều chuyên qua 3 thời kỳ trên không én định do nữa đầu
năm 2007 đã giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên sự giảm xuống của lượng
vốn điều chuyển đã được bù đắp bang sự tăng lên của vốn huy động 61,45% để cân đối tổng nguồn vốn Chỉ sau một 1,5 năm hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng đã được ổn định và tăng mạnh qua các thời kỳ, và chính nguồn vốn này đã
đáp ứng nhu cầu về vốn cho khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp ở Vĩnh Long nói
chung và Thị xã Vĩnh Long nói riêng
3.2.2 Chất lượng tài sản có
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng quyết định như thế nào về tài sản của mình? Ngân hàng đã làm gì để
tài sản được bảo đảm là sử dụng có hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối đa cho
Ngân hàng? Chất lượng tài sản có tốt nghĩa là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả Đây là phần không kém quan trọng cần nắm rõ để từ đó có chiến lược hoạt động
phù hợp
3.2.2.1 Hệ số cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời
Tài sản có của Ngân hàng được đánh giá trên khả năng sinh lời, vì vậy ta
có thể chia làm hai nhóm là tài sản có sinh lời (bao gồm: tiền, vàng gửi tại các
TCTD khác; Chứng khoán đầu tư và các hoạt động tín dụng của Ngân hàng) và
tài sản có không sinh lời (bao gồm: tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại
quí, đá quí; Tiền gửi tại NHNN; Tài sản cố định và tài sản có khác) Để đánh giá
chất lượng của tài sản có dựa vào tài sản sinh lời là chủ yếu, là do tài sản sinh lời
là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng Nói cách khác, tài sản có sinh
Trang 29Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
Bang 2: CO CAU TAI SAN CO THEO TAI SAN SINH LOI VA KHONG
SINH LOT DVT: triéu đồng
Quý 3,4/ 2006 Quý 1,2/ 2007 Quy 3,4/ 2007
Tai sản có ý trọn Ty tron: Ty tron;
Gia tri _— Giá trị yirons ia tri yirons
(%) (%) (%) Tài sản có 112.320 93,67 371.755 94,53 818.052 96,61 sinh lời Tài sản có không 7.588 6,33 21.530 547 28.720 3,39 sinh lời Tổng 119.908 100,00 393.285 100,00 846.771 100,00
(Nguôn: Bảng cơ cấu tài sản có-Phần phụ lục)
Nhìn chung, tài sản sinh lời tăng liên tục và ổn định qua các kỳ: quí 3,4
năm 2006 là 112.320 triệu đồng; quí 1,2 nam 2007 dat 371.755 triệu đồng tăng
3,31 lần so với quí 3,4 năm 2006; Hai quí cuối của 2007 đạt mức 818.052 triệu
đồng tăng 446.297 triệu đồng tăng chỉ có 2,2% so với q 1,2 của 2007, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng của quí 1,2 năm 2007 nhưng tốc độ tăng như vậy là rất cao, lý do của việc tăng này một phần là do nhu cầu vay vốn của người dân
tỉnh Vĩnh Long ngày càng tăng nhất là các Tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, vì nền kinh tế hiện đang trên đà phát triển do đó các tô chức kinh tế, doanh nghiệp
cũng tăng cường hoạt động sản xuất của mình để có thể phát triển cơ sở lớn mạnh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Một phần là do huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế cũng tăng qua các kỳ, vì vậy SCB Vĩnh Long ln có đủ nguồn vốn cho ai có
nhu cầu Mặt khác, SCB Vĩnh Long cũng muốn gia tăng thêm lợi nhuận cho
Trang 3080 3 60 + 40 3
Tài sản có khơng sinh
20 3 lời
R Tài sản có sinh lời 04
Quý 3,4/ Quy 1,2/ Quy 3,4/ 2006 2007 2007
Quy
Hinh 3: CO CAU TAI SAN CO
Với cơ cấu tài sản ở hình 2, tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và
tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các kỳ, còn tài sản không sinh lời chỉ chiếm
một tỷ trọng không đáng kẻ Vì tài sản sinh lời là nguồn thu nhập chính của ngân
