Tính toán lượng asen chiết ra từ các pha khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của xỉ thải pirit từ quá trình sản xuất axit sunfuric (Trang 37 - 41)

Hàm lượng asen trên từng pha giải phóng ra từ xỉ thải pirit đã được tính toán dựa trên hàm lượng asen chiết được khi sử dụng các tác nhân có lực chiết tăng dần và được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Hàm lượng asen chiết ra từ các pha

Hàm lượng asen (mg/L)

Dạng hòa tan 0.016

Pha hấp phụ 2.50

Pha khoáng sắt hoạt động 0.15

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 0 500 1000 1500 2000 N n g độ A s (m g/ L) Nồ n g đ Fe (m g/L) Tổng thể tích dung dịch chiết (mL) Nồng độ Fe (mg/L) Nồng độ As (mg/L)

32

Pha sắt tinh thể 129.15

Pha sắt pirit 15.91

Như vậy, lượng asen chiết ra chủ yếu từ pha sắt tinh thể khi sử dụng tác nhân chiết amoni oxalat và ascorbic (chiếm khoảng 87%), tiếp theo là asen liên kết với sắt pirit chiếm khoảng 10%, có rất ít lượng asen liên kết với pha sắt hoạt động, hấp phụ trên bề mặt xỉvà dạng hòa tan (khoảng 0.1%). Tính toán lượng asen chiết ra từ xỉpirit khoảng 0.52 mg/g, suy ra với 1kg xỉ lượng asen chiết được khoảng 0.52g. Với bãi xỉ thải của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chất đống hàng nghìn tấn thì lượng asen sẽ là một con số tương đối lớn. Ngoài ra, sự có mặt của sắt trong xỉ cũng là một vấn đề môi trường cần quan tâm khi lượng sắt này đi vào nguồn đất và nước.

33

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện luận văn đã đưa ra được một số kết luận sau: 1. Đã thực hiện được quá trình chiết asen từ xỉ thải pirit với năm tác nhân chiết: H2O chiết các dạng asen bám trên bề mặt xỉ, NaHCO3 chiết các dạng asen hấp phụ trên bề mặt xỉ, axit ascorbic chiết các dạng asen liên kết với sắt hoạt động, hỗn hợp đệm amoni oxalat và ascorbic chiết các dạng asen liên kết với pha sắt tinh thể, HNO3 chiết các dạng asen liên kết với pha sắt pirit.

2. Kết quả hàm lượng asen chiết ra từ các năm tác nhân cho thấy chủ yếu asen được chiết ra từ dạng sắt tinh thể chiếm tới 80%, sau đó là lượng asen liên kết với sắt pirit chiếm khoảng 17%, có rất ít lượng asen hấp phụ hoặc sắt hoạt động hoặc bám trên bề mặt xỉ.

3. Bãi xỉ thải là nguồn gây ô nhiễm asen với hàm lượng tương đối lớn khoảng 0.52 g/kg. Đây là bài toán cần đặt ra để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở Lâm Thao nói riêng và các khu khai thác quặng pirit nói chung.

4. Từ các kết quả thực nghiệm và tình trạng của bãi thải pirit, nhận thấy rằng các vấn đề môi trường do xỉ thải pirit gây ra bao gồm:

- Tạo môi trường có pH thấp.

- Hàm lượng các kim loại trong nước thải cao.... - Lượng xỉ thải pirit khổng lồ

Để giải quyết vấn đề này, nước rò rỉ có thể được thu thập vào hồ chứa cho bay hơi. Sau đó, nước từ hồ chứa này sẽ được bơm vào một hồ có khả năng chứa bùn khác để trung hòa bằng vôi bột sao cho giá trị pH luôn ổn định là 9. Khi đó, bùn thải chủ yếu là CaSO4 và kết tủa của các kim loại hòa tan như Fe, Cd, Mn... Bùn thải sẽ được bơm vào hồ chứa cho bay hơi nước, bùn khô sau đó chủ yếu là thạch cao và oxit sắt sẽ được sử dụng làm vật liệu che phủ. Để cải thiện chất lượng môi trường, có thể kết hợp trồng một số loại cây,

34

thảm thực vật.Lượng xỉ thải pirit có thể được hoạt hóa thành vật liệu xử lý Mn, As cho nước cấp sinh hoạt. Xỉ thải sẽ được ngâm trong HCl 3M sau đó tiếp tục ngâm trong NaOH 0.5M để trung hòa, rửa sạch, sấy khô[6,11,15].

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của xỉ thải pirit từ quá trình sản xuất axit sunfuric (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)