- Chỉ tiêu về phần trăm tăng trưởng sản lượng:
b. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng
3.3.2 Kết quả phỏng vấn
Số phiếu phát ra: 20 phiếu Số phiếu thu về: 20 phiếu
Thông qua tổng hợp phiếu phỏng vấn, kết quả thu được như sau:
Những thuận lợi đối với ngành thép Việt Nam trên thị trường miền Bắc:
+ Các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi về vốn, lao động và nguồn nguyên liệu. + Theo thống kê, thị trường miền Bắc lại có khả năng tiêu thụ được 30% sản lượng thép sản xuất ra.
Những khó khăn của công ty trong ngành thép:
+ Doanh nghiệp thiếu vốn để đổi mới sản xuất, mở rộng quy mô và tăng cường các hoạt động kinh doanh như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường...
+ Vấn đề nguồn nguyên liệu không đủ chất lượng
+ Các hỗ trợ về chính sách tín dụng của Chính phủ hầu hết các doanh nghiệp còn chưa tiếp cận được.
Chính sách của Nhà nước: Nhà nước cũng đang tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc thông qua các chính sách như chính sách về tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép với lãi suất ưu đãi, chính sách hỗ trợ nghiên cứu thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, các chính sách tác động tới cơ sở hạ tầng kinh doanh thương mại và một số chính sách hỗ trợ khác từ nhà nước và Hiệp hội thép Việt Nam. Tuy nhiên việc tiếp cận các chính sách gần đây của các doanh nghiệp kinh doanh còn yếu. Lí do một phần do các doanh nghiệp chậm nắm bắt thông tin, thời cơ; mặt khác do chưa có sự thống nhất giữa các ngân hàng, các ngân hàng cũng có tâm lý không muốn cho vay.
Dự báo triển vọng phát triển thương mại sản phẩm thép: Theo kết quả phỏng vấn, có tới 15/20 phiếu tức là 75% số phiếu cho rằng triển vọng phát triển ngành này là rất khả thi. Bởi vì, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành, môi trường kinh doanh thuận lợi do đó thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đảm bảo nguồn vốn cho các doanh nghiệp hoạt động và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, còn 5/20 phiếu tức 25% số phiếu lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa trong một vài năm tới do hiện nay có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này, trong khi đó nhu cầu tăng chậm.
Các giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép: Nhà nước cần có các cải cách cần thiết về hệ thống luật pháp, thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mặt hàng thép. Đồng thời, Nhà nước cần có các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chọn lọc đầu tư các dự án khả thi và tránh bị trùng lặp, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát việc xây dựng kinh doanh thép trên thị trường.
Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ lao động, đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất. bên cạnh đó cũng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, không ngừng tìm kiếm các thị trường tiềm năng và mở rộng hệ thống phân phối.
3.4 Kết quả phân tích thực trạng về phát triển thương mại sản phẩm thép qua dữ liệu thứ cấp
Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại, đề tài đánh giá, phân tích thực trạng về phát triển thương mại sản phẩm thép thông qua các chỉ tiêu như quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu và hiệu quả thương mại. Cụ thể như sau:
3.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô:
Quy mô của doanh nghiệp thép trên thị trường miền Bắc không ngừng được mở rộng. Đối với ngành thép nói chung có thể thấy rõ: Năm 2007, về căn bản ngành thép Việt Nam đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Sản lượng phôi thép năm 2007 đạt 782.000 tấn, thép cán đạt 2,2 triệu. Tuy rằng sản lượng mục tiêu chưa đạt được nhưng sản lượng thép tiêu thụ trong nước. Có được điều này là do sự quan tâm đúng mức của các doanh nghiệp khi thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, thị trường miền Bắc là thị trường có độ hấp dẫn cao, vì phần lớn là các tỉnh, thành phố phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… nên nhu cầu sử dụng thép trong xây dựng là rất cao.
- Trước hết, về sản lượng tiêu thụ thép:
Qua bảng 3.4:“Tình hình kinh doanh sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc” ta nhận thấy, sản lượng tiêu thụ thép trên thị trường miền Bắc tăng qua các năm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép, sản lượng giảm trong năm 2007. Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đã bắt đầu ổn định trở lại, ngành thép trong nước cũng đã có những bước đầu khắc phục được hậu quả của khủng hoảng và có những bước tăng trưởng trở lại, sản lượng tiêu thụ đã bắt đầu tăng trở lại. Năm 2009, khối lượng tiêu thụ tăng với mức tăng là 15,70% tương ứng với 439 tấn. Năm 2010, mức tăng này là 20,05% ứng với 560,7 tấn so với năm 2008 và tăng 3,76% so với năm 2009 ứng với 121,7 tấn. Sản lượng tiêu thụ thép tăng hay giảm qua các năm là do sản lượng của các công ty tăng hay giảm. Tốc độ tăng hay giảm sản lượng của các công ty cũng không giống nhau.
