Kết quả các câu hỏi điều tra

Một phần của tài liệu 311 giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền bắc của công ty CP thương mại hiệp hương (Trang 34 - 35)

- Chỉ tiêu về phần trăm tăng trưởng sản lượng:

3.3.1Kết quả các câu hỏi điều tra

b. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng

3.3.1Kết quả các câu hỏi điều tra

Xem phụ lục 2, 3, 4

Về tốc độ phát triển thương mại sản phẩm thép tại công ty cổ phần Hiệp Hương

25% ý kiến đồng ý rằng tốc độ phát triển thương mại sản phẩm thép là nhanh. Còn lại 50% nhận xét là vừa phải. Như vậy có thể thấy thị trường thép đang khá hấp dẫn tuy nhiên các doanh nghiệp thép chưa đạt tốc độ phát triển thương mại trên thị trường như mong muốn. Điều này dễ hiểu khi mà các doanh nghiệp thép mới chỉ chú trọng đến thị trường miền Bắc vài năm trở lại đây trong khi các đối thủ cạnh tranh đã tập trung khai thác từ lâu và có những lợi thế nhất định.

Về sự cung ứng sản phẩm thép

50% người trả lời đều nhận xét sự cung ứng mặt hàng thép của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ dừng lại ở mức khá. Do các doanh nghiệp thép từ trước đến nay chủ yếu tập trung khai thác thị trường xuất khẩu nên khi quay trở lại thị trường trong nước thì gặp nhiều khó khăn. Còn 10% người cho rằng sự cung ứng thép của doanh nghiệp Việt Nam đạt mức tốt, còn lại 40% người lựa chọn mức trung bình.

Về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Có tới 75% người cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt nam chỉ đạt mức trung bình. 20% ý kiến nhận định là yếu và chỉ có 5% cho rằng là mạnh. Do Việt nam ngày càng hội nhập sâu vào hội nhập kinh tế thế giới, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, sản phẩm kém chất lượng, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu nên khả năng cạnh tranh kém là tất yếu.

Các yếu tố năng lực ngành sản xuất (vốn, công nghệ, nhân lực..) và yếu tố thị trường (cơ cấu, đặc tính...) nhận được 100% đánh giá là quan trọng và mức độ quan trọng là 1. Đây đều là những mặt mà các doanh nghiệp thép đang gặp khó khăn trong phát triển thương mại mặt hàng thép. Có 60% ý kiến đánh giá “luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô” là quan trọng và mức độ quan trọng là 2 và cũng có 60% ý kiến cho rằng “Các ngành liên quan (năng lượng, giao thông, đóng tàu…)” quan trọng và đánh giá ở mức độ quan trọng là 2. Còn lại là 50% ý kiến nhận định “các nhân tố khác như an ninh, chính trị” cũng quan trọng nhưng mức độ quan trọng là mức 3.

Về lợi thế phát triển mặt hàng thép

100% số người được điều tra lựa chọn lợi thế mà doanh nghiệp cần khai thác và sử dụng là