- Chỉ tiêu về phần trăm tăng trưởng sản lượng:
a. Về quan hệ cung cầu thị trường
Trong ngắn hạn, do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu thép thế giới giảm sút, vì vậy sẽ có hiện tượng các công ty nước ngoài (đặc biệt là các nhà sản xuất, phân phối thép Trung Quốc) bán phá giá thép để thu hồi vốn, Việt Nam sẽ là thị trường các công ty này hướng tới. Cộng với việc cung ứng thép ở thị trường trong nước thời gian qua đã bị mất cân đối một cách nghiêm trọng, phát triển không cân đối, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài, các doanh nghiệp của nước ta lại phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, vì vậy khi có lượng thép nhập khẩu giá rẻ vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh dễ dẫn đến bị phá sản.
Trong dài hạn, cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước, các ngành, các cấp và sự đồng lòng của các doanh nghiệp, nhiều khu liên hiệp sản xuất thép lớn sẽ hình thành, theo hướng đầu tư từ khâu sản xuất phôi, đến thép thành phẩm, tạo sự phát triển ổn định và bền vững trong khâu cung ứng, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.
Cùng với việc gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vì vậy mức độ cạnh tranh trên thị trường thép nội địa nói chung và thị trường miền Bắc nói riêng sẽ có xu hướng ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước không chỉ cạnh tranh với thép đến từ Trung Quốc mà còn phải cạnh tranh với thép nhập từ các nước Asean và các nước khác trên thế giới, như vậy đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa sẽ ngày càng mở rộng.
Đối với các doanh nghiệp phân phối, ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ mặt hàng sắt thép, như vậy mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại cũng sẽ gay gắt hơn rất nhiều.