giải pháp marketing hút khách, phát triển dịch vụ logistic, nâng cao sức cạnh tranh, marketing khách sạn, giải pháp nâng cao lợi nhuận, định vị thị trường sản phẩm
Trang 1Khoa Kinh tế - ĐHTMChương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc của công ty CP thương mại Hiệp Hương”
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, bất kỳ quốcgia nào cũng đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu Do đó, hội nhậpkinh tế quốc tế vừa là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thế giới và là nhu cầu tồn tạicủa mỗi quốc gia để phát triển kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ tiến hành côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặtkinh tế -chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế
Nền kinh tế Việt nam đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông,lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng thu nhập quốcdân Với điều kiện nguồn lực hạn chế, không thể dàn trải cho tất cả các ngành, chúng tacần xác định ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn để tập trung khuyến khíchphát triển Do vậy, nguyên liệu, vật tư không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp vàxây dựng Ngành thép được xác định là một trong những ngành trọng điểm của nước ta
Vì vậy, phát triển thương mại mặt hàng thép là một trong những yếu tố không thể thiếugóp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều nàyđược thể hiện ở các lý do sau:
Về mặt lý luận :
Thứ nhất: Phát triển thương mại mặt hàng thép là hoạt động không thể thiếu với
các doanh nghiệp thép Vì vậy cần có nền tảng lý luận cơ bản, rõ ràng, cụ thể để cácdoanh nghiệp thép có thể hiểu rõ hơn về hoạt động phát triển thương mại Đề tài nghiêncứu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở vững chắc về mặt lý luận để có chiến lược phát triểnthương mại mặt hàng phù hợp với doanh nghiệp
Thứ hai: Nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
sẽ giúp các doanh nghiệp thép có chiến lược phát triển thương mại mặt hàng phù hợp vớiđịnh hướng phát triển thương mại mặt hàng của ngành thép cũng như phát triển thươngmại mặt hàng quốc gia Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh, thuận lợi cho doanh nghiệp trong sựphát triển của mình
Thứ ba: Phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc có những
đặc trưng riêng của từng vùng Do đó cần thiết phải có nền tảng lý luận cụ thể cho các
Phetdavone Chanthavong - 43F1 Luận văn tốt nghiệp
Trang 2Khoa Kinh tế - ĐHTM
doanh nghiệp thép có thể thực hiện tốt hoạt động phát triển thương mại mặt hàng củamình
Về mặt thực tiến:
Thứ nhất: Việt Nam đang trong tiến trình CNH – HĐH, nhu cầu sử dụng các yếu
tố đầu vào là rất lớn, trong đó có sản phẩm thép Vì vậy, phát triển thương mại mặt hàngthép đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng thép của nền kinh tế
Thứ hai: Nhu cầu sử dụng thép trong nước là rất lớn nhưng khả năng cung ứng của
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép còn hạn chế Với Việt Nam, thép là ngànhcông nghiệp non trẻ, vấn đề đặt ra cho nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng làcần có những chính sách để lựa chọn, khai thác các nguồn lực, các lợi thế so sánh của mặthàng làm sao để đảm bảo nâng cao năng lực cung ứng nội địa, đảm bảo phát triển thươngmại mặt hàng thép một cách bền vững
Thứ ba: Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế, do đó môi trường cạnh
tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại sân nàh đã xảy ra những cuộc cạnh tranhngày càng gay gắt và vô cùng khốc liệt trên các lĩnh vực phân phối thép Điều này đòi hỏicác doanh nghiệp thép phải quan tâm hơn nữa hoạt động thúc đẩy phát triển thương mạimặt hàng trên thị trường miền Bắc
Mặc dù, công nghiệp thép đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm từ sớmnhưng vẫn là công nghiệp non trẻ Vì vậy, để ngành công nghiệp thép có đủ thế và lựccùng đất nước bước vào thế vận hội mới thì cần có những chính sách để nâng cao khảnăng cạnh tranh, khai thác, phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển lợi thế mặthàng, từ đó tạo sự phát triển bền vững
Thứ tư: Thép là ngành công nghiệp rất quan trọng, nó tạo mối quan hệ “trước
-sau” trong nền kinh tế Công nghiệp thép là đầu ra của công nghiệp khai khoáng, côngnghiệp luyện kim đồng thời nó lại là đầu vào của công nghiệp xây dựng, công nghiệp chếtạo máy, công nghiệp đóng tàu… Vì vậy, cần có sự nghiên cứu để biết được cách khaithác và sử dụng nguồn lực lợi thế so sánh của ngành hàng thép hiệu quả nhất, tạo điềukiện cho các ngành khác phát triển
Thứ năm: Theo khảo sát và điều tra thực tế cho thấy: Ngành thép hiện nay đang
phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài Miền Bắc lại là cửa ngõ để phôithép và các sản phẩm của Trung Quốc nhập vào Việt Nam (bình quân hàng năm khoảng70% tổng lượng phôi thép và 50% lượng thép nhập khẩu) Vì vậy Chính phủ cần có chính
Phetdavone Chanthavong - 43F1 Luận văn tốt nghiệp
Trang 3Khoa Kinh tế - ĐHTM
sách quản lý để kiểm soát nguồn hàng nhập khẩu, cũng có chính sách bảo hộ, khuyếnkhích sản xuất trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài
Xuất phát từ những lý do trên đây, em đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn :
“Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc của công ty
cổ phần thương mại Hiệp Hương” nhằm phân tích thực trạng phát triển thương mại sản
phẩm thép trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra thành tựu và hạn chế của doanh nghiệpnày Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thịtrường miền Bắc của công ty cổ phần Hiệp Hương trong giai đoạn tới
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Về mặt lý luận:
Trên cơ sở lý thuyết đã học chuyên ngành kinh tế thương mại Đề tài đi sâu vàonghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến mặt hàng thép và thương mại mặt hàngthép Nội dung phát triển thương mại mặt hàng thép, các tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánhgiá về phát triển thương mại mặt hàng, các chính sách phát triển thương mại mặt hàngthép… Để trả lời cho các câu hỏi : phát triển thương mại sản phẩm là gì? Các nhân tố nàoảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc? …
Về mặt thực tiễn:
Để trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị
trường miền Bắc của công ty CPTM Hiệp Hương ra sao? Trên cơ sở ứng dụng và phântích lý luận ở trên, cùng với những phương pháp thu thập và phân tích số liệu, luận văn đã
cố gắng đi sâu vào: phân tích thực trạng phát triển thương mại mặt hàng thép Nhữngthành công và hạn chế của phát triển thương mại sản phẩm thép là gì? Hướng giải quyết
ra sao?
Về mặt giải pháp:
Đề xuất những giải pháp chung và cụ thể cho Nhà nước, Hiệp hội thép Việt nam vàcác doanh nghiệp thép
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại: Đưa ra các chính sách thích hợp
nhằm khuyến khích thương mại mặt hàng thép phát triển, thông qua các chính sách hỗ trợ,chính sách tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng tạo điều kiện cho quá
Phetdavone Chanthavong - 43F1 Luận văn tốt nghiệp
Trang 4Khoa Kinh tế - ĐHTM
trình lưu thông phát triển thương mại Đồng thời đề ra chủ trương đường lối và hệ thốngpháp luật vừa đảm bảo gắn liền thực tế, vừa đảm bảo quy tắc thông lệ quốc tế trong pháttriển thương mại mặt hàng thép tạo sự thông suốt trong lưu thông cho các doanh nghiệpkinh doanh sản phẩm thép
Đối với hiệp hội thép Việt Nam: Đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường mối
liên kết giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, đảm bảo có sách lược trong liên kết hợp tácgiữa các thành viên trong hiệp hội Nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành, đồngthời theo dõi sự biến động của thị trường thép nhằm hỗ trợ những thông tin kịp thời chocác doanh nghiệp và giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần thiết Hiệp hội thay mặt cho cácdoanh nghiệp đề xuất những kiến nghị cùng với Nhà nước nhằm tăng cường phát triểnthương mại mặt hàng thép,
Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép: Đưa ra các chính sách và chiến
lược nâng cao hiệu quả khai thác lợi thế, nguồn hàng, phát triển hệ thống phân phối, cũngnhư nâng cao giá trị chuỗi cung ứng Đưa ra các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp nhằmphát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc, đồng thời đưa ra dự báo cụthể cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương mại một cách phù hợp, tạo sự pháttriển bền vững cho doanh nghiệp
Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn này là tìm ra giải pháp để phát
triển thương mại mặt hàng thép ở miền Bắc trong điều kiện nước ta hiện nay
Trang 5Khoa Kinh tế - ĐHTM
có tính thời sự đối với sự phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
mà tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn mới mức tiêu thụ cao như Hà Nội, Quảng Ninh,Hải Phòng… Bên cạnh nghiên cứu thủ yếu tại công ty cổ phần Hiệp Hương, thì luận văncũng tham chiếu sang một số doanh nghiệp khác về phát triển thương mại mặt hàng thép
ở miền Bắc
Về mặt thời gian:
Với đề tài nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miềnBắc, em xin nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2008-2010 Trên cơ sở đó đề ragiải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc cho đến năm
2015 Trong khoảng thời gian này có những sự kiện kinh tế quan trọng có ảnh hưởng lớnđến sự phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc của công ty CPTMHiệp Hương
1.5 Kết cấu luận văn.(4 chương)
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép
trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần thương mại Hiệp”
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc của công ty CPTM Hiệp
Hương thời gian vừa qua
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép
trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương
Phetdavone Chanthavong - 43F1 Luận văn tốt nghiệp
Trang 6Chương 2: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép
trên thị trường miền Bắc
2.1 Một số khái niệm cơ bản và có liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
2.1.1 Khái niệm sản phẩm thép
Khái niệm sản phẩm thép: Thép là hợp kim của Fe với nhiều chất khác như: C,
Mg, S… Tùy theo tính chất của công việc, hay nói cách khác là vai trò của thép trongtừng tình huống mà người ta tạo ra thép có tính chất khác nhau và do đó các thành phần
và tỷ lệ của các chất này cũng khác nhau Thép càng cứng thì càng nhiều cacbon
Đặc điểm sản phẩm thép: Thép là sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp, tư liệusản xuất, sản phẩm thép phục vụ nhu cầu sản xuất của các ngành: công nghiệp đóng tàu,sản xuất ôtô, xe máy, công nghiệp, GTVT… Đồng thời thép cũng đáp ứng nhu cầu củacác hộ gia đình, khi thép là nguồn vật liệu xây dựng cho các công trình nhà ở và phục vụnhu cầu tiêu dùng khác của người dân Trong thời gian, do hạn chế về nguồn vốn đầu tư
và nhu cầu thị trường trong nước còn hạn chế, ngành thép VN mới chỉ tập trung vào đầu
tư sản xuất các sản phẩm thép dài đê đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước Thép có mứctiêu chuẩn hóa cao, được coi là hàng hóa quan trọng, do nó có liên quan hầu hết tới cácngành kinh tế và quốc phòng của đất nước
Phân loại sản phẩm thép:
Thép chia ra gồm các nhóm:
- Thép xây dựng: Thép xây dựng là loại thép được dùng trong kết cấu thép của các
công trình xây dựng Dưới đây là một số cách phân loại thép thường dùng trong xâydựng:
+ Thép làm cốt bêtông chia ra làm 2 loại là thép vằn và thép trơn Cả 2 loại này cóhàm lượng C thấp không hợp kim hoặc hợp kim với lượng thấp, theo tiêu chuẩn Việt Namchia ra thép bó (thép cuộn) có phi 6,8,…, thép vằn cây có phi từ 10 đến 32mm, , cácđường kính tiêu chuẩn chia ra là 6; 6,5; 7; 8; 12; 26; 30; 40 Các loại thép tốt hơn loại phi
6 đến 9 thường có mác 2MN2Si, 35MnSi, 18Mn2Si, loại phi 10 đến 40 là 2 mác25Mn2Si, 35MnSi và cá biệt là 20CrMn2Zn
+ Thép đóng tàu, làm cầu, làm nhà khung mác đóng tàu của Nga có C (0,12 –0,22%), P<0,45%; S<0,05%; C<0,3%
Trang 7+ Thép hợp kim thấp độ bền cao được bổ sung thêm một vài nguyên tố khác (luôn
<2%), tiêu biểu 1,5% mangan, đồng thời cũng làm giá thành thép tăng thêm Thành phầncác nguyên tố hợp kim trong thép không vượt quá 2,5% Thép hợp kim thấp được phatrộn với các nguyên tố khác, thông thường molypden, mangan, crom, hoặc niken, trongkhoảng tổng cộng không quá 10% trên tổng trọng lượng
- Thép kết cấu chế tạo máy: Thép kết cấu là loại thép dùng cho ngành chế tạo máy,
có chất lượng tốt (khử tạp chất đến: S ≤ 0,04%, P ≤0,035%), chủng loại đa dạng nhưngkhối lượng sử dụng trong công nghiệp không nhiều Khả năng làm việc của chúng sẽđược phát huy tối đa sau nhiệt luyện Thép này thường được hợp kim hoá bằng cácnguyên tố: Cr, Mn, Si, Ni, Ti, Mo (W),…với lượng nhỏ (thường từ 1-2%; cá biệt, có thép
từ 6-7%) để nâng cao độ thấm tôi (cải thiện khả năng nhiệt luyện) và hoá bền ferrite Baogồm:
+ Thép làm xupap xả
+ Thép kỹ thuật điện
+ Thép chống ăn mòn và bền nóng trên cơ sở hợp kim của Fe, Co, Ni
- Thép dụng cụ: Thép dụng cụ được hợp kim hóa với số lượng đáng kể bằng các
nguyên tố như vonfram hay coban cũng như một vài nguyên tố khác đạt đến khả năng bãohoà Những chất này là tác nhân kết tủa giúp cải thiện các đặc tính nhiệt luyện của thép.Thép dụng cụ cứng và chống mài mòn, vì vậy được ứng dụng nhiều vào các công cụ cắtgọt kim loại, như mũi khoan, dao tiện, dao phay, dao bào và nhiều ứng dụng cho các vậtliệu cần độ cứng cao
+ Thép C cao: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng thép (khoảng 90%)
80-+ Thép hợp kim: độ bền cao hơn hẳn thép cacbon nhất là sau khi tôi và ram
Trang 82.1.2 Khái niệm thương mại
Nghiên cứu Thương mại dưới góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâu của quátrình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng
ta đều nhận thấy được đặc trưng của thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cungứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích sinh lợi nhuận
Như vậy, Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệkinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đichlợi nhuận
Luật Thương mại của nước CHXHCNVN cũng ghi rõ: “ Hoạt động thương mại làhoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác”
2.1.3 Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng thép
Khái niệm phát triển thương mại:
Phát triển thương mại là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt độngthương mại trên thị trường nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thươngmại cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu
Như vậy, phát triển thương mại bao gồm toàn bộ các hoạt động tổ chức và thựchiện các hoạt động đó trong quá trình lưu thông hàng hóa: tổ chức khai thác nguồn hàng,lựa chọn sử dụng và phát triển các nguồn lực Xác lập và phát triển hệ thống kênh phânphối, cải thiện giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cung ứng… nhằm cải thiện về quy mô,chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường
Phát triển thương mại mặt hàng trên cơ sở giải quyết một cách tối ưu hoạt độngthương mại, từ cung ứng nguồn hàng đến tổ chức các khâu trong lưu thông cho hàng hóa,nhằm tiếp cận tới thị trường để tăng giá trị trong chuỗi giá trị cung ứng của hàng hóa trênthị trường
Phát triển thương mại mặt hàng là quá trình điều tra, nghiên cứu và xác định nhucầu thị trường về sản phẩm Từ đó có cơ sở để tiếp cận, phát triển, mở rộng thị trường tiêuthụ cho sản phẩm này
Trang 9Phát triển thương mại mặt hàng thông qua việc huy động và sử dụng hợp lý cácnguồn tài nguyên/ các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu của xã hội Tạo nguồn hàng để đápứng các nhu cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Như vậy, bản chất của phát triển thương mại mặt hàng thép nhằm hướng tới kếtquả đạt được là sự tăng lên về số lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm, mối quan hệ bềnvững với khách hàng và sự phát triển ổn định., bền vững về mọi mặt của mặt hàng théptrên thị trường miền Bắc
Mục tiêu phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc
+) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thép trên thị trường
Mục tiêu của doanh nghiệp là chiếm được thị phần lớn trên thị trường, mức tiêuthụ lớn, giành được doanh thu cao, nhằm tăng trưởng lợi nhuận
Tăng cường lợi ích cho khách hàng và đối tác, đảm bảo uy tín đối với khách hàng
Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng và đối tác Đây là cơ sở môitrường để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của mình
Tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lợi ích của các nhà cung cấp Đây làđiều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển
+) Đối với kinh tế - xã hội
Phát triển thương mại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ cho quátrình CNH – HĐH đất nước, góp phần tạo thu nhập, tăng trưởng cho nền kinh tế
Phát triển thương mại mặt hàng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theohướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của nông nghiệptrong cơ cấu các ngành
Phát triển thương mại mặt hàng nhằm ổn định thị trường nội địa, góp phần bình ổnnền kinh tế
Phát triển thương mại mặt hàng nhằm giải quyết công ăn việc làm cho một số bộphận người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của ngườidân
Phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàunghèo giữa thành thị và nông thôn
Trang 102.2 Một số lý thuyết cơ bản liên quan đến vấn đề phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
2.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
A Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoạithương Theo Adamsmith các quốc gia sẽ thu được lợi khi tham gia vào thương mại quốc
tế dựa trên lợi thế tuyệt đối của quốc gia đó
Ý tưởng của Adam Smith về thương mại và lợi ích của nó đối với xã hội được biết
đến như "Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối", ở đó ông cho rằng "Một đất nước nên sản xuất, chuyên môn hoá sâu và xuất khẩu những hàng hoá mà đất nước đó có một lợi thế tuyệt đối Nếu một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá với chi phí thấp nhất thì hàng hoá
đó được coi là có lợi thế tuyệt đối trong sản suất hàng hoá đó.
Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ýnghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệusản xuất với chi phí có thể chấp nhận được
Như vậy ,Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất thép so với đài Loan còn đàiLoan có lợi thế trong việc sản suất mặt hàng khác Việt Nam sẽ chuyên môn hoá, trongviệc sản xuất thép còn Đài Loan sẽ chuyên môn hoá trong việc sản xuất mặt hàng khác
đó, hai nước trao đổi sản phẩm trên cho nhau
Theo A.Smith, quốc gia nào nhận thấy bất kỳ sản phẩm nào của mình có chi phíthấp nhất thì quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng đó Vì vậy, quốc gia đó cần cócác chính sách phù hợp nhằm phát triển thương mại mặt hàng đó Đó chính là lợi thế cạnhtranh của chính quốc gia đó
2.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thuyết của Ricardo cho thấy mỗi nước nên chuyên môn hoá việc sản xuất cácloại hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh Các nước nên chuyên môn hoá sản xuất chỉ mộtloại hàng hoá, đạt được nhờ trao đổi thương mại, và đáp ứng nhu cầu của họ về các loạihàng hoá khác thông qua trao đổi thương mại Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo xácđịnh những cái lợi của thương mại với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên Mỗi nềnkinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hoặc một số khu vực
có lợi thế so sánh do dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ mạt, tài nguyên khoáng sảnhay các tiềm năng về năng lượng
Trang 11Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốcgia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhấthoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Như vậy, lợi thế so sánh của ngoại thương là khả năng nâng cao mức sống và thunhập thực tế của một nước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước khác dựatrên cơ sở chi phí so sánh để sản xuất những hàng hóa
Ví dụ về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga, có thể giải thích rằng: ViệtNam là nước tương đối sẵn có về lao động, Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng dệtmay là mặt hàng cần nhiều lao động Còn Nga là nước tương đối sẵn có về vốn sẽ sảnxuất và xuất khẩu thép, là mặt hàng cần nhiều vốn Lợi thế so sánh của Việt Nam lànguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ… Đây là lợi thế,giúp Việt nam có thể phát triển các ngành cần nhiều tài nguyên, cần nhiều nhân công nhưmay mặc, giày da… Từ đó Việt Nam có thể chuyên môn hóa sản xuất những ngành có lợithế Chính những lợi thế so sánh đó, sẽ thúc đẩy Việt Nam có thể tập trung phát triểnthương mại mặt hàng mà mình chuyên môn hóa đó và nhập khẩu những mặt hàng ViệtNam không có lợi thế so sánh
2.2.3 Cách tiếp cận về lợi thế tương đối
a Quan điểm của Hablerler
Xét từ góc độ chi phí cơ hội theo quan điểm của Hablerler lợi thế tương đối chínhxác hơn nhiều so với cách lý giải của D Ricardo theo thuyết giá trị lao động Theo thuyếtnày thì chi phí cơ hội của một hàng hoá là khối lượng các hàng hoá khác phải cắt giảm đểnhường đủ số nguồn lực sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất
Quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp về một mặt hàng nào đó thì quốc gia đó sẽ cólợi thế so sánh về mặt hàng này và ngược lại Ví dụ, nếu Việt Nam có chi phí cơ hội thấp
về sản phẩm thép thì Việt nam có lợi thế so sánh về mặt hàng thép Vì vậy, cần phải chútrọng hơn nữa đến việc sản xuất và kinh doanh thép tạo điều kiện phát triển thương mạisản phẩm thép bền vững trên thị trường Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng
b Lý thuyết Heksher - Ohlin
Theo Mô hình Hecksher-Ohlin, "Một nước nên chuyên môn hoá và xuất khẩu hànghoá mà nước đó sử dụng được tối đa các nhân tố sản xuất nhiều nhất của họ."
Các giả định lý thuyết Heksher - Ohlin là thế giới có hai quốc gia, hai hàng hoá, haiyếu tố lao động và tư bản Giả định này là bước mở rộng của mô hình David Ricardo Một
Trang 12hàng hoá chứa nhiều lao động và tư bản trong một hàng hoá người ta thường xem xét tỷ lệK/L: Nếu K/L lớn thì hàng có hàm lượng tư bản cao Nếu K/L nhỏ thì hàng hoá này cóhàm lượng lao động cao.
Công nghệ sản xuất ở hai quốc gia không thay đổi, chi phí sản xuất không đổi Tỷ lệthu hồi vốn theo quy mô là hằng số Thương mại hoàn toàn tự do
Đối với việc phát triển thương mại mặt hàng thép, cũng cần xem xét thép là hànghóa có tỷ lệ K/L cao hay thấp, giàu lao động hay giàu tư bản Từ đó đánh giá được lợi thế
so sánh của mặt hàng này mới các mặt khác, giúp Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp cóthể tận dụng tối đa lợi thế so sánh về sản phẩm thép của mình để có thể đưa ra chính sách,chiến lược và giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép được tốt hơn
Tóm lại, đề tài dựa trên những nguyên lý cơ bản đã đưa ra trên đây của các tác giảA.Smith, D.Ricardo và các cách tiếp cận lý thuyết tuyệt đối khác, tác giả đã đi sâu vàoviệc tìm hiểu và phân tích những lợi thế để phát triển thương mại mặt hàng thép củangành thép nói chung và công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương nói riêng trên thịtrường miền Bắc Các lợi thế chủ yếu của Việt nam như nguồn nhân lực, nguồn lựcthương mại, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất
và kinh doanh thép trên thị trường miền Bắc
2.3 Tổng quan tình hình khách thể của những công trình trước đây
2.3.1 Những công trình có liên quan gián tiếp tới đề tài
Theo tác giả Th.s Phạm Thị Đào trong luận án phó tiến sĩ năm 1996 với tên đề tài
“Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường thép ở nước ta hiện nay” Đề tài đã làm rõ
được: Trên cơ sở phân tích thị trường thép Việt Nam về nhu cầu sử dụng, thực trạng sảnxuất,tình hình xuất nhập khẩu, giá cả, quy trình tổ chức kinh doanh thép cũng như ảnhhưởng của thị trường thép thế giới đến thị trường thép nước ta, từ đó khái quát thành lýluận và nêu giải pháp ổn định thị trường thép nước ta
Theo tác giả Nguyễn Việt Dũng (2006) trong luận án thạc sĩ kinh tế với đề tài
“Một số giải pháp nhằm phát triển ngành thép Việt nam từ nay đến năm 2010” Với nội
dung tập trung vào phân tích tổng thể ngành thép, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải phápphát triển ngành thép Việt Nam đến 2020
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2002) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường “ Tổ chức vận hàng kênh phân phối mặt hàng thép nội ở tổng công ty thép Việt nam trên khu vực thị trường miền Bắc” Đề tài làm rõ về đặc điểm thị trường miền Bắc,
Trang 13thực trạng tổ chức và phương thức vận hành hệ thống kênh phân phối mặt hàng thép sảnxuất trong nước của tổng công ty thép Việt nam, đồng thời đề tài đề xuất một số giải pháphoàn thiện hệ thống kênh phân phối của tổng công ty.
Theo tác giả Đỗ Thị Yến (2005) với đề tài“Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ chủ yếu hỗ trợ hoạt động bán mặt hàng thép trên thị trường nội địa – lấy minh chứng tại tổng công ty thép Việt Nam ” trong luận văn tốt nghiệp Đề tài đã làm rõ được thực trạng
sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng nhằm hoàn thiện và phát triển các dịch vụ chủ yếu
hỗ trợ hoạt động bán hàng thép trên thị trường nội địa của tổng công ty thép Việt Nam
Trang 142.3.2 Những đề tài nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới đề tài
Theo tác giả Nguyễn Thị Duyên (2010) “Phát triển thương mại mặt hàng thép của
công ty TNHH sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Hưng Yên trong giai đoạn 2010 –
2015” Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Đề tài đã đi sâu
vào phân tích thực trạng, cũng như đề xuất các giải pháp cho công ty có thể Phát triểnthương mại trong thời gian tới
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết (2009) “ Phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc” Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến Phát triển thương mại mặthàng thép Bên cạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như điều tra,phỏng vấn, phân tích thống kê… để làm rõ thực trạng của DN cũng như của ngành thép.Các đề xuất và giải pháp đưa ra với Nhà nước, ngành thép cũng như các DN đã góp phầngiải quyết những vấn đề còn tồn đọng để Phát triển thương mại mặt hàng thép
Phạm Đặng Độ.(2009) “ Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng giầy da của công ty cổ phần đầu tư, xuất nhập khẩu da giày Hà Nội trên thị trường miền Bắc” Luận
văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Đề tài đã đi sâu vào nghiêncứu thực trạng của công ty da giày Hà nội Đưa ra giải pháp Phát triển thương mại mặthàng da giày trong thời gian tới
Theo tác giả Mai Thị Anh (2009), “Phát triển thương mại sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường miền Bắc” Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương
Mại Đề tài nghiên cứu lý giải vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc của ngànhsữa cũng như nhu cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa Từ đó có kiến nghị với Nhànước những chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm Phát triển thương mại mặthàng này Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứng dụng cao chonngành và doanh nghiệp hướng tới Phát triển thương mại bền vững
Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính cấp thiết của vấn đề phải có nghiên cứusâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn cho cácdoanh nghiệp Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp với tìnhhình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm và sự cần thiết của việc phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
Trang 152.4.1.1 Đặc điểm phát triển thương mại sản phẩm thép
Thị trường tiêu thụ thép trải rộng trên tất cả các địa bàn từ thành thị đến nông thônmiền núi Tuy nhiên do đặc trưng của sản phẩm mà thương mại mặt hàng này có điềukiện thuận lợi phát triển tại các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung và những vùng cótốc độ đô thị hóa cao
Cầu về sản phẩm thép, đặc biệt là thép xây dựng có tính mùa vụ rất lớn, nhu cầu vềthép thường tăng cao trong những tháng mùa khô và có xu hương giảm trong những thángmùa mưa
Nhà cung ứng và nguồn hàng: Nhà cung ứng các sản phẩm thép bao gồm cácdoanh nghiệp sản xuất thép trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thép từthị trường thép nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc
Thị trường thép của Việt Nam không ổn định, chủ yếu là nhập khẩu thép từ nướcngoài Có tới 50% thép thành phẩm và phôi thép phải nhập từ nước ngoài, vì vậy giá cảsản phẩm thép tại thị trường miền Bắc thường biến động theo giá cả của thị trường thépthế giới
Để có thể duy trì trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụthép trong nước, ngành thép Việt Nam hiện tại phải nhập 60% phôi thép từ nước ngoài,40% là do trong nước tự chủ động được Do đó, những năm gần đây, ngoài việc nhậpkhẩu thép phế, phôi thép là nguyên liệu bắt buộc cho sản xuất thì tình trạng nhập khẩunhiều sản phẩm trong nước đã sản xuất được và đang dư thừa gây nhiều thiệt hại chongành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung
Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, doanh nghiệp nước ngoài tại Ấn
Độ và Trung Quốc có lợi thế về nguồn vốn, tay nghề lao động, công nghệ hiện đại sẽ cólợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm Gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệptrong nước, nguy cơ mất thị phần cao ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại mặt hàngthép
Thép là ngành công nghiệp non trẻ, vì vậy Chính phủ vẫn sử dụng các chính sáchbảo hộ đối với thị trường thép nội địa như đánh thuế nhập khẩu, tạo môi trường thôngthoáng… Mặt khác, Chính phủ vẫn can thiệp vào việc điều tiết giá thép
2.4.1.2 Sự cần thiết của việc phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
Đối với nền kinh tế - xã hội
Trang 16a Góp phần ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường nội địa.
Phát triển thương mại mặt hàng thép không chỉ là tăng trưởng về quy mô mà còncải thiện về cơ cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành thép, bên cạnh đó cácngành xoay quanh cũng có được sự phát triển ổn định đi kèm Sự phát triển lành mạnhcủa mặt hàng thép góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của khu vực miền Bắc cũngnhư thị trường nội địa
b Góp phần vào giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cung – cầu, tiền – hàng, tích lũy- tiêu dùng…
Rõ ràng khi phát triển thương mại mặt hàng thép thì các quan hệ kinh tế cũng đồngthời xảy ra Khi một người mua đồng ý trả giá để mua thép thì các quan hệ kinh tế nhưmua – bán, tiền – hàng và hình thành nên quan hệ cung cầu của ngành thép Từ đó, cácquan hệ kinh tế được giải quyết một cách thông suốt tạo đà cho sự phát triển nói chung
c Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH – HĐH quốc gia
Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng, từ đó giúp cho quá trìnhtái sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dòng vốn được luận chuyển tuần hoàn khôngxảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thông Vì vậy, góp phần thúc đẩy hoạt độngsản xuất của đất nước, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành thép nói riêng cũng nhưtăng trưởng kinh tế nói chung Là hoạt động không thể thiếu trong sự nghiệp CNH –HĐH, góp phần thực hiện mục tiêu cơ bản đến năm 2020
d Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống
Mặt hàng thép với đặc điểm cần nhiều lao động chân tay nên đã góp phần giảiquyết việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, rút ngắn khoảngcách nông thôn và thành thị, từ đó từng bước nâng cao đời sống nhân dân và người tiêudùng
e Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành vùng, địa phương.
Với nhiệm vụ chung của đất nước là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu hướnggiảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Phát triểnmặt hàng thép không những giúp chuyển dịch cơ cấu sang hướng công nghiệp mà cònthúc đẩy dịch vụ phát triển song hành
Trang 17g Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh trong nước với chủ thể kinh doanh nước ngoài.
Bên cạnh yếu tố cạnh trang gay gắt thì xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ramạnh mẽ Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước luôn tìm những nhà đầu tư có thếmạnh về công nghệ để hợp tác cùng phát triển Xu hướng đó sẽ giải quyết vấn đề phâncông lao động xã hội và phân công lao động quốc tế
Đối với doanh nghiệp
Phát triển thương mại sản phẩm thép giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, từ đómới có cơ hội cho đầu tư cho quá trình tái sản xuất nhanh hơn, hiệu quả cao hơn Tăngdoanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô của doanh nghiệptrong quá trình phát triển
Phát triển thương mại sản phẩm thép giúp sẽ làm cho mối quan hệ giữa các doanhnghiệp với khách hàng truyền thống ngày càng được củng cố, mật thiết hơn Mặt khác uytín của doanh nghiệp càng được tăng lên, sẽ hấp dẫn thu hút những đối tượng khách hàngmới
Phát triển thương mại sản phẩm thép giúp doanh nghiệp gia tăng lợi ích của kháchhàng và đối tác Họ sẽ được hưởng chất lượng cung ứng sản phẩm thép tốt hơn và ngàycành hoàn hảo, do doanh nghiệp cung ứng nguồn hàng ổn định hơn, hoàn thiện hệ thốngphân phối, đáp ứng tốt các khâu trong quá trình lưu thong liên quan đến sản phẩm thép
Phát triển thương mại sản phẩm thép góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sốngcán bộ nhân viên
Phát triển thương mại sản phẩm thép gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưuthông hàng hóa tránh sự tắc nghẽn trong lưu thông, giải quyết vòng tuần hoàn sản xuât –lưu thông – phân phối – tiêu dùng
Phát triển thương mại sản phẩm thép giúp nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp,tạo thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bềnvững của doanh nghiệp
Phát triển thương mại sản phẩm thép giúp doanh nghiệp thiết lập được hệ thốngkênh phân phối trên thị trường, từ đó mở rộng và phát triển mạng lưới tiêu thụ của mình,
là cơ sở để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, tạo dựng và nâng cao uy tín, danh tiếng củamình ở thị trường miền Bắc
Trang 18Tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lợi ích của các nhà cung cấp Trên
cơ sở tạo ra lợi ích cho khách hàng và đối tác, doanh nghiệp phải có chính sách, chiếnlược khai thác lợi thế của mình, khi đó doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, giatăng khối lượng và giá trị tiêu thụ của mình
2.4.2 Nội dung chính sách phát triển thương mại sản phẩm thép
2.4.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại mặt hàng thép
a Nhóm chỉ tiêu về số lượng
Được thể hiện qua sản lượng, doanh thu, tổng giá trị mặt hàng, số lượng tiêu thụ,tổng lượng tiêu thụ mà ngành hàng đạt được nói chung và của từng doanh nghiệp nóiriêng, % của tăng trưởng số lượng: so sánh giữa các kỳ với nhau hoặc các năm với nhau
- Chỉ tiêu về phần trăm tăng trưởng sản lượng:
Con số % tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nội địa nói lên quy mô tăng trưởng củasản phẩm chè nội tiêu trên thị trường nội địa qua các năm, từ đó cho thấy đồ thị biên độdao động mức sản lượng qua các năm, nhận xét về sự biến động, là thước đo của pháttriển thương mại cho sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ năm sau Sản lượng tiêu thụ năm trước
Trang 19- Thị phần của doanh nghiệp:
Thị phần của doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp so với toàn
bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường Thị phần của doanh nghiệp càng cao thì quy mô của doanh nghiệp càng lớn Con số thị phần của doanh nghiệp chính là số % chiếm lĩnh về quy mô trên thị trường
Về tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển vừa là chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển
ngành hàng, vừa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng phát triển thương mại Tốc độphát triển nếu cao và đều đặn, ổn định qua các năm cho thấy dấu hiệu của một nền thươngmại phát triển mạnh, có tiềm năng mở rộng trong tương lai Ngược lại, nếu tốc độ pháttriển thấp hoặc tốc độ phát triển cao nhưng không ổn định là biểu hiện của sự phát triểnthương mại chưa vững chắc và chưa hiệu quả
b Nhóm chỉ tiêu về chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng trong phát triển thương mại được hiểu trên khía cạnh tốc độphát triển và tính đều đặn của sự tăng trưởng, sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm Chỉtiêu về chất lượng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu, là thước đo cơ bản của hiệu quảphát triển thương mại nói chung và mặt hàng thép nói riêng
Về cơ cấu:
Điều này được thể hiện thông qua tốc độ phát triển hay tính ổn định, bền vữngtrong phát triển thương mại Sự chuyển dịch hợp lý về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thịtrường, phương thức bán hàng, cơ cấu về thành phần kinh tế, loại hình DN tham gia vàohoạt động thương mại trên thị trường Tùy theo nhu cầu thị trường mà có sự chuyển dịchhợp lý Hiện nay mặt hàng thép nói riêng và các hàng hóa nói chung đang chú trọng pháttriển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, gia công trực tiếp để hạn chế nhập khẩu, xuất khẩunhững sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
Sự chuyển dịch về cơ cấu được xem xét trên một số khía cạnh: chuyển dịch cơ cấumặt hàng, chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường tiêu thụ, cơ cấu về thành phần kinh tế,các loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh mặt hàng thép Sự chuyển
Doanh số bán ra của doanh nghiệp
Tổng doanh số bán ra toàn ngành
Trang 20dịch cơ cấu thị trường theo hướng mở rộng ra các thị trường mới nhiều tiềm năng, tìmkiếm các thị trường mụ tiêu để có chiến lược phát triển thị trường hợp lý.
c Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
Về hiệu quả thương mại: Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.Thực chất đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mụctiêu đã xác định
Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại:
Hiệu quả thương mại = Kết quả đạt được / Chi phí sử dụng nguồn lực
Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức quá trình mua, bánhàng hóa và dịch vụ Đó là thước đo phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của cáccông ty, các cơ sở kinh doanh trong khâu mua, bán hàng hóa, khâu vận chuyển và khohàng hóa hoặc trong sản xuất và phân phối cung ứng và Marketing các sản phẩm dịch vụ
Ngoài ra, phát triển thương mại còn thể hiện thông qua việc giải quyết hài hòa cácmục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường, đó là phát triển thương mại vừa đảm bảo gia tăng
về giá trị kinh tế, vừa phải tính đến các yếu tố: khả năng tạo việc làm, cải thiện chất lượngnguồn lao động; xóa đói giảm nghèo và đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên,bảo vệ được môi trường sinh thái
Nâng cao hiệu quả thương mại theo hướng phát triển bền vững là nội dung quantrọng trong phát triển thương mại sản phẩm, vì vậy hiệu quả được coi là một trong nhữngthước đo quan trọng nhất trong đánh giá kết quả phát triển thương mại
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả được xem xét trên 2 cấp độ: vĩ mô và doanh nghiệp Xéttrên cấp độ vĩ mô, nhóm chỉ tiêu hiệu quả đề cập đến sự đóng góp vào GDP quốc gia củangành hàng, giá trị gia tăng của các sản phẩm đóng góp cho ngành, sử dụng hiệu quả cácnguồn lực sẵn có…
Ở góc độ doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu hiệu quả thể hiện cơ bản ở doanh thu, lợinhuận (tỷ suất lợi nhuận), hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực thương mại trong doanhnghiệp (vốn, lao động, tài chính…) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả được định lượng thông quacác chỉ tiêu tính theo các công thức sau:
Tổng doanh thu = Tổng sản lượng sản phẩm x Giá thành 1 đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Trang 21Lợi nhuận của doanh nghiệp là con số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, lợi nhuận là khoản tiền thu được sau khi đã khấu trừ hết các khoản chi phíphát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận càngcao cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, từ đó phát triển thương mại cũng thu đượchiệu quả tốt.
2.4.2.2 Cơ sở phát triển thương mại sản phẩm thép
a Dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường
Thị trường là nơi cung và cầu gặp nhau từ đó tiến hành các giao dịch mua bánhàng hóa và dịch vụ Đối với tất cả các loại mặt hàng tùy vào quy mô, cơ cấu, các đặc tínhcủa thị trường mà người cung ứng mặt hàng thép đưa ra những quyết định về sản lượng,giá cả cũng như đưa ra những kế hoạch phát triển thương mại trong tương lai Miền Bắc
là một thị trường hội tụ đầy đủ các yếu tố dân số đông, mức độ đô thị hóa cao, cơ sở hạtầng giao thông thuận lợi Vì vậy, luôn có sức hút đối với các nhà cung ứng và kinh doanhthép bởi đó là dấu hiệu của mức nhu cầu lớn, hứa hẹn mức lợi nhuận cao
b Dựa trên năng lực hoạt động của các nhà sản xuất
Vốn luôn là yếu tố tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạtđộng phát triển thương mại sản phẩm thép nói riêng, bởi chỉ có vốn thì các doanh nghiệpmới thực hiện được các hoạt động của mình Đối với doanh nghiệp cung ứng thép thì vốncũng là yếu tố quyết định quy mô và kế hoạch phát triển bởi doanh nghiệp có vốn lớn sẽkhiến doanh nghiệp đó có lợi thế hơn trong việc phát triển thị trường, nâng cao chấtlượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh của mình
Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định năng lực cạnhtranh của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, mặt hàng thép đòi hỏi côngnghệ cao Đây là khó khăn lớn cho sự cạnh tranh của ngành
Trang 22Lao động là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Mộtdoanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ cao thì sẽ thúc đẩy hoạt động phát triểnthương mại một cách thuận lợi từ đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh lớn.
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thươnghiệu mạnh sẽ nhận được ấn tượng tốt với khách hàng
c Lợi ích của nhà cung ứng:
Chủ thế bán hàng trên thị trường là các nhà sản xuất hoặc thương nhân trong vàngoài nước Hoạt động bán hàng có ảnh hưởng tới tính liên tục của dòng chảy hàng hóa từnguồn hàng ra thị trường và vận động tới người tiêu dùng
Lợi ích của nhà cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng hàng hóa
Sự phát triển thương mại mặt hàng thép và lợi ích nhà cung ứng có mối quan hệ thuận, lợiích của nhà cung ứng tăng, càng kích thích và thúc đẩy họ cung ứng hàng hóa có chấtlượng hơn
d Dựa trên lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế xã hội
Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trên một ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớnvào sự hiện diện của các ngành công nghiệp liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ
Ngành thép có lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào đó là lợi thế không nhỏ trong cạnhtranh cho các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp trong ngành lại có những lợi thế riêng biệt Do đó, phát triểnthương mại phải tận dụng được các lợi thế của ngành hàng, đảm bảo đạt được hiệu quả vềkinh tế - xã hội Đây là cơ sở để phát triển thương mại ổn định và bền vững Các doanhnghiệp thép Việt Nam cần chú ý tới việc tận dụng lợi thế so sánh của mình để phát triểnthương mại sản phẩm thép hơn nữa
e Dựa trên đường lối phát triển thương mại của Đảng và Nhà nước
Cũng như các mặt hàng khác, ngành thép cũng chịu sự tác động không nhỏ từđường lối mà cụ thể là chính sách phát triển của Nhà nước Đảng và Nhà nước điều tiếthoạt động thương mại thông qua các công cụ như hệ thống luật pháp, các chính sách kinh
tế vĩ mô… Chính sách của Đảng và Nhà nước có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện thuậnlợi cho phát triển thương mại mặt hàng thép
2.4.2.3 Các chính sách phát triển thương mại ngành hành thép
a Lựa chọn và phát triển lợi thế ngành hàng
Trang 23Các chính sách chủ yếu tập trung vào những vấn đề cốt yếu nhằm tăng cường khảnăng cạnh tranh của ngành trong thời gian sắp tới Một là, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực
để có thể đáp ứng sản xuất cũng như phát triển thương mại Hai là, tập trung xây dựngvùng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất để giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoàinhằm tăng GTGT trong sản phẩm thép, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp thép Ba là, tậptrung hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thép nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng thị phầntrên thị trường nội địa cũng như thị trường miền Bắc
b Khai thác, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
Đối với nguồn lực để phát triển mặt hàng thép, các doanh nghiệp phải biết khaithác và sử dụng theo hướng phát triển bền vững Cần có sự đầu tư hợp lý cho khai thác,phát triển các nguồn lực tham gia phục vụ cho phát triển thương mại mặt hàng thép
Đặc biệt, đối với Chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốnđầu tư vào sản xuất và cung ứng sản phẩm; đối với doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quảhoạt động bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực
c Tổ chức và phát triển nguồn hàng
Nguồn hàng là nguồn tạo ra hàng hóa để cung ứng trên thị trường Đó là nơi phát
ra các luồng hàng hóa vận động trên thị trường trong nước và quốc tế Nhà nước cần phải
có chính sách tạo lập và phát triển nguồn hàng, đảm bảo nguồn hàng mang tính ổn định,hợp lý và cân đối Doanh nghiệp cũng cần chủ động tham gia đầu tư vào các khu vựcnguồn hàng để tạo cơ sở vật chất cho hoạt động cung ứng liên tục, mang tính cạnh tranh
và có hiệu quả, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
d Tiếp cận thị trường và xác lập hệ thống phân phối
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị để phát triển và mở rộngthị trường miền Bắc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện đạitrong sản xuất Phát huy thế mạnh của kênh phân phối truyền thống, đồng thời mở rộngkênh phân phối hiện đại Tăng cường liên kết hợp tác với các nhà phân phối trên cơ sở haibên cùng có lợi nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh
Trang 24Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc của công ty CPTM Hiệp
Hương thời gian vừa qua
3.1 Phương pháp nghiên cứu vấn đề
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các vấn đềthực tế tại doanh nghiệp Dữ liệu thu thập được có thể là dữ liệu sơ cấp hoặc dữ liệu thứcấp Có thể thu thập qua các cách sau:
Thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra, phỏng vấn
Điều tra trắc nghiệm là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu sự cấp thiết củaPhát triển thương mại mặt hàng thép, tốc độ Phát triển thương mại mặt hàng thép, khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp, về nhu cầu thị trường thép, về nguồn cung ứngmặt hàng thép, về thuận lợi hóa môi trường thương mại Đối tượng phỏng vấn bao gồmcán bộ nhân viên của công ty CPTM Hiệp Hương Cách thức điều tra là điều tra trực tiếp.Phiếu phỏng vấn được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề: phát triển thị trường mặthàng thép, tình hình cạnh tranh trên thị trường, phát triển nguồn hàng, các chính sách củaNhà nước nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép Đối tượng phỏng vấn là cán bộ,nhân viên công ty CPTM Hiệp Hương Cách thức phỏng vấn là phỏng vấn trực tiếp vàqua điện thoại
Phương pháp thu thập thông tin qua nguồn có sẵn
Ngoài các phương pháp trên còn có thể sử dụng phương pháp khai thác thông tingián tiếp qua sách báo, internet… một cách đầy đủ, chính xác nhât Cụ thể là tìm kiếm các
số liệu và đánh giá của một số chuyên gia về tình hình Phát triển thương mại mặt hàngthép nói chung qua một số trang web như : www.vsa.com.vn; www.moit.gov.com.vn sẽlàm cho luận văn có những kết luận chính xác hơn
Những thông tin này phục vụ quá trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn Dựatrên kết quả nghiên cứu, điều tra và phân tích từ những công trình đi trước, giúp tiết kiệmthời gian, chi phí và còn có thể tìm hiểu một cách khái quát và khách quan hơn
Trang 253.1.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích và so sánh:
Những số liệu đã được thu thập, tiến hành tính doanh thu, tỷ trọng, tốc độ tăngtrưởng và so sánh kết quả với nhau Từ đó thấy được tình hình Phát triển thương mại mặthàng thép thông qua của quy mô, chất lượng qua các năm với nhau tìm sự khác biệt và xuhướng phát triển của nó, so sánh sự khác nhau trong phát triển giữa doanh nghiệp để thấy
sự đồng đều hay kém ổn định trong phát triển
Phương pháp phân tích và đánh giá
Từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được tiến hàng phân tích tổng hợp từ
đó đưa ra đánh giá về tình hình Phát triển thương mại của công ty Qua đó, chỉ ra nhữngđiểm chưa ổn trong sự phát triển
Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áp dụng như: phương pháp quy
nạp, phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp…
3.2 Đánh giá tổng quan thực trạng thị trường và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
sự phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương
3.2.1 Đánh giá thực trạng thị trường sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc
3.2.1.1 Khái quát thực trạng thị trường mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc
Về nhu cầu thị trường:
Thị trường miền Bắc với tổng số dân khoảng 32 triệu người, chiếm 36% dân số cảnước Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các ngành công nghiệp non trẻ đang trong quátrình hình thành và phát triển, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo máy,sản xuất ôtô thì thị trường miền Bắc đã và đang là thị trường tiêu thụ thép đầy hấp dẫn vàtiềm năng Mặc dù vậy nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanhthép trong nước nói chung và ở miền Bắc nói riêng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng củathị trường này, phần lớn là của các doanh nghiệp nước ngoài
Về khả năng cung ứng:
Trang 26Miền Bắc là nơi ngành công nghiệp thép hình thành sớm nhất Việt Nam, với khởiđầu là khu liên hợp là nhà máy gang thép Thái Nguyên, đến nay ở khu vực này đã có hàngtrăm doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm này, với đủ mọi loại hình.Mặt khác, đây cũng là khu vực tập trung rất nhiều các mỏ quặng, tập trung tại các tỉnh:Lào Cai (với mỏ quặng Quý Sa có trữ lượng lớn thứ hai tại Việt nam), Thái Nguyên, HàGiang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái phục vụ cho công nghiệp sản xuấtphôi và thép thành phẩm Vì vậy, có thể khẳng định nguồn cung khu vực này có nhiềutiềm năng và dồi dào.
Ở miền Bắc chủ yếu chỉ sản xuất cacbon xây dựng thông thường (thép thanh, thépcuộn, thép hình cỡ trung và cỡ nhỏ); Thiên về đầu tư cán thép, nhập phôi của nước ngoài
vì vốn ít, khó thu hồi vốn Ít chủ trương đầu tư luyện thép sản xuất phôi, nên gây ra sựmất cân đối giữa khâu luyện và khâu cán Lượng phôi nhập khẩu lớn, lúc đầu là 80%, tớinay đã tự túc được 50% và sẽ tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo; Công suất các nhà máynhỏ bé, manh mún, tới nay chỉ có 2-3 nhà máy có công suất 0,5 triệu tấn/năm, còn hầu hếtchỉ 200-300000 tấn/năm Nhà máy ở rải rác, rất khó trong việc kiểm soát môi trường cũngnhư tiêu hao nguyên liệu lớn, thiếu tính cạnh tranh vì giá thành sản phẩm cao
Về mức độ cạnh tranh:
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với nhau và giữa thép sảnxuất trong nước với thép nhập khẩu đang và sẽ ngày càng gay gắt, do đây là cửa ngõ thépTrung Quốc nhập vào Việt Nam
Do Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thép thế giới, đặc biệt làTrung Quốc, vì vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu
Sự cạnh tranh ngày càng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải hoànthiện hệ thống cung ứng của mình đảm bảo phát triển theo hướng ổn định và bền vững
3.2.1.2 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CPTM Hiệp Hương
Giới thiệu công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỆP HƯƠNG
Tên giao dịch: HIEP HUONG TRADE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HIEP HUONG., JSC
Địa chỉ văn phòng: Đường Phạm Hùng, Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy,
Hà Nội
Trang 27Tên Địa chỉ trụ sở chính: Số 3, ngõ viện máy, tổ 34, phường Mai Dịch, quận CầuGiấy, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-04)62810995 / 62810996 / 62810997 Fax: (84-04)62810998
Số đăng ký kinh doanh: 0100953567
Vốn đầu tư : 30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng chẵn)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hiệp Hương trưởng thành được như ngày nay
là nhờ kinh doanh vật liệu xây dựng từ năm 1988 Sau hơn 10 năm phát triển, ngày 05tháng 11 năm 1999, công ty TNHH dịch vụ thương mại Hiệp Hương được thành lập theoquyết định số: 4732 của UBND Thành phố Hà Nội,và giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số: 73239 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 1999 Ngànhnghề kinh doanh:Buôn bán tư liệu sản xuất (vật liệu xây dựng), buôn bán tư liệu tiêudùng, dịch vụ vận tải, sản xuất cấu kiện bê tông
Sau 6 năm hoạt động thành công, không dừng ở những thành quả đó đạt được, vớinhững định hướng phát triển mới, ngày 15/01/2006 Hội đồng thành viên công ty TNHHDVTM Hiệp Hương đã họp và quyết định chuyển đổi Công ty TNHH DVTM HiệpHương thành Công ty Cổ phần Thương mại Hiệp Hương với 100% vốn điều lệ do các cánhân nắm cổ phần chi phối
Bảng 3.1: Ngành ngh , lĩnh v c kinh doanh: ề, lĩnh vực kinh doanh: ực kinh doanh:
STT Tên ngành nghề
1 Bán buôn tư liệu sản xuất (chủ yếu là thiết bị xây dựng và VLXD)
2 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
3 Môi giới thương mại
4 Vận tải hàng hóa
5 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại(trừ máy móc thiết bị)
6 Sản xuất tấm bê tông đúc sẵn, ống cột bê tông, cột bê tông, cọc bê tông đúc sẵn
7 Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông, công trình thủy lợi,
cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, trang trí nội thất, ngoại thất
Trang 288 Môi giới kinh doanh bất động sản(không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất).
9 Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị(xây dựng công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông, môi trường, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng), hàng thủcông mỹ nghệ, hàng nông, lâm sản(trừ lâm sản nhà nước cấm)
10 Cho thuê kho, bãi đỗ xe
Trang 29Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CPTM Hiệp Hương
Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụđược của công ty năm sau đều cao hơn năm trước Doanh thu năm 2009 tăng 8,2% so vớinăm 2008 nhưng năm 2010 công ty đã phấn đấu tăng 38,8% so với năm 2009 và tăng50,29% so với năm 2008 Đây là con số tăng khá ấn tượng của công ty
Lợi nhuận gộp của công ty tăng giảm thất thường, năm tăng năm giảm Năm 2009tăng 3,07% so với năm 2008 và năm 2010 giảm 384,80 triệu tương ứng giảm 3,08% sovới năm 2009, giảm 12,52 triệu tương ứng là 0,1% so với năm 2008
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng dần qua các năm từ 2008 đếnnăm 2010 Cụ thể là năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 7,72% sovới năm 2008, năm 2010 tăng 53,68% so với năm 2009 và tăng 65,55% so với năm 2008
Lợi nhuận sau thuế lúc đầu tăng nhẹ, sau đó tăng khá mạnh Điều đó thể hiện qua:năm 2010 tăng 72,59% so với năm 2009 và tăng 09,85% so với năm 2008 Còn năm 2009tăng 21,58% so với năm 2008
Lợi nhuận của công ty tăng là do chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanhgiảm dần qua các năm Đối với chi phí quản lý kinh doanh thì năm 2010 chi phí giảm -14,85% so với năm 2009 và giảm -7,80% so với năm 2008 Đối với chi phí tài chính, năm
2009 giảm -3,53% so với năm 2008, còn năm 2010 chi phí giảm -13,01 % so với năm
2009 và giảm -16,07 % so với năm 2008
3.2.2 Nhân tố môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương
3.2.2.1 Các nhân tố vĩ mô
a Môi trường chính trị
Trang 30Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định
sẽ làm cơ sở cho sự đảm bảo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp thamgia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội Nhân tố này ảnhhưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phầm của doanhnghiệp Thúc đẩy gia tăng khối lượng tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ sảnphầm thép Thúc đẩy các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanhthép trên thị trường Nó làm chuyển dịch các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt độngkinh doanh sản phẩm thép theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia vàokinh doanh sản phẩm thép Thúc đẩy khai thác và tận dụng tối đa mọi nguồn lực của xãhội phục vụ cho phát triển thương mại sản phầm thép
Môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ kéo theohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trungsản xuất cao Là điều kiện gia tăng quy mô phát triển thương mại mặt hàng thép, nó đồngnghĩa với việc các yếu tố nguồn lực được sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, kinhdoanh sản phẩm thép tăng lên Cụ thể là: năm 2008, lạm phát kéo dài, tốc độ tăng trưởngkinh tế Việt Nam chỉ đạt 6,23%, điều này cũng đồng nghĩa với việc suy giảm trong đầu tưcho sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng,vì vậy dẫn đến nhu cầu thép suy giảm
Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia
và từng nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽkhuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các nghiệp trong nước sẽ giảm trênthị trường miền Bắc Các nghiệp trong nước sẽ khó khăn cho quá trình Phát triển thươngmại, phát triển sản xuất kinh doanh
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinhdoanh của nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của nghiệp nhất là khi sovới nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh
Lạm phát: Lạm phát cao thì các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinhdoanh, đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất củadoanh nghiệp vì doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không cókhả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất lớn
Trang 31Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng thép, cũng nhưchuyển dịch về cơ cấu thị trường… Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH –HĐH thì
sẽ làm tăng nhu cầu các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu các ngành côngnghiệp chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mởrộng mạng lưới tiêu thụ tại các khu kinh tế trọng điểm, làm cho hệ thống phân phối sảnphẩm thép ngày càng chuyên môn hóa Còn tác động đến khả năng khai thác các nguồnlực, các lợi thế so sánh trong phát triển thương mại mặt hàng thép Chuyển dịch kinh tếtheo hướng bất hợp lý, nó kìm hãm và làm cho mức độ không ổn định trong quan hệ cungcầu và mức độ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài tăng
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam nói chung và miền Bắc nóiriêng có điều kiện thu hút lượng vốn đầu tư khổng lồ từ bên ngoài, nâng cao khả năngcung ứng, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép trên thị trường Thúc đẩy khả năngkhai thác hiệu quả và tối đa các nguồn lực, lợi thế phục vụ cho phát triển thương mại; đadạng hóa trong thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình kinhdoanh mặt hàng thép trên thị trường Tuy nhiên thách thức mà hội nhập mang lại là không
ít như thực hiện các cam kết quốc tê, xóa bỏ dần hàng rào bảo hộ Các doanh nghiệp sảnxuất và kinh doanh thép sẽ phải đối diện với cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trên thị trường
Cơ chế chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộlớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có khi một chính sách kinh tếcủa Nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanhnghiệp khác
Thông qua các công cụ : kế hoạch hóa định hướng, pháp luật, hệ thống các chínhsách và công cụ kinh tế, Nhà nước tác động và định hướng cho sự Phát triển thương mạimặt hàng thép trên thị trường Các chính sách này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm khả năngcung ứng, nhu cầu thép trên thị trường; số lượng các doanh nghiệp, các thành phần kinh tếtham gia vào hoạt động kinh doanh thép trên thị trường
Môi trường vĩ mô khác
Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơbản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, đó là chất lượng và giá bán Áp dụng khoa học kỹ thuật, làm tăng chấtlượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm
Trang 32Nhân tố tự nhiên có thể tạo ra thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiênnhiên, vị trí địa lý…
3.2.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
a Khách hàng tiêu thụ
Do đặc trưng của sản phẩm thép mà khách hàng tiêu thụ sản phẩm này chủ yếu làcác doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CN Do đó, tiến trình CNH – HĐHkéo theo nhu cầu về thép có xu hướng tăng lên, theo hướng tăng dần nhu cầu các sảnphẩm thép có yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ cạnh tranh ngang sức tácđộng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có quy môlớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn đối thủ khác trong ngành Càngnhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít,thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệpcũng nhỏ đi Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để phát triểnthương mại mặt hàng thép của mỗi doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh trên thị trường tác động rất lớn đến biến động thị trường vàkhối lượng tiêu thụ sản phẩm thép Mức độ cạnh tranh ngày cang gay gắt thì càng gópphần vào hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trên thị trường, các doanh nghiệp càng chútrọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thong qua việc hoàn thiện và cảitiến, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Thông qua đó, chất lương phát triểnthương mại ngày càng được nâng cao và mang tính ổn định và bền vững hơn
Các nhà cung ứng sản phẩm thép trên thị trường
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẻ lợinhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải cácchi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp Các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làmcho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp: