1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP

134 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian vừa qua để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà nước đã thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, kinh doanh trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Theo chủ trương đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/07/2011 về cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đặc biệt là các Tổng công ty (TCT), tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Tổng công ty là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế thông qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi phải có những Tổng công ty lớn và phát triển bền vững, giữ vai trò chủ đạo và điều tiết một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế để hạn chế sự chi phối của các công ty đa quốc gia và các Tổng công ty tư bản quốc tế mở rộng thị trường vào Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Song các Tổng công ty Việt Nam được thành lập dựa trên các công ty có quy mô chưa lớn, tồn tại yếu kém trong quản lý, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, chưa phát huy tốt vai trò chủ lực trong nền kinh tế. Một số Tổng công ty làm ăn thua lỗ kéo dài và lâm vào tình trạng phá sản. Nhiều Tổng công ty Nhà nước đầu tư dàn trải, không tập trung vào ngành kinh doanh chính, đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro và không thuộc thế mạnh của mình như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, các khoản nợ lớn có khả năng thanh toán thấp của một số TCT đã được phát hiện và báo động từ nhiều năm nay như Vinashin, Vinalines. Bên cạnh đó Nhà Nước còn nhiều hạn chế trong các chính sách, pháp luật đã ban hành liên quan đến các Tổng công ty, dẫn đến những tồn tại, yếu kém trong tổ chức quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó, trong đó có nguyên nhân quan trọng là kiểm soát nội bộ kém hiệu quả. Nhìn chung, ở Việt Nam, lý luận về kiểm soát nội bộ còn sơ sài và chưa được coi trọng, kiểm soát nội bộ chủ yếu vẫn chỉ được xem là công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán viên độc lập thực hiện kiểm toán. Chức năng kiểm soát nội bộ chưa thực sự tách rời hoàn toàn khỏi kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ chưa được xem là công cụ hữu hiệu giúp ích cho quá trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP, với quy mô lớn và hoạt động đa ngành nghề thì việc phải thiết lập KSNB hiệu quả để hỗ trợ cho công tác quản lý là một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo cho Tổng công ty đạt được các mục tiêu như: Tuân thủ luật pháp và quy định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý); Đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Tuy nhiên, Tổng công ty được thành lập không phải do quá trình tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành Tổng công ty như các nước trên thế giới nên trong quá trình hoạt động còn rất nhiều hạn chế như: kinh doanh đạt hiệu quả thấp chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư, đầu tư ra ngoài ngành chưa hiệu quả, hệ thống thông tin tiềm ẩn nhiều hạn chế không thực sự hữu dụng cho quá trình ra quyết định. Rất ít các đơn vị thuộc Tổng công ty có được những chính sách và thủ tục KSNB riêng phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Hơn nữa một trong bảy nội dung chủ yếu theo chủ trương tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ là phải tăng cường công tác KSNB tại Tổng công ty. Xuất phát từ những lý do trên, hoàn thiện KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn Đề tài: "Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP" làm đề tài Luận văn thạc sĩ. 1.2. Lịch sử phát triển lý luận Kiểm soát nội bộ Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Luận văn đã tổng quan các công trình nghiên cứu và rút ra kết luận. Thứ nhất, trên thế giới, các lý luận về hệ thống KSNB đã phát triển tập trung làm rõ các khái niệm về hệ thống KSNB, vai trò của KSNB trong doanh nghiệp, các tiêu chí và công cụ để đánh giá KSNB, các bộ phận cấu thành của KSNB. Năm 1929, khái niệm về KSNB và công nhận vai trò của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp được đưa ra trong các văn bản hướng dẫn của các tổ chức nghề nghiệp và quản lý công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Năm 1934, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ vận dụng khái niệm về KSNB để soạn thảo pháp luật về giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, trong đó có nêu vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc bảo đảm các mục tiêu cơ bản như: quy định các tiêu chuẩn về cung cấp thông tin và mô hình các hành vi, qua đó tổ chức phát hành phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng, phản ánh hoạt động kinh doanh, rủi ro, lợi nhuận của dự án đầu tư mới hay các hoạt động đang diễn ra. Năm 1977, lần đầu tiên khái niệm về hệ thống KSNB xuất hiện trong một văn bản pháp luật của Hạ viện Hoa Kỳ, được đúc rút từ sau vụ bê bối với các khoản thanh toán bất hợp pháp cho chính phủ nước ngoài. Đến thập niên 80 (1980-1988), với sự sụp đổ hàng loạt các công ty cổ phần tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp buộc phải quan tâm đến KSNB và ban hành nhiều quy định hướng dẫn như: Quy định về các quy tắc đạo đức, kiểm soát và làm rõ chức năng của KSNB; Quy định về phòng chống gian lận báo cáo tài chính. Như vậy, từ trước năm 1929 đến năm 1992, lý luận về KSNB không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên KSNB vẫn chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Nhiều quan điểm không đồng nhất về KSNB, do đó dẫn đến yêu cầu phải hình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB. Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển rất nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Bởi vậy, nhiều uỷ ban ra đời để tìm cách khắc phục và ngăn chặn các gian lận, hỗ trợ phát triển kinh tế trong đó có Uỷ ban COSO (Committee Of Sponsoring Organizations) đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn cho kiểm soát nội bộ. Điểm mới của báo cáo là đã đưa ra được các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát), các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệ thống KSNB cho mục tiêu báo cáo thông tin tài chính, đưa ra được các công cụ đánh giá hệ thống KSNB, KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. Báo cáo COSO được đổi mới năm 2013 với nhiều lý thuyết nghiên cứu mới phù hợp với tình hình tài chính kinh tế giai đoạn gần đây. Thứ hai, trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, KSNB cũng được đề cập rất rõ ràng trong mối quan hệ biện chứng với công tác quản trị: Tác giả Laura F.Spira và Micheal Page (2002) “Nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB”; Tác giả Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006) “Nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới”. Trong lĩnh vực tài chính, một số nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động quản lý tài chính như: Tác giả Zipporah (2015), với đề tài “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Kenya” để đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp ở Nairobi, Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông của HTKSNB có tác động tích cực đối với ROA, trong khi giám sát lại có tác động ngược chiều với ROA; Tác giả Mahmoud Ibrahim (2017), với đề tài “Kiểm soát nội bộ và tạo doanh thu khu vực công ở Nigeria: Phân tích thực nghiệm”. Các kết quả đã cho thấy rằng, các thành phần của môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến việc tạo nguồn thu khu vực công tăng lên. Tác giả Nguyễn Quang Quynh (2014) tái bản lần 4 cuốn “Giáo trình kiểm toán tài chính” có chương 4 đánh giá hệ thống KSNB và các sách kiểm toán tài chính của các trường đại học trong cả nước. Những tài liệu trên cũng chỉ cung cấp và chỉ rõ hơn lý luận về kiểm soát nội bộ, cũng không vận dụng nó trong một tổ chức cụ thể. Theo chuẩn mực VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Bộ Tài chính đã đưa ra định nghĩa “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”. Theo thông tư 214/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 Bộ Tài Chính đã ban hành và chuẩn hoá lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quan điểm quốc tế. Theo đó với chuẩn mực VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị kiểm toán và môi trường của đơn vị” thì KSNB được định nghĩa là quy trình do Ban quản trị, BGĐ và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra một sự đảm bảo hợp lý và khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thứ ba, tại Việt Nam nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành, các lĩnh vực cũng được nhiều tác giả quan tâm ở các luận văn thạc sĩ. Kết quả nghiên cứu của các luận văn đều hệ thống hóa được các nguyên lý chung về hệ thống KSNB, tuy nhiên chưa có tác giả nào bổ sung cho lý luận mới về hệ thống KSNB, đưa ra được tiêu chí để đo lường và đánh giá hệ thống KSNB hoạt động đạt hiệu quả như mong muốn và phân tích được mối quan hệ giữa nhân tố tác động đến việc thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB. Điểm riêng của các nghiên cứu này là quá trình phân tích và đánh giá thực trạng KSNB của đơn vị cụ thể để đưa ra giải pháp hoàn thiện KSNB. Có thể kể đến các luận văn thạc sĩ: Thuộc lĩnh vực ngân hàng có: Tác giả Khúc Thị Huyền Trang (2008) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Biên”; Tác giả Trần Thị Huyền Trang (2017) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai... Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, với chức năng luân chuyển tiền, thanh toán và tín dụng. Vì vậy việc xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KSNB phù hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức là vô cùng quan trọng. Các luận văn trên cũng chỉ giải quyết được hoàn thiện hệ thống KSNB về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Thuộc các công ty có các tác giả nghiên cứu: Tác giả Hồ Đăng Bảo Tuấn (2013) về “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Minh Toàn”; Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần dược phẩm EUVIPHARM”. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (2015) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai”... Các công ty hoạt động dưới sự góp vốn của các thành viên, cổ đông nên sự xung đột về lợi ích là tất yếu. Do vậy cần phải thiết kế một hệ thống KSNB đủ mạnh và minh bạch để đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra. Các nghiên cứu này mới chỉ đánh giá được thực trạng KSNB của từng quá trình như tiêu thụ, chi phí sản xuất và tính giá thành hay hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mà chưa đánh giá và hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Một số luận văn nghiên cứu hệ thống KSNB trong các công ty vừa và nhỏ nên việc hình thành hệ thống KSNB còn chưa rõ nét. Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu thuộc Luận án tiến sĩ về hệ thống KSNB nhưng không phải trong một doanh nghiệp cụ thể mà phạm vi nghiên cứu rộng hơn trong một ngành, bộ hoặc một tổng công ty. Với việc nghiên cứu này các nghiên cứu đã lập phiếu khảo sát các đơn vị để đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các đơn vị thành viên, tìm ra các điểm giống nhau và khác nhau trong việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB để từ đó hoàn thiện cho cả hệ thống. Có thể kể đến: Tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) với Luận văn tiến sĩ về “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng”. Đề tài đã nêu được đặc điểm của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng với tổ chức phân theo từng cấp từ Bộ đến các Sư đoàn và đơn vị tương đương với các đặc điểm về tài chính: là đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tài chính chịu tác động của các quy luật kinh tế và quy luật chiến tranh và được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân cấp theo ngành với phân cấp theo đơn vị sử dụng ở từng cấp. Đề tài cũng nêu ra một số hạn chế như nhận thức về hệ thống KSNB của một số lãnh đạo chưa đầy đủ, phân cấp quản lý chưa đi đôi với quyền hạn và trách nhiệm, hệ thống định mức không đầy đủ. Nguyên nhân của hạn chế về hệ thống KSNB do cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của hệ thống KSNB chưa hình thành đồng bộ, trình độ hiểu biết hệ thống KSNB còn hạn chế, công tác chỉ đạo và kiểm tra còn thiếu cụ thể và chưa rõ ràng. Từ đó vận dụng đưa ra một số giải pháp hoàn thiện: xác định mô hình tổ chức hệ thống KSNB, tạo dựng môi trường kiểm soát khoa học và có hiệu lực, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính, hoàn thiện hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên đề tài còn chưa phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB. Đề tài cũng chưa xây dựng được các thước đo để đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị từ đó đưa ra nhận định về sự yếu kém của hệ thống KSNB còn mang tính định tính. Tác giả Nguyễn Thu Hoài (2015) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”, điểm mới của đề tài này đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, đề tài cũng nêu ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng, từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện (ứng dụng ERP, hệ thống đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát). Tuy nhiên đề tài cũng chỉ nghiên cứu được những vấn đề thuộc hệ thống KSNB của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Khi đánh giá thực trạng mới chỉ ra được những hạn chế của kiểm soát trên quan điểm định tính, chưa đánh giá được hệ thống KSNB trên quan điểm định lượng để đề xuất các biện pháp hoàn thiện. Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2017) với đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu được những vấn đề thuộc hệ thống KSNB của các ngân hàng thương mại, lĩnh vực có đặc thù riêng và cũng chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong các công ty cổ phần. Tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Luận án cũng đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc. Tại Chương 2, tác giả đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đã lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên trong phần lý luận Luận văn cũng chưa phân biệt được kiểm soát, kiểm soát nội bộ, chưa nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm hiện đại là hỗ trợ cho tổ chức để tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức đó. Thứ tư, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tổng công ty còn là vấn đề cần phân tích và hoàn thiện, trong quá trình hoạt động hơn 10 năm qua còn bộc lộ khá nhiều mặt hạn chế. Trong thời gian qua có các tác giả nghiên cứu về hoạt động kinh doanh mô hình hoạt động Tổng công ty nhưng trên những khía cạnh khác nhau. Tác giả Vũ Huy Từ (2002) về “Mô hình Tổng công ty trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, nội dung đề cập tới lý luận và kinh nghiệm thế giới về Tổng công ty, đánh giá thực trạng các tổng công ty Nhà nước, đồng thời đề ra mô hình Tổng công ty ở Việt Nam và giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước; Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (8/2003) về “Tổng công ty kinh doanh - nhu cầu hình thành và phát triển ở Việt Nam”, nội dung làm sáng tỏ ý nghĩa và lý do việc thành lập Tổng công ty, kiến nghị cơ chế, chính sách cho sự phát triển của Tổng công ty Việt Nam; Hội thảo khoa học (9/2003) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức với nội chung bàn về sự hình thành của các Tổng công ty Trung Quốc trong quá trình đổi mới nền kinh tế, từ đó rút ra được kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam; Tác giả Trần Tiến Cường và các tác giả khác (2005) về “Tổng công ty - lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam”, nội dung đề cập đánh giá cơ hội và thách thức đối với các Tổng công ty Nhà nước khi phát triển theo xu thế Tổng công ty. Như vậy, theo hiểu biết của tôi chưa có một nghiên cứu nào khái quát cả về lý luận và thực tiễn về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Tổng công ty nói chung cũng như Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP nói riêng. Vì lý do đó Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận về KSNB trong các đơn vị hoạt động theo mô hình Tổng công ty, thực trạng KSNB bộ tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải -CTCP. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện KSNB cho Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP. 1.3. Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu của Luận văn Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB trong Tổng công ty. Từ đó đánh giá thực trạng KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện KSNB phù hợp với đặc thù hoạt động của Tổng công ty. Ý nghĩa nghiên cứu của Luận văn Về lý luận: Luận văn đã tổng hợp toàn diện các quan điểm khác nhau về KSNB, đồng thời chỉ ra được các đặc điểm các Tổng công ty nói chung và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP nói riêng tác động đến việc thiết kế và vận hành KSNB tại Tổng công ty. Về thực tiễn: Luận văn khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành của KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP. Trên cơ sở đó đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB. Các nguyên nhân được luận giải và là cơ sở sở đề xuất được những quan điểm và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện KSNB tại Tổng công ty. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Luận văn, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Câu hỏi 1: Đặc điểm của Tổng công ty với việc thiết kế và vận hành KSNB Tổng công ty ? Các yếu tố cấu thành KSNB Tổng công ty ? Câu hỏi 2: Thực trạng việc thiết kế và vận hành KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP ? Câu hỏi 3: Nhóm giải pháp nào cần được đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP đáp ứng được các mục tiêu của Tổng công ty ? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là rất quan trọng khi thực hiện đề tài nghiên cứu, Luận văn đã cụ thể đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn Luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP. Với đối tượng này, Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và tiến hành khảo sát thực trạng KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại Tổng công ty hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn tập trung vào nghiên cứu KSNB tại Tổng công ty, công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP. Thời gian thực hiện điều tra, phỏng vấn giai đoạn 2016-2018. 1.6. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài và đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp: Phương pháp phân tích, khái quát hoá các giáo trình, tài liệu để thấy được ảnh hưởng của đặc thù hoạt động tới việc thiết kế và vận hành KSNB tại Tổng công ty từ đó đưa ra nhận định, đánh giá. Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn: Thực hiện thiết kế bảng câu hỏi để điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu tại Tổng công ty và các công ty thành viên thuộc Tổng công ty. Bên cạnh đó kết hợp quan sát các hoạt động và các nghiệp vụ của đơn vị. Tất cả nhằm mục đích làm rõ thực trạng KSNB tại Tổng công ty. Đối tượng phỏng vấn là TGĐ, GĐ, các trưởng phòng Tổng công ty, công ty con thuộc Tổng công ty để làm rõ hơn những thông tin thu thập từ phiếu điều tra. Phương pháp xử lý dữ liệu: từ kết quả điều tra, quan sát và phỏng vấn sâu, tổng hợp thành các bảng để từ đó mô tả, phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh nhằm hoàn chỉnh những thông tin định lượng thu được từ kết quả điều tra nhằm đánh giá được thực trạng KSNB tại Tổng công ty. Nguồn dữ liệu sử dụng Nguồn dữ liêu thứ cấp: để tổng quan được toàn bộ hệ thống KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP tôi đã tìm hiểu các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của Tổng công ty, các báo cáo thanh tra, kiểm tra của các cấp trong 3 năm gần nhất. Trong mỗi báo cáo này đều có phần đánh giá về hệ thống KSNB của Tổng công ty. Tôi nghiên cứu thiết kế hệ thống KSNB tại Tổng công ty, đi theo nó là toàn bộ hệ thống các văn bản, quy chế, quy định của Tổng công ty ban hành để vận hành hệ thống KSNB, từ đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá xem còn điều gì bất cập, chưa phát huy hiệu quả của Tổng công ty. Nguồn tài liệu sơ cấp: Để tìm hiểu sâu hơn về KSNB tại Tổng công ty, tôi đã thực hiện điều tra bằng Bảng câu hỏi điều tra kết hợp với phỏng vấn và quan sát tới Tổng công ty và các công ty thành viên thuộc Tổng công ty, số lượng các công ty thành viên được điều tra là 10. 1.7. Những đóng góp mới của Luận văn Những đóng góp của Luận văn thể hiện ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể: Về lý luận: Tổng hợp và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB tại Tổng công ty. Phân tích các quan điểm khác nhau về KSNB, từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức KSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát), các yếu tố cấu thành (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, thủ tục kiểm soát, giám sát), mục tiêu của KSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động) Phân tích được đặc điểm hoạt động, đặc điểm về vốn tại Tổng công ty chi phối đến việc thiết kế và vận hành KSNB tại Tổng công ty. Phân biệt được KSNB tại Tổng công ty với KSNB tại các doanh doanh nghiệp đơn lẻ nhằm làm rõ hơn vấn đề thiết kế và vận hành KSNB mô hình hoạt động Tổng công ty. Về thực tiễn: Kết quả đánh giá chỉ ra những ưu điểm, đặc biệt là những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Từ đó Luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu và thiết thực hoàn thiện KSNB tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP. Kết quả này rất hữu ích đối với: Tổng công ty: Với các giải pháp hoàn thiện kiểm soát vốn tại Tổng công ty theo chủ trương tái cấu trúc; Hoàn thiện quy chế quản lý người đại diện vốn tại các công ty con. Đối với công ty con: Với nhóm các giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, thủ tục kiểm soát, giám sát. Đối với Nhà nước: Hoàn thiện các văn bản pháp lý cũng như ban hành các chế tài xử phạt. 1.8. Kết cấu của Luận văn Ngoài Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được thiết kế bao gồm 4 chương để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ trong các Tổng công ty Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp và kết luận.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -ššššš - NGUYỄN THỊ THU KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI TỔNG CƠNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI - CTCP LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -ššššš - NGUYỄN THỊ THU KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI TỔNG CƠNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI - CTCP CHUYÊN NGÀNH: KẾ TỐN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH Mà NGÀNH: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH HIẾU HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Tơi xin cam đoan rằng, đề tài “Kiểm sốt nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP” thực hướng dẫn TS Nguyễn Thanh Hiếu cơng trình nghiên cứu riêng Các số liệu, kết nêu Luận văn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đầy đủ theo quy định không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Tác giả Nguyễn Thị Thu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết đề tài 1.2 Tổng quan nghiên cứu kiểm soát nội 1.3 Mục tiêu ý nghĩa nghiên cứu Luận văn 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1.5 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Luận văn 1.6 Phương pháp nghiên cứu Luận văn 10 1.7 Những đóng góp Luận văn 11 1.8 Kết cấu Luận văn .12 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY 13 2.1 Khái quát kiểm soát kiểm soát nội quản lý .13 2.1.1 Kiểm soát quản lý 13 2.1.2 Các loại kiểm soát 15 2.1.3 Kiểm soát nội 16 2.2 Hệ thống kiểm soát nội doanh nghiệp 20 2.2.1 Mơi trường kiểm sốt 20 2.2.2Đánh giá rủi ro 23 2.2.3 Hệ thống thông tin truyền thông .24 2.2.4 Hoạt động kiểm soát 26 2.2.5 Giám sát 28 2.3 Hệ thống kiểm soát nội Tổng công ty 29 2.3.1 Khái quát chung Tổng công ty 29 2.3.2 Đặc điểm Tổng công ty ảnh hưởng đến việc thiết kế vận hành hệ thống kiểm sốt nội Tổng cơng ty 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI – CTCP .37 3.1 Giới thiệu Tổng Công ty 37 3.2 Đặc điểm Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội .38 3.2 Thực trạng thiết kế vận hành hệ thống kiểm soát nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP 42 3.2.1 Thực trạng mơi trường kiểm sốt Tổng công ty .45 3.2.2 Thực trạng đánh giá rủi ro Tổng Công ty 53 3.2.3 Thực trạng hệ thống thông tin truyền thông Tổng Công ty 54 3.2.4 Thực trạng thủ tục kiểm soát Tổng công ty 61 3.2.5 Thực trạng giám sát Tổng Công ty 71 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 73 4.1 Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP 73 4.1.1 Ưu điểm hệ thống KSNB Tổng công ty 73 4.1.2 Một số tồn hệ thống kiểm sối nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải 76 4.1.3 Nguyên nhân tồn hệ thống kiểm soát nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải 83 4.2 Những vấn đề đặt quản lý cần thiết phải hồn thiện hệ thống kiểm, sốt nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP 84 4.3 Phương hướng hồn thiện kiểm sốt nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải Việt Nam - CTCP 85 4.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP 86 4.4.1 Các giải pháp thuộc mơi trường kiểm sốt .86 4.4.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro .98 4.4.3 Giải pháp hồn thiện hệ thống thơng tin truyền thơng .99 4.4.4 Giải pháp hồn thiện thủ tục kiểm soát .105 4.4.5 Giải pháp hoàn thiện giám sát .107 4.5 Kết luận 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KSNB Kiểm soát nội TCT Tổng công ty WTO Tổ chức Thương mại giới CTCP Công ty cổ phần COSO Committee Of Sponsoring Organization VAS Chuẩn mực Kế toán Việt Nam BGĐ Ban Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị TGĐ Tổng Giám đốc GĐ Giám đốc ERP Enterprise Resource Planning Systems IFAC International Federation of Accountant DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Khái quát quy trình đánh giá rủi ro COSO 24 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu kiểm soát nội theo COSO .29 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP .39 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -ššššš - NGUYỄN THỊ THU KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI - CTCP CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mà NGÀNH: 8340301 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2019 i TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHƯƠNG GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết đề tài Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP, với quy mô lớn hoạt động đa ngành nghề việc phải thiết lập KSNB hiệu để hỗ trợ cho công tác quản lý tất yếu khách quan nhằm đảm bảo cho Tổng công ty đạt mục tiêu như: Tuân thủ luật pháp quy định; Đảm bảo mục tiêu hoạt động (hiệu hoạt động hiệu quản lý); Đảm bảo độ tin cậy báo cáo tài Tuy nhiên, Tổng cơng ty thành lập khơng phải q trình tích tụ vốn phát triển quy mô dần trở thành Tổng công ty nước giới nên q trình hoạt động cịn nhiều hạn chế như: kinh doanh đạt hiệu thấp chưa tương xứng với lợi đầu tư, đầu tư ngồi ngành chưa hiệu quả, hệ thống thơng tin tiềm ẩn nhiều hạn chế không thực hữu dụng cho q trình định Rất đơn vị thuộc Tổng cơng ty có sách thủ tục KSNB riêng phù hợp với thực tiễn đơn vị Hơn bảy nội dung chủ yếu theo chủ trương tái cấu Tổng công ty giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018 Thủ tướng Chính phủ phải tăng cường cơng tác KSNB Tổng công ty Xuất phát từ lý trên, hồn thiện KSNB Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP trở thành vấn đề có tính cấp bách quản lý, có ý nghĩa lý luận thực tiễn giai đoạn Nhận thức tầm quan trọng vấn đề này, lựa chọn Đề tài: "Kiểm sốt nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP" làm đề tài Luận văn thạc sĩ Phương pháp nghiên cứu Luận văn Để giải câu hỏi nghiên cứu đề tài đạt mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp: Phương pháp phân tích, khái qt hố Phương pháp điều tra, quan sát, vấn: Phương pháp xử lý liệu: ii Nguồn liệu sử dụng Kết cấu Luận văn Ngoài Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục, Luận văn thiết kế bao gồm chương để thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu đề tài Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Lý luận chung kiểm soát nội kiểm soát nội Tổng công ty Chương 3: Thực trạng kiểm sốt nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP Chương 4: Thảo luận kết nghiên cứu, giải pháp kết luận CHƯƠNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TỔNG CƠNG TY Khái qt kiểm sốt kiểm soát nội quản lý Kiểm soát quản lý “Kiểm soát chức quan trọng quản lý thực liên tục cấp quản lý hoạt động tổ chức thông qua hoạt động thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn, tìm nguyên nhân chỉnh sửa sai lệch nhằm đạt mục tiêu tổ chức đó” Hoạt động kiểm sốt tiến hành thường xuyên tất giai đoạn trình quản lý, tác động bị tác động tồn hoạt động khác Các loại kiểm sốt Thứ nhất, phân theo mục tiêu kiểm sốt có kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát kiểm soát điều chỉnh Thứ hai, theo phạm vi kiểm soát phân thành kiểm sốt nội kiểm sốt bên ngồi Thứ ba, theo nội dung kiểm soát phân thành kiểm soát tổ chức kiểm soát kế toán Thứ tư, theo chủ thể quản lý phân thành kiểm soát trực tiếp kiểm soát gián tiếp 104 tận dụng mối quan hệ kế tốn tài kế tốn quản trị nguồn thơng tin hệ thống báo cáo Tuy nhiên, mơ hình cịn có hạn chế khơng chun mơn hố cơng việc hai loại kế tốn, cơng việc kế tốn cồng kềnh nhiều khó phân biệt thơng tin kế tốn tài kế tốn quản trị Với mơ hình kết hợp, doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, kế tốn tài kế tốn quản trị tổ chức thành hệ thống thống máy kế tốn Kế tốn tài thực chức thu thập thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, cung cấp thơng tin phục vụ chủ yếu cho đối tượng bên ngồi doanh nghiệp Kế tốn quản trị thực chức thu thập thông tin, xử lý thông tin, phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấp nội doanh nghiệp Do máy kế toán cần phân định, xác định rõ phạm vi kế tốn tài với phạm vi kế toán quản trị tránh trùng lắp chồng chéo Mặt khác việc lựa chọn mơ hình cho doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP xuất phát từ lý do: + Kế tốn quản trị vấn đề cịn nhiều mẻ doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, nhà quản lý thuộc doanh nghiệp cịn nhiều quan điểm nhận thức khác nhau, chưa có kinh nghiệm tổ chức thực + Hệ thống kế toán doanh nghiệp doanh nghiệp thuộc Tổng cơng ty hành hệ thống kế tốn kết hợp kế tốn tài kế tốn quản trị, áp dụng mơ hình kết hợp đảm bảo yêu cầu kế thừa không gây xáo trộn, tiết kiệm chi phí hạch tốn + Phù hợp với loại hình doanh nghiệp cơng ty cổ phần, Cơng ty cổ phần Phù hợp số lượng, trình độ đội ngũ cán kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu kiểm tra, kiểm soát Nhà nước Chẳng hạn phận kế tốn chi phí hoạt động kinh doanh kế tốn tài vào chứng từ để hạch tốn chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh doanh nghiệp theo yếu tố chi phí, cung cấp số liệu phục vụ lập báo cáo kết kinh doanh thuyết minh báo cáo tài chính, cịn kế tốn quản trị hạch tốn chi tiết chi phí, doanh thu, xác định kết hoạt động theo đối tượng phân tích chi phí kinh doanh thành chi phí bất biến, chi phí khả biến, xây dựng dự tốn chi phí 105 Lựa chọn mơ hình tổ chức kế tốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dựa nguyên tắc u cầu mơ hình tổ chức kế tốn phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời thông tin cho đối tượng sử dụng, đồng thời phải đảm bảo dễ dàng cho người thực tính hiệu cơng tác kế tốn 4.4.4 Giải pháp hồn thiện thủ tục kiểm sốt Áp dụng đầy đủ đắn nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, ủy quyền phê chuẩn thiết kế vận hành thủ tục kiểm soát Để làm điều doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cần nâng cao ý thức tầm quan trọng kiểm sốt tài chính, đồng thời đạo, triển khai, nghiên cứu xây dựng áp dụng quy chế quản lý tài Hiện Tổng công ty số công ty Cơng ty cổ phần Phân bón Miền Nam, Phốt phát hóa chất Lâm Thao, Ắc quy Miền Nam, Công nghiệp Cao su Miền Nam xây dựng quy chế tài Tuy nhiên cịn số công ty chưa xây dựng Trong quy chế tài phải quy định rõ thủ tục: Quản lý vốn doanh nghiệp sử dụng vốn, huy động vốn, đầu tư vốn doanh nghiệp, bảo toàn vốn, khoản nợ phải trả; Quản lý sử dụng tài sản doanh nghiệp bao gồm TSCĐ, hàng tồn kho, khoản nợ phải thu; Quản lý doanh thu, chi phí kết hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận; Quản lý kế hoạch tài chính, chế độ kế tốn, thống kê kiểm toán Quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm ban quản lý điều hành doanh nghiệp phải quy định rõ ràng Đối với công ty cổ phần nhiều người góp vốn, việc xây dựng quy chế tài kiểm sốt tài chặt chẽ, minh bạch, có hiệu quả, tạo niềm tin cho cổ đông - Về nguyên tắc phân công, phân nhiệm cần phải quy định rõ ràng thủ tục kiểm sốt, cần phân định rõ ràng cơng việc trách nhiệm phận có liên quan việc thực chức phù hợp theo trình tự thực hoạt động Ví dụ bán hàng, cần quy định rõ chức phụ trách bán hàng (phòng kinh doanh), vận chuyển hàng (bộ phận vận tải), Xuất hàng (kho hàng), thu tiền theo dõi toán với khách hàng (bộ phận kế toán) Nguyên tắc phải cụ thể hóa văn hai vấn đề nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng đến người, phận có họ biết quyền họ đến đâu trách nhiệm mà họ phải làm gì, tránh đùn đẩy gặp sai phạm không quy trách nhiệm cho 106 - Với chức ủy quyền phê chuẩn phải thực nghiêm túc, chứng phê duyệt chứng từ, chức danh ký duyệt chứng từ đảm bảo nghiệp vụ cần phải kiểm sốt Chẳng hạn với bán hàng phịng kinh doanh ký xác định nhu cầu bán, giá bán Giám đốc phê chuẩn bán hàng phê chuẩn bán chịu Bộ phận kế toán phê chuẩn chứng từ toán xuất kho Thủ kho phê chuẩn số lượng hàng thực xuất Bảo vệ ký phê chuẩn hàng thực khỏi kho theo số lượng chứng từ Chức phải cụ thể hóa văn để tránh lạm dụng quyền hạn với mục đích cá nhân - Với chức bất kiêm nhiệm cần phải tách bạch chức thực nghiệp vụ, ghi sổ bảo quản tài sản Chẳng hạn phận bán hàng phải độc lập với phận kế toán, phận kho phận quỹ Khi bán hàng phận kinh doanh ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng xác định hàng bán, thông qua giám đốc phê duyệt Bộ phận kế toán tiếp nhận hồ sơ từ phòng kinh doanh làm thủ tục xuất hóa đơn, thu tiền, viết phiếu xuất sau qua phận quỹ thu tiền Chứng từ xuất sau phê chuẩn thu tiền ghi sổ phận kho tiến hành xuất hàng ghi sổ Hồn thiện thủ tục kiểm sốt hoạt động công ty thành viên thuộc Tổng cơng ty Để đảm bảo tính hiệu hoạt động kinh doanh, công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thơng vận tải – CTCP có hệ thống quản lý ISO thiết kế hàng loạt thủ tục kiểm soát: Thủ tục kiểm soát tài sản thơng tin; thủ tục kiểm sốt chứng từ sổ kế toán; Thủ tục đối chiếu số liệu, thông tin phận, cá nhân; Thủ tục kiểm sốt liên quan đến lập phân tích hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên theo phân tích chương mục 2.2.3.2, trình thiết kế thủ tục kiểm sốt cịn tồn lỗ hổng Các thủ tục kiểm soát thiết kế nghiệp vụ thường xuyên mà chưa có để đảm bảo cho nghiệp vụ bất thường Chính cần phải hoàn thiện thủ tục số công việc cụ thể như: nhà quản trị doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thơng vận tải cần phải tính đến việc thiết kế vận hành thủ tục báo cáo bất thường tồn doanh nghiệp thơng qua bảng mơ tả cơng việc theo vị trí Có xác định trách nhiệm cá nhân việc báo cáo 107 nghiệp vụ bất thường vấn đề bất hợp lý mà họ phát diễn nơi, lúc Đồng thời phải có quy chế khen thưởng kịp thời cho nhân viên phát Phải tính đến việc thiết lập đường dây nóng, cử phận chuyên tiếp thu tổ chức xem xét, xử lý hành vi gian lận, tố giác qua đường dây nóng Để phát huy hoạt động có hiệu có tố giác phải tìm hiểu sau xử lý để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, cơng bằng, tơn trọng tính trực lợi ích chung tồn doanh nghiệp Các hoạt động cần hoàn thiện gồm: Hoàn thiện thủ tục kiểm soát mua hàng, doanh nghiệp thuộc Tổng cơng ty cần sử dụng mơ hình quản trị để xác định số lượng hàng đặt mua, thời điểm đặt mua, xây dựng tiêu kinh tế cụ thể để phân tích tình hình thực kế hoạch mua hàng Các thủ tục đối chiếu số lượng, chủng loại, giá số tiền mua hàng với nhà cung cấp có quan hệ thường xuyên cụ thể thực Mục tiêu mua hàng phải đảm bảo yêu cầu cụ thể số lượng, chất lượng, tính kịp thời việc cung ứng cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ giá vật tư, hàng hóa mua vào Mua hàng khâu quy trình hoạt động kinh doanh, định đến giá thành chất lượng sản phẩm hoạt động kinh doanh Nội dung kiểm sốt q trình mua hàng hướng đến bước công việc liên quan từ khi: Xác định yêu cầu mua, lập kế hoạch mua, phê duyệt nhu cầu mua, đặt hàng, thực mua hàng, kiểm tra nhận hàng thực toán cho nhà cung cấp Nhà cung cấp công ty thành viên Tổng cơng ty bên ngồi Tổng cơng ty, có số cơng ty đầu vào sản phẩm công ty khác Tổng cơng ty Q trình mua hàng cần phải tách bạch phận: xét duyệt mua hàng, xét duyệt nhà cung cấp, đặt hàng, bảo quản, ghi sổ Giữa phận cần đảm bảo: phận mua hàng phải độc lập với phận khác; Xét duyệt mua hàng phải tách biệt với chức mua hàng; Chức xét duyệt nhà cung cấp phải tách biệt với chức đặt hàng; Bộ phận đặt hàng phải tách biệt với phận nhận hàng 4.4.5 Giải pháp hồn thiện giám sát Xây dựng quy trình giám sát thường xuyên với hoạt động kiểm soát trọng yếu kiểm soát quản lý dự án, kiểm soát mua hàng, kiểm soát hoạt động sử dụng tài sản cố định thông qua việc lập báo cáo định kỳ kết tiến độ 108 thực hiện, với dịch vụ thực cần có báo cáo tuân thủ quy trình kỹ thuật, báo cáo chi phí… Ban hành văn tài liệu phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên đơn vị tham gia vào giám sát kiểm soát, thực tự giám sát nhân viên, giám sát cấp quản lý trung gian giám sát nhà quản lý cấp cao thông qua việc nhân viên tự lập đánh giá công việc, nhà quản lý cấp trung gian lập báo cáo tổng hợp thực công việc phận, nhà quản lý cấp cao tiếp nhận thông tin qua báo cáo số nhân viên lựa chọn Tăng tính độc lập phận giám sát kiểm toán nội bộ.Yêu cầu phận kế toán lập báo cáo định kỳ kiểm soát thơng tin tài chính, phận mua hàng lập báo cáo định kỳ kiểm soát mua hàng 4.5 Kết luận Kiểm soát nội phận thực chức giám sát hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nó sản phẩm tạo từ yêu cầu nhà quản lý Kiểm sốt nội phương pháp sách thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu hoạt động nhằm đạt tn thủ sách, quy trình thiết lập Quy mô Tổng công ty ngày lớn, việc trì KSNB yêu cầu bắt buộc Có thể nói hệ thống kiểm sốt nội có ý nghĩa sống cịn Tổng cơng ty giúp cho Tổng cơng ty đạt mục tiêu đặt giảm thiểu tác hại rủi ro Với mục đích nghiên cứu, hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP, Luận văn đạt số kết cụ thể sau: - Luận văn cụ thể hoá để làm rõ vấn đề lý luận KSNB doanh nghiệp Phân tích quan điểm khác KSNB, từ tổng quát đưa mơ hình tổ chức KSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu KSNB Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP gồm: Nội dung (chính sách kiểm sốt, thủ tục kiểm sốt), yếu tố cấu thành (mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, thủ tục kiểm soát, giám sát), mục tiêu KSNB (Tuân thủ luật pháp quy định; Đảm bảo mục tiêu hoạt động (hiệu hoạt động hiệu quản lý); Đảm bảo độ tin cậy báo cáo tài chính) Phân tích đặc điểm hoạt động (phương thức hình thành,địa vị pháp lý, cấu tổ chức, quy mô phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết quản lý vốn, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh), đặc điểm vốn (sở hữu vốn, quyền sở hữu quyền điều hành 109 vốn, công khai minh bạch điều chỉnh cấu vốn, chịu điều tiết chế quản lý tài chính, rủi ro vốn) Tổng công ty chi phối đến việc thiết kế vận hành KSNB Tổng công ty Phân biệt KSNB Tổng công ty với KSNB doanh doanh nghiệp đơn lẻ nhằm làm rõ vấn đề thiết kế vận hành KSNB mơ hình hoạt động Tổng công ty Rút học kinh nghiệm cho Việt Nam: Mơi trường kiểm sốt cần phải có Kiểm tốn nội bộ; cần phải có phận KTNB trực thuộc BKS cấp Tổng công ty để cảnh báo sớm rủi ro, giám sát tài Tổng cơng ty, đánh giá tính hiệu hiệu hệ thống KSNB; Trong Tổng công ty cần phân định, tách biệt rõ ràng chức quản lý kinh doanh chức quản lý hành chính, mục tiêu hiệu kinh doanh mục tiêu quản lý, Tổng công ty cử đại diện công ty xuống công ty thành viên - Luận văn nêu đặc điểm chung hoạt động kinh doanh, công tác quản lý thuận lợi khó khăn thuộc mơi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến việc thiết kế vận hành kiểm sốt nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP Tôi khảo sát, chọn mẫu điều tra sâu phân tích làm sáng tỏ thực trạng mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hệ thống thơng tin truyền thơng, thủ tục kiểm sốt giám sát Tổng công ty công ty thành viên Từ tiến hành phân tích, đánh giá rút ưu điểm hạn chế mà Tổng cơng ty cần khắc phục hồn thiện nhằm đảo bảo mục tiêu KSNB, nêu lên cần thiết phương hướng cần phải hoàn thiện KSNB Tổng công ty - Để đảm bảo nội dung hồn thiện xác đáng có tính khả thi Luận văn tìm ngun nhân tồn KSNB Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP, sở nghiên cứu lý luận với kinh nghiệm thiết kế vận hành KSNB Tổng công ty khác, Tôi đưa nội dung hoàn thiện cụ thể KSNB theo yếu tố cấu thành, hồn thiện đầu tư kiểm sốt vốn, hoàn thiện quy chế quản lý người đại diện phần vốn Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP đầu tư vào doanh nghiệp khác, hồn thiện kiểm sốt vốn số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu Tổng công ty từ đến năm 2025 Những nội dung đưa sở phân tích, đánh giá cụ thể, có khoa học, phù hợp với thực tế có tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển Tổng công ty thời gian tới 110 - Luận văn đưa kiến nghị quan Nhà nước, quan chức với Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP nhằm tạo tiền đề, sở giúp cho nội dung hồn thiện áp dụng vào thực tế, từ góp phần nâng cao hiệu công tác quản lý, hiệu hoạt động Tổng cơng ty Trong q trình nghiên cứu, Tơi có nhiều cố gắng song Luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót định Tơi mong đóng góp thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn hồn thiện phong phú hơn, có giá trị lý luận thực tế cao TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT COSO (1992), Internal Control Report COSO (2013), Internal Control Report Laura F.Spira Micheal Page (2002), “Nghiên cứu quản trị rủi ro mối quan hệ với KSNB” Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006), “Nghiên cứu vai trò định hướng thị trường doanh nghiệp KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới” Zipporah (2015), “Ảnh hưởng kiểm soát nội đến hiệu tài cơng ty sản xuất Kenya” Mahmoud Ibrahim (2017), “Kiểm soát nội tạo doanh thu khu vực cơng Nigeria: Phân tích thực nghiệm” Nguyễn Quang Quynh (2014), Giáo trình Kiểm tốn tài chính, Nhà xuất Đại học Kinh tế quốc dân Bộ Tài (2012), Thơng tư 214/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 Ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 10 Khúc Thị Huyền Trang (2008), “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Long Biên” 11 Trần Thị Huyền Trang (2017), “Hoàn thiện hệ thống KSNB ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lao động-Xã hội 12 Hồ Đăng Bảo Tuấn (2013), “Hồn thiện kiểm sốt nội chu trình bán hàng thu tiền Cơng ty TNHH Thương mại dịch vụ Minh Toàn” Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng 13 Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015), “Hoàn thiện hệ thống KSNB Công ty Cổ phần dược phẩm EUVIPHARM”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh 14 Nguyễn Thị Thu Hoài (2015), “Hoàn thiện hệ thống KSNB Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lạc Hồng 15 Tác giả Phạm Bính Ngọ (2011), “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội đơn vị dự tốn trực thuộc Bộ Quốc Phịng”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân 16 Hồ Tuấn Vũ (2017), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hữu hiệu HTKSNB ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Thu Hoài (2015), “Hoàn thiện hệ thống KSNB doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài 18 Bùi Thị Minh Hải (2012), “Hồn thiện hệ thống KSNB doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân 19 Vũ Huy Từ (2002), “Mơ hình Tổng cơng ty cơng nghiệp hóa, đại hóa” 20 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2003), “Tổng cơng ty kinh doanh - nhu cầu hình thành phát triển Việt Nam” 21 Trần Tiến Cường đồng (2005), “Tổng công ty - lý luận kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam” 22 James H Donnelly cộng sự; “Quản Trị Học Căn Bản” Người dịch: Vũ Trọng Hùng Nhà xuất thống kê, 2000 23 Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Giáo trình Kiểm sốt quản lý, Nhà xuất Đại học Kinh tế quốc dân 24 Pearson Education (2007), Từ điển Longman Business English 25 Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 2014 Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 26 Quốc hội (2015), Luật kế toán 2015 Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015 27 Alvin A Arens James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB thống kê, Hà Nội 28 Bộ tài (2012), Quyết định số 582/QĐ - BTC ngày 06 tháng 01 năm 2012, Ban hành Quy chế tài Tổng cơng ty - Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải – CTCP 29 Chính phủ (2018), Nghị định 157/2018/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng với người lao động doanh nghiệp 30 Trần Tiến Cường (2005), Tổng công ty - Lý luận kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 31 Anthony (2007), Management control systems, Nhà xuất McGraw Hill Higher Education PHỤ LỤC Phụ lục 01: ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB Ở CẤP ĐỘ TỒN DN TỔNG CƠNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI-CTCP Nội dung: ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB Ở CẤP ĐỘ TOÀN DN A NỘI DUNG CHÍNH: KSNB cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới mặt hoạt động DN Do đó, KSNB cấp độ DN đặt tiêu chuẩn cho cấu phần khác KSNB Hiểu biết tốt KSNB cấp độ DN cung cấp sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB chu trình kinh doanh quan trọng Trong biểu này, việc đánh giá thực cho 05 thành phần KSNB: (1) Môi trường kiểm sốt; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; (3) Hệ thống thơng tin; (4) Các hoạt động kiểm sốt; (5) Giám sát kiểm soát Câu Nội dung câu hỏi hỏi Kiểm tra, kiểm sốt có cần thiết quan trọng doanh nghiệp không? Ban lãnh đạo cơng ty có coi trọng tính trực giá trị đạo đức công việc không? Ban lãnh đạo có chấp nhận rủi ro cao để đạt lợi nhuận cao hay không? Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có phù hợp với việc triển khai để thực hoạt động kinh doanh Có Khơng N/A 10 10 doanh nghiệp Tình thức tínhkhơng? trả lương cho người lao động công ty thực khuyến khích người lao 5 động cống hiến cho phát triển công ty không? Hoạt động ban kiểm sốt có giống kiểm tốn nội khơng? Theo Ơng/bà vai trị kiểm toán nội quản lý đánh giá quan trọng khơng? Theo Ơng/bà có kiểm tốn nội có cần thiết phải có kiểm tốn độc lập khơng? Cơng ty có thường xun nhận quan tâm đạo tài chính, hoạt động khác Tổng công 10 8 ty hay không? Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có phù hợp với 10 việc triển khai để thực hoạt động kinh doanh doanh nghiệp không? 11 12 Các vị trí chủ yếu phận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc chưa? Tổ chức máy hoạt động công ty có đảm bảo độc lập tương đối phận hay không? 7 9 10 Các sách nhân có rõ ràng thường xuyên 13 xem xét điều chỉnh kịp thời phù hợp với thời điểm hoạt động kinh doanh khơng? Theo Ơng/bà hình thức tính trả lương cho người lao 14 động công ty thực khuyến khích người lao động cống hiến cho phát triển công ty khơng? 15 16 17 18 19 Cơng ty Ơng/bà có gặp trở ngại lớn quản lý sử dụng lao động th ngồi khơng? Theo Ơng/bà hoạt động quản lý rủi ro có quan trọng doanh nghiệp khơng? Trong q trình hoạt động kinh doanh có kế hoạch đặt không thực khơng? Việc phân tích tình hình thực hệ thống kế hoạch thực theo tháng không? Hệ thống kế hoạch kinh doanh xây dựng có thường xun phải điều chỉnh hay khơng? 20 21 Khi có nhu cầu định, nhà quản lý có thông tin kịp thời đầy đủ không? Sự truyền đạt thơng tin doanh nghiệp có thực hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời đầy đủ đến nhân viên 6 10 0 10 10 0 10 không, bộthông phận không? Hệ thống tin công ty có giúp ích cho Ban lãnh 22 đạo nhận diện đối phó với rủi ro tận dụng tối đa hội kinh doanh hay khơng? 23 24 25 Doanh nghiệp có chế phù hợp để thu thập thơng tin từ bên ngồi không? Sự truyền đạt thông tin từ Tổng công ty xuống có kịp thời, đầy đủ xác khơng? Thủ tục phê duyệt chứng từ cơng ty có thực máy vi tính khơng? Hệ thống báo cáo tài theo chế độ kế tốn mà cơng ty 26 áp dụng có phù hợp với việc cung cấp thông tin thực nghĩa vụ Nhà Nước khơng? 27 Hàng tháng cơng ty có in sổ kế tốn khơng? Cơng ty có thiết lập hộp thư góp ý để nhân viên tố 28 giác, đóng góp ý kiến sai phạm tượng bất thường xảy công ty không? Phụ lục 02: Kiểm sốt số chu trình kinh doanh *) Kiểm sốt chu trình mua hàng tốn Mơ tả nghiệp vụ chu trình Thủ tục kiểm soát Đề nghị mua hàng Giấy đề nghị mua hàng phê duyệt kí người có đủ thẩm quyền Phê duyệt mua hàng STT Lựa chọn nhà cung cấp Đặt hàng Nhận hàng Kiểm soát nợ phải trả người bán trả tiền Bộ phận phê duyệt xác minh ước tính thời gian đặt hàng Phân nhiệm xét duyệt mua hàng Yêu cầu báo giá NCC đầy đủ thông tin Luân chuyển thường xuyên nhân viên đặt hàng Nguyên tắc bất kiêm nhiệm người đặt hàng xét duyệt Cập nhật, quản lý danh sách NCC Đơn đặt hàng phê duyệt lưu trữ liên Theo dõi đơn hàng hạn chư nhận Xác minh cam kết mua bán bên bán mua trước nhận hàng Người thực Thẩm quyền phê duyệt Tài liệu kèm theo Bộ phận có nhu cầu Trưởng phận, Quản lý vật tư Giấy đề nghị mua hàng Quản lý vật tư Giám đốc Phê duyệt mua hàng Giám đốc Báo giá, đề nghị lựa chọn nhà cung cấp Giám đốc Đơn đặt hàng, hợp đồng Bộ phận quản lý vật tư, Bộ phận kế tốn tài Bộ phận mua hàng Lập báo cáo hàng nhận Bộ phận liên kho quản Báo cáo kiểm tra chất lượng lý vật tư hàng nhận Quy trình ln chuyển hóa đơn Đóng dấu lên HĐ tham chiếu hợp đồng biên nhận hàng, ký nháy nhân viên kiểm tra Lưu trữ hồ sơ toán theo thời gian Các khoản toán 20 triệu toán chuyển khoản Định kỳ gửi thư xác nhận cơng nợ Phịng kế tốn Thủ kho Giám đốc Biên nhận hàng, báo cáo kiểm tra chất lượng hàng hóa Hóa đơn, hợp đồng, biên nhận hàng, đề nghị toán NCC, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi *) Kiểm sốt chu trình bán hàng phải thu ST T Mô tả nghiệp vụ chu trình Thủ tục kiểm sốt Nhận xử lý chào thầu Phòng kinh doanh xác nhận lực, lên chào phí,chuyển BGĐ phê duyệt Người thực Thẩm quyền phê duyệt Tài liệu kèm theo Phòng Kinh doanh Giám đốc Chào thầu, chào phí So sánh nghiệm thu, hợp đồng, tiến trình tốn Hồn thành dịch Theo dõi tiến độ hợp đồng, giải vụ trình chênh lệch nghiệm thu chi phí thực tế Bộ phận kỹ thuật Phòng kinh doanh, Giám đốc Lập hóa đơn Đối chiếu chứng từ tốn, hợp đồng, hóa đơn lập theo quy định xuất hóa đơn Phịng kế tốn Giám đốc Thu tiền nợ phải thu Chính sách lập dự phịng theo tình hình tài tuổi nợ Đối chiếu cơng nợ định kỳ Phân công bất kiêm nhiệm phận theo dõi tốn nợ Phịng kế tốn Giám đốc BB nghiệm thu, hợp đồng, Biên giải trình chênh lệch Hóa đơn, tốn, hợp đồng Hóa đơn, xác nhận cơng nợ, đề nghị tốn, hợp đồng, Bảng tuổi nợ ... cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm, sốt nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP 84 4.3 Phương hướng hồn thiện kiểm sốt nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải. .. thống kiểm sối nội Tổng Cơng ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải 76 4.1.3 Nguyên nhân tồn hệ thống kiểm soát nội Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải 83 4.2 Những vấn. .. việc thiết kế vận hành hệ thống kiểm soát nội Tổng công ty 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI – CTCP .37 3.1 Giới thiệu Tổng

Ngày đăng: 11/06/2021, 17:05

Xem thêm:

Mục lục

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

    GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

    Tính cấp thiết của đề tài

    Phương pháp nghiên cứu của Luận văn

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ

    KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY

    Khái quát về kiểm soát và kiểm soát nội bộ trong quản lý

    Kiểm soát trong quản lý

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w