Thứ hai, về tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc
Qua bảng 3.4 “Tình hình kinh doanh sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc” ta thấy, tổng giá trị tiêu thụ thép trên thị trường miền Bắc tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2009, tổng giá trị tiêu thụ tăng với mức tăng là 31,25% tương ứng với 6.828.623 triệu đồng. Năm 2010, mức tăng này là 20,23% ứng với 5.802.669 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 57,81% so với năm 2009 ứng với 12.631.293 triệu đồng. Tổng giá trị tiêu thụ thép tăng hay giảm qua các năm là do sản lượng của các công ty tăng hay giảm. Tốc độ tăng hay giảm sản lượng của các công ty cũng không giống nhau.
Đánh giá thực trạng tiêu thụ mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc, trên cơ sở sự so sánh giữa khối lượng tiêu thụ với lượng sản xuất trong nước và nhập khẩu vào thị trường miền Bắc giai đoạn 2008 – 2010. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng sản phẩm thép trong những năm qua là khá cao. Lượng thép nhập khẩu biến động theo khối lượng tiêu thụ trên thị trường. Lượng thép nhập khẩu đã tăng rất mạnh vào năm 2009 (tăng 9,09% so với năm 2008), nhưng rồi lại giảm nhẹ vào năm 2010 (giảm 2,77% so với năm 2009 và giảm 6,26% so với năm 2008). Trong khi, khối lượng sản xuất trong nước chỉ dao động tăng giảm trong khoảng 8 – 13%. Khối lượng tiêu thụ thép trong nước cũng vậy. Đến cuối năm 2008, do tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế tăng cao, giá trị tiêu thụ sản phẩm thép có tính cả yếu tố tăng giá. Năm 2009 tăng 15,70% so với năm 2008, nguyên nhân gia tăng vào năm 2009 là do nền kinh tế Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng tăng trưởng khá cao và ổn định qua các năm. Năm 2010, khối lượng tiêu thụ tăng nhẹ 3,67% so với năm 2009 và tăng 20,05% so với năm 2008. Tuy nhiên, xu hướng chung là nhu cầu về sản phẩm thép tăng cả về khối lượng và giá trị tiêu thụ, điều này thể hiện ở sự gia tăng quy mô của thị trường, cũng như phát triển thương mại theo quy mô. Do đó, tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm thép cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tăng 20,23% so với năm 2009 và tăng 57,81% so với năm 2008.
Dựa vào bảng 3.2: “Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương” và bảng 3.4: “Tình hình kinh doanh sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc” ta thấy, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ mặt hàng thép của công ty CPTM Hiệp Hương từ năm 2008 đến 2010 tăng khá mạnh. Cụ thể là năm 2009, khối lượng tiêu thụ tăng 15,70%, doanh thu tiêu thụ tăng 8,2% còn lợi nhuận tăng 7,72%. Tuy nhiên sang năm 2010, , khối lượng tiêu thụ tăng nhẹ 3,76%, doanh thu tiêu thụ tăng 38,8% còn lợi nhuận tăng 53,68%. Giai đoạn 2008-2010, cùng với xu hướng tăng chung về nhu cầu thị trường thép miền Bắc, khối lượng tiêu thụ và doanh thu của công ty CPTM Hiệp Hương cũng tăng.
3.4.2 Nhóm chỉ tiêu về chất lượng
Nhìn vào bảng 3.3: “Cơ cấu khách hàng/ sản phẩm tiêu thụ của công ty CPTM Hiệp Hương” ta thấy, khối lượng tiêu thụ thép xây dựng chiếm phần lớn trong tổng khối lượng thép tiêu thụ của công ty. Nguyên nhân của hiện tượng này, là do Việt Nam đang trong tiến trình CNH – HĐH, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao, trong khi các ngành chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu… đang trong quá trình hình thành và còn non trẻ. Khối lượng tiêu thụ các sản phẩm thép phục vụ công nghiệp đóng tàu và cơ khí ô tô, giảm dần tỷ trọng thép xây dựng trong tổng khối lượng thép tiêu thụ của công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu thép đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao có xu hướng tăng lên. Sự hình thành và phát triển công nghiệp đóng tài, công nghiệp ô tô trong những năm gần đây giải thích cho sự dịch chuyển cơ cấu này. Sự dịch chuyển này khá hợp lý bởi hiện nay rất nhiều dự án cong trình đang đầu tư và thi công, đồng thời nhu cầu xây dựng của dân cư cũng ngày càng gia tăng.
Về cơ cấu thị trường tiêu thụ thép trên thị trường miền Bắc
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị trường miền Bắc tiêu thụ nhiều sản phẩm thép nhất, và tỷ trọng tiêu thụ so với cả nước có sự thay đổi qua các năm theo hướng tăng lên từ 70% năm 2008 lên đến 80% năm 2010. Trong khi đó, thị trường miền Trung có tỷ trọng giảm từ 10% năm 2008 xuống còn 7% năm 2010. Thị trường miền Nam có xu hướng giảm từ 20% năm 2008 xuống còn 13% năm 2010. Có sự thay đổi như vậy là do thị trường miền Bắc là nơi nhiều vùng có lợi thế trong kinh doanh thép, giao thông vận tải thuận lợi, tâm lý của người miền Bắc luôn muốn xây những tòa cao ốc, biệt thự to đẹp nên nhu cầu thép cao hơn. Tất cả những điều đó làm cho thị trường thép phần lớn tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.
Bảng 3.5: Cơ cấu thị trường tiêu thụ thép của Việt Nam (2008 - 2010)
Đơn vị: % Năm TT 200 2009 2010 Cả nước 100% 100 % 100% Miền Bắc 70 74 80 Miền Trung 10 9 7 Miền Nam 20 17 13
Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán
3.4.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả
Dựa vào bảng 3.2: “Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương” ta thấy rằng, hiệu quả kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2008 – 2009, lợi nhuận tăng 7,72% nhưng chi phí quản lý kinh doanh lại giảm 7,06%. Còn giai đoạn 2009 – 2010, chi phí cũng giảm 7,8% và lợi nhuận tăng 53,68%. Xét trong giai đoạn 2008 – 2010, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng chi phí, trong khi lợi nhuận tăng với tốc độ 65,55% thì chi phí tài chính giảm 16,07% còn chi phí quản lý kinh doanh giảm 14,85%. Những con số này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên.
3.4.4 Nhóm chỉ tiêu xã hội
Ngành thép là ngành sản xuất công nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi nhân lực phải linh hoạt, phản ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ... Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 30.000 lao động đang làm việc trong ngành. Ngành thép càng phát triển càng thu hút thêm nhiều lao động tham gia trong ngành, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo. Nhưng số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép chỉ chiếm khoảng 5%. Cơ cấu lao động của ngành còn nhiều bất cập. Lao động phổ thông chiếm khoảng 10-15%, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 50-60%. Đặc biệt, trong khoảng 30-35% cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên, số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép chiếm tỷ lệ quá nhỏ, khoảng 4-5%. Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực đào tạo nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành gang thép còn rất yếu kém. Đào tạo nhân lực cho ngành gang thép là ngành khoa học công nghệ, phải có giờ thực hành tương đương với giờ lý thuyết.
Ngành thép cũng là một trong những ngành khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và cũng là ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều, hàng năm lượng khí thải thải ra môi trường là rất lớn. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và kinh doanh sản phẩm thép đã và đang phải hằng ngày hằng giờ xử lý ô nhiễm không khí để giảm thiểu ô nhiễm. Do đó, việc đầu tư áp dụng công nghệ để tạo một “lá phổi công nghiệp hoàn hảo” là hết sức cần thiết. Đổi mới công nghệ xử lý ô nhiễm cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nhìn chung, ngành thép đã tạo ra công ăn việc làm, thu hút một lượng lao động lớn cho người lao động Việt Nam, bao gồm cả lao động trí óc và lao động tay chân, nâng cao mức sống của người dân, xóa đói giảm nghèo và góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Tất cả những nhóm chỉ tiêu đinh tính này kết hợp với những nhóm chỉ tiêu định lượng trên sẽ giúp thúc đẩy phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương nói riêng và của ngành thép Việt Nam nói chung.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc của công ty CP thương mại Hiệp Hương