hàng nói chung và SCB Vĩnh Long nói riêng, như vậy tài sản sinh lời càng nhiều
thì lợi nhuận tạo ra càng lớn
Tỷ trọng của nhóm tài sản sinh lời tăng trưởng liên tục qua các kỳ: chiếm
93,67% ở quí 3,4 năm 2006, chiếm 94,53% ở quí 1,2 năm 2007, đến quí 3,4 năm
2007 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 96,61%; sự tăng lên nguồn vốn mà SCB Vĩnh
Long đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời được đánh đổi bằng sự giảm xuống của
nhóm tài sản cịn lại là nhóm tài sản khơng sinh lời Nhóm tài sản không sinh lời
bao gồm tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN, được sử dụng nhằm dam bao
khả năng thanh tốn, phịng tránh rủi ro Cho nên tỷ trọng của tài sản không sinh
lời giảm xuống cũng sẽ làm tăng thu nhập của SCB Vĩnh Long nhưng sẽ làm tăng rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng Đây là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi
nhuận mà khi kinh doanh các NHTM phải lựa chọn Trong quí 3,4 năm 2006 tài
sản có khơng sinh lời chỉ chiếm 6,33% trong 100% tài sản của Ngân hàng, tỷ trọng của nhóm này có xu hướng giảm trong 2 kỳ sau và giảm mạnh vào quí 3,4 năm 2007 chỉ còn lại 3,39% Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng này không làm giảm
đi giá trị của nhóm tài sản không sinh lời, ngược lại nhóm tài sản này tăng nhanh
qua các kỳ và gần bằng với tốc độ tăng của tài sản sinh lời, đặc biệt tăng mạnh
Trang 31Xây dựng chiến lược hoạt động kảnh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long
vào qui 1,2 nam 2007 từ mức 7.588 triệu đồng lên đến 21.530 triệu đồng Qua đó
ta thấy Ngân hàng không những chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận mà còn quan tâm tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn thanh khoản
3.2.2.2 Các chỉ tiêu tín dụng
Vì Chất lượng tài sản có của Ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín
dụng, như vậy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài
sản có tốt Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay khơng, chúng ta có thé
phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau nhưng cũng tùy vào từng chỉ tiêu tăng giảm, cao thấp mà đánh giá là tốt hay xấu:
Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG Tốc độ tăng
Chỉ tiêu DVT | Qui3,4/2006| Qui 1,2/2007| Qui 3,4/ 2007 trưởng (%)
(1) (2) (3) (2/4) | @®)/@)
Doanh số cho vay Triệu đồng| 108.436 310.493 429.349 186,33 | 38,28 Doanh s6 thu ng Trigu dong| 3.838 56.584 209.785 1.374.43| 270,75 Du ng cho vay Triệu đông| 104.901 358.810 578.373 242,05 | 61,2
No qua han Triệu đông 900 700 2.694 - 22,22 | 284,86
Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,86 0,2 0.47 -76,74 | 135
DS6 thu ng/ DSô cho vay % 3,54 18,22 48,86 414,69 | 168,17 Thu từ lãi cho vay/ Tổng % 92,24 77,53 87,71 - 15,95 13,13
thu nhap
(Ngn: Phịng tín dụng của Ngân hàng SCB Vĩnh Long)
Trang 32600.000+
500.000+ 400.0004
300.000 Doanh số cho vay
mDoanh số tho nợ 200.000 oDu ng oo 0.000+ lí
Qui 3,4/2006 Quí1,2/2007 Quí3,4/2007
Qui
Hinh 4: TINH HINH CHO VAY - THU NO
% Véi các chỉ tiêu tín dụng ở bảng 3 cho thấy doanh số cho vay có sự
tăng trưởng qua các kỳ: quí 3,4 năm 2006 là 108.436 triệu đồng; tăng trưởng
mạnh vào quí 1/2 năm 2007 đạt 310.493 triệu đồng tăng 202.057 triệu đồng với
tốc độ là 186,33% so với quí 3,4 năm 2006; nguyên nhân chính là trong giai đoạn này SCB Vĩnh Long mà đại diện là các cán bộ tín dụng tăng cường tiếp thị
chào mời để giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng kèm theo những
chính sách ưu đãi ở các khu công nghiệp, như khu cơng nghiệp Hịa Phú nên tính
đến cuối qui 1,2 nam 2007 đã đạt chỉ tiêu về đoanh số cho vay Hai quí cuối của
2007, doanh số cho vay tiếp tục có sự tăng trưởng so với kỳ trước nhưng tốc độ
tăng thấp hơn so với mức tăng của quí 1,2 là 38,28%, đạt mức 429.349 triệu
đồng; đơn giản là do ở hai quí đầu của năm 2007, doanh số cho vay đã đạt chỉ
tiêu, do vậy Ngân hàng ít quan tâm hơn trong việc tăng cường tiếp thị quảng bá
về các sản phâm dịch vụ của Ngân hàng
# Nhìn vào chỉ tiêu doanh số thu nợ/doanh số cho vay có thể đánh giá
được chất lượng của hoạt động tín dụng và khả năng quản lý nợ vay của Ngân
hàng, mà trường hợp này chỉ tiêu đạt rất thấp chỉ là 3,54% ở quí 3,4 năm 2006;
nhưng chỉ tiêu này tăng liên tục đến quí 1,2 năm 2007 tăng mạnh là 18,22% với
tốc độ tăng là 414,69%; quí 3,4 năm 2007 tiếp tục tăng lên 48,86% tăng 168,17%
Trang 33Xây dựng chiến lược hoạt động kảnh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vinh Long
hoạt động không tốt và khả năng quản lý nợ vay xấu Lý do là Ngân hàng cho vay hạn mức theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, có thể là một năm hoặc 6 tháng vì vậy vịng vay vốn lưu động thấp và vì ở đây phân tích số liệu trong thời gian ngắn với mỗi kỳ là nửa năm, do đó doanh số thu nợ rất nhỏ so với doanh số cho vay; ngoài ra, ở các kỳ sau chỉ tiêu này có xu hướng tăng là
do đến hạn thu nợ, ví dụ tăng ở quí 1,2 năm 2007 là do những khoản vay vào đầu quí 3 năm 2006 đến cuối quí 2 năm 2007 đã đến hạn thu nợ khách hàng
w Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng qua các kỳ tuy không ổn định nhưng nó đang có xu hướng giảm Tỷ lệ nay có xu hướng giảm tức là hoạt
động tín dụng của chiều hướng tốt vì nợ quá hạn cao sẽ phải trích dự phòng rủi ro
và khả năng rủi ro cũng cao Nhìn chung, chất lượng tín dụng của Chỉ nhánh cơ
bản tốt, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức lành mạnh cao nhất chỉ là 0,86% ở q 3,4 năm 2006 (khơng quá 2%) thế nhưng giá trị nợ quá hạn lại tăng rất nhanh ở quí 3,4 năm 2007 (tăng gần 4 lần so với quí 1,2 năm 2007) Ta có thé ly giải cho tình trạng tín dụng khơng tốt này bằng cách phân tích tình hình kinh doanh của các
khách hàng mà SCB Vĩnh Long cho vay Vì vậy, trong công tác quản trị điều hành, Ngân hàng cần luôn chú ý và phân tích tình hình kinh doanh ở hiện tại của
khách hàng và dự đoán được những biến động ở tương lai để đưa ra quyết định
thích hợp, nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh Còn một nguyên nhân dẫn đến su gia tang về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của
SCB Vĩnh Long, đó chính là sự ra đời của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định này đưa ra những quy định về việc phân loại nợ khắt khe và rõ ràng
hơn Chính vì vậy mà một phần nợ xấu đã bị tăng lên trong thời gian này
ve Con đối với chỉ tiêu thu nhập lãi cho vay/tỗng thu nhập thì cũng rất tốt vì nó chiếm tỷ lệ khá cao, tuy tỷ lệ này không ổn định và có giảm nhưng chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo Đây là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng tín dụng có chất lượng, thể hiện ở mức tăng trưởng của thu lãi cho vay lớn hơn
mức tăng của dư nợ tín dụng của Chi nhánh
Nói chung, các chỉ tiêu dùng để đánh giá về hiệu quả tín dụng của ngân hàng đều cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất tốt Điều này cũng góp phần
nói lên khả năng sử dụng nguồn vốn kinh doanh của SCB Vĩnh Long trong việc
Trang 343.2.3 Năng lực quản lý
#_ Dựa vào mơ hình tổ chức của SCB Vĩnh Long ta thấy Ngân hàng đã xây dựng được mơ hình quản lí khá chặt chẽ, hợp lý và có tác dụng thúc đầy
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thêm thuận lợi Bởi vì, nó thể hiện sự quản
lý bao quát của Ban Giám đốc xuống các phòng ban cũng như các phòng giao
dịch trực thuộc Điều này đảm báo cho nhà quản lý có thê trực tiếp điều hành và
nắm bắt tình hình hoạt động của Chi nhánh dễ dàng Bên cạnh đó, việc phân chia
thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho cơng việc của các phịng tập trung vào một mảng công việc Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của mỗi phịng khơng bị đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên Ngoài ra, trong mỗi phòng này còn chia tách thành nhiều tổ
hay bộ phận đảm nhiệm những công việc khác nhau
w Đồng thời, việc bố trí các phịng ban của Chỉ nhánh là hợp lý:
phịng kế tốn, phòng dịch vụ khách hàng và kho ngân quỹ cùng được tổ chức ở tầng trệt, vì vậy rất thuận tiện cho quy trình luồng tiền được luân chuyển nhanh
chóng; và Tổ KTKS nội bộ, phịng tín dụng và phịng Giám đốc được bố trí ở
tầng 1, do đó đảm bảo cho hồ sơ ký duyệt được luân chuyên nhanh nhất Từ đó sẽ thúc đầy cho việc hoạt động kinh doanh tốt hơn, tiết kiệm được thời gian cho
mình và cả khách hàng
w Bên cạnh đó, SCB Vĩnh Long có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ,
năng động, nhiệt tình Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên này đa số đều là
bậc đại học chuyên ngành Tín dụng, kế tốn, quản trị, trong đó vài nhân viên (bảo vệ, tạp vụ ) trình độ tốt nghiệp phổ thông Các nhân viên tùy theo trình độ
chun mơn của mình mà đảm nhận một chức vụ một công việc phù hợp Tổng
số các cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại SCB Vĩnh Long là 36 cán bộ nhân
viên Riêng đối với Ban Giám đốc và các Phó Trưởng phịng có tuổi nghề khá
cao là những người dày dặn kinh nghiệm quản trị điều hành, chuyên môn nghiệp
vụ sâu rộng; trước đây làm việc tại hội sở với nhiều năm kinh nghiệm (Ngân
hàng SCB thành lập hơn 15 năm), và nay công tác ở Chỉ nhánh này Tiêu biểu là
Trang 35Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn _- Vĩnh Long
ở Hội sở khoảng 3 năm, và về đây khi Ngân hàng mới thành lập; tuy nhiên, Ông
là người giàu kinh nghiệm vì Ông đã đảm đương công việc cũng như chức vụ
khác nhau ở nhiều môi trường khác nhau trước khi Ông vào làm việc tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn; cịn trình độ chun mơn, Ơng có nhiều văn bằng từ các trường Đại học bao gồm: Bằng Cao đẳng thương mại kinh tế - Ngân
hàng — thuế vụ tại trường Quốc gia Thương mại Sài Gòn, bằng Đại học tại trường Đại học Ngân hàng, Cử nhân tài chính kế tốn ở trường Đại học kinh tế
TP.HCM, Bằng Cử nhân Anh văn ở trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội và Bằng
thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Columbia Southern, tham gia nhiều khóa
học và các Chứng chỉ khác Qua đó cho thấy kinh nghiệm quản lý của Ban
Giám đốc là rất tốt, cùng với sự biến động của nền kinh tế, họ đã có được những
kinh nghiệm thực tiễn, những chính sách kinh doanh phù hợp với thực tế Hiện
nay, SCB Vĩnh Long đã chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, điều này sẽ giúp cho công tác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tốt hơn trong thời kỳ hội nhập Ngoài ra, khả năng quản lý của Ngân hàng còn được thể hiện qua các tiêu chí sau:
3.2.3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tại sao lại cần xét đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc đánh giá về năng lực quản lý Bởi vì, mục đích của việc theo dõi, giám sát, quản lý của
cán bộ lãnh đạo cũng nhằm đem lại hiệu quả và thu nhập cho Ngân hàng Như
vậy, nếu Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng chứng tỏ được khả năng quản lý tốt
Bang 4: KET QUA KINH DOANH
DVT: triéu đồng
Quí 3,4/ | Quí 1,2/ | Quí 3,4/ | Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu
2006 (1) | 2007 (2) | 2007 (3) (2)/() (3)/(2)
Tổng thu nhập 1688| 13.928] 46.894 725,12 236,69
Tổng chỉ phí 1512| 14.727] 44.704 874,00 203,55
Lợi nhuận sau thuế 1756| (799)| 2.190 - 553,08 - 374,1
Trang 36
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập so với chi phí mà ngân
hàng bỏ ra, khoản mục tổng chỉ phí trên đã bao gồm thuế Với số liệu như trên, lợi nhuận không ổn định thay đổi qua các kỳ, đáng chú ý là ở quí 1,2 năm 2007
lợi nhuận bị âm tức kết quả kinh doanh của SCB Vĩnh Long bị lỗ và lỗ 799 triệu
đồng Nguyên nhân của vấn dé này là do sự tăng lên đáng kể của các khoản chỉ
phí Đầu tiên chủ yếu là do cuối năm 2006, Chi nhánh đã thành lập 3 phòng giao
dịch: PGD Trà Vinh, PGD Cai Lậy, PDG Sa Đéc; chi phí cho việc thành lập 3
PGD quá lớn Đồng thời, chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huy động cạnh tranh với các ngân hàng khác Ngoài ra, ở thời điểm này do doanh số cho
vay tăng đạt mức 310.493 triệu đồng cho thấy nhu cầu về vốn kinh doanh tăng
lên trong khi vốn huy động cũng tăng nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn vay
này Từ đó, vốn điều chuyên phải tăng lên để đảm bảo yêu cầu kinh doanh Chỉ phí cho vốn điều chuyển cũng là một loại chỉ phí khá lớn do lãi suất vốn điều
hòa cao Chính vì các chỉ phí tăng lên quá nhiều với tổng chỉ phí là 14.727 triệu
đồng mà nguồn thu chỉ đạt 13.928 triệu không đủ bù đắp nên mới dẫn đến tình trạng lợi nhuận bị âm Mặc dù lợi nhuận bị lỗ nhưng nguyên nhân chủ yếu là để mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh nên bước đầu bị lỗ là điều không tránh khỏi, như vậy không thể đánh giá được hiệu quả của Ngân hàng theo chiều
hướng tiêu cực, nhưng chưa thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tốt hay xấu
Đến quí 3,4 năm này lợi nhuận đã đạt con số đáng kể đạt mức 2.190
triệu đồng tăng 179,88%, từ kết quả bị lỗ của 2 quí trước chỉ trong vòng 6 tháng
đã tăng lợi nhuận khá cao, là do sau khi thành lập và hoạt động đến thời gian này
thì 3 PGD đã nắm bắt được tình hình địa phương tăng cường tiếp thị, nhờ vậy
mà các PGD đã đi vào ổn định nên đương nhiên cũng tạo ra thu nhập cho Ngân hàng Điều này cho thấy Ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả
Hơn 1 nam nay, ở địa bàn thị xã Vĩnh Long này NHTM ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày cảng tăng cộng với sự biến
động giá cả thị trường, mà nhu cầu vay vốn cũng tăng Vì mục tiêu lợi nhuận và
Trang 37Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vinh Long khăn của các NHTM, bởi lẽ lãi suất cho vay không dễ gì tăng lên tương ứng Làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Qua việc phân tích trên ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long rất là cao Để làm được điều này, chúng ta cần phải kế đến vai trò quản lý điều hành của Hội sở chính nói chung và ban giám đốc SCB Vĩnh Long nói riêng Khả năng quản lý của họ đã giúp Ngân hàng có những chính sách và hướng đi phù hợp trong điều kiện kinh doanh khó khăn
Ngồi ra, sự quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng nâng cao được uy tín của mình trên thị trường Nó giúp cho hệ thống SCB Vĩnh Long tạo được niềm tin ở
khách hàng cũng như các đối tác nhờ vào những chiến lược kinh doanh thu hút
khách hàng Hiện nay, SCB Vĩnh Long có mối quan hệ tín dụng tốt với rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước được thể hiện qua doanh số cho vay qua
các kỳ đều rất cao
3.2.3.2 Sự tuân thủ pháp luật và quy định
Việc tuân thủ pháp luật và các quy định được Ngân hàng SCB thực
hiện rất tốt Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng chưa sai phạm bắt kỳ một qui
định nào của pháp luật Nhà nước cũng như quy chế của cơ quan chủ quản như: NHNN hay Bộ Tài Chính Tất cả những hoạt động của Ngân hàng đều dựa theo pháp luật và những quy chế của Ngân hàng để thực hiện Cụ thé hon, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng dựa vào quy chế cho vay của Hội sở chính ban hành, từ việc tư vấn khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ vay vốn đến công việc định giá tài sản; riêng việc làm hồ sơ vay vốn và định giá tài sản phải được tách riêng do hai người thực hiện, nhưng trong thời
gian tới sẽ có tổ định giá tài sản riêng, nên việc định giá tài sản sẽ do tổ này phụ
trách Từ đó, SCB Vĩnh Long hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh
nhờ vào sự tuân thủ các quy chế này
Ngoài ra, Cán bộ nhân viên sau 1,5 năm hoạt động trên địa bàn Vĩnh
Long đã nắm rõ tình hình cũng như những quy định riêng của mỗi tỉnh, và luôn
tuân thủ Ví dụ, trong hoạt động tín dụng, q trình hoàn thành đảm bảo tiền vay
Trang 38sự tuân thủ pháp luật và quy định của các nhân viên cùng với sự quản lý của ban lãnh đạo các phòng ban của Ngân hàng
3.2.4 Khả năng sinh lời
Để đánh giá khả năng sinh lời, hầu hết tất cả các Ngân hàng đều dùng lợi
nhuận làm thước đo hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Và để đo
lường được chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể sử dụng các chỉ số hệ số thu
nhập, tỷ suất lãi gop, ty suat doanh lgi, ROA,
Bang 5: CAC CHỈ SÓ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ MỨC SINH LỜI
DVT: %
Chỉ số Qui 3,4/2006 | Qui 1,2/2007 | Qui 3,4/2007
Tỷ suất thu nhập lãi 0,56 0,84 1,20
Tỷ suất doanh lợi 10,43 - 5,70 4,67
Hệ số sử dụng tài sản 1,41 3,54 5,54
Thu nhập trên tài san (ROA) 0,15 - 0,20 0,26
(Xem phân tính tốn ở Phụ lục)
Thu nhập lãi ròng
3.2.4.1 Tỷ suất thu nhập lãi (7ÿ suất thu nhập lãi= ———————————— )
Tài sản sinh lợi
Đây là chỉ số cho ta biết khả năng đem lại thu nhập là các tài sản sinh lời của Ngân hàng Trong tổng tài sản có sinh lời của Ngân hàng thì chủ yếu là
hai khoản mục cho vay và đầu tư Chính hai khoản mục này đã đem lại thu nhập
chính cho Ngân hàng Theo tỷ suất thu nhập lãi, khả năng sinh lời của 2 tài sản
chưa thật tốt, với 1 đồng tài sản sinh lời đưa vào hoạt động kinh doanh chỉ có thé
đem về cho SCB Vĩnh Long 0,56% lợi nhuận vào hai quí 3,4 năm 2006; nhưng
chỉ số này tăng vào hai quí tiếp theo năm 2007 tăng lên 0,84% tăng thêm được 0,28%; đến quí 3,4 năm 2007 lại tiếp tục tăng lên 1,2% tốc độ tăng cao hơn so
với tốc độ tăng của kỳ trước với mức tăng thêm ở kỳ này là 0,36% Tình hình
tăng như vậy nguyên nhân là do ở quí 1,2 năm 2007 thu nhập lãi ròng tăng nhanh hơn so với tài sản sinh lời, cụ thể là ở kỳ này đạt 3.174 triệu đồng trong khi đó ở
Trang 39Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Vĩnh Long còn tài sản sinh lời ở quí 3,4 năm 2006 là 112.320 triệu đồng, ở quí 1,2 năm 2007
là 371.755 triệu đồng, tốc độ tăng chỉ đạt 2,3% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng
của thu nhập lãi rịng; do đó, nó là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất thu nhập lãi có chiều hướng tăng qua các kỳ
Tuy nhiên, chỉ số này còn thấp so với các Ngân hàng khác, lý do là chỉ phí sử dụng cho hoạt động này cao, do ngân hàng tăng cường tiếp thị và các chương trình hấp dẫn khác để thu hút khách hàng, từ đó làm cho khoản thu nhập
lãi ròng thấp, kéo theo tỷ suất thu nhập lãi thấp Nhìn chung, bước đầu Ngân hàng đạt được tỷ suất thu nhập lãi như vậy cũng là khá tốt vì Ngân hàng phải cần nhiều chỉ phí để quảng bá thương hiệu trên địa bàn mới
„ Thu nhập ròng
3.2.4.2 Tỷ suât doanh lợi (Tỷ suất doanh lợi =
Doanh thu
Có thê dựa vào tỷ số tài chính này dé đánh giá mức thu nhập của SCB Vĩnh Long có được từ doanh thu Với số liệu trên, Chỉ số này tăng giảm không
ổn định qua các kỳ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quí 3,4 năm 2006 chỉ số này chiếm 10,43%, nguyên nhân là do ở kỳ này Ngân hàng hoạt động có lời do chỉ phí sử dụng thấp hơn doanh thu của Ngân hàng; và chỉ số này có sự tụt
giảm mạnh qua hai quí 1,2 năm 2007 đến mức -5,7%, việc giảm này có thể giải
thích ở chỗ thu nhập ròng ở kỳ này bị âm (lợi nhuận bị lỗ 799 triệu đồng) Riêng
đến quí 3,4 năm 2007, tỷ suất doanh lợi tăng trở lại là 4,67%; tuy so với kỳ rồi tăng rất nhiều nhưng so với kỳ đầu thì nó chiếm tỷ suất thấp hơn nửa lần, chủ yếu
là do chi phí tăng nhiều hơn với sự tăng thu nhập
Doanh thu
3.2.4.3 Hệ số sử dụng tài sản (Hệ số sử dụng tai sin = —————_)
Tài sẵn
Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vào
những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta
biết hiệu quả của việc đầu tư này Hệ số này tăng trưởng đều qua các kỳ và cho
biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho Ngân hàng
Trang 40tăng đều ở mỗi kỳ với 2% mức doanh thu Nguyên nhân của việc tăng này là do hai khoản mục doanh thu và tài sản đều tăng qua các kỳ, đồng thời khoản mục doanh thu tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng của khoản mục tài sản Đây là biểu hiện việc Ngân hàng sử dụng tài sản đầu tư có hiệu quả Nhưng con số này thực sự chưa cao do Ngân hàng mới thành lập nên cơ sở vật chất còn yếu kém nên Ngân hàng đã đầu tư vào tài sản không sinh lời khá cao
Thu nhập ròng
3.2.4.4 Thu nhập trên tài sản (ROA) (ROA =
Tài sản
Với mức doanh thu thu được từ việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào tài
sản để sinh lời thì thực chất Ngân hàng sẽ thu được con số lợi nhuận ròng là bao nhiêu? Chỉ số thu nhập trên tài sản sẽ thể hiện được điều này Với số liệu tính
tốn trên ta thấy chỉ số này không tăng đều qua mỗi kỳ không giống như hệ số sử
dụng tài sản mà nó có sự biến động ở kỳ thứ hai, chỉ số này giảm mạnh xuống
mức -0,2%; nguyên nhân là vào kỳ này chi phí sử dụng cho việc thành lập các
PGD tăng lên rất cao đến nỗi doanh thu không thể bù đắp được vì vậy lợi nhuận ở mức âm; đến kỳ 3 chỉ số ROA có dấu hiệu tăng và đạt 0,26%; là do ở kỳ này
hoạt động kinh doanh của các PGD đã đi vào ổn định đem lại mức doanh thu khá cao Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân
hàng sẽ đem về 0,26% thu nhập rịng Nhìn chung, chỉ số thu nhập trên tài sản là thấp Do vậy, Ngân hàng phải gia tăng tài sản sinh lời để đầu tư vào hoạt động tín
dụng và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận 3.2.5 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán được đánh giá dựa trên các nhân tố như mức độ
đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, tình hình huy động vốn, tính ổn định của các
khoản tiền gửi, mức độ đa dạng của các loại nguồn vốn, Dựa vào bảng cân