LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là côn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
Tên đề t à i :
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XẤY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ TÂN LONG HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên - năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG Tên đề t à i :
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XẤY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ TÂN LONG HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K46 – KTNN – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Châu
Thái Nguyên - năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”,
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi,luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn
đã được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luậnvăn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trìnhnghiên cứu khoa học nào Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn xem vàsửa
Thái nguyên ngày tháng năm 2018
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện đề tài
Ths Nguyễn Thị Châu Hoàng Thị Thu Hương
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầuCủa hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 4Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Ban Chủ nhiệm khoa cũng tập thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế vàphát triển nông thôn nói riêng và các thầy, cô trong Nhà trường đã tận tìnhđào tạo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt khóa học
- Các bác, cô, chú cán bộ tại công sở UBND xã Tân Long cùng toàn thể
bà con nhân dân trong địa bàn xã
- Báo cáo được hoàn thành nhờ sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn tận
tình của cô giáo ThS Nguyễn Thị Châu – Giáo viên khoa kinh tế và phát
triển nông thôn – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em xin chân thànhcảm ơn cô với lòng biết ơn sâu sắc
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô, các bác, cô, chú cán bộ tại công
sở UBND xã Tân Long cùng bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quátrình học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
Vì kiến thức và thời gian hoàn thành khóa luận có hạn nên không tránhkhỏi được những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy,
cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn và các bạn để đề tài của
em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thị Thu Hương
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình4.1 : Lược đồ hành chính xã Tân Long 16
Trang 6DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trang 7MỤC LỤC
i LỜI CẢM ƠN ii DANH
MỤC CÁC BẢNG .iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Các khái niệm về nông thôn 4
2.1.2 Các vấn đề về nông thôn 5
2.1.3 Mô hình về nông thôn mới 7
2.1.4 Lý luận về phát triển nông thôn 7
2.1.5 Tiêu chí về nông thôn mới 9
2.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới .9
Trang 82.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1
9
2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 10
Trang 9PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.14
cứu 14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.2.1 Điều tra tình hình kinh tế xã hội ở xã Tân Long 14
3.2.2 Phân tích kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 của xã Tân Long 14
3.2.3 Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long giai đoạn 2015 – 2020 14
3.2.4 Đánh giá nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở xã 14
3.2.5 Đề xuất một số giải pháp phát triển xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long trong giai đoạn tiếp theo .14
3.3 Phương pháp nghiên cứu .14
3.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 14
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 15
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN 16
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tân Long .16
4.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 16
4.1.2 Đặc điểm tự nhiên 17
4.1.3 Điều kiện kinh tế - Xã hội 19
Trang 104.1.4 Văn hóa thể thao 244.1.5 Môi trường 244.2 Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015.Thực trạng xây dựng nông thôn mới và kết quả tổ chức thực hiện chương trình
2017 24
4.2.1 Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015 24
Trang 114.2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới và kết quả xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long theo bộ tiêu chí Quốc gia NTM năm 2017
28
4.3 Đánh giá tồn tại, khó khăn, thách thức của xã Tân long .48
4.4.2: Sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM 52
PHẦN 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ TÂN LONG TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 57
5.1 Một số giải pháp chủ yếu 57
5.1.1 Các giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về hạ tầng – kinh tế - xã hội
57 5.1.2 Các giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 57 5.1.3 Các giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
59 5.1.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện dự án 60
5.2.1 Kết luận 60
5.2.2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 121
Trang 131.1 Sự cần thiết của đề tài
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU
Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng vềthành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tậpquán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiếtcho cuộc sống con người Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có mộtnước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nôngdân còn thấp Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước ViệtNam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây cùng với
sự phát triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự phát triển và đổi mớiđáng kể Đây là những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả
về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển Để phát triển nông thôntheo đúng hướng, có cơ sở khoa học, đảm bảo phát triển bền vững thì phảitiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là một vấn đề hết sức quantrọng Nông thôn mới Việt nam trong tương lai sẽ là nơi sản xuất ra các sảnphẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hànghoá, là nơi giữ gìn văn hoá truyền thống của các dân tộc, là nơi bảo đảm hàihoà mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên… Với những quyết sách củaChính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ,ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nôngthôn mới ở Việt Nam đang trở thành một cuộc vận động cách mạng của đấtnước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập của Việt Nam
Xã Tân Long có vị trí thuộc phía Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ, cáchtrung tâm huyên (thị trấn Chùa Hang) khoảng 20km Xã gặp những khó khăn,bất lợi do cơ sở hạ tầng xuống cấp, yếu kém làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời
Trang 14sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Điểm yếu kém nhất trong cơ sở hạtầng của xã là mạng lưới giao thông, phần lớn đường giao thông chính trong
xã là đường cấp phối đất chưa được cứng hoá, do đó thường xuyên bị hư hạinghiêm trọng vào mùa mưa Không chỉ khó khăn về giao thông, các cơ sở hạtầng kỹ thuật và xã hội khác của xã còn thiếu hoặc quy mô chưa đáp ứngđược nhu cầu của nhân dân
Xã Tân Long có tiềm năng để phát triển kinh tế nông - lâm kết hợp theohướng sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, những tiềm năng đó chưa được khaithác hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao thu nhập cho nhân dân,những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là việc chỉđạo phát triển kinh tế xã hội của xã những năm qua chưa có quy hoạch
Việc Quy hoạch xây dựng NTM xã Tân Long nhằm đánh giá rõ cácđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về khônggian, về mạng lưới dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác tiềmnăng thế mạnh vốn có của địa phương hướng tới đáp ứng cho sự phát triểnkinh tế - xã hội lâu dài Từ trước đến nay xã chưa có quy hoạch tổng thể chophát triển hạ tầng nông thôn chính vì vậy, Quy hoạch xây dựng NTM xã TânLong là rất cần thiết và cấp bách, nhằm định hình phát triển điểm dân cư vàphân vùng sản xuất một cách tổng thể chấm dứt tình trạng phát triển manhmún, tự phát Đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ sản xuất và cải tạomôi trường của dân cư nông thôn
Xuất phát từ thực trạng trên tôi tiến hành thực hiện đề tài :” Tìm hiều thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu chung.
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về NTM và các tiêu chí NTM,vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của
Trang 15huyện Đồng hỷ - Tỉnh Thái Nguyên Từ đó đề xuất một số giải pháp để thựchiện xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Điều tra tình hình kinh tế xã hội ở xã Tân Long
- Phân tích kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 –
2015 của xã Tân Long
- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long giaiđoạn 2015 – 2020
- Đánh giá nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở xã
- Đề xuất một số giải pháp phát triển xây dựng nông thôn mới của xãTân Long trong giai đoạn tiếp theo
1.3 Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về mô hình nông thôn mới và nhữngchính sách liên quan đến phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay
Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rènluyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên
Góp phần hoàn thiện những lý luận về nông thôn mới
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựngNTM tại xã Tân Long
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Tân Long có nhữngđịnh hướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1 Các khái niệm về nông thôn
Khái niệm về nông thôn:
Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhậnmột cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau vềnông thôn, và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tươngquan với đô thị Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thônđược định nghĩa “là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông” Thànhthị được định nghĩa “là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nôngnghiệp” Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khácnhau giữa nông thôn và thành thị Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn vàthành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khácnhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội Về tự nhiên, nông thôn là vùng đấtđai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị Những vùng đất đai này khác nhau
về địa hình, khí hậu, thủy văn Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nôngnghiệp Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị Trình
độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kémhơn đô thị Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sốngvật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị Tuy nhiênnhững di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thườngphong phú hơn thành thị Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêutrình độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thịtrường Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cưlàm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều
từ sản xuất nông nghiệp Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối
Trang 17cảnh cụ thể của từng nước Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chấttương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thờigian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới.Trong điều kiện hiện nay ở Việt nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể
hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá,
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [5]
2.1.2 Các vấn đề về nông thôn
Bức tranh nông thôn và người nông dân Việt Nam hiện nay sẽ ra saokhi nước ta hội nhập sâu rộng hơn và khi nước ta trở thành nước cơ bản côngnghiệp hóa? Đây là vấn đề mà nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hóađang tập trung nghiên cứu Đảng ta đã tổ chức hội nghị trung ương 7(6/2008), bàn về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (tamnông), Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nông thônViệt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiêncứu trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội thảo “Nôngdân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện chính sách và chiến lược pháttriển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia đã liệt
kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua bao gồm
Vấn đề thứ nhất: Đó là kinh tế nông thôn mang đậm tính thuần nông Ởnông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây là hoạt động mang tính đặcthù là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên - một thách thức lớn của sảnxuất nông nghiệp Trong khi nước ta đang hướng tới một nước công nghiệp,thì yêu cầu tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp phải giảm trong GDP, mục tiêuhướng tới năm 2020 là tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
Trang 18trong GDP tương ứng là: 10% - 44% - 46%, mà hiện tại nông nghiệp vẫnchiếm tỉ lệ khá cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ [1]
Vấn đề thứ hai: Kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, chưa đápứng được tiềm năng phát triển ở nông thôn, đời sống và sản xuất còn gặpnhiều khó khăn Đặc biệt là giao thông nông thôn gây cản trở lớn cho sảnxuất, kinh doanh ở nông thôn Các dịch vụ y tế ở một số vùng nông thôn chưađược quan tâm, các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản chưa được chú trọngnhiều dẫn đến thất thoát lớn sản phẩm nông sản, cả về số lượng và chất lượngnông sản Các thiết bị giảng dạy ở một số tỉnh vùng cao cũng chưa được quantâm, đầu tư Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn hiện còn là vấn
đề rất lớn, hiện còn 281 xã chưa có đường ô tô đến khu vực trung tâm, hệthống đường tới trung tâm xã mới được 70% là đường nhựa, bê tông hoá,thiếu nhiều đường liên thôn Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vàomùa khô, chất lượng nước sinh hoạt mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y
tế Trong đầu tư cho tưới tiêu, hệ thống thuỷ lợi, mới chỉ 2,4/4,1 triệu ha đấtlúa được tưới, khoảng 50% cà phê, 20% rau màu được tưới Nhiều hệ thốngthuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, chỉ phát huy được 60%
- 70% công suất thiết kế, mới 19% kênh mương được kiên cố hoá, tình trạngthẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến Điện dùng cho nông nghiệp, nôngthôn chưa được đảm bảo, mới được 95% hộ dân có điện dùng Các hạng mụccông trình hạ tầng cơ sở nông thôn khác cũng còn thiếu và xuống cấp nhiều.[2]
Vấn đề thứ ba: Tình trạng tỷ lệ gia tăng dân số ở vùng nông thôn cònkhá cao, gây sức ép tới việc làm, thu nhập và đời sống của người dân Nănglực quản lý xã hội còn nhiều vấn đề, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đang
ở mức báo động…
Vấn đề thứ tư: Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thếtích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển cáckhu công nghiệp hiện nay (20 năm qua hơn 300.000 ha đất nông nghiệp bị
Trang 19mất đi do quá trình này) Điều này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nôngthôn và xu hướng di dân ra thành phố để mưu sinh là không thể tránh khỏi.Đây là xu thế của một xã hội phát triển là giảm tương đối cơ cấu của nôngnghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ [2]
Vấn đề thứ năm: Thiếu hụt nhất ở khu vực nông thôn là tri thức vàthông tin khoa học công nghệ hiện đại không được chuyển giao một cách có
hệ thống Người nông dân thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao được khoahọc công nghệ để họ thực sự làm chủ Điều này tiếp tục đặt họ vào thế bất lợihơn nữa [2]
2.1.3 Mô hình về nông thôn mới.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới
là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựuKHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của ngườiViệt Nam Nhìn chung mô hình làng nông thôn mới theo hướng CNH - HĐH,hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêucầu phát triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạthiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộhơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến vàvận dụng trên cả nước
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặcđiểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đápứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nôngthôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tínhtiên tiến về mọi mặt” [7]
2.1.4 Lý luận về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một quá trình và được thể hiện trên nhiều mặtnhư: kinh tế nông thôn, xã hội nông thôn, địa lý tự nhiên và môi trường nông
Trang 20thôn Việc nghiên cứu nông thôn có thể đi sâu vào các khía cạnh cụ thể hơnnhư các vấn đề hoạt động của nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn, dân
số và lao động nông thôn, đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn [3], [4]
PTNT không thể tách rời nông thôn với đô thị mà trái lại cần phải thểhiện mối quan hệ chặt chẽ, cộng sinh giữa nông thôn với thành thị trong vùngnghiên cứu, dựa theo các tiêu chí của phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, vănhóa, và môi trường PTNT chỉ có thể đạt kết quả tốt trên cơ sở tăng trưởngkinh tế
Nguyên tắc chính của phát triển nông thôn là phải có tính bền vững đốivới phát triển con người, phát triển kinh tế, môi trường, phát triển các tổ chứckhi phát triển nông thôn Phát triển nông thôn cần có tính hợp tác và tính toàndiện và tính cộng đồng thể hiện ở các mặt sau [3]
- Dân chủ và an toàn
- Bình đẳng và công bằng xã hội
- Bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân
- Sự tham gia của người dân trong hợp tác với Chính phủ
- Tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ mai sau
- Tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn
- Đảm bảo cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ
- Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn hơn là chỉ chú trọng lợi íchtrước mắt
- Giảm thiểu sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm và ảnhhưởng xấu đến môi trường
- Nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ phát triển,nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển con người, kinh
tế và môi trường
- Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai…
Trang 212.1.5 Tiêu chí về nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới giai đoạn 2016 – 2020
Căn cứ Quyết định số 1980/ QĐ - TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn
2016 -2020
Căn cứ vào Quyết định số 2292/QĐ-TTg ngày 07/09/2016 của UBNDtỉnh về việc ban hành Đề án xay dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giaiđoạn 2016 – 2020, dịnh hướng dến năm 2030
Nhóm I: Quy hoạch (có 1 tiêu chí)
Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 8 tiêu chí) giao thông, thủy lợi,điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn,thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư
Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 4 tiêu chí) thu nhập, hộnghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất
Nhóm IV: Văn hóa – xã hội – môi trường (có 4 tiêu chí) giáo dục vàđào tạo, y tế, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm
Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 2 tiêu chí) hệ thống chính trị và tiếpcận pháp luật, quốc phòng an ninh
2.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào SaemaulUndong Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn
cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhauxây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là đểxây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn"
Trang 22Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thayđổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn.Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ mộtphần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định vàthực thi mọi việc Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủtrong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phongtrào Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng
xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từcác đại diện này Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc ápdụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ chochế biến nông sản Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư
về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác Nhờhiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nôngnghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhấtchâu Á [9]
2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
2.2.2.1 Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta
Xuất phát từ những khó khăn thực tế của người dân nông thôn ViệtNam, cùng với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nướcphát triển, nước ta cũng tiến hành chương trình xây dựng nông thôn mới, phùhợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương
Chương trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêuphấn đấu đến năm 2015 cả nước có trên 20% số xã đạt chuẩn NTM và năm
2020 có trên 50% số xã đat chuân nông thôn mơi [8]
* Hoạt động xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam được thực hiện dưatrên 6 nguyên tăc cơ ban sau đây:
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướngtới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới,
Trang 23ban hành14 tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngChính phủ (gọi tắt là Bộ tiêu chí quốc gia NTM)
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chínhsách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụthể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chươngtrình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địabàn nông thôn
- Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thựchiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của chương trình xây dựng NTM, phát huy vai trò làm chủ của ngườidân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổchức thực hiện và giám sát, đánh giá
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận tổ quốc và các tổchức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủthể trong xây dựng NTM [6]
2.2.2.2.Tình hình xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên.
Thành phố Thái Nguyên là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh TháiNguyên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 8/8 xã đã đạt 19tiêu chí xã nông thôn mới
Trang 24Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng nguồn vốn đầu tưthực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong 06 năm qua của Thànhphố Thái Nguyên là 429,5 tỷ đồng, trong đó: tổng nguồn ngân sách của trungương, địa phương hỗ trợ chiếm khoảng 50%, còn lại là vốn đóng góp của xãhội Từ nguồn vốn này, Thành phố đã hoàn thành 60,94 km (100%) đường trục
xã được cứng hóa, bê tông hóa, nhựa hóa; 65% chiều dài đường nội đồngđảm bảo không lầy lội vào mùa mưa
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của 08/8 xã đạt trên 35 triệuđồng/người; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của thành phố chỉ còn 2,97%; Các xãcũng đạt chuẩn quốc gia về y tế khi mỗi trạm có từ 01 – 02 bác sỹ; công táckhám, chữa bệnh cho người dân có thẻ Bảo hiểm y tế được thực hiện ở tất cảcác trạm y tế; cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục được đầu tư Bệnh viên đakhoa thành phố được đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn và người dân
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định là13.868/14.008 hộ, đạt 99%, trong đó, số hộ được sử dụng nước sạch theo quychuẩn là 10.506/14.008 hộ, đạt 75%
Thành phố có 39 làng nghề (thuộc địa bàn các xã Tân Cương, PhúcTrìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng và Cao Ngạn), chủ yếu là làng nghề chè truyềnthống (37 làng nghề), 02 làng nghề còn lại là làng nghề sinh vật cảnh và làngnghề sản xuất bún bánh 100% làng nghề đã lập phương án bảo vệ môitrường, được UBND thành phố xác nhận theo quy định, đồng thời đầu tư xâydựng hệ thống thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải được thugom và xử lý theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường
Thành phố đã đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài (tại
xã Tân Cương) với diện tích trên 3 ha, công suất xử lý đạt 150 tấn/ngày, bắtđầu được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2017 Hiện nay, 100% khu dân cư tậptrung của các xã đã thực hiện việc thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt,
Trang 25được Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị sử dụng xe chuyêndùng vận chuyển vào Nhà máy Đá Mài để xử lý,…
2.2.2.3 Tình hình xây dựng NTM ở huyện Đồng Hỷ
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xâydựng nông thôn mới (NTM), đến nay, huyện Đồng Hỷ có 5 xã đạt chuẩnNTM; 9 xã đạt từ 10 đến 16 tiêu chí; 1 xã đạt dưới 10 tiêu chí
Trong 5 năm, huyện đã làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 80 km đườngtrục xã, liên xã; trên 190 km đường bê tông nông thôn; trên 16 km kênhmương nội đồng
Trong sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng năng suất, chấtlượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực luôn được huyệnchú trọng, quan tâm Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh
Giai đoạn 2016-2020, huyện Đồng Hỷ đề ra mục tiêu có từ 70% số xãđạt chuẩn xây dựng NTM trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm…
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố để huyện Đồng Hỷ trở thànhđiểm sáng trong xây dựng nông thôn mới là việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi, nông nghiệp, nông thôn
Huyện xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một nhiệm vụ, nộidung quan trọng cốt lõi trong tổng thể xây dựng nông thôn mới để nâng caothu nhập cải thiện tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khuvực nông thôn
Để Cuộc vận động xây dựng Nông thôn mới thực sự hiệu quả, huyện đãxây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Trang 26PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Các vấn đề liên quan đến thực trạng xây dựng NTM tại xã Tân Long
- Hộ nông dân tại xã Tân Long
3.2 Nội dung nghiên cứu.
3.2.1 Điều tra tình hình kinh tế xã hội ở xã Tân Long.
3.2.2 Phân tích kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 –
2015 của xã Tân Long.
3.2.3 Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long giai đoạn 2015 – 2020.
3.2.4 Đánh giá nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở xã.
3.2.5 Đề xuất một số giải pháp phát triển xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long trong giai đoạn tiếp theo
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện tại 3/10 xóm (Làng mới, Ba đình, Đồng mẫu) tại
xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Mỗi xóm chọn điều tra 15
Trang 27hộ, 3 xóm này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xãhội và thực trạng xây dựng NTM chung cho toàn xã Tân Long.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1 Thông tin thứ cấp
- Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thực chât làcải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cầnthiết cho một vấn đề nhất định
- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết, các đề án xây dựng NTM
- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê UBND xã, thuthập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn internet,
3.3.2.2 Thông tin sơ cấp
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân(PRA): Đề tài sử dụng công cụ của phương pháp này để có thể tìm hiểu đượcmột cách chuẩn xác nhất những khó khăn của người dân do chính người dânđưa ra, những khó khăn được định hướng giải quyết dựa trên nhu cầu thực tếkhách quan yêu cầu của người dân, chứ không phải áp đặt ý kiến chủ quancủa người thực hiện Do đó mà cơ hội thành công rất lớn Một cố công cụthuộc bộ công cụ PRA được sử dụng chủ yếu trong đề tài gồm:
+ Sử dụng công cụ SWOT, phương pháp này giúp ta xác định điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nội bộ cộng đồng, nó cũng baogồm cả các yếu tố từ bên ngoài
+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp haygián tiếp bằng các dụng cụ để năm được tổng quan về địa hình, địa vật trênbàn nghiên cứu
3.3.2.4 Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh hiện trạng nôngthôn trên địa bàn xã, với các tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia
về NTM
Trang 28PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tân Long
- Phía Đông giáp với xã La Hiên huyện Võ Nhai
- Phía Tây giáp với xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ
- Phía Nam giáp với xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ
- Phía Bắc giáp với xã Văn Lang, Hòa Bình huyện Đồng Hỷ; xã Thần
Xa huyện Võ Nhai
Hình4.1 : Lược đồ hành chính xã Tân Long
(Nguồn: Tác giả biên vẽ)
Trang 294.1.2 Đặc điểm tự nhiên.
4.1.2.1 Địa hình, địa chất.
Tân Long là xã miền núi vùng cao của huyện Đồng Hỷ, địa hình tươngđối phức tạp, núi đá vôi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của xã Địa hình của xãmang đặc trưng của địa hình miền núi, cao về phía bắc, thấp dần về phía nam
và chia làm 2 miền: Miền trong (Sa Lung) địa hình phức tạp và đi lại khókhăn hơn, miền ngoài (Làng Mới) Nằm xen kẽ là hệ thống khe suối tạothành những cánh đồng ruộng bậc thang, có quỹ đất khá rộng để phát triểnsản xuất nông - Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm
4.1.2.2 Khí hậu, thời tiết.
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên quamột số năm gần đây cho thấy xã Tân Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đớigió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Nhiệt độ không khí: TB năm 22 độ C
- Độ ẩm không khí: TB: 82%
- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưachiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8,nhiều khi xẩy ra lũ
- Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gióĐông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc
- Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày
4.1.2.4 Tài nguyên thiên nhiên.
a) Tài nguyên đất.
- Xã Tân Long tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7 ha; Trong đó diệntích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tầng đất tương đối dày;
Trang 30Trong đó có diện tích đất có độ dốc cao được bố trí trồng rừng, diện tích đất có
độ dốc trung bình, tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính
2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,25 0,006
2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 9,31 0,23
(Nguồn UBND xã Tân Long, năm 2017)
Trang 31b) Tài nguyên khoáng sản.
Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát trên địa bàn xã Tân Longtài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là núi đá vôi, đá xây dựng và một sốloại khoáng sản như sau
- Xí nghiệp quặng chì kẽm cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu
và có 5 mỏ đá khai thác đá xây dựng
c) Tài nguyên rừng.
Theo số liệu thống kê diện tích rừng của xã Tân Long là 2.265,4ha.Trong đó rừng trồng sản xuất 907,02ha, rừng phòng hộ: 1.083,72ha, sảnlượng khai thác gỗ hàng năm đạt khoảng 800m3
Những năm gần đây với chủ chương, chính sách của Nhà nước trongviệc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc,bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó đã nâng cao ý thức cũng như tráchnhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng Do đó diện tích rừngđược chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển tốt, từ đó góp phần bảo vệ môitrường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra
d) Tài nguyên nước.
Do điều kiện địa hình, tài nguyên nước của xã Tân Long có 2 con suốichính Suối Hồng Phong - Đồng Mây - Đồng Luông dài khoảng 7 km và suốiLàng Mới - Đồng Mẫu - Ba Đình dài 4 km, ngoài ra có một số mạch nướcngầm tự nhiên như: Giếng Nước Lạnh xóm Làng Mới, Đập khe Giặt xóm BaĐình…Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và sinhhoạt của nhân dân Vào mùa mưa thường bị nhiễm bẩn, trước khi đưa vào sửdụng cần phải xử lý làm sạch
Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 15m với chất lượng nước đượccoi là đảm bảo vệ sinh
4.1.3 Điều kiện kinh tế - Xã hội
4.1.3.1 Dân số và lao động.
Trang 32Bảng 4.2: Hiện trạng dân số từng xóm của Tân Long năm 2017
(Nguồn UBND xã Tân Long, năm 2017)
Xã Tân Long có 1.405 hộ với 6.036 nhân khẩu sinh sống trên 9 xóm bảntrên địa bàn xã, gồm: 8 dân tộc cùng chung sống trong đó: Dân tộc Nùng: 687
hộ = 2.705 người chiếm 44,81%, Dân tộc kinh 370 hộ = 1.354 người chiếm23,43 %, dân tộc khác 348 hộ = 1.977 người chiếm 32,75 % Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là của xã 0,12 %; mật độ dân số 146 người/km2 Công tác dân số kếhoạch hóa gia đình trong những năm qua luôn được thực hiện tốt góp phần ổnđịnh dân số, phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 4.3: Hiện trạng lao động của Tân Long năm 2017
Trang 33Lao động toàn xã: 4.423 người/6.036 người chiếm 73,2% dân số, trongđó: Lao động nông- lâm nghiệp: chiếm 95% tổng số lao động Lao động nôngnghiệp tại xã Tân Long vẫn chiếm tỷ lệ cao Lao động dồi dào nhưng số laođộng được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ chưa cao sản xuất theo kinh nghiệm Laođộng công nghiệp -TCN và dịch vụ thương mại: chiếm 3,5% tổng số laođộng.
4.1.3.3 Kết quả sản xuất nông lâm nghiệp năm 2016.
Căn cứ biên bản nghiệm thu đánh giá năng suất cây trồng vụ xuân ngày
04 tháng 6 năm 2016 và Biên bản nghiệm thu đánh giá năng suất cây trồng
vụ mùa ngày 04 tháng 10 năm 2016 của phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ
đó diện tích gieo xạ, gieo thẳng, gieo vãi chiếm 7%, diện tích lúa lai đạt 30ha
= 15,7% diện tích gieo cấy Diện tích đạt cao sản là 40ha
b,Vụ mùa:
* DT gieo cấy 350ha/350ha KH, NS bình quân đạt 48,7tạ/44,7tạ/ha
KH, SL 1.704,5/1.563 tấn bằng 109% KH so = 103,5% so với cùng kỳ Trongđó: DT gieo xạ, gieo thẳng chiếm 20% diện tích gieo cấy, Diện tích đạt caosản 50ha
c, Cơ cấu giống: Chủ yếu giống khang dân 18, bao thai, nếp hoa
vàngvà các giống lúa thuần chất lượng cao như TH3-5, DQ 11, Thiên ưu 8 và
Trang 34một số giống lúa lai như SYN6, B-TE 1, GS9 Trong vụ mùa năm 2016 diệntích lúa lai B-TE1 được mở rộng sản xuất, lúa đạt năng suất cao và ít sâubệnh, chống đổ tốt, hơn hẳn các giống địa phương và các giống lúa lai khác.
d Đánh giá chung: Công tác khuyến nông và chủ động theo dõi của
người dân được thực hiện tốt, người dân đã chủ động phòng trừ sâu bệnh nêntrong năm qua sản xuất lúa ít bị tác động gây giảm năng suất so với cùng kỳnăm 2016 Công tác thủy lợi tưới nước cho diện tích sản xuất lúa chưa pháthuy được do trong năm tình hình khô hạn không có mưa kéo dài dẫn đến hồđập không có nước Cây trồng bị hạn hán từ 28/9 đến hết tháng 10, khi đangtrổ bông nên bị nghẹn đòng, làm giảm và mất năng suất lúa
2 Cây ngô: DT gieo trồng cả năm 330ha/330ha, NS bình quân đạt 44.3 tạ
/ha SL 1.462 tấn/1.450 tấn = 100,8% KH = 94,9% so với cùng kỳ
Trong đó:
Vụ xuân: Diện tích 224ha/225ha KH = 100% KH, năng suất ước đạt
45tạ/44,2 tạ/ha KH, Sản lượng ước đạt 1.012 tấn/981 tấn =103 % KH năm,bằng 101% so với cùng kỳ, về cơ cấu giống chủ yếu NK 4300, NK67,CP333,NK6636… Diện tích ngô đạt cao sản là 90 ha
Vụ hè thu: DTgieo trồng: 100ha/100ha đạt 105% KH, NS
45tạ/43tạ/ha, SL 450tấn/430 tấn đạt 105% KH Diện tích trồng ngô đạt caosản là 50ha
Vụ đông : DT gieo trồng: 4,5 ha/30ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng
100 4,5tấn
Diện tích gieo trồng ngô lai vụ đông trên địa bàn xã không đạt theo kếhoạch do điều kiện khí hậu khô hạn lâu ngày không có mưa, người dân khôngchủ động được nguồn nước tưới
* Về cơ cấu giống cơ bản (97%) là các giống ngô lai NK 4300,CP333, NK6654, P4199 và một số ít diện tích trồng ngô nếp khác Trong vụxuân diện tích và năng suất đảm bảo đạt và vượt kế hoạch đề ra do điều sâu
Trang 35bệnh ít tác động và khí hậu thuận lợi cho cây ngô phát triển Tuy nhiên trong
vụ mùa năm 2016 diện tích bị thiệt hại do hạn hán kéo dài trong tháng 9 vàtháng 10 đã làm giảm và mất năng suất ở các vùng có chân đất cao như xómLân Quan, Hồng Phong và một số xóm khác
3 Cây màu các loại
- Cây lạc : DT cả năm 55 ha, NS 14 tạ/ha, SL 82/71 tấn = 120,8% KH
DT chè trồng mới và trồng lại bằng phương pháp giâm cành đạt5,3ha/5 ha: đạt 106 % KH, 100% bằng giống chè cành chất lượng cao LDP1.Trong đó nhà nước hỗ trợ 100% giống chè diện tích là : 5,3 ha còn lại hanhân dân tự mua giống trồng
Nhìn chung kể từ đầu năm 2016, chè sản xuất kinh doanh đạt năng suấtcao và giá ổn định hơn, ít bị sâu bệnh nặng gây hại, đầu năm mưa nhiều nênsản lượng chè đã tăng đạt kế hoạch đề ra Trong năm tới diện tích chè trồngmới từ năm 2015 bắt đầu được thu hoạch
5 Lâm Nghiệp
* Công tác trồng rừng: tiếp nhận các chương trình trồng rừng và triển
khai kế hoạch trồng rừng kết quả đến nay qua nghiệm thu.Tổng DT trồngrừng cả năm: 100ha/ 100 ha = 100% KH = 100% so cùng kỳ
Hiện nay đang chỉ đạo làm tốt công tác lập hồ sơ thiết kế diện tích chuẩn bịcho các chương trình trồng mới năm 2017
* Công tác quản lý và khai thác rừng:
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng theo quy định, hạn chế mức thấpnhất cháy rừng trong mùa khô Trong năm đã theo dõi, cấp phép khai thácđược: 1.142,8 m3 gỗ keo rừng trồng
Trang 36Trong năm sảy ra 01 vụ phát đốt rừng phòng hộ để trồng rừng Đã giaocho hạt kiểm lâm huyện Đồng Hỷ sử lý, xử phạt vi phạm hành chính với sốtiền là 2,6 triệu đồng.
4.1.4 Môi trường.
Tân Long là xã vùng cao với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm ngưnghiệp Môi trường của xã là tốt Tuy nhiên một số năm gần đây, do việc pháttriển sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừsâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt, khai thác các mỏ đá, phát triển cáckhu dân cư nên phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường
4.2 Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015 Thực trạng xây dựng nông thôn mới và kết quả tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn năm 2017
4.2.1 Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011 2015.
-4.2.1.1 Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM
Xã Tân Long đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếucho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hôi – môi trường;quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Chưa thực hiệncông bố quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới
Đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới hoàn thành và phêduyệt ngày 22 tháng 4 năm 2013 Nội dung đánh giá hiện trạng 19 tiêu chí vàđưa ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thônmới đến năm 2020
Việc công bố quy hoạch, cắm mốc quy hoạch còn chậm chưa thựchiện được
4.2.1.2 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Với nhận thức xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn, UBND xã Tân Long đã chủ trương đẩy
Trang 37mạnh công tác tuyên truyền chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tậphuấn cho nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, phòng trừ sâu bệnh hạilúa; chuyển giao giống lúa lai đem lại năng suất cao; triển khai mô hình trồngngô lai tại xóm Làng Mới.
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ phân bón, trang thiết bị sảnxuất cho người dân (bằng vốn 135) tổng số tiền là 1,2 tỷ đồng Dự án trồngrừng theo QĐ 147 ; dự án trồng chè cành từ 2011 – 2014 là 18 ha (trồng lại vàtrồng mới)
UBND xã triển khai mở các lớp dạy nghề như lớp kỹ thuật trồng và sơchế chè, vì vậy số lao động qua đào tạo của xã ngày càng tăng
Các mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa mang tính đột phá,chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa
4.2.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn đã từng bước nâng caonhận thức của người dân về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nôngthôn mới, từ đó bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước kết hợp với đóng gópcủa người dân và doanh nghiệp, từ năm 2011 – 2015 xã Tân Long đã xâydựng được 10km đường trục xóm và ngõ xóm ở các xóm Đồng mây ,Đồng luông, Làng Mới , Ba Đình, Đồng Mẫu, Làng Giếng với tổng số tiềntrên 1 tỷ đồng
Đường bê tông xóm Xóm Mỏ Ba , Lân quan được nhà nước đầu tư4.7 tỷ đồng với 7,5km
Tu sửa đường liên xóm với tổng chiều dài 1.500m bằng nguồn vốncủa nhà nước: 400 triệu đồng
Xây dựng trường mầm non xã Tân Long là 2,7 tỷ đồng, 1 đập dângtại xóm Hồng Phong kinh phí 1,9 tỷ đồng bằng nguồn vốn thủy lợi của huyệnĐồng Hỷ
Xây mới 01 nhà văn hóa xóm Lân Quan với tổng số vốn 650 triệu đồng
Trang 38Với tinh thần hăng hái xây dựng nông thôn mới đã có nhiều hộ giađình tham gia hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng số 03ha.
Nhóm tiêu chí đạt thấp gồm các tiêu chí: nhà ở dân cư, hình thức tổchức sản xuất, môi trường
4.2.1.4 Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường
* Giáo dục:
Đã phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đã có 02 trường đạtchuẩn quốc gia cấp độ 1
* Y tế:
Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 100%
Triển khai đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước,thường xuyên quan tâm tới các gia đình chính sách, người nghèo, người có công
22/22 cán bộ công chức xã đạt chuẩn theo quy định
5/5 tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở
5/5 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
- Về an ninh, trật tự xã hội:
Trang 39Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, pháhoại các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền đạo trái pháp luật, khiếukiện đông người.
9/9 xóm được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự.Lực lượng công an xã đạt danh hiệu xuất sắc
-Xã trắng không có người nghiện
4.2.1.6 Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực
Tổng vốn ngân sách trung ương bố trí trực tiếp chương trình xây dựngnông thôn mới 2011 – 2015là 1.198.000.000 đồng trong đó kinh phí quyếttoán chi NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 là 698.000.000 đồng
Nhận xét:
Qua kết quả thực hiện NTM giai đoạn I của xã Tân Long từ năm 2011– 2015 cơ bản ban đầu đã đạt và chưa đạt được các tiêu chí:
* Các tiêu chí đã đạt chuẩn, gồm 05 tiêu chí:
1 Tiêu chí số 1 - Qui hoạch
2 Tiêu chí số 4 - Điện
3 Tiêu chí số 15 - Y tế
4 Tiêu chí số 18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
5 Tiêu chí số 19 - An ninh trật tự xã hội
* Các tiêu chí chưa đạt chuẩn, gồm 14 tiêu chí:
1 Tiêu chí số 2 - Giao thông
2 Tiêu chí số 3 - Thuỷ Lợi
3 Tiêu chí số 5 - Trường Học
4 Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá
5 Tiêu chí số 7 - Chợ nông thôn
6 Tiêu chí số 8 - Bưu điện
7 Tiêu chí số 9 .- Nhà ở dân cư
8 Tiêu chí số 10 - Thu nhập
Trang 409 Tiêu chí số 11 - Hộ nghèo.
10 Tiêu chí số 12 - Cơ cấu lao động
11 Tiêu chí số 13 - Hình thức tổ chức sản xuất
12 Tiêu chí số 14 - Giáo dục
13.Tiêu chí số 16 - Văn hóa.
14 Tiêu chí số 17 - Môi trường.
4.2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới và kết quả xây dựng nông thôn mới của xã Tân Long theo bộ tiêu chí Quốc gia NTM năm 2017.
4.2.2.1 Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã.
Được sự quan tâm lãnh đao, chỉ đạo của UBND huyện, các phòng ban,ngành của huyện, UBND xã Tân Long đã triển khai thực hiện chương trìnhMTQG về xây dựng NTM theo sự hướng dẫn của cấp trên
Chương trình MTQG xây dựng NTM được Đảng ủy, HĐND, UBNDban hành Nghị quyết, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụcho các đồng chí cán bộ UBND xã phụ trách, tổ chức tuyên truyền đến cácđoàn thể, nhân dân
Đảng ủy – HĐND – UBND đã ban hành một số văn bản chỉ đạo như:Quyết định số 03/QĐ – ĐU ngày 01 tháng 4 năm 2011 về việc thànhlập BCĐ xây dựng nông thôn mới gồm 13 thành viên do đồng chí Chủ tịch ủyban nhân dân làm trưởng ban
Quyết định số 62/QĐ – UBND ngày 30 tháng 5 năm 2011 về việc thànhlập ban quản lý xây dựng nông thôn mới gồm 11 thành viên do đồng chí phótịch UBND xã làm trưởng ban
Quyết định số 74/QĐ – UBND ngày 30 tháng 11 năm 2011 về việcthành lập tổ giúp việc xây dựng nông thôn mới gồm 3 thành viên
Nghị quyết số 03/NQ- ĐU về việc thông qua đề án xây dựng nông thônmới giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020