KHOA học điều TRA tội PHẠM Chứng minh nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra”

15 42 0
KHOA học điều TRA tội PHẠM Chứng minh nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra là những biện pháp điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự, giúp cho cơ quan chức năng có thể tìm ra và làm sáng tỏ những vụ án. Mỗi hoạt động đều có tính chất nghiệp vụ riêng nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, trong đó bao hàm cả nguyên tắc pháp chế, mà cụ thể ở đây là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để làm rõ vấn đề này, em xin chọn đề tài 04: “Chứng minh nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra” làm bài tập học kỳ của mình. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng bài làm sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để bài làm thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM ĐỀ BÀI: 04 “Chứng minh nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra” HỌ VÀ TÊN MSSV NHÓM LỚP Hà Nội, 2021 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 NỘI DUNG 1 I Khái quát chung về nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám nghiệm, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra 1 II Nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra .2 1 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét .2 2 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động hỏi cung bị can 4 3 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thực nghiệm điều tra 6 III Một số phương hướng hoàn thiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra .8 KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .11 ĐẶT VẤN ĐỀ Khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra là những biện pháp điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự, giúp cho cơ quan chức năng có thể tìm ra và làm sáng tỏ những vụ án Mỗi hoạt động đều có tính chất nghiệp vụ riêng nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, trong đó bao hàm cả nguyên tắc pháp chế, mà cụ thể ở đây là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Để làm rõ vấn đề này, em xin chọn đề tài 04: “Chứng minh nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra” làm bài tập học kỳ của mình Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng bài làm sẽ không tránh khỏi thiếu sót Do đó, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy/ cô để bài làm thêm hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! 1 NỘI DUNG I Khái quát chung về nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám nghiệm, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Trong khoa học pháp lý nước ta, pháp chế xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau cho nên có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, qua những kết quả nghiên cứu có thể thấy, dù được định nghĩa như thế nào đi nữa thì bản chất và nội dung của pháp chế đều có điểm cốt lõi tương tự nhau, đó là các tác giả của chúng đều đề cập đến yêu cầu, đòi hỏi pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện một cách tự giác, nghiêm minh, đầy đủ, thống nhất trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội Theo từ điển tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trọng mọi việc làm” “Pháp chế là sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với pháp luật hiện hành”1 Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động được đặt ra đối với mọi tổ chức, cơ quan và là nguyên tắc xử sự của công dân Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt mà khi cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động đều phải tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác Do đó, nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra được thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động khám nghiệm, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra của cơ quan điều tra; Hai là, hành vi tôn trọng, thực hiện pháp luật của cơ quan điều tra khi tiến hành hoạt động khám nghiệm, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra 1 Lê Minh Tâm chủ biên (2008), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, tr.195 2 Từ những vấn đề trên, ta có thể suy ra rằng: “Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra là việc các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động điều tra tuân theo những quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng triệt để những quy định của pháp luật, sử dụng những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của nhân dân cũng như tìm ra được sự thật của vụ án hình sự và vụ việc có tính hình sự” II Nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Có thể thấy rằng, trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra đều có một nguyên tắc chung giống nhau là nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật nhưng khi cụ thể hóa ra thì lại có sự khác nhau về nội dung Đây chính là yếu tố chứng minh trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra có chức nguyên tắc pháp chế 1 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét được thể hiện qua 04 nguyên tắc sau: Chỉ được tiến hành khám xét khi có căn cứ theo qui định của pháp luật; Phải tuân thủ những qui định của Luật tố tụng hình sự về thẩm quyền ra lệnh khám xét; Khi tiến hành khám xét phải tuân theo những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khám xét các đối tượng cụ thể; Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân2 Những nguyên tắc này thể hiện cụ thể những nội dung sau: 2 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.151 - 153 3 - Chỉ được tiến hành khám xét khi có căn cứ theo qui định của pháp luật: Nguyên tắc pháp chế được thể hiện thông qua hai khía cạnh là quy định của pháp luật về căn cứ để tiến hành khám xét và hành vi, ý thức tuân theo quy định này của cơ quan điều tra Căn cứ để tiến hành khám xét được quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Cụ thể là những tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được thông qua các hoạt động điều tra hoặc các biện pháp trinh sát Các tài liệu này phải được kiểm tra, xác minh, đảm bảo đáng tin cậy Qua những tài liệu đó, có đủ cơ sở để nhận định rằng ở những nơi định khám xét đang cất giấu các vật chứng, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc ở đó có đối tượng đang bị truy nã lẩn trốn, xác chết hoặc các phần của nó, người bị bắt cóc Việc chỉ khám xét khi có căn cứ theo pháp luật là để bảo đảm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử của con người không bị xâm phạm một cách bất hợp pháp Khi có căn cứ khám xét, nghi phạm sẽ không thể chống cự hay từ chối, từ đó đảm bảo được sự thuận tiện trong công tác điều tra - Phải tuân thủ những quy định của Luật tố tụng hình sự về thẩm quyền ra lệnh khám xét: Có thể thấy rằng yếu tố pháp chế đã bộc lộ rõ trong nguyên tắc này, đó là việc tuân thủ theo quy định của luật chuyên ngành nhất định Việc đặt ra những quy phạm pháp luật về thẩm quyền khám xét đã mang lại tính ổn định, không bị lạm quyền hay chồng chéo thẩm quyền Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong các trường hợp (bình thường và không thể trì hoãn) được quy định chặt chẽ và cụ thể trong Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Vì vậy, trong mọi trường hợp, việc khám xét chỉ được tiến hành khi có lệnh của những người có thẩm quyền 4 theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, "có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người những đồ vật, tài liệu cần thu giữ"3 Đây là những trường hợp ngoại lệ - Khi tiến hành khám xét phải tuân theo những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khám xét các đối tượng cụ thể: Giống như hai nguyên tắc trên, tính pháp chế ở đây vẫn được thể hiện qua khía cạnh phải tuân theo quy định của pháp luật Trình tự, thủ tục khám xét được quy định tại các điều 194 đến 200 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Nhà làm luật đã dựa trên tình hình thực tế để đưa ra những quy định phù hợp về trình tự thủ tục khám xét nhằm loại bỏ được sự thiếu minh bạch khi khám xét Việc tuân theo nguyên tắc này sẽ tạo được tính chuyên nghiệp, logic và thống nhất trong cách làm việc - Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân: Đây là nguyên tắc mang tính bảo đảm về quyền con người Nguyên tắc pháp chế luôn hướng đến bảo vệ lợi ích tốt nhất của con người Việc cơ quan điều tra không được có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân đã thể hiện được rõ về nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét Từ nguyên tắc này, nhà làm luật đã cụ thể hóa ra những quy phạm pháp luật phù hợp để việc tuân thủ pháp luật một cách cụ thể hơn, đó là quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 3 khoản 3, Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 5 2 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động hỏi cung bị can Giống như hoạt động khám xét, trong hoạt động hỏi cung bị can cũng hàm chứa nguyên tắc pháp chế, đó là những nguyên tắc: Tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can về việc lập biên bản hỏi cung bị can; Bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can; Những vấn đề cần đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình, kể cả nhục hình biến tướng.4 Nguyên tắc pháp chế được thể hiện như sau: - Tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can về việc lập biên bản hỏi cung bị can: Hoạt động hỏi cung bị can phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục luật định Từ nguyên tắc pháp chế này, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa thành những điều luật, các điều 182,183, 184 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Tuân thủ nguyên tắc này sẽ hạn chế được sự xáo trộn giữa các lời khai, gây khó khăn cho quá trình điều tra - Bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can được quy định: Bị can là đối tượng bị nghi có liên quan đến vụ án Mặc dù vậy họ vẫn được hưởng những quyền của mình theo pháp luật quy định Nguyên tắc pháp chế được thể hiện ở chỗ pháp luật quy định quyền mà bị can được hưởng và cơ quan điều tra phải tôn trọng và đảm bào những quyền này Quyền và nghĩa vụ 4 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.85 6 của bị can được quy định tại khoản 2, 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 - Những vấn đề cần đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: Trong hoạt động hỏi cung bị can, nếu bị can chống đối không khai báo hay khai báo gian dối thì theo nguyên tắc, người lấy lời khai sẽ thực hiện những biện pháp cảm hóa giáo dục, giải thích rõ cho bị can hiểu lợi ích của việc khai báo thành thật Đây là nguyên tắc pháp chế cần được sử dụng một cách khéo léo mới mang lại hiệu quả cao - Không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình, kể cả nhục hình biến tướng Trên thực tế đã xảy ra một vài trường hợp bức cung, dùng nhục hình bởi một số điều tra viên có tính tiêu cực Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định đây là hành vi vi phạm pháp luật và có chế tài xử lý (khoản 5 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) Tuân thủ nguyên tắc này sẽ loại bỏ được tính tiêu cực trong hoạt động hỏi cung bị can, đảm bảo được quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của bị can 3 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thực nghiệm điều tra Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, có mục đích thu thập, kiểm tra chứng cứ, kiểm tra các giả thuyết điều tra phục vụ việc điều tra và xử lý vụ án hình sự Vì vậy, thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong khuôn khổ và theo trình tự thủ tục do pháp luật, mà chủ yếu là luật tố tụng hình sự quy định.5 Nguyên tắc pháp chế trong hoạt 5 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.178 – 179 7 động thực nghiệm điều tra là: Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra; Không được gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân khi tiến hành thực nghiệm điều tra; Không được gây ảnh hưởng xấu tới phong tục tập quán, đạo đức, điều kiện sinh hoạt bình thường của nhân dân nơi tiến hành thực nghiệm điều tra; Tiến hành thực nghiệm điều tra phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định.6 Nội dung được thể hiện như sau: - Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra: Nguyên tắc này cũng chính là quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Điều này thể hiện rõ mối quan hệ của pháp luật với nguyên tắc pháp chế Trong hoạt động thực nghiệm điều tra, yếu tố con người là yếu tố quan trọng quyết định xem hoạt động thực nghiệm đó có thành công hay không Chính vì vậy, việc đảm bảo nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra là rất quan trọng - Không được gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân khi tiến hành thực nghiệm điều tra: Thực nghiệm điều tra thường được tiến hành trong không gian ngoài xã hội, nơi đã diễn ra vụ án, đã có thể bị biến dạng Khi tiến hành thực nghiệm cần tiến hành dựng lại hiện trường nên có thể ảnh hưởng đến tài sản, vật chất của người khác Nguyên tắc này đặt ra để bảo đảm rằng sẽ không có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân, bởi hành vi này là vi phạm pháp luật 6 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.179 8 - Không được gây ảnh hưởng xấu tới phong tục tập quán, đạo đức, điều kiện sinh hoạt bình thường của nhân dân nơi tiến hành thực nghiệm điều tra: Có nhiều vụ án đã xảy ra lâu rồi mới bị phát hiện, hiện trường vụ án đã bị thay đổi hoàn toàn, ví dụ như đã có người dân khác xây nhà sinh sống,… khi tiến hành thực nghiệm điều tra rất khó để dựng lại nguyên trạng của hiện trường Khi tiến hành thực nghiệm không tránh khỏi việc có thể ành hưởng đến sinh hoạt bình thường của nhân dân Do đó, tuân thủ nguyên tắc này sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có cũng như tránh giảm uy tín và phong cách làm việc của cơ quan điều tra - Tiến hành thực nghiệm điều tra phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định: Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra có tính hình thức cao vì phải dựa theo những tình tiết, lời khai của bị can, nhân chứng làm căn cứ tạo dựng hiện trường Do đó cần phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định để đạt được mục đích hiệu quả nhất Nguyên tắc pháp chế ở đây được thể hiện việc tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục khi thực nghiệm điều tra tại Điều 204, 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 III Một số phương hướng hoàn thiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Nguyên tắc pháp chế có trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra đã giúp cơ quan điều tra thực hiện hoạt động một cách hiệu quả Tuy nhiên, để các hoạt động này đạt được những hiệu quả tốt nhất thì cần phải có những biện pháp bảo đảm phù hợp Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế có mối quan hệ mật thiết với nhau Pháp luật là cơ sở của pháp chế, pháp chế góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật 9 Pháp luật có tính bắt buộc và cưỡng chế, do đó, để nguyên tắc pháp chế được hoàn thiện thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là cần thiết Hiện nay, trong hệ thống pháp luật vẫn còn những quy định chưa rõ ràng, mang tính tranh cãi, gây khó khăn trong việc thực hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Ví dụ như quy định về việc khám xét người cần phải xét đến yếu tố cùng giới tính Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện rất nhiều người có giới tính thứ ba mà pháp luật lại chưa quy định cụ thể về vấn đề này, gây vướng mắc trong hoạt động khám xét người Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ góp phần hoàn thiện nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Thứ hai, đối tượng thực hiện nguyên tắc này chính là những thành viên được đào tạo qua nhiều cấp bậc, có nhiều hiểu biết trong cơ quan điều tra Tuy nhiên, vì một số vấn đề ích kỷ của cá nhân mà không ít điều tra viên, kiểm sát viên không thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Chính vì thế, cần đặt ra vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục nghiệp vụ một cách chặt chẽ để đào tạo ra những nhân lực tốt nhất phục vụ cho hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra đạt đúng mục đích và có hiệu quả tốt nhất Thứ ba, yếu tố đảm bảo về kinh tế là yếu tố không thể thiếu để bảo đảm cho việc thực hiện xây dựng hệ thống pháp luật cũng như trong việc thực hiện hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra diễn ra thuận lợi nhất Điều kiện cơ sở vật chất trong hoạt động điều tra cũng rất quan trọng, ví dụ như mua sắm các vật dụng thực nghiệm điều tra, máy quay, máy in ấn… Ngoài ra cũng cần một khoản kinh tế để bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho điều tra viên, kiểm sát viên nhằm tạo ra nhân lực tốt nhất Khi đảm bảo được yếu 10 tố về nhân lực tốt, điều kiện vật chất tốt thì việc thực hiện nguyên tắc pháp chế chắc chẵn sẽ có hiệu quả cao KẾT LUẬN Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra Việc thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế sẽ mang lại hiệu quả tốt góp phần làm sáng tỏ vụ án, minh oan cho người vô tội, đòi lại công bằng cho bị hại và trừng phạt thích đáng người có tội./ 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015; 2 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; 3 Lê Minh Tâm chủ biên (2008), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 12 ... bảo nguyên tắc pháp chế hoạt động khám xét, hỏi cung bị can thực nghiệm điều tra Nguyên tắc pháp chế có hoạt động khám xét, hỏi cung bị can thực nghiệm điều tra giúp quan điều tra thực hoạt động. .. minh hoạt động khám xét, hỏi cung bị can thực nghiệm điều tra có chức nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc pháp chế hoạt động khám xét Nguyên tắc pháp chế hoạt động khám xét thể qua 04 nguyên tắc. .. chung nguyên tắc pháp chế hoạt động khám nghiệm, hỏi cung bị can thực nghiệm điều tra II Nội dung nguyên tắc pháp chế hoạt động khám xét, hỏi cung bị can thực nghiệm điều tra .2 Nguyên

Ngày đăng: 03/07/2021, 10:32

Mục lục

  • I. Khái quát chung về nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám nghiệm, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra

  • II. Nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra

    • 1. Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét

    • 2. Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động hỏi cung bị can

    • 3. Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thực nghiệm điều tra

    • III. Một số phương hướng hoàn thiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động khám xét, hỏi cung bị can và thực nghiệm điều tra

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan