1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex

82 947 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VINACONEX 3

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị 6

1.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 7

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9

1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc 11

1.6 Đặc điểm lao động của Công ty có ảnh hưởng đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17

1.6.1 Cơ cấu lao động của Công ty 17

1.6.2 Một số quy định về quản lý lao động tại Công ty 19

1.7.Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần Đầu Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex 21

1.7.1 Bộ máy kế toán của Công ty 21

1.7.2.Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty 24

1.7.3 Tổ chức hệ thống chứng từ 24

1.7.4 Tổ chức hệ thống tài khoản tại Công ty 24

1.7.5 Tổ chức hệ thống sổ sách 26

1.7.6.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 27

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX 29

2.1 Công tác kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 29

2.1.1 Phương pháp tính lương tại Công ty 29

2.1.2 Phương pháp tính lương cho bộ phận Quản lý- hành chính 35

2.2 Hạch toán lao động tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 36

2.2.1 Hạch toán số lượng lao động 37

Trang 2

2.2.2 Hạch toán thời gian lao động 39

2.2.3 Hạch toán kết quả lao động 39

2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 40

2.3.1.Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán tiền lươngvà các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 40

2.3.2 Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 43

2.3.3 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 45

2.3.4 Trình tự ghi sổ trong việc hạch toán tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tư 50

Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 50

2.4 Kế toán các khoản trích theo lương và phụ cấp, khen thưởng tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 54

2.4.1 Nội dung các khoản trích theo lương tại Công ty 54

2.4.2 Tính các khoản trích theo lương 54

PHẦN 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢNTRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX 64

3.1 Cơ sở, sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 64

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 64

3.1.2 Các nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương 65

3.2 Những thành tựu trong công tác quản lý và công tác kế toán 65

3.2.1 Công tác quản lý tại Công ty 65

3.3.2 Về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 71

3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX 72

3.4.1 Cần hoàn thiện công tác tính lương 73

Trang 3

3.4.2 Đối với cách trả lương cho nhân viên 73

3.4.3.Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương vào chi phí 73

3.4.4 Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 74

3.4.5 Công ty nên trích Kinh phí công đoàn 75

3.4.6 Cần hạch toán tiền ăn ca của nhân viên vào chi phí trong kỳ 75

3.4.7 Cần điều chỉnh mức lương tối thiểu 75

3.4.8.Về vấn đề quản lý lương của người lao động 76

3.4.9.Các khoản trích theo lương 77

KẾT LUẬN 79DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

giá trị gia tăngtài sản cố địnhbảo hiểm xã hộivăn phòng phẩmcông cụ dụng cụcông nhân viêndịch vụ

khấu haolao động

nhân viên quản lýtiền lương

phiếu thuphiếu chingân hàngbất động sảnbảo hiểm y tếthu nhập cá nhân

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuậtVINACONEX

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng vàKỹ thuật VINACONEX

Sơ đồ 1.3 Các phòng ban chức năng của Công Sơ đồ 1.4 Bộ máy kế toán của Công ty

Bảng 1.5: Trích một số tài khoản sử dụng tại Công tySơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

Sơ đồ 1.7: Quy trình xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán ANA 4.0

Hình 1.8: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Việt Namtheo hợp đồng lao động

Bảng 1.9: Cơ cấu lao động của công ty quý III và quý IV năm 2007Bảng 1.10: Quy định thời gian làm việc của Công ty

Bảng 1.11: Mức lương thưởng tháng thứ 13 cho người lao động tại Công ty cổ phần Đầutư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX

Bảng 2.1: Quy định chấm điểm xếp lương năng suấtBảng 2.2 Bảng xếp lương năng suất tháng 12 năm 2007

Bảng 2.3: Bảng tính lương năng suất theo bậc thợ và hệ số lươngBảng 2.4: Trích danh sách nhân viên Công ty

Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ về tiền lương tại công tyBảng 2.6: Thuế suất thuế TNCN

Bảng 2.7: Bảng quy đổi TNST ra TNTT đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác địnhcư tại Việt Nam

Bảng 2.8: Bảng tính thuế TNCN tháng 12 năm 2007

Sơ đồ 2.9: Trình tự thủ tục tính lương và kế toán tiền lươngBảng 2.10: Bảng trích lương vào chi phí tháng 12 năm 2007Sơ đồ 2.11: Kế toán thanh toán với nhân viên tại Công ty

Sơ đồ 2.12: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương theo hình thức Nhật ký chungBảng 2.13: Trích Nhật ký chung năm 2007

Trang 6

Bảng 2.23: Trích Sổ Cái TK 338 năm 2007

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chấtvà các giá trị tinh thần xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhântố quyết định sự phát triển của đất nước Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quátrình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất Chi phí về lao động là một trong các yếu tốchi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Sử dụng hợplý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống gópphần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cảithiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp.

Tiền lương (hay tiền công) là một phần sản phẩm xã hội được Nhà nước phân phốicho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi ngườicống hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền nó là phần thù lao lao động để tái sản xuất sứclao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuấtkinh doanh Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đãthực hiện, tiền lương là phần thu nhập chính của công nhân viên Trong các doanh nghiệphiện nay việc trả lương cho công nhân viên có nhiều hình thức khác nhau Trong nộidung làm chủ của người lao động về mặt kinh tế, vấn đề cơ bản là làm chủ trong việcphân phối sản phẩm xã hội nhằm thực hiện đúng nguyên tắc “phân phối theo lao động”.Ngoài tiền lương (tiền công) để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài củangười lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải trích vào chi phísản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế và kinh phí công đoàn.

Trong đó, Bảo hiểm xã hội được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viêntạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức,nghỉ hưu Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ củangười lao động Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới laođộng chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động Cùng với tiền lương (tiền công) cáckhoản trích lập các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thànhsản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Từ vai trò, ý nghĩa trên của công tác tiền lương, BHXH đối với người lao động,

qua quá trình thực tâp, em đã nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và

các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuậtVINACONEX ”.

Kết cấu chuyên đề thực tập bao gồm ba phần:

Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuậtVINACONEX

Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Côngty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX

Trang 8

Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Côngty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX.

Do kiến thức còn nhiều hạn chế, báo cáo không thể tránh khỏi sai sót, em rất mongnhận được sự đánh giá đóng góp của PGS.TS Phạm Quang.

Em xin chân thành cảm ơn thầy!

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀKỸ THUẬT VINACONEX

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VINACONEX

Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX

Tên giao dịch quốc tế: VINACONEX ENGINERRING CONSTRUCTION ANDINVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: Vinaconex E&C., JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà VINACONEX, Khu đô thị mới Trung Hoà- NhânChính, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án, tiền thân là phòng Tư vấn trực thuộc TổngCông ty Vinaconex Phòng có chức năng và nhiệm vụ chính là tư vấn, tham mưu cholãnh đạo Tổng công ty về các dự án đầu tư, xây dựng mà Tổng công ty triển khai.

Nhằm phát huy những thành công của mô hình này, Tổng công ty đã quyết địnhthành lập Phòng rồi tiếp đó là Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án I và II với nhiệm vụlà triển khai đấu thầu và quản lý các dự án lớn mà Tổng công ty tham gia, hỗ trợ kỹ thuậtvà tư vấn cho các Công ty thành viên của VINACONEX trong quá trình đấu thầu và triểnkhai dự án.

Ngày 28 tháng 8 năm 2003 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xuất nhậpkhẩu và xây dựng Việt Nam đã quyết định thành lập Trung tâm đấu Đấu thầu và Quản lýdự án theo quyết định thành lập số 1295 QĐ/VC- TCLĐ trên cơ sở sát nhập Trung tâmĐấu thầu và Quản lý dự án I và II Phù hợp với xu thế phát triển và đa dạng hoá các loạihình hoạt động của Tổng Công ty, Trung tâm đã chuyển đổi mô hình hoạt động với têngọi chính thức là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX Công tychuyên cung cấp các dịch vụ nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, dịch vụ quản lý dự án kểtừ khi khởi đầu cho đến khi kết thúc dự án cho khách hàng Hiện tại VINACONEX E&Cđang cộng tác với rất nhiều các khách hàng lớn trong ngành xây dựng và giao thông vận

Trang 9

tải, bao gồm xây dựng cầu, đường, đê đập, các công trình ngầm, xây dựng dân dụng, nhàcao tầng, nhà máy công nghiệp, cầu cảng, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu côngnghiệp, khu đô thị Các dịch vụ của VINACONEX E&C rất đa dạng, từ quy hoạch,khảo sát, thiết kế, kỹ thuật, xây dựng, quản lý dự án

Từ khi thành lập đến nay Công ty đã điều hành, quản lý và hoàn thiện theo hệthống chất lượng ISO 9001- 2000 Để mở rộng thị trường, ngành nghề sản xuất kinhdoanh, nâng cao năng lực thiết bị công nghệ sản xuất cũng như trình độ đội ngũ quản lý,công nhân kỹ thuật Công ty đã hợp tác với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước đểchuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Cùng với tên tuổi và uy tín mà thương hiệu VINACONEX đã tạo dựng ở vị trí cácTổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam, uy tín của VINACONEX E&C đã dầnđược khẳng định cùng với những thành tựu đạt được trong các dự án đã và đang thựchiện, tạo ra những giá trị riêng biệt cho các công trình xây dựng và cho khách hàng.

Giá trị sản xuất kinh doanh của Trung tâm năm 2004 đạt gần 250 tỷ đồng, năm2005 đạt 400 tỷ đồng, 2006 đạt 600 tỷ đồng, 2007 đạt 700 tỷ đồng và phấn đấu sẽ đạt trên900 tỷ đồng trong năm 2008 Với lực lượng kỹ sư trên 200 người và còn đang tiếp tụctăng nhanh, Công ty đang quản lý thi công trên 20 công trình và hạng mục công trình lớntrên khắp các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam.

Để có thể nhìn nhận rõ hơn về những thành tích mà Công ty đã đạt được, có thểxem xét một số chỉ tiêu kinh tế sau:

Trang 10

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹthuật VINACONEX

STT Chỉ tiêuĐV tínhNăm 2006Năm 2007Chênh lệch

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

Các chỉ tiêu kinh tế tài chính trên đã phản ánh tốc độ tăng trưởng năm 2007 so vớinăm 2006 Ta có thể thấy quy mô sản xuất có xu hướng tăng lên, tổng doanh thu năm2007 tăng so với năm 2006 Tình hình tài chính của Công ty thời điểm hiện tại là tươngđối tốt với lượng TS ngắn hạn rất lớn, đảm bảo khả năng thanh toán cho Công ty

Là một Công ty với tuổi đời còn non trẻ, nhưng những gì mà VINACONEX E&Cđã đạt được là đáng kể, trong những năm sắp tới Công ty cần phát huy hơn nữa tiềm năngsẵn có, nhất định Công ty sẽ phát triển nhanh, bền vững và là một trong những thành viênchủ lực trong sự lớn mạnh không ngừng của Tổng công ty VINACONEX.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

Công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng và Kỹ thuật VINACONEX có mục tiêu hoạtđộng như sau:

Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông đã đầu tư vào côngty, hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Trở thành một doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và khu vực về lĩnh vực kinhdoanh bất động sản, xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại.

Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:

Trang 11

 Đấu thầu và quản lý thi công các dự án xây dựng

thuỷ lợi, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, điện nguyên tử,đường dây và trạm biến thế điện đến 500 KV, các công trình hạ tầng kỹ thuật,xã hội khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công trình ngầm, cáccông trình văn hoá, thể thao, khu vui chơi giải trí, công trình du lịch, kháchsạn, nhà ở khu dân cư và các loại công trình công cộng khác Nhận thầu thicông các công trình ở nước ngoài

thuật đô thị;

trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

 Thiết kế quy hoạch đô thị, nội ngoại thất công trình;

cầu thang, băng truyền tự động Lắp đặt các thiết bị xây dựng khác;

 Trang trí ngoại thất, nội thất công trình; Đại lý, môi giới, đấu giá các loại hàng hoá;

 Mua bán thiết bị và phụ tùng thay thế;

1.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX là công ty hoạtđộng chủ yếu trong lĩnh vực đấu thầu nhận dự án và quản lý các dự án sau khi bàn giaocho các nhà thầu phụ Trong quá trình tiến hành thi công công trình do các nhà thầu phụđảm trách, Ban Giám sát và Phòng Tư vấn Quản lý dự án sẽ giám sát việc thi công côngtrình Sau thi hoàn thành công trình, các nhà thầu phụ bàn giao công trình cho Công ty.Phòng Quản lý Hệ thống Chất lượng sẽ nghiệm thu chất lượng công trình trước khi bàngiao cho chủ đầu tư Chính vì vậy quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công tycũng có những điểm khác biệt Có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Trang 12

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Xâydựng và Kỹ thuật VINACONEX

Bước 1: Nhà đầu tư mời thầu.

Bước 2: Phòng Đấu thầu mua hồ sơ thầu và chuẩn bị hồ sơ thầu, hoàn chỉnh hồ sơ

và nộp hồ sơ tham gia dự thầu.

Bước 3: Tham gia lễ mở thầu, nếu trúng thầu thì ký hợp đồng với chủ đầu tư (bên

A) Căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư và đặc điểm của công trình, Công ty tiến hànhlựa chọn các nhà thầu phụ Các nhà thầu phụ có thể trực thuộc Tổng Công tyVINACONEX hoặc Công ty bên ngoài.

Bước 4: Ban Điều hành Dự án và Ban Giám sát tiến hành giám sát việc thi công

công trình.

Bước 5: Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ

đầu tư, bảo hành công trình.

Chủ đầu tư mời thầu

Làm hồ sơ tham gia dự thầu

Tham gia lễ mở thầu

Trúng thầu

Lập ban Điều hành

Lựa chọn các nhà thầu thi công & điều hành thi công

Nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư

Trang 13

Với một quy trình như trên có thể đảm bảo công trình xây lắp của Công ty đápứng được nhu cầu của khách hàng, đạt đúng tiến độ đề ra từ đó nâng cao uy tín của Côngty.

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật được tổ chức theo mô hình trựctuyến - chức năng trên nguyên tắc gọn nhẹ, năng động, tránh chồng chéo, đảm bảo sựphân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch thực hiện việc quản lý, giám sát chặt chẽ, hoạtđộng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy của công ty gồm có:- Đại hội đồng cổ đông- Ban Kiểm soát

- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.Giúp việc Ban Giám đốc có các phòng chuyên môn nghiệp vụ sau:

- Phòng Hành chính tổng hợp- Phòng Tài chính kế toán;- Phòng Kế hoạch;

- Phòng Tiếp thị và Kinh doanh;- Phòng Đầu tư;

- Phòng An toàn lao động và Quản lý hệ thống chất lượng;

- Ban Xây dựng dân dụng và Công nghiệp (và các bộ phận chức năng, Ban điềuhành dự án trực thuộc);

- Ban Xây dựng hạ tầng (và các bộ phận chức năng, Ban Điều hành dự án trựcthuộc);

- Ban Xây dựng hạ tầng (và các bộ phận chức năng, Ban Điều hành dự án trựcthuộc);

- Phòng Tư vấn Quản lý Dự án (và các bộ phận chức năng, Đoàn tư vấn Quản lýdự án trực thuộc).

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết

định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông cũng là cơ quan thông qua định hướngphát triển của Công ty và các nhiệm vụ được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyềncủa Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát có năm thành viên trong đó có 3 thành viên chuyên

trách và hai thành viên kiêm nhiệm;

Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lývà điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện cácnhiệm vụ được giao.

Ban Kiểm soát cũng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩntrọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,

Trang 14

thống kê và lập báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tàichính hàng năm và sáu tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hộiđồng Quản trị lên Đại hội đồng cổ đông trong cuộc họp thường niên.

Ban giám đốc: Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự

giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trướcpháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao; tổ chức thực hiện các quyếtđịnh của Hội đồng Quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tưcủa Công ty say khi được Hội đồng Quản trị phê duyệt.

Ban Giám đốc còn có chức năng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danhquản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị; quyếtđịnh lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lýthuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.

1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc

Phòng Hành chính tổng hợp

Công tác hành chính: Thư ký giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Ban giám đốcCông ty; tập hợp và thông báo lịch công tác tuần Ban giám đốc Công ty, tiếp nhận và xửlý tài liệu đến và đi, công tác văn thư, quản lý con dấu và lưu trữ tài liệu, bảo mật hồ sơ.

Công tác quản trị văn phòng: Phòng hành chính tổng hợp có chức năng quản lý tàisản, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng

Trong công tác tổ chức lao động, tiền lương: Phòng hành chính tổng hợp nghiêncứu xây dựng và đề xuất các phương án sắp xếp bộ máy của các đơn vị, đề xuất việc bốtrí nhân sự, xây dựng quy chế phân phối tiền lương và thu nhập, tuyển dụng, tham mưucho Ban giám đốc Công ty trong công các nhân sự, quản lý cổ đông của Công ty theo cácquy định hiện hành.

Cuối kỳ lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính theo kỳ.

Ngoài ra phòng Tài chính Kế toán còn phối hợp với phòng Kế hoạch xây dựng kế hoạchtài chính theo kỳ báo cáo, tính toán và quyết toán kết quả kinh doanh quý, năm của Côngty, lên phương án huy động vốn từ ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tín dụngkhác và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn Phòng Tài chính Kế toán còn phân tích hiệu quảkinh tế tài chính, khả năng sinh lời của các hoạt động kinh doanh của Công ty; phối hợpvới phòng Kế hoạch để có kế hoạch dòng tiền; tham mưu cho Ban Giám đốc các côngviệc liên quan đến phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ, phân phối quỹ tiền lương;

Phòng Tài chính Kế toán còn tiến hành thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốcphê duyệt kế hoạch thu chi tài chính các định mức chi phí và chi tiêu tài chính của các

Trang 15

phòng, Ban Điều hành dự án; định kỳ phòng Tài chính Kế toán phân tích đánh giá, rútkinh nghiệm đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiệncác quy trình nghiệp vụ.

Phòng Kế hoạch:

Trong lĩnh vực kế hoạch:

Phòng Kế hoạch chủ trì và phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Công ty xâydựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của toàn Công ty, báo cáo Ban Giám đốcđể phê duyệt; chủ trì và phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Công ty xây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm của toàn Công ty, báo cáo Ban Giám đốcđể phê duyệt Đồng thời phòng Kế hoạch còn tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch,phương án, biện pháp đã được phê duyệt.

Định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu phòng Kế hoạch tập hợp tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch toàn Công ty để báo cáo lên các cấp có thẩmquyền, đảm bảo chính xác kịp thời.

Trong công tác hợp đồng kinh tế:

Phòng Kế hoạch tham gia soạn thảo hoặc đóng góp ý kiến về các hợp đồng kinh tếgiữa Công ty với các đối tác khi có yêu cầu, phối hợp với các Ban Điều hành dự án, đoànTư vấn Quản lý dự án để lên phương án kinh tế, đánh giá sơ bộ hiệu quả dự án; lưu trữcác hợp đồng kinh tế do Công ty ký và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế đãký.

Phòng Kế hoạch cũng cập nhật tình hình thanh toán với chủ đầu tư và các nhà thầuphụ, tình hình tài chính và hiệu quả của từng dự án báo cáo Ban Giám đốc.

Phòng Tiếp thị và Kinh doanh

Trong công tác tuyên truyền quảng cáo và quan hệ cộng đồng: phòng Tiếp thị vàKinh doanh xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị theo từng thời kỳ phát triển củaCông ty, tiếp xúc, duy trì các mối quan hệ để hỗ trợ cho hoạt động của Công ty; tìmkiếm, thiết kế sản phẩm quảng cáo, quảng bá hình ảnh của Công ty qua các phương tiệnthông tin đại chúng, tham mưu cho Giám đốc về các chính sách khách hàng, tiếp thị.

Trong công tác kinh doanh vật tư thiết bị: phòng Tiếp thị và Kinh doanh tìm hiểuvà nắm bắt nhu cầu thị trường về xe máy, thiết bị xây dựng và vật tư hàng hoá để lập kếhoạch kinh doanh trong từng giai đoạn, giao dịch và tìm kiếm các nguồn cung cấp, đảmbảo chất lượng và giá cả, xây dựng và trình Ban Giám đốc Công ty duyệt phương án kinhdoanh vật tư, thiết bị; thực hiện các nghiệp vụ thương mại và xuất khẩu

Phòng Đầu tư

Trong công tác đẩu tư phát triển sản xuất kinh doanh:

Phòng Đầu tư đề xuất và tham mưu với Ban Giám đốc Công ty những dự án đầutư phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng phương án đầu tư cụ thểtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư đối với các dựán đã được phê duyệt.

Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản:

Trang 16

Phòng tìm kiếm cơ hội và các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt làcác dự án về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp, trình các cấp có thẩm quyền quyếtđịnh và phê duyệt; chuẩn bị các thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư đã được phê duyệttheo đúng trình tự và quy định hiện hành của nhà nước Đồng thời phòng Đầu tư sẽ kiểmtra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư ở các dự án đã được phê duyệt và xem xét, trình duyệtquyết toán đầu tư ở các dự án đầu tư đã thực hiện xong.

Phòng An toàn lao động và Quản lý hệ thống chất lượng

Về công tác an toàn lao động:

Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thi công,trong đó quy định rõ các biện pháp ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn cho người, thiếtbị, công trình; hướng dẫn các Ban điều hành Dự án, Đoàn tư vấn Quản lý dự án xây dựngcác kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công trường.

Phòng An toàn Lao động và Quản lý hệ thống chất lượng tổ chức kiểm tra định kỳvà đột xuất, giúp việc cho ban Giám đốc giải quyết các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng,các sự cố thiết bị, công trình để đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, có các giải phápkịp thời nhằm ngăn chặn ngay những nguy cơ tiếp theo và các sự cố mất an toàn có thểtái diễn.

Ban Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

Ban Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có chức năng tiếp thị, mở rộng thịtrường trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, lập hồ sơ thầu và chịu tráchnhiệm lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực, lập biện pháp tổ chức thi công và giá dự thầutheo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, soát xét tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ dự thầu trước khinộp cho chủ đầu tư; tham mưu cho Giám đốc lựa chọn các đơn vị thành viên cùng thamgia lập hồ sơ ngay trong giai đoạn đấu thầu, tìm kiếm các nhà thầu phụ có đủ năng lực đểchào giá cho toàn bộ hoặc toàn bộ hoặc từng hạng mục dự án.

Ban Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp còn có chức năng theo dõi tiến độ thựchiện dự án, đề ra các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, quản lý hồ sơ tài liệu các dựán, từng bước hình thành các bộ phận sản xuất trực tiếp để hỗ trợ công tác thi công cáccông trình trúng thầu, quản lý theo dõi dòng tiền của dự án, thanh quyết toán với chủ đầutư và với các đơn vị thi công.

Ban Xây dựng Hạ tầng

Ban Xây dựng Hạ tầng có chức năng lập hồ sơ thầu, triển khai thực hiện dự án:Khi có quyết định trúng thầu, tham gia thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư, tiến hànhký kết hợp đồng, sau đó phân chia công việc, giao thầu, theo dõi tiến độ thực hiện dự án,đề ra các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công Ban Xây dựng Hạ tầng còn thường xuyênnắm bắt, tổng hợp các thông tin về tình hình triển khai thi công, thực hiện tiến độ của cácnhà thầu phụ nhà cung cấp tham gia thi công công trình thông qua các báo cáo định kỳhàng tuần, hàng tháng, đột xuất của các Ban Điều hành Dự án, quản lý việc lưu trữ các tàiliệu liên quan đến các dự án.

Phòng Tư vấn Quản lý dự án

Trang 17

Phòng Tư vấn Quản lý dự án chịu trách nhiệm lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực,lập đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính để tham gia dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu, soát xét tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ dự thầu trước khi nộp cho chủ đầu tư, sau đónộp hồ sơ thầu và tham gia mở thầu Khi có quyết định trúng thầu, phòng Tư vấn vàQuản lý Dự án tham gia thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư, chuẩn bị hợp đồng ký kết,tổ chức thực hiện dự án Phòng còn phối hợp với Đoàn Tư vấn Quản lý dự án lập và kiểmtra định mức đối với các phần việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng trìnhGiám đốc và các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các chi nhánh và văn phòng đại diện

Chức năng nhiệm vụ của từng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện sẽ được quyđịnh cụ thể vào thời điểm thành lập.

Trang 18

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PGĐ PHỤ TRÁCH CHUNG

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PGĐ PHỤ TRÁCH BAN XDDD&CN

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

VĂN PHÒNG

PHÒNG ĐẤU

PHÒNG QC

PHÒNG QS

CÁC BAN ĐH

BPSXTRỰC HÀ

NH NH

PHÒNG KẾ HOẠCHPHÒNG

TIẾPTHỊ & KỊNH

PHÒNG ANTLĐ

&

CÁCNHÁNH VÀ VPĐD

PHÒNG ĐẤU THẦU

PGĐ PHỤ TRÁCH BAN XD HẠTẦNG

PHÒNG QC

CÁC BAN ĐH

BP SX TRỰC TIẾP

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH LĨNH VỰC

TƯ VẤNQLDA

PHÒNG ĐT&QLHĐBỘ

PHẬN HÀNH

CÁC ĐOÀN TƯ VẤN QLDAVĂN

PHÒNG

Sơ đồ 1.3 Các phòng ban chức năng của Công ty

Trang 19

1.6 Đặc điểm lao động của Công ty có ảnh hưởng đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.6.1 Cơ cấu lao động của Công ty

Hiện nay Công ty có hai bộ phận chính là bộ phận quản lý hành chính và bộphận kỹ sư quản lý công trường Số lượng lao động của Công ty có 195 người,trong đó lao động có đóng BHXH của Công ty là 160 người, lao động thời vụ là 35người Trong cơ cấu lao động tại đơn vị, số lượng lao động có trình độ trên đại họclà 9 người chiếm gần 6%, 149 người trình độ đại học chiếm hơn 93% chỉ có 2 ngườitrình độ trung cấp Tỷ lệ này chứng tỏ đội ngũ nhân viên của công ty có trình độchuyên môn cao, đây cũng là lợi thế của Công ty hiện nay so với các Công ty xâydựng khác Trong tổng số lao động hiện tại có khoảng 40% là lao động dài hạn, cònlại là lao động ngắn hạn được công ty ký hợp đồng từ 1- 3 năm

Đặc điểm kinh doanh của Công ty là quản lý và điều hành dự án, nên các dựán phát sinh theo thời điểm, chính vì vậy nhiều khi công ty dựa trên nhu cầu côngviệc mà tiến hành tuyển thêm lao động

Tùy theo đặc điểm của công việc mà tuyển chọn nhân viên cho phù hợp Cácquy định cụ thể về tiền lương, tiền thưởng, các hình thức trả lương, thời gian làmviệc, các chế độ ưu đãi được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng lao động Hiện nayCông ty đang áp dụng 3 loại hợp đồng lao động

* Hợp đồng lao động thời hạn từ 1 đến 3 năm

Đây là loại hợp đồng được Công ty ký với người lao động làm việc cho côngty trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm, người lao động có trình độ chuyên mônphù hợp với hoạt động của công ty đã được qua tuyển chọn và thử việc, có nhận xét,đánh giá của cán bộ nhân sự.

* Hợp đồng lao động ngắn hạn và hợp đồng thử việc

Hợp đồng này được ký kết với người lao động trong trường hợp doanhnghiệp cần người theo mùa vụ, làm việc theo các dự án trong một thời gian ngắnhoặc với người lao động đang trong quá trình thử việc Loại hợp đồng này thườnggặp ở Công ty.

* Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Hợp đồng này thường được ký với người lao động giữ các vị trí chủ chốttrong bộ máy lãnh đạo, hoặc những người lao động có trình độ chuyên môn và taynghề cao đóng góp lâu dài cho sự phát triển của Công ty.

Hình 1.4: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuậtViệt Nam theo hợp đồng lao động

Trang 20

Lao động ngắn hạnLao động hợp đồngLao động dài hạn

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)

5%65%

Trang 21

Bảng 1.5: Cơ cấu lao động của công ty quý III và quý IV năm 2007

Phân loại

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

1.6.2 Một số quy định về quản lý lao động tại Công ty

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực luôn đóng một vai tròquan trọng quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó Thấy rõ đượcđiều này, Ban lãnh đạo cùng với phòng Hành chính tổng hợp của Công ty đã đưa rabiện pháp nhằm quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả Theo Bộluật lao động, Công ty quy định nhân viên trong Công ty làm việc 8 tiếng một ngày,được nghỉ thứ 7 và chủ nhật Công ty hiện nay không tổ chức sản xuất theo ca,nhưng có các đội kỹ sư giám sát và quản lý tại công trường Đặc điểm này cũng dẫnđến căn cứ tính lương của Công ty cũng có những điểm cần chú ý.

Bảng 1.6: Quy định thời gian làm việc của Công ty

Trang 22

Cũng theo quy định của Công ty, người lao động đi muộn về sớm, nghỉlàm quá thời gian quy định hoặc không có phép đều chịu các hình thức kỷ luậtnhất định, Công ty áp dụng chủ yếu là hình thức trừ lương Tùy theo mức độ saiphạm mà tiền phạt đối với mỗi nhân viên khác nhau Trong trường hợp nhân viên viphạm nhiều lần hoặc cố tình vi phạm có thể dẫn tới chấm dứt hợp động lao độnggiữa Công ty và người lao động Đối với các nhân viên giám sát các công trình ở xa,được nhận thêm các khoản phụ cấp và các hỗ trợ về chi phí đi lại Người lao độnglàm thêm giờ hoặc làm vào các ngày chủ nhật do tiến độ thi công công trình, tùytheo tính chất công việc mà công ty sẽ tiến hành trả thêm lương cho họ và được quyđịnh rõ ràng trong hợp đồng lao động.

Các chế độ phụ cấp cho người lao động, chế độ tăng bậc lương, chế độ vềBHXH, BHYT được Công ty thực hiện nghiêm túc theo Luật lao động và các Nghịđịnh do Chính phủ ban hành Để có thể theo dõi đánh giá năng lực của các lao độngtrong Công ty, vào dịp cuối năm Công ty thường xuyên tiến hành đánh giá, xếp loạingười lao động theo các tiêu chí Năng lực của người lao động sẽ được đánh giáthông qua “Phiếu đánh giá chất lượng lao động” Các phiếu này là căn cứ để phòngHành chính tổng hợp tập hợp kết quả để xét lên lương đối với những người lao độngcó kết quả lao động tốt và tham mưu cho Ban giám đốc trong việc điều chuyển nhânsự sao cho phù hợp với năng lực của từng người Đây là một biện pháp rất hiệu quảtrong việc khích lệ tinh thần làm việc cho người lao động.

Ngoài chế độ phụ cấp, cuối năm Công ty cũng tiến hành thưởng tháng lươngthứ 13 cho người lao động dựa trên số giờ công tác của họ.

Bảng 1.7: Mức lương thưởng tháng thứ 13 cho người lao động tại Công ty cổ phần Đầu tưXây dựng và Kỹ thuật VINACONEX

Trên 240 ngày công100% mức lương tháng

Từ 180 đến 240 ngày công85% mức lương tháng

Từ 120 đến dưới 180 ngày50% mức lương tháng

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)

Trang 23

1.7.Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần Đầu Xây dựng vàKỹ thuật Vinaconex

1.7.1 Bộ máy kế toán của Công ty

Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, với đặc điểm ngànhnghề và nhu cầu của mình, Công ty lựa chọn bộ máy kế toán tập trung Các nghiệpvụ phát sinh đều được tập hợp tại phòng Tài chính Kế toán, các chứng từ được xửlý, vào sổ từ đó lập các báo cáo tài chính theo nhu cầu của công ty Phòng Tài chínhKế toán gồm 8 người với chức năng nhiệm vụ của từng người cụ thể như sau:

Kế toán trưởng: có chức năng giám sát, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện

công tác kế toán, tín dụng từ đó tập hợp các thông tin kế toán, tài chính để trình lênban Giám đốc, kiểm tra công việc của các nhân viên, chịu trách nhiệm trước banGiám đốc và các cơ quan thuế về những thông tin kế toán đã cung cấp.

Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động của công ty theocác quy định hiện hành, phổ biến hướng dẫn và cụ thể hoá các chính sách và chế độkế toán của nhà nước.

Phó phòng kế toán: có trách nhiệm quản lý, theo dõi các khoản công nợ, lập

các báo cáo tài chính theo kỳ báo cáo hoặc khi có yêu cầu của lãnh đạo công ty,hoặc các cơ quan chức năng.

Kế toán thanh toán:

Kế toán thanh toán có nhiệm vụ thực hiện việc thanh toán bằng tiền mặt vàthanh toán qua ngân hàng

Đối với việc thanh toán bằng tiền mặt, kế toán thanh toán lập các phiếu thu,phiếu chi căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị

Đối với việc thanh toán qua ngân hàng, kế toán viết séc rút tiền mặt và lậpcác bảng kê.

Kế toán tiền lương :

Có nhiệm vụ theo dõi số lượng lao động và tình hình biến động của số laođộng của công ty.

Trang 24

Hàng háng, bộ phận kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho các cán bộcông nhân viên trong công ty và các khoản tiền thưởng, phụ cấp và các khoản tríchtheo lương.

Với đặc điểm của Công ty, bộ phận kế toán tiền lương hàng tháng tập hợp chứng từ gồm bảng chấm công, giấy nghỉ phép, nghỉ ốm của từng ban Quản lý dựán để tính lương và lập bảng lương trình lên Ban Giám đốc Công ty.

Đây cũng là bộ phận lưu trữ các giấy tờ liên quan đến việc tính lương chongười lao động.

Thủ quỹ:

Thủ quỹ có chức năng thực hiện thu và chi tiền mặt Kiểm tra các chứng từxem đã hợp lệ hay chưa, có đầy đủ chữ ký hay không và đảm bảo sự chính xác củaviệc thu, chi tiền.

Hàng ngày, thủ quỹ tiến hành kiểm kê và lập báo cáo trình lên kế toántrưởng.

Kế toán thuế:

Kế toán thuế có nhiệm vụ theo dõi, tính toán theo dõi số thuế GTGT đượckhấu trừ, GTGT phải nộp, thuế TNDN định kỳ phải nộp và tình hình quyết toán cácloại thuế phải nộp với ngân sách nhà nước

Sơ đồ 1.8 Bộ máy kế toán của Công ty

1.7.2.Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX áp dụng chếđộ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006và các văn bản sửa đổi bổ sung đã được ban hành đến hết năm 2007.

Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ 01/01 đến 31/12.

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN THANH

KẾ TOÁNTIỀN LƯƠNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢPPHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

KẾ TOÁN THUẾ

Trang 25

1.7.3 Tổ chức hệ thống chứng từ

Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹthuật VINACONEX căn cứ vào luật kế toán ban hành năm 2003 và nghị định số129/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/05/2004 và căn cứ vào quyết định số15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006, Công ty sử dụng các chứng từ gồm:

Với phần hành tiền lương gồm các chứng từ: Bảng chấm công, Bảng thanh

toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH, bảng trích nộp các khoản theo lương

Với phần hành tiền mặt: Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán,

Biên lai thu tiền, Biên lai nộp tiền, Phiếu thu, Phiếu chi.

Với phần hành tiền gửi ngân hàng: Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị

thanh toán, Séc, Giấy báo Có, Giấy báo Nợ, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi.

Với phần hành bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng

Với phần hành TSCĐ: Giấy đề nghị mua TSCĐ, Hợp đồng mua TSCĐ,

Phiếu bảo hành, hoá đơn mua TSCĐ, Bảng tính khấu hao TSCĐ.

1.7.4 Tổ chức hệ thống tài khoản tại Công ty

Hệ thống tài khoản của Công ty được vận dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính Ngoài ra Công ty còn căn cứ vào đặc điểmsản xuất kinh doanh và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị để mởthêm các tài khoản chi tiết theo đối tượng cần quản lý đáp ứng nhu cầu thông tin.

Bảng 1.9: Trích một số tài khoản sử dụng tại Công ty

Theo đối tượng

Theo vật tư

Trang 26

211123Vàng bạc, kim khí quý, đáquý

Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.

Bao gồm: Sổ Nhật ký chung; Sổ cái; Bảng cân đối số phát sinh; Bảng tổnghợp chi tiết; Sổ chi tiết: được mở chi tiết đến từng khoản mục, từng đối tượng hạchtoán.

Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung có thể tóm tắt như sau:

Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú:Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu

Để hỗ trợ cho công tác kế toán tại Công ty, Công ty sử dụng phần mềm kếtoán ANA 4.0 do Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại ANA cung cấp Với những

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chitiết

Bảng tổng hợp chi tiếtChứng từ gốc

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Trang 27

tính năng của phần mềm này, công việc kế toán trở nên đơn giản, chính xác hơn,giảm bớt được khối lượng công việc mà kế toán thủ công phải làm, giúp tiết kiệmthời gian và chi phí cho Công ty.

Chỉ cần nhập vào chứng từ kế toán như các phiếu thu, phiếu chi, chươngtrình kế toán ANA sẽ tự động xử lý và đưa ra được các sổ sách và các báo cáo tàichính ngay lập tức Ngoài ra còn có thể cung cấp nhanh chóng, chính xác nhiềuthông tin quản lý quan trọng khác.

Quy trình xử lý số liệu kế toán của chương trình kế toán ANA như sau:

Sơ đồ 1.11: Quy trình xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán ANA 4.0

1.7.6.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định15/2006- QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 20/03/2006 bao gồm:Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả kinh doanhThuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán: được lập căn cứ vào số dư trên các sổ kế toán tổng hợp,

sổ kế tóan chi tiết trên các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và các TK ngoàibảng và dựa vào bảng cân đối kế toán của niên độ trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh: được lập dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh

của năm trước và các sổ chi tiết các TK từ loại 5 đến loại 9, sổ chi tiết các loại thuếphải nộp nhà nước.

Lập chứng từNghiệp vụ kinh tế

Nhập dữ liệu vào máy tính

Máy tính tự động xử lý

Sổ kế toán chi tiết

toán

Trang 28

Thuyết minh báo cáo tài chính: được lập dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh

và bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo và dựa trên thuyết minh báo cáo tài chínhcủa năm trước.

Các báo cáo kế toán này được lập vào giữa niên độ và cuối niên độ và đượctrình lên Ban Giám đốc Công ty và các cơ quan thuế vào cuối mỗi quý.

Ngoài hệ thống báo cáo trên, Công ty còn lập thêm một số báo cáo khác theo yêucầu quản lý của ban giám đốc.

Trang 29

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGVÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX2.1 Công tác kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ

thuật VINACONEX

Công tác tính lương và các khoản trích theo lương hiện nay đang do phòngHành chính tổng hợp đảm nhiệm Việc phân công lao động này xuất phát từ thực tếcông tác tính lương, tính thưởng hiện nay còn liên quan đến quá trình quản lý, điềuđộng nhân sự, đánh giá kết quả lao động của nhân viên trong Công ty Trên cơ sởđó tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề nhân sự.

2.1.1 Phương pháp tính lương tại Công ty

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX là Công tyhoạt động trong lĩnh vực Đấu thầu và Quản lý, giám sát các dự án thi công sau khiđã bàn giao cho các nhà thầu phụ Các công trình mà Công ty quản lý nằm rải rác ởkhắp các vùng miền trong cả nước, do vậy mà đội ngũ kỹ sư của Công ty thườngxuyên phải đi công tác xa Công ty lựa chọn hình thức tính lương theo thời gian trêncơ sở số ngày công của nhân viên Trong quy chế tính lương của Công ty, hiện nayCông ty còn áp dụng hình thức tính lương năng suất.

Để có căn cứ tính lương năng suất, hàng tháng, mỗi Ban điều hành dự án sẽlập một bảng xếp lương năng suất Trong Bảng này, từng người trong ban dự án sẽđược chấm điểm theo quy định của Công ty như sau:

Trang 30

Bảng 2.1: Quy định chấm điểm xếp lương năng suất

Nếu nhân viên đạt loại A: sẽ được hưởng nguyên lương năng suất.Nếu nhân viên đạt loại B: sẽ bị trừ 20% lương năng suất

Nếu nhân viên đạt loại C: sẽ bị trừ 30% lương năng suất.

Trang 31

Bảng 2.2 Bảng xếp lương năng suất tháng 12 năm 2007CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX

BẢNG XẾP LƯƠNG NĂNG SUẤT THÁNG 12/2007

Ban điều hành dự án Trung tâm thương mại Dầu khí Hà Nội

Họ và

tênNhiệm vụ được giao

Đề nghị loại

Giámđốc duyệt

Ghi chúMức

độ hoàn thành

Chất lượng và hiệu quả

Thời gian làm việc và chấp hành kỷ luật lao động

1Đặng Hoàng Việt

Chỉ huy trưởng- Điều hành chung

- Thường xuyên báo cáo lãnh đạo Công ty và Giám đốc để nhận được sự chỉ đạo và điều hành kịp thời của Ban lãnh đạo.

- Trực tiếp làm việc với Ban

QLDATTTM Dầu khí Hà Nội, Tư vấn giám sát Hyder Consulting và đối tác Liên danh- Cty CP Cơ khí điện lạnh (REE).

- Trực tiếp điều hành và làm việc vớicác bên liên quan khác trong quá trình thi công công trình.

- Quản lý tiến độ thi công chung của toàn dự án

Trang 32

2Võ Minh Đông

0Phó chỉ huy trưởng- Phụ trách phần xây dựng

- Phụ trách tổ kỹ sư giám sát hiện trường, giúp việc cho Chỉ huy trưởng trong chi đạo, đôn đốc các đơn vị tham gia thi công hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.- Giám sát thi công các phần việc ngoài nhà.

- Phụ trách các công việc nghiệm thu, bàn giao các hạng mục công trình.

- Tổng hợp và lập báo cáo tuần, báo cáo tháng để báo cáo Ban Giám đốc.- Ghi chép nhật ký thi công.

- Phối hợp với Cán bộ phụ trách công tác quản lý chất lượng trong việc lập, kiểm tra các biện pháp thi công.

- Các công việc khác khi có yêu cầu.

Trang 33

Sau khi phòng kế toán nhận được bảng xếp lương năng suất mà phòng Hànhchính tổng hợp chuyển cho, kế toán sẽ tiến hành tính lương cho từng nhân viên căncứ vào bảng tính lương năng suất mà công ty đã quy định.

Phòng Hành chính tổng hợp của công ty xây dựng các bảng tính lương năngsuất căn cứ vào bậc thợ và hệ số lương của nhân viên theo bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng tính lương năng suất theo bậc thợ và hệ số lương

(triệu đồng)1Trưởng, phó phòng, phó Giám đốc, Kế toán trưởng 6 – 7.52Công nhân kỹ thuật cao (bậc 6, bậc 7)2.5 – 4.6

(Nguồn: phòng Hành chính tổng hợp)

Mỗi mức lương năng suất được quy định cho mỗi hệ số lương và bậc thợ là khácnhau Đây chính là cơ sở để tính lương năng suất

Các căn cứ để tính lương năng suất bao gồm:

* Mức lương năng suất theo nhóm* Hệ số hoàn thành công việc* Phụ cấp công trường

Hệ số hoàn thành công việc: được căn cứ vào xếp loại A, B, C của mỗi công

nhân viên.

Phụ cấp công trường: là mức phụ cấp đối với những nhân viên ở các công

trường xa trung tâm Phụ cấp công trường được tính bằng hệ số.

Ta có lương năng suất theo quy định của Công ty được tính như sau:

Trong đó: mức lương năng suất theo quy định của phòng Quy chế Hệ số công trường bằng 0.4

Ta có bảng tính lương của công nhân theo ví dụ sau:

Bảng 2.4: Bảng tính lương năng suất tháng 3/2008

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEXBẢNG TÍNH LƯƠNG NĂNG SUẤT

Dự án Trung tâm Thương mại Dầu khí Hà Nội tháng 3/2008

STHọ tếnHệ Mức lươngHệ số công ChấmLương năng

Lương năng suất = Mức lương năng suất x hệ số phụ cấp công trường

Trang 34

số lương

năng suấttrườngA, Bsuất thực lĩnh1Dương Đình Lâm5.325.000.0000.41.02.000.0002Đặng Hoàng Việt2.656.500.0000.41.02.600.0003Võ Minh Đông3.274.500.0000.41.01.800.0004Trần Yến Ngọc2.963.500.0000.41.01.400.0005Vương Chính3.274.500.0000.41.01.800.0006NguyễnDuy

2.653.500.0000.41.01.400.0007Nguyễn Hiếu Thảo2.653.000.0000.41.01.200.0008Đỗ Bạch Tuấn Anh 2.342.500.0000.41.01.000.000

2.343.000.0000.41.01.200.00010Lê Minh Ngọc2.652.500.0000.41.01.000.00011Nguyễn Việt Tuấn2.653.500.0000.41.01.400.00012Trần Quang Hưng2.653.000.0000.41.01.200.00013Phạm Thanh Bình3.891.900.0000.41.0 760.00014Nguyễn Bảo Tùng2.652.000.0000.41.0 800.00015Vương Thế Dũng2.342.000.0000.41.0 800.000

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)

Trang 35

Như vậy lương thực lĩnh của công nhân viên sẽ bằng

2.1.2 Phương pháp tính lương cho bộ phận Quản lý- hành chính

Đối với nhân viên bộ phận quản lý, hành chính, do kết quả công việc khôngthể được đánh giá dựa trên sản phẩm hoàn thành nên việc tìm ra một cách thức tínhlương sao cho phản ánh được đúng kết quả lao động và kích thích được tinh thầnlao động luôn là vấn đề Công ty quan tâm Trước kia, khi là trung tâm Đấu thầu vàQuản lý dự án của Tổng công ty VINACONEX, tiền lương được tính đơn giản dựatrên ngày công làm việc Theo đó dựa vào bảng chấm công đã được trưởng bộ phậnxác định, lương cơ bản của nhân viên khối hành chính - quản lý được tính như sau:

Trong đó: L1: Lương tháng của nhân viên hành chính i

NCi: Ngày công làm việc trong tháng của nhân viên i

LNi: Tiền lương ngày tương ứng của nhân viên hành chính i (theo cấpbậc công việc)

Hi : Hệ số tăng trưởng của Công ty

Ví dụ như nhân viên Mai Lan Hương ở phòng kế toán có số ngày công trongtháng là 22 ngày Nhân viên này hưởng mức lương của kỹ sư bậc 4 với mức lươngngày là 46.000đ/ngày Hệ số tăng trưởng của công ty trong tháng là 1,5 Khi đó tiềnlương cơ bản (chưa tính phụ cấp và tiền ăn ca) trong tháng mà nhân viên đượchưởng là 22 x 46.000 x 1.5 = 1.518.000đ

Với cách tính lương theo kiểu cũ, Công ty đã tiết kiệm được thời gian trongviệc tính lương vì phương pháp tính lương tương đối đơn giản Tuy nhiên, hạn chếlớn nhất của phương pháp tính lương này là chưa thực sự khuyến khích được ngườilao động trong công việc nhất là người lao động thuộc khối quản lý – hành chính vìcách trả lương này chỉ dựa trên ngày công thực tế mà không dựa trên kết quả vàchất lượng công việc Người lao động vì thế chỉ đi làm đủ ngày công để hưởnglương mà không thực sự phấn đấu cho kết quả lao động sản xuất nói chung củadoanh nghiệp Trong khi đó, đối với một doanh nghiệp về đấu thầu và quản lý dựán thì kết quả hoạt động của khối quản lý- hành chính là hết sức quan trọng và ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của Công ty Nhận thức được tầm quantrọng của việc tính lương cho khối quản lý- hành chính, ngay sau khi tách ra thànhlập Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra cách tính lương mới đối với nhân viên

Tổng lương thực lĩnh = Lương cơ bản + Lương năng suất

Li = NCi x LNi x Hi

Trang 36

thuộc khối hành chính sự nghiệp nhằm khắc phục nhược điểm của cách tính lươngtheo cách cũ.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Chính, nhân viên phòng kế hoạch:

Lương theo hợp đồng là 2 triệu đồng

Thời gian làm việc thực tế là: 19 x 8 + 4 x 5 = 172 giờGiờ công định mức là: 21 x 8 + 4 x 5 = 188 giờ

Như vậy tiền lương chính của anh Nguyễn Văn Chính sẽ bằng:

TLc =2.000.000 x 172= 1.829.787188

2.2 Hạch toán lao động tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuậtVINACONEX

Với bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức xã hội nào, hạch toán lao độngluôn là một công việc quan trọng và được đặt lên hàng đầu Đối với Công ty cổphần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX thì công việc này càng quantrọng khi công ty đang ở giai đoạn đầu sau khi tách ra hoạt động độc lập Số lượnglao động của Công ty không ngừng thay đổi Do quy mô của Công ty ngày càngđược mở rộng, nên công ty đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, đặc biệt là đội ngũkỹ sư có chuyên môn cao và có kinh nghiệm Muốn phát huy được nguồn nhân lực,Công ty cũng luôn chú trọng đến nề nếp và tác phong làm việc của nhân viên.Chính vì vậy, việc hạch toán lao động luôn được Công ty quan tâm Việc hạch toánở đây bao gồm hạch toán về số lượng nhân viên, hạch toán về thời gian, hạch toánvề hạch toán kết quả lao động.

2.2.1 Hạch toán số lượng lao động

Công ty quản lý số lượng lao động thông qua hồ sơ nhân sự được lưu trữ vàcập nhật thường xuyên Dựa trên hợp đồng lao động và các chứng từ về thuyênchuyển công tác, nâng bậc, đơn xin thôi việc, phòng Hành chính tổng hợp sẽ lậpbảng theo dõi số lượng lao động theo tháng Trên bảng này, phòng Hành chính tổnghợp sẽ theo dõi ngày vào làm, hệ số lương, lương theo hợp đồng Bảng này là căn

Giờ công định mức

x Giờ làm việc thực tếTLHĐ

=TLc

Trang 37

cứ quan trọng để Công ty tiến hành trích lập các quỹ bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm ytế, và các khoản phụ cấp khác.

Trang 38

Bảng 2.5: Trích danh sách nhân viên Công ty

BAN GIÁM ĐỐC

2Nguyễn Thành Long PGĐ phụ trách Ban Xâydựng DD & CN

10.000.000Hà Nội

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)

2.2.2 Hạch toán thời gian lao động

Hạch toán chính xác thời gian lao động đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong việc xác định tiền lương cho người lao động Đối với bộ phận hành chính-quản lý, bảng chấm công là căn cứ chính.

Các trưởng phòng hoặc phó phòng sẽ trực tiếp lập bảng chấm công theo mẫucó sẵn Các bảng chấm công này phải có chữ ký của trưởng bộ phận Cuối tháng,bảng chấm công được chuyển lên phòng Tài chính kế toán để kế toán tính lương.

Trang 39

Đây là căn cứ rất quan trọng cho việc tính lương Phòng Hành chính tổng hợp cũngcó nhiệm vụ hỗ trợ các phòng ban khác trong việc theo dõi thời gian lao động chocác nhân viên Công ty hiện nay đang dùng bảng chấm công theo mẫu số 01a –LĐTL ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính Ngoài raPhòng hành chính tổng hợp còn căn cứ vào các giấy tờ khác như giấy xin nghỉ ốm,nghỉ phép, nghỉ thai sản Các giấy tờ liên quan đến việc đau ốm thì phải có xácnhận của bệnh viện.

2.2.3 Hạch toán kết quả lao động

Hạch toán kết quả lao động nhằm đảm bảo phản ánh chính xác số lượng vàchất lượng công việc hoàn thành Kết quả lao động được đánh giá thông qua bảngxếp lương năng suất Mức độ hoàn thành công việc được thể hiện thông qua điểmsố đã được đánh giá Điểm số tối đa mà các nhân viên nhận được là 100 điểm Nếunhân viên đạt điểm số càng cao thì chứng tỏ càng hoàn thành tốt công việc Đây làcăn cứ quan trọng để tính lương năng suất cho đội ngũ kỹ sư ở công trường Việctính lương năng suất Công ty áp dụng chưa lâu nhưng đã phát huy vai trò đáng kể,có tác dụng khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, nâng cao năng suất laođộng.

2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX

2.3.1.Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán tiềnlương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹthuật VINACONEX

Để tính toán được lương cho người lao động, trước hết Công ty phải theo dõiđược số lượng lao động và thời gian lao động mà mỗi nhân viên làm được Cácchứng từ được sử dụng bao gồm:

* Hợp đồng lao động: là văn bản được ký kết giữa người lao động với công

ty Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất, lưu trữ các thông tin về từng nhân viên trongdoanh nghiệp, đồng thời trong hợp đồng lao động thoả thuận mức lương chính màngười lao động được hưởng nếu làm việc đầy đủ Hợp đồng lao động là tài liệuđược sử dụng trong công tác tính lương để đảm bảo rằng công ty thực hiện đúng cáckhoản lương thưởng theo như hợp đồng lao động đã ký kết.

* Bảng chấm công: Công ty dùng Bảng chấm công để theo dõi ngày công

làm việc thực tế làm việc, nghỉ việc Đây là căn cứ trả lương cho người lao động.Mỗi phòng phải lập bảng chấm công hàng tháng, sau đó chuyển lại cho phòng Hànhchính tổng hợp Hàng ngày, trưởng phòng hay ban Quản lý điều hành dự án sẽchấm công cho các nhân viên Bảng chấm công được lưu tại phòng Hành chính tổnghợp cùng các giấy tờ có liên quan.

Trang 40

* Bảng chấm công làm thêm giờ: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm

thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người laođộng trong đơn vị Mỗi phòng nếu trong tháng phát sinh làm thêm giờ đều phải lậpbảng này sau đó chuyển lên cho phòng kế toán.

* Bảng thanh toán tiền lương: Bảng này được Công ty lập theo mấu số 02 –

LĐTL, đây là căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản phụ cấp, cáckhoản thu nhập tăng thêm ngoài lương cho người lao động Đồng thời, đây là căncứ để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và thống kê về laođộng, tiền lương Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng dựa trên cácchứng từ như: Bảng chấm công, Bảng xếp lương năng suất

Cuối mỗi tháng, kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương vàchuyển cho kế toán trưởng soát xét, sau đó trình cho giám đốc ký duyệt, chuyển chokế toán viết phiếu chi và thủ quỹ phát lương.

* Bảng thanh toán tiền thưởng: Được công ty lập theo mẫu số 03- LĐTL.

Bảng thanh toán tiền thưởng là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng nhânviên trong công ty, là cơ sở để tính thu nhập cho mỗi nhân viên và là căn cứ ghi sổkế toán Bảng này do bộ phận kế toán lập theo từng bộ phận và phải có chữ ký, họtên người lập, kế toán trưởng và giám đốc.

*Bảng thanh toán làm thêm giờ: Công ty lập bảng này theo mẫu số

06-LĐTL Bảng này dùng để xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ màngười lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.

* Bảng kê các khoản trích nộp theo lương: mẫu số 10-LĐTL: dùng để xác

định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và ngườilao động phải nộp trong kỳ cho cơ quan quản lý và đây cũng là cơ sở để ghi sổ kếtoán Bảng này được lập làm 2 bản và phải có chữ ký đầy đủ của kế toán trưởng vàGiám đốc.

Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ tiền lương từ phòng Hànhchính tổng hợp sẽ chuyển sang tiến hành hạch toán ghi sổ và thanh toán lương chongười lao động Chứng từ thanh toán tiền lương bao gồm: Phiếu tạm ứng, giấy đềnghị thanh toán, phiếu chi

Trình tự thanh toán tiền lương như sau:

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:14

Xem thêm: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX (Trang 9)
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động của công ty quý III và quý IV năm 2007 - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 1.5 Cơ cấu lao động của công ty quý III và quý IV năm 2007 (Trang 20)
Với phần hành tiền lương gồm các chứng từ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH, bảng trích nộp các khoản theo lương - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
i phần hành tiền lương gồm các chứng từ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH, bảng trích nộp các khoản theo lương (Trang 24)
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
i ện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung (Trang 25)
Bao gồm: Sổ Nhật ký chung; Sổ cái; Bảng cân đối số phát sinh; Bảng tổng hợp chi tiết; Sổ chi tiết: được mở chi tiết đến từng khoản mục, từng đối tượng hạch  toán. - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
ao gồm: Sổ Nhật ký chung; Sổ cái; Bảng cân đối số phát sinh; Bảng tổng hợp chi tiết; Sổ chi tiết: được mở chi tiết đến từng khoản mục, từng đối tượng hạch toán (Trang 25)
• Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng c ân đối kế toán (Trang 26)
Bảng 2.1: Quy định chấm điểm xếp lương năng suất - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.1 Quy định chấm điểm xếp lương năng suất (Trang 29)
Bảng 2.2. Bảng xếp lương năng suất tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.2. Bảng xếp lương năng suất tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 30)
Sau khi phòng kế toán nhận được bảng xếp lương năng suất mà phòng Hành chính tổng hợp chuyển cho, kế toán sẽ tiến hành tính lương cho từng nhân viên căn  cứ vào bảng tính lương năng suất mà công ty đã quy định. - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
au khi phòng kế toán nhận được bảng xếp lương năng suất mà phòng Hành chính tổng hợp chuyển cho, kế toán sẽ tiến hành tính lương cho từng nhân viên căn cứ vào bảng tính lương năng suất mà công ty đã quy định (Trang 32)
Bảng 2.5: Trích danh sách nhân viên Công ty - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.5 Trích danh sách nhân viên Công ty (Trang 37)
- Bảng xếp lương năng suất - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng x ếp lương năng suất (Trang 40)
Chứng từ mà Công ty đang sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: Bảng tính lương, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy báo Nợ do ngân hàng lập, Uỷ nhiệm chi - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
h ứng từ mà Công ty đang sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: Bảng tính lương, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy báo Nợ do ngân hàng lập, Uỷ nhiệm chi (Trang 43)
tổng hợp Bảng lương - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
t ổng hợp Bảng lương (Trang 43)
Bảng 2.11: Bảng trích lương vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.11 Bảng trích lương vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 45)
Cuối tháng, khi có bảng lương tính toán chính xác số tiền thực lĩnh của nhân viên, kế toán căn cứ vào đó để trả nốt số còn lại cho nhân viên: - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
u ối tháng, khi có bảng lương tính toán chính xác số tiền thực lĩnh của nhân viên, kế toán căn cứ vào đó để trả nốt số còn lại cho nhân viên: (Trang 47)
Sơ đồ 2.13: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương theo hình thức Nhật ký chung - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Sơ đồ 2.13 Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương theo hình thức Nhật ký chung (Trang 49)
Bảng 2.15: Trích Sổ cái TK 334 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.15 Trích Sổ cái TK 334 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 50)
Bảng 2.14: Trích Nhật ký chung năm 2007 - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.14 Trích Nhật ký chung năm 2007 (Trang 50)
Căn cứ vào bảng tính các khoản trích theo lương kế toán phân bổ các khoản trích theo lương vào chi phí trong kỳ của Công ty: - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
n cứ vào bảng tính các khoản trích theo lương kế toán phân bổ các khoản trích theo lương vào chi phí trong kỳ của Công ty: (Trang 53)
Bảng 2.17: Bảng trích BHXH vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.17 Bảng trích BHXH vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 54)
BẢNG TRÍCH BHYT VÀO CHI PHÍ THÁNG 12 NĂM 2007 - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
12 NĂM 2007 (Trang 55)
Bảng 2.18: Bảng trích BHYT vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.18 Bảng trích BHYT vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 55)
Sơ đồ 2.20: Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Sơ đồ 2.20 Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung (Trang 56)
Bảng 2.21: Trích Nhật ký chung năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.21 Trích Nhật ký chung năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 58)
Bảng 2.22: Trích Sổ chi tiết TK 3383 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.22 Trích Sổ chi tiết TK 3383 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 59)
SỔ CHI TIẾT TK 3384 “BẢO HIỂM Y TẾ” NĂM 2007 Ngày - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
3384 “BẢO HIỂM Y TẾ” NĂM 2007 Ngày (Trang 60)
Bảng 2.24: Trích Sổ Cái TK 338 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
Bảng 2.24 Trích Sổ Cái TK 338 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX (Trang 61)
làm qua " Bảng chấm công " Công ty cần theo dõi thêm số giờ làm việc của mỗi lao động - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
l àm qua " Bảng chấm công " Công ty cần theo dõi thêm số giờ làm việc của mỗi lao động (Trang 72)
PHỤ LỤC 2: BẢNG CHẤM CÔNG - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
2 BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w