và phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thànhkhóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Ngọc Động, huyện HàQuảng, tỉnh Cao Bằng với đề
Trang 1NÔNG VĂN THẮNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC ĐỘNG
- HUYỆN HÀ QUẢNG - TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
: Chính quy : Nghiên cứu : Kinh tế nông nghiệp : Kinh Tế & PTNT : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2020
Hệ đào tạo Định hướng đề tài Chuyên ngành Khoa
Khóa học
Trang 2NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC ĐỘNG
- HUYỆN HÀ QUẢNG - TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
: Chính quy : Nghiên cứu : Kinh tế nông nghiệp : K46 - KTNN - N02 : Kinh Tế & PTNT : 2014 - 2018
: Th.S Nguyễn Mạnh Hùng
Thái Nguyên, năm 2020
Hệ đào tạo Định hướng đề tài Chuyên ngành Lớp
Khoa Khóa học Giáo viên hướng dẫn
Trang 3và phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thànhkhóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Ngọc Động, huyện HàQuảng, tỉnh Cao Bằng với đề tài:
“Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc Động — huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng”
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiệncủa thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy ThS Nguyễn Mạnh Hùng giảng
viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo vàgiúp đỡ tận tình em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triểnnông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sựgiúp đỡ của UBND xã Ngọc Động, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là
đồng chí Triệu Thị Hà và các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức và bà con trong
xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong quá trình thực hiện để em hoànthành tốt đề tài của mình
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưngcũng không tránh khỏi sai xót mong thầy, cô chỉ bảo, góp ý để bài khóa luận của emđược tốt hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã năm 2019 27
Bảng 4.5: Hiện trạng quy hoạch của xã Ngọc Động năm 2019 28
Bảng 4.6: Hiện trạng đường giao thông của xã Ngọc Động năm 2019 29
Bảng 4.7: Hệ thống thủy lợi của xã Ngọc Động năm 2019 31
Bảng 4.8: Hiện trạng điện của xã Ngọc Động năm 2019 32
Bảng 4.9: Hiện trạng Trường học và cơ sở vật chất văn hóa của xã Ngọc Động năm 2019 33
Bảng 4.10: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.tại xã Ngọc Động năm 2019 34
Bảng 4.11: Thông tin và truyền thông của xã Ngọc Động năm 2019 35
Bảng 4.12: Hiện trạng nhà ở dân cư của xã Ngọc Động năm 2019 36
Bảng 4.13: Thực trạng một số chỉ tiêu kinh tế và tổ chức sản xuất_của xã Ngọc Động năm 2019 36
Bảng 4.14: Tình hình GD&ĐT của xã Ngọc Động năm 2019 39
Bảng 4.15: Thực trạng Y tế của xã Ngọc Động năm 2019 40
Bảng 4.16: Tình hình văn hóa của xã Ngọc Động năm 2019 41
Bảng 4.17: Thực trạng môi trường và an toàn thực phẩm của xã Ngọc Động năm 2019 41
Bảng 4.18: Thực trạng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của xã Ngọc Động năm 2019 43
Bảng 4.19: Thực trạng Quốc phòng và An ninh của xã Ngọc Động năm 2019 45
Bảng 4.20: So sánh hiện trạng xã Ngọc Động với_bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 46
Bảng 4.21 Khảo sát và đánh giá của các hộ nông dân 47 Bảng 4.22: Ý kiến của người nông dân đã được nghe và hiểu về mục đích, ý nghĩa và nội dung xây dựng NTM tại xã Ngọc Động 48
Bảng 4.23: Mức độ sẵn sàng đóng góp của người dân 49
Bảng 4.24: Ý kiến của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng_nông thôn tại xã Ngọc Động 50
Trang 5GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
Trang 6LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của tên đề tài 2
1.3.1 Về mặt lý luận 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Về cơ sở lý luận 3
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn và nông thôn mới 3 2.1.2 Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới 5
2.1.3 Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 7
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới 7
2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương ở Việt Nam 9 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu 18
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Nội dung nghiên cứu 18
Trang 73.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 19
3.3.3 Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới 19
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 23
4.1.2 Khí hậu - thủy văn 23
4.1.3 Đặc điểm đất đai 24
4.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
4.1.5 Tình hình dân số và cơ cấu lao động 27
4.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Động 28
4.2.1 Qu y hoạnh 28
4.2.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội 29
4.2.3 Kinh tế và tổ chức sản xuất 3 6 4.2.4 Văn hóa - Xã hội - Môi trường 3 8 4.2.5 Hệ thống chính trị 43
4.3 Tổng hợp kết quả so sánh hiện trạng xã Ngọc Động với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới .46
4.3.1 Khảo sát ý kiến của các hộ diều tra về xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Động 47
4.4 Phân tích những khó khăn của xã Ngọc Động 51
4.4.1 Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên địa bàn xã Ngọc Động trong xây dựng nông thôn mới .51
4.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chương trình dựng nông thôn mới 52 4.5 Giải pháp cụ thể để hoàn thành bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Động 53
Trang 8Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 60
5.2.1 Đối với chính phủ 60
5.2.2 Đối với địa phương 61
5.2.3 Đối với người dân 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
I Tài liệu Tiếng Việt 63
II Tài liệu tham khảo từ Internet 63
Trang 9Xây dựng nông thôn mới cấp xã phát triển theo quy hoạch là gắn nông thônmới phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bền vững Kinh tế phát triển,đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, kinh tế - xã hội phát triểnbản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy, môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp,chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn cấp xãnhằm phát triển nông thôn toàn diện bao gồm những nội dung liên quan đến hầu hếtcác lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở có nhữngyêu cầu riêng đối với từng vùng miền, có những điều kiện đặc trưng kinh tế, xã hộikhác nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách theo Quyết định số 1600/QĐ-TTgcủa Thủ tướng chính phủ nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn, góp phầnthúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, phù hợp với định hướngphát triển nông nghiệp của Đảng: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiệnđại, hiệu quả và bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản Nâng cao đời sốngnhân dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”
Xã Ngọc Động là một xã cách trung tâm thị trấn Thông Nông, huyện HàQuảng 5km đường bộ về phía Tây Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hộicủa xã Ngọc Động cũng đã có những bước phát triển nhưng tốc độ còn chậm, thunhập của người dân còn thấp, hệ thống dân cư phân bố rải rác Điều đó, gây khókhăn cho việc bố trí, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xãhội, đồng thời cũng ảnh hưởng đến định hướng phát triển hài hòa giữa không gian
Trang 10sống, không gian sinh hoạt và không gian sản xuất Xuất phát từ những thực trạng
trên em tiến tới tìm hiểu đề tài ‘‘Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Động huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng''.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại xãNgọc Động huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợpvới điều kiện của địa phương, để xây dựng nông thôn mới cấp xã trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm địa bàn xã Ngọc Động
- Tìm hiểu tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Động, huyện HàQuảng, tỉnh Cao bằng cho đến thời điểm tháng 12/2019
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện xây dựng nông thônmới tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xây dựngnông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc Động, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
1.3 Ý nghĩa của tên đề tài
1.3.1 Về mặt lý luận
Đây là cơ hội cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng những kiếnthức lý thuyết vào thực tiễn và cơ hội gặp gỡ, học tập, trao đổi kiến thức với nhữngngười có kinh nghiệm và người dân địa phương Đồng thời đề tài cũng là cơ sở choviệc hình thành các ý tưởng cho các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giảipháp cho vùng nông thôn trên địa bàn xã
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Ngọc Động có những địnhhướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trang 112.1 Về cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn và nông thôn mới.
2.1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa vàotiềm năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môitrường tự nhiên đó Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộngđồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tàinguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quanđiểm khác nhau
Có những quan điểm cho rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nộithành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
Ủy ban nhân dân xã
Theo Mai Thanh Cúc (2005), vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nôngnghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từsản xuất nông nghiệp Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể vàtừng quốc gia nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế ápdụng cho từng nền kinh tế
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổitheo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thếgiới Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.
Xây dựng nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả vềnông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các
Trang 12chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể,khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí.
2.1.1.2 Khái niệm phát triển nông thôn.
Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nayvấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài,
ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia Có thểhiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vàongười dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyếtthích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cânxứng với việc quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên)
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mốiliên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, vănhoá, xã hội, thể chất và môi trường Nó không thể tiến hành một cách độc lập màphải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia
Sự phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triểnkinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước
Theo giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp Hà Nội: Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.
2.1.1.3 Khái niệm nông thôn mới.
* Khái niệm Nông thôn mới:
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dânkhông ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trịvững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đượcxây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa
Trang 13dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị đượcnâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); cónếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đờisống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà làvấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,văn minh
2.1.2 Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
Do kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, cònnhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuốngcấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít đượcquan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điệnnông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạnchế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuốngcấp Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn,dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế,chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sứccạnh tranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học côngnghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơgiới hoá chưa đồng bộ
Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế
Trang 14khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xãcòn nhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tạiđịa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộnghèo còn cao.
Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyềnthống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục ); nhà ở dân cưnông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nôngthôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3 yếu
tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật Qua việc xây dựng nông thôn mới sẽ triểnkhai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nôngdân nghèo khó
2.1.3 Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội
nhập Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi ngườitham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàunghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị Xây dựng các hợp tác
xã theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn Sản xuấthàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương Chú ý đến cácngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến vàbảo quản nông sản
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn
trọng đạo lý bản sắc địa phương Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệphội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới
về văn hóa - xã hội : Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng xãvăn minh, văn hóa
Trang 15Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu.
Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sànggiúp đỡ mọi người
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo
môi trường nước trong sạch Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt.Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường Phát huy tinh thần tự nguyện vàchấp hành luật pháp của mỗi người dân
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới
2.2.1.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc (Saemaul Undong - SMU)
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuối thế kỷ
19, xuất phát điểm là một quốc gia nghèo đói Cuối thập kỷ 60, GDP bình quân đầungười chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% người dân nông thônvẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng
lá Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đấtnước lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làmsao thoát khỏi đói nghèo
Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà không
có sự trợ giúp của Chính phủ Điều này làm Tổng thống suy nghĩ rất nhiều và nhận
ra rằng “Viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tựgiúp chính mình” Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ lẫnnhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn Những ý tưởng này chính là nền tảngcủa phong trào xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc sau này (Saemaul Udong)
2.2.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản (Onevillage, oneproduct - OVOP)
Từ năm 1979, Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phongtrào “Mỗi làng, một sản phẩm” (OneVillage, one Product - OVOP) với mục tiêu pháttriển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chungcủa Nhật Bản Phong trào “mỗi làng một sản phẩm” dựa trên 3 nguyên tắc chính là:
+Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu
+Tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo
Trang 16+Phát triển nguồn nhân lực
Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗtrợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh Mỗi địaphương, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình lựa chọn ra những sảnphẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng để phát triển Đến Oita - một tỉnh của NhậtBản
Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sẩn phẩm đặc sản địaphương có giá trị thương mại cao như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch,cam Kabosu đã giúp nâng cao thu nhập của người dân địa phương
2.2.1.3 Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan (One Tambon one Product -OTOP)
Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP của Nhật Bản, Chính phủ Thái Lan
đã xây dựng dự án cấp quốc gia “mỗi xã, một sản phẩm” (One Tambon one Product OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độcđáo, bán được trên toàn cầu Sản phẩm của OTOP đươc phân theo 4 tiêu chí:
Có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu
- Sản xuất liên tục và nhất quán
- Tiêu chuẩn hóa
- Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng
Các tiêu chí trên đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốnđược tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm vềtập quán, lối sống của người dân địa phương Kết quả nông thôn Thái Lan có đượcchỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới
2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương ở Việt Nam
2.2.2.1 Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta
Xuất phát từ những khó khăn thực tế của người dân nông thôn Việt Nam,cùng với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nước phát triển,nước ta cũng tiến hành xây dựng chương trình nông thôn mới, phù hợp với nhữngđiều kiện cụ thể của từng địa phương
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêuphấn đấu đến năm 2016 cả nước đạt có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vànăm 2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Trang 17Hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam được thực hiện dựatrên 6 nguyên tắc cơ bản sau:
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới phảihướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mớiban hành tại quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ(gọi tắt là Bộ tiêu chí xã)
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế
hố trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộngđồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗtrợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang phát triển trên địa bàn nông thôn
- Thực hiện xây dựng chương trình nông thôn mới phải gắn với kế hoạch pháttriển - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyhoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phâncấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,dự án củachương trình nông thôn mới, phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng,thực hiện dân chủ cơ sở hóa trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thực hiện và giámsát, đánh giá
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận tổ quốc và các tổ chứcchính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xâydựng nông thôn mới
- Bắt đầu tiến hành xây dưng mô hình nông thôn mới, nhà nước ta đã tiếnhành thí điểm tại 11 xã trên phạm vi cả nước
Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm còn thiếu sót từ lý thuyết đếnthực tiễn Tiếp đó chúng ta vừa thực hiện vừa điều chỉnh những sai xót để đạt tớimục đích cuối cùng
Trang 182.2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Trường Hà là xã biên giới nằm ở phía Bắc của huyện Hà Quảng (tỉnh CaoBằng), có chiều dài đường biên giới 10,5 km với 4 dân tộc chính gồm: Tày, Nùng,HMông, Kinh sinh sống Xã có diện tích đất tự nhiên 2.914,18 ha, trong đó, đất nôngnghiệp 2.672,09 ha, chiếm 91,69%; đất phi nông nghiệp 222,53 ha, chiếm 7,64%
Theo Chủ tịch UBND xã Trường Hà Đàm Văn Trường, trước khi thực hiệnchương trình xây dựng NTM, xã còn gặp rất nhiều khó khăn Trong đó, tốc độchuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã vẫn còn chậm, chưa có các vùng sản xuất chuyêncanh mang tính chất hàng hoá Việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nôngnghiệp còn hạn chế, hiệu quả sản xuất còn thấp Nguồn ngân sách xã và các nguồnthu khác gặp nhiều khó khăn Từ tháng 1/2013, Trường Hà được chọn là xã điểm vềxây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 Đây là điều kiện mở ra cơ hội cho xãthu hút các nguồn lực đầu tư và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân đểthay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống cho nhân dân
Thực hiện Kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, BanChấp hành Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết và chỉ đạo các chi bộ trực thuộc bànNghị quyết chuyên đề về đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM; chỉ đạo Mặt trận Tổquốc xã và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạchtuyên truyền, vận động theo chuyên đề Song song với đó, UBND xã xây dựng Đề
án, Kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015; thành lập Ban quản lý, Tổ giúpviệc chương trình xây dựng NTM ở xã, thành lập Ban phát triển tại 9 thôn và xâydựng kế hoạch thực hiện từng năm
Thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã quan tâm, chú trọng đến công tácnâng cao thu nhập cho bà con nông dân Từ năm 2013-2016, xã đã thực hiện được 7
mô hình phát triển sản xuất với tổng kinh phí hơn 5,2 tỷ đồng, trong đó 2 mô hìnhtrồng cây ăn quả có diện tích 15 ha với 200 hộ tham gia; mô hình nuôi gia cầm vớitổng số 15 nghìn con gà, vịt với 178 hộ tham gia Ngoài ra, xã tích cực vận độngnhân dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang xây dựng các trang trại chănnuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, các mô hình đã mang lại lợi nhuận từ 60-80 triệu
Trang 19đồng/năm Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, vì vậy,năng suất và hiệu quả kinh tế được nâng cao, góp phần đưa giá trị sản xuất trên diệntích đất canh tác đạt trên 56 triệu đồng/ha/năm.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, toàn xã đã cứng hóa được 18 km đường giaothông nông thôn, nâng tỷ lệ đường được cứng hóa 86% (trong đó đường liên xã,đường thôn, xóm được cứng hóa 80%) Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương đượccứng hoá 14,3km, đạt tỷ lệ 97% tổng chiều dài kênh mương do xã quản lý
Về tiêu chí môi trường, luôn được xã quan tâm và thực hiện thường xuyên,trong đó, thực hiện tuyên truyền tới các xóm thu gom rác thải tại các thôn, không đểrác gây ô nhiễm môi trường Hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh trên địa bàn từng thôn;xây dựng và triển khai kế hoạch chỉnh trang nhà cửa, đường làng ngõ xóm, trồng câyxanh tạo cảnh quan sạch, đẹp trên địa bàn toàn xã Đến nay, xã có trên 99% số hộdân được sử dụng nước hợp vệ sinh
Trên lĩnh vực giáo dục, cơ sở vật chất trường, lớp được xã quan tâm đầu tưxây dựng, đã có 2/3 trường học đạt chuẩn quốc gia Công tác giáo dục có nhiềuchuyển biến tích cực và từng bước được nâng lên Việc xây dựng quỹ khuyến họcđược duy trì, phát triển và đạt hiệu quả cao
về lao động và giải quyết việc làm, Đảng ủy, UBND xã thường xuyên quantâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể nhân dân phối hợp cùng các trung tâm đào tạo nghề,hướng nghiệp tổ chức giới thiệu cho người lao động được đào tạo nghề, tạo việc làm.Đến nay, toàn xã có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 37,1%, đồng thời tạo điều kiệncho các hộ gia đình được vay vốn mở nghề mới, đi lao động ở nước ngoài giúp giảmnghèo bền vững
Nhìn chung, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Trường Hà đã hoàn thành 19tiêu chí xây dựng NTM, đồng thời được tỉnh Cao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTMtheo Quyết định số 2518/QĐ-UBND Đặc biệt, trong quá trình xây dựng NTM, xã đãđạt được những kết quả tích cực trong xây dựng các mô hình sản xuất; đẩy mạnh ápdụng cơ giới hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đưa các giống câytrồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần tạo sự chuyển biếntích cực trong nhận thức của nhân dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung;
Trang 20tạo tiền đề cho xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn.
Bên cạnh đó, trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, cần thường xuyên ràsoát, đánh giá các nội dung cần thực hiện, chương trình đầu tư; tránh đầu tư dàn trảigây lãng phí ngân sách và không hiệu quả Trong thực hiện chương trình phát triểnnông nghiệp hàng hoá cần lựa chọn mô hình, cây con giống phù hợp với tình hìnhthực tiễn tại địa phương; cần có mô hình làm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm vànhân rộng mô hình
Với 19 tiêu chí NTM đạt được, trong thời gian tới, Trường Hà tiếp tục phấnđấu giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM Cùng với đó, tiếptục phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
2.2.2.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sóc Hà là một xã vùng II biên giới của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cáchtrung tâm huyện 10 km Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.238,35 ha; 07 xóm;
680 hộ với 2.825 nhân khẩu, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Tuynhiên, các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương còn nhỏ lẻ, đầu ra cho sản phẩm chưa
ổn định Đảng bộ xã có 315 đảng viên, sinh hoạt tại 12 chi bộ trong đó: 07 chi bộxóm, 03 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ Trạm y tế, 01 chi bộ Quân sự Trong nhiệm kỳ
2015 - 2020, Đảng bộ xã xác định xây dựng Nông thôn mới là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm; trên cơ sở đó đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo sựthống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, cùng với sự đồngthuận của nhân dân Trong nhiều năm qua Đảng bộ và nhân dân xã đã có nhiều cốgắng và quyết tâm thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới Đến tháng12/2019, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đúng lộ trình đề
ra, nâng số xã về đích của Hà Quảng lên 03 xã
Trong quá trình phát huy vai trò lãnh đạo, để thực hiện thành công nhiệm vụchính trị trọng tâm “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”; thựchiện Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011- 2020; Kế hoạchthực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyện Hà Quảnggiai đoạn 2011- 2020; Đảng ủy xã đã ra Quyết định số 82-QĐ/ĐU, ngày 15/11/2018
Trang 21về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới xã Sóc Hà giai đoạn 2018 - 2020 (do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban)
và ban hành kèm theo Quyết định số 83-QĐ/BCĐ, ngày 15/11/2018 về việc Banhành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới xã Sóc Hà; Kế hoạch số 49-KH/ĐU, ngày12/4/2019 về việc lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngnông thôn mới năm 2019 nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong việc thựchiện Chương trình Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã kịp thời quán triệtsâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh, huyện và Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 tới các chi bộ trực thuộc và toàn thể cán bộ, đảngviên và nhân dân
Đảng ủy xã luôn chú trọng lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Chỉ đạo Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc xã phát động phong trào thi đua “Sóc Hà chung sức xây dựng
nông thôn mới” đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người
dân trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; nhiều hoạtđộng thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới được thực hiện Nhận thức của cán
bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển biến rõ rệt
Về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội: Đảng ủy xã lãnh đạo chính quyền triểnkhai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các nguồn vốn theoNghị quyết 30a/CP, Chương trình 135 với tổng kinh phí thực hiện hơn 1,7 tỷ đồng,nội dung hỗ trợ gồm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, giống cây trồng, vậtnuôi như; bò, dê, lợn, gà, giống lạc, ngô ngọt, phân bón thuốc lá, phân NPK Tíchcực vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các môhình trồng lạc hàng hóa, cây ngô ngọt, xác định thuốc lá là cây mũi nhọn mang lạihiệu quả kinh tế cao Tổng thu ngân sách của xã năm 2019 trên địa bàn đạt49.453.518 đồng; thu nhập bình quân đạt 34,3 triệu đồng/người/năm; tổng sản lượnglương thực có hạt đạt 1.368,3 tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 16.835/17.068 con;giá trị sản xuất nông nghiệp/ha canh tác 63,3 triệu đồng; diện tích cỏ chăn nuôi6,03/6,03 ha; duy trì độ tre phủ rừng 78%; giảm tỷ lệ hộ nghèo là 75/670 hộ, đạt
Trang 2211,19 %.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, kết cấu hạ từng bước được nâng lên, các côngtrình phúc lợi xã hội như: Nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được xây dựng khangtrang, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, học tập, chăm sóc sức khỏe của ngườidân địa phương Hằng năm, Đảng ủy lãnh đạo các bộ phận chuyên trách tổ chức cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống mùng 9-
10 tháng Giêng phục vụ nhu cầu tinh thần cho nhân dân Thực hiện xây dựng nếpsống văn hóa năm 2019: danh hiệu làng văn hóa đạt 12/16 (75%); danh hiệu gia đìnhvăn hóa đạt 616/680 hộ (90,6%) Hệ thống trường lớp được xây dựng, con em đủ độtuổi được đến trường, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia: 2/3 trường; duy trì, giữvững phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS Trạm y tế có bác sỹ đáp ứng việcchăm sóc sức khỏe cơ bản của nhân dân, giảm tỷ suất sinh 0,3%o (100%) Tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 8,73% An ninh trật tự trên địa bàn ổn định, đượcgiữ vững Đến tháng 5 năm 2020, xã Sóc Hà được công nhận là xã đạt chuẩn nôngthôn mới
Đạt được kết quả như trên là cả quá trình nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, sựvào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Sóc Hà Đảng bộ xã Sóc Hà đãphát huy tốt vai trò lãnh đạo, thường xuyên nắm chắc tình hình đời sống, tâm tư, tìnhcảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó có những giải pháp hỗ trợ kịp thời.Đây là nền tảng vững chắc để Đảng bộ xã tiếp tục thực hiện sứ mệnh lãnh đạo trongnhững năm tiếp theo, xây dựng xã Sóc Hà ngày càng giàu đẹp, văn minh
2.2.2.4 Tình hình xây dựng và phát triển nông thôn mới cấp xã hiện nay
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớikhá toàn diện Đến nay, cả nước có 3.289 xã (đạt 36,84%) được công nhận đạt chuẩnnông thôn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thànhnhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Cả nước còn 121 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 136 xã(vượt mục tiêu năm 2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150 xã) Bình quân
tiêu chí/xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chí.
Cả nước đã huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để thực hiện Chương
Trang 23trình Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 8.000 tỷ đồng Vốn ngân sách địaphương: 33.887 tỷ đồng, trong đó, 51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã
bố trí được khoảng 19.528 tỷ đồng Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án kháclà: 38.076 tỷ đồng Vốn tín dụng: 158.420 tỷ đồng Vốn doanh nghiệp đóng góp là12.218 tỷ đồng Nhân dân và cộng đồng đóng góp 18.959 tỷ đồng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn số liệu điều tra của Tổng cụcThống kê cho thấy, từ năm 2011- 2018, cả nước đã hoàn thành một khối lượngđường giao thông gấp hơn 5 lần của giai đoạn 2001-2010, có 99,4% tổng số xã trên
cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địahình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An )
Tính chung về tiêu chí giao thông, 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêuchí thủy lợi (đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạttiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt70,9%)
Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các địa phương đã tập trung đầu tư
và đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứngdụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành được một số vùng sản xuất tậptrung theo hướng hàng hóa, trong đó, đã có 744 chuỗi nông sản an toàn
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện nay, cả nước có khoảng 4.823sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó mới có 1.086 sản phẩm (khoảng22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%) sản phẩm cóđăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Tính tới hết năm 2018, cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 58,5%
số xã đạt chuẩn tiêu chí giảm hộ nghèo, 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động có việclàm Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt do rà soát lại theoyêu cầu mới của Bộ tiêu chí quốc gia
Cả nước đã có 4.795 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt53,7%); 76,7% số xã đạt tiêu chí văn hóa so với cuối năm 2016
Tuy nhiên, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết khoảng cáchchênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền còn khá lớn cụ
Trang 24thể: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 63,33% số xã đạt chuẩn, Đông Nam Bộ là63,22%, miền núi phía Bắc chỉ đạt 15,53%, Tây Nguyên 22,5%, Đồng bằng sôngCửu Long 29,43%, Duyên hải Nam Trung Bộ 30,87%.
2.2.2.5 Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
Một là, phải coi việc xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội, trong đó cấp uỷ, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hànhquá trình thực hiện Chú trọng đổi mới công tác lãnh đạo của cấp ủy, quản lý điềuhành của chính quyền, phương pháp vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể; trong đó phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân trongquản lý, điều hành
Hai là, tổ chức tốt phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân
cư, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, các hoạt động do chính người dân ởthôn, xã dân chủ bàn bạc, quyết định
Ba là, xây dựng NTM phải trên cơ sở lồng ghép các chương trình MTQG,chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các chương trình, dự án đang triển khai ở nông thôn
và huy động đóng góp công sức của nhân dân
Bốn là, xây dựng NTM được gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằngnăm, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở đảm bảo quốc phòng
và an ninh của địa phương
Năm là, để thực hiện thành công xây dựng NTM, công tác tuyên truyền, vậnđộng, nâng cao nhận thức cho người dân phải được đặt lên hàng đầu Cùng với đó,cần phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân trong quản lý, điều hành
Sáu là, khi thực hiện, các xã phải sắp xếp, lựa chọn thực hiện các tiêu chí phùhợp với tình hình địa phương, chọn những tiêu chí đáp ứng nguyện vọng của ngườidân để thực hiện trước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi Đội ngũ cán bộ, đảng viên phảinêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc chongười dân
Trang 25• ' •
3.1 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đượctriển khai tại xã Ngọc Động
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại xã Ngọc Động, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày: 10/01/2020 đến10/05/2020
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Ngọc Động
- Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Ngọc Động
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới xã
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác triển khai chươngtrình nông thôn mới xã Ngọc Động
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống
kê của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đờisống của xã
rril 11 A A-| • z\ A
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Chọn 60 mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là các hộ dân trong xã
để điều tra phỏng vấn, nhằm thu thập thông tin về xây dựng nông thôn mới tại xã
+ Tiến hành chọn 3 trong 11 xóm của xã, 3 xóm được chọn đảm bảo tiêu chíđại diện cho điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của xã
• Xóm Mần Thượng Hạ là xóm có vị trí địa lý nằm xa đường trục chính và
Trang 26• Xóm Tàn Tó là xóm ngay trung tâm xã, có điều kiện kinh tế khá hơn so vớicác xóm khác
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, sốbình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện các tiêuchí nông thôn mới của xã
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước vàsau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Từ đó thấy được sự khác biệt và hiệuquả khi áp dụng mô hình nông thôn mới
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu bằng excel sau đóphân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu
3.3.3 Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới
3.3.3.1 Nhóm tiêu chí về quy hoạch
* Tiêu chí số 1: Quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêu chuẩnmới
- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện cótheo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp
3.3.3.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội
*Tiêu chí số 2: Giao thông
- Tỷ lệ km đường liên xã đường nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100%, đủ điều kiệncho các phương tiện giao thông đi lại đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thôngvận tải
Trang 27* Tiêu chí số 3: Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được theo yêu cầu của sản xuất và dân sinh
* Tiêu chí số 4: Điện
- Hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt 95%
* Tiêu chí số 5: Trường học
- Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở có vật chấtđạt chuẩn quốc gia đạt 70%
* Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Nhà văn hóa và các khu thể thao của xã phải đạt chuẩn theo Bộ văn hóa - Thểdục thể thao - Du lịch
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể dục thể thao thôn đạt 100% theo quyđịnh của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
* Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Chợ có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn (khu vực chợ sạch sẽ đảm bảo vệ sinh, cácnhóm hàng hóa được xếp theo khu vực quy định) có bộ phận kiểm dịch, có ban quản
lý chợ đảm bảo an ninh cho họp chợ Chợ chuẩn của Bộ xây dựng
•irFTi* S'- _ I- -T — Ấ í) - r rí /y „ > • 3_ > -Ạ -k.1- >?
*Tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại từng thôn, bản, những điểm đó phải đạttiêu chuẩn về cơ sở vật chất
* Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư
- Không có nhà tạm bợ, dột nát
- Đạt trên 80% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định
3.3.3.3 Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
* Tiêu chí số 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người / năm so với mức bình quân chung của tỉnh gấp
Trang 28Tỷ lệ nghèo nhỏ hơn 12%
4- nnĩ S' _ _ I- -T — Ấ - T z _ • -ô _ 13. _
* Tiêu chí số 12: Lao động có việc làm
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệpdưới 50%
HT1Ị „ I z — 'í'") 'T'’ _ 1 _' _ „ _
* Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động hiệu quả cao
3.3.3.4 Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường
* Tiêu chí số 14: Giáo dục và Đào tạo
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 20%
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
* Tiêu chí số 16: Văn hóa
- Xã có từ 70% số thôn, trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy chuẩn của
Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch
* Tiêu chí số 17: Môi trường và an toàn thực phẩm
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 70%
- Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
- Có từ 90% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia
- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Trang 29- Cán bộ trong toàn xã đạt chuẩn.
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
*Tiêu chí số 19: Quốc phòng và An ninh
- Xây dựng lực lượng dân quân “vưỡng mạnh, rộng khắp” và hoàn thành cácchỉ tiêu quốc phòng
- Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; không
có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội(ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các nămtrước
Trang 304.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý
Xã Ngọc Động cách thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng 5km về phía Tây Bắchuyện Hà Quảng Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Lương Thông, xã Đa Thông
- Phía Nam giáp xã Thanh Long, xã Yên Sơn
- Phía Đông giáp xã Lương Can và thị trấn Thông Nông
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc
Ngọc Động là một xã vùng cao địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đávôi, đất sản xuất chủ yếu là đất nương rẫy, đất ruộng khoanh nuôi bảo vệ và phát triểnrừng Giao thông chưa thuận lợi chủ yếu là đường mòn núi đá, do đó còn khó khăn trongviệc giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội
*Địa hình
Địa hình trên địa bàn của xã mang đặc trưng của địa hình đồi núi cao, độ cao trungbình 500 - 800m so với mặt nước biển Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi thườngthiếu nước về mùa khô Do đặc điểm địa hình đồi núi cao và phức tạp nên ảnh hưởng rấtlớn đến giao thông đi lại, bố trí mạng lưới thủy lợi, việc tưới tiêu không chủ động nên ảnhhưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của xã
4.1.2 Khí hậu — thủy văn
- Khí hậu: Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt Mùađông lạnh sương muối, ít mưa và có mưa phùn Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4
+ Nhiệt độ trung bình trong năm là 20,20'0
+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%
+ Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.736,9mm
+ Chế độ gió chia làm hai hướng rõ rệt Mùa đông gió mùa Đông Bắc kèm theomưa phùn, mùa hè gió Đông Nam kèm theo mưa
- Thủy văn: Trên địa bàn xã Ngọc Động có 2 nhánh suối chính chảy qua, suối Nặm
Trang 31mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhưng trữlượng nước không nhiều hầu như cạn vào mùa khô Do đặc điểm là xã vùng cao núi đá vôi
có địa hình phức tạp nên mùa khô thường bị khô hạn thiếu nước
4.1.3 Đặc điểm đất đai
Bảng 4.1: Diễn biến tình hình sử dụng đất của xã Ngọc Động
trong hai năm 2018 - 2019
Diện tích (ha)
Trang 322.2.7 Đất sông ngòi, kênh, rạch,
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 6,81 0,18 6,81 0,18 1
3.3 Núi đá không có rừng cây 7,53 0,20 7,52 0,20 0,99
(Nguồn: UBND xã Ngọc Động năm 2019)
Qua bảng 4.1 ta thấy hầu hết diện tích đất không đổi:
- Diện tích đất nông nghiệp giảm 0,12 ha chiếm 95,70% so với năm 2018, trong đó:+ Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 2973,84 ha chiếm 79,5% tổng diện tích đấtnông nghiệp
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 605,7ha giảm 0,12 ha chiếm 16,19% tổng diệntích đất nông nghiệp
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản không thay đổi là 0,2ha, chiếm 0,01% tổng diệntích đất nông nghiệp
- Diện tích đất phi nông nghiệp 90,67 ha, tăng 0,13 ha so với năm 2018 chiếm 2,43%tổng diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó:
+ Diện tích đất ở nông thôn là 15,9 ha chiếm 0,43% tổng diện tích đất phi nôngnghiệp
+ Diện tích đất chuyên dùng là 74,769 ha chiếm 2% tổng diện tích đất phi nôngnghiệp
- Đất chưa sử dụng có diện tích là 70,03 ha giảm 0,01 ha so với năm 2018 chiếm1,87% tổng diện tích đất tự nhiên của xã
Trang 33Bảng 4.3: Dân số và lao động của xã Ngọc Động năm 2019
Qua bảng 4.3 ta thấy cả xã có 381 hộ với tổng nhân khẩu là 1828 người Như vậy bình quân số
nhân khẩu trên hộ là 4,7 người/hộ đây là tỷ lệ trung bình của sốngười/hộ, Điều đó cho thấy việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của xã đã có
Trang 34người/km2, mật độ dân số thưa thớt.
Các dân tộc chung sống trên địa bàn xã Ngọc Động khác biệt nhau tương đối lớn vềphong tục, tập quán Dân tộc Nùng hiện có 897 người chiếm 49,07%, dân tộc Dao chiếm31,24%, dân tộc Mông chiếm 19,64% còn lại dân tộc Kinh chiếm 0,05%
Tuy nhiên nếu không biết kết hợp hài hòa giữa các nếp sống khác nhau, nhiều khi sẽdẫn đến những xung đột về văn hóa giữa các dân tộc Do vậy nó yêu cầu vai trò điều hòarất lớn của chính quyền xã
4.1.5 Tình hình dân số và cơ cấu lao động
Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã năm 2019
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Trang 35phụ thuộc vào số nhân khẩu và số hộ qua các năm luôn có sự thay đổi.
4.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Động
• • ~ */ • ~ ~ • ” • • ~
4.2.1 Quy hoạnh
Qua thực tiễn cho thấy vấn đề nòng cốt và khó khăn nhất là lập quy hoạch, đây làkhâu quy hoạch không khoa học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt đến bộ mặt nông thônsau này
Tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, để có được tầm nhìn lâu dài và cáchoạt động ổn định có giá trị đều phải tiến hành quy hoạch Xã Ngọc Động tiến hành quyhoạch cũng được bàn đến và tiến hành có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển củađịa phương, đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định Hiện trạng quyhoạch của xã được thể hiện qua bảng 4.5
Bảng 4.5: Hiện trạng quy hoạch của xã Ngọc Động năm 2019
- 2020
Hiện trạng của xã
Đạt phê duyệtĐã được Đạt
1.2 Ban hành quy địnhquản lý quy hoạch chungxây dựng xã và tổ chứcquy hoạch
Đạt
Quy định
đã đượcban hành Đạt
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát đánh giá hiện trạng các tiêu chí
NTM trên địa bàn xã Ngọc Động năm 2019)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Đồ án, đề án xây dựng nông thôn mới của xã đã được huyệnphê duyệt, hiện nay xã đang tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung quyhoạch cho phù hợp với thực tế
Trang 364.2.2.1 Giao thông
Sự phát triển kinh tế của một tỉnh hay một xã nói riêng, nó cũng được đánh giá quacái nhìn về giao thông đi lại của xã đó, bởi vì giao thông giữ vai trò nhất định mà nhữngthứ khác không thể thay thế được như: Giao thông giúp cho các quá trình sản xuất diễn rathuận lợi hơn, đường nông thôn, nội đồng được cứng hóa Sự phát triển của một quốc gianói chung, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, là nhân tố quan trọng trong phân bố sảnxuất và dân cư, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng xa xôi, tăng cường sứcmạnh quốc phòng Với những vai trò quan trọng trên cho ta thấy sự phát triển của giaothông vận tải có thể làm thước đo về trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước được vínhư là mạch máu trong tổ chức nền kinh tế Tình hình giao thông của xã Ngọc Động đượcthể hiện cụ thể qua bảng 4.6
Bảng 4.6: Hiện trạng đường giao thông của xã Ngọc Động năm 2019
Hiện trạng của xã