Quản TrịTrảiNghiệmKháchHàngQuảntrịtrải nghiêm của kháchhàng (Customer Experience Management- CEM) là quá trình quản lý một cách có chiến lược toàn bộ trảinghiêm của kháchhàng đối với một sản phẩm hay một công ty. Đó là nhận định của giáo sư Bernd Schmitt (Đại học Columbia, Mỹ) cho rằng các nhãn hiệu có thể tạo ra năm loại trảinghiệm khác nhau: cảm giác (sense), cảm nhận (feel), suy nghĩ (think), hành động (act) và liên hệ (relate). Singapore Airlines, Starbucks và Amazon.com là những doanh nghiệp điển hình thu được thành công trong việc tạo ra những trảinghiệm tích cực cho khách hàng. Các nhà làm tiếp thị có thể vẫn dùng cách làm của các công ty đó để đem đến trảinghiệm cho kháchhàng theo những kênh sau đây. 1. Các hoạt động truyền thống như quảng cáo, quan hệ với công chúng (PR)/ phát hành các bản báo cáo thường niên, các brochure và bán tin. 2. Các yếu tố nhận dạng bằng hình ảnh hay lời nói như tên gọi, logo, bảng hiệu, đội xe vận chuyển. 3. Sự hiện diện nổi bật của sản phẩm tại điểm bán hàng. 4. Các hoạt động liên kết nhằm xây dựng nhãn hiệu như tham gia các sự kiện, tài trợ cho các cuộc thi, tiếp thị liên kết, nhượng quyền sử dung nhãn hiệu, giới thiệu sản phẩm bằng cách lồng nó vào nội dung phim ảnh hay phim truyền hình. 5. Các môi trường như môi trường bán lẻ, cách thiết kế quầy hàng ở các cuộc hội chợ kế triển lãm, thiết kế văn phòng, nội thất, nhà xưởng của doanh nghiệp. 6. Trang web và các phương tiện truyền thông điện tử CD-Rom, thư điện tử tự động, các chương trình quảng cáo trực tuyến, hệ thống mạng nội bộ (intranet). 7. Con người, bao gồm các nhân viên bán hàng, các nhân viên làm dịch vu chăm sóc khách hàng, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật hoặc bảo trì, những người phát ngôn của doanh nghiệp, các tổng giám đốc và các giám đốc điều hành. Có năm bước mà các doanh nghiệp nên thực hiện khi xây dưng một chương trình CEM: 1. Phân tích thế giới trảinghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp phải hiểu được hoàn cảnh văn hóa xã hội (đối với kháchhàng cá nhân) hay hoàn cảnh kinh doanh (đối với kháchhàng là doanh nghiệp) mà ở đó những trảinghiệm của kháchhàng được hình thành. 2. Xây dựng cơ sở hình thành những trải nghiệm. Doanh nghiệp phải xây dưng một chiến lược trong đó vạch ra loại trảinghiêm mà nhãn hiệu của mình muốn tạo ra cho kháchhàng (tức trả lời cho câu hỏi "cái gì"), những lợi ích hay giá trị mà trảinghiệm đó đem đến cho họ (trả lời cho câu hỏi "tại sao") và chủ đề thực hiện tổng thể để chuyển tảitrảinghiệm đến kháchhàng (trả lời cho câu hỏi “bằng cách nào"). 3. Thiết kế trảinghiệm cho nhãn hiệu. Ở bước này doanh nghiệp phải triển khai việc tạo ra trảinghiệm cho kháchhàng thông qua hình ảnh và cảm nhận của logo, bảng hiệu, bao bì, môi trường bán lẻ trong các chương trình quảng cáo, các tàiliệu tiếp thị và các thông tin trực tuyến. 4. Tạo ra sự tương tác cho khách hàng. Đó có thể là sự tương tác trực tiếp ở các cửa hàng bán lẻ, trong các cuộc viếng thăm khách hàng, ở quày làm thủ tục của khách sạn, hay thông qua công cụ mua bán trực tuyến của một trang web. 5. Không ngừng sáng tạo. Việc tạo ra trảinghiệm cho kháchhàng tiếp tục được kéo dài theo quá trình phát triển sản phẩm mới. Các sự kiện tiếp thị phải được liên tục điều chỉnh để giúp kháchhàng có được trảinghiệm ở mọi nơi họ tương tác với doanh nghiệp. . Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng Quản trị trải nghiêm của khách hàng (Customer Experience Management- CEM) là quá trình quản lý một cách. ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Các nhà làm tiếp thị có thể vẫn dùng cách làm của các công ty đó để đem đến trải nghiệm cho khách hàng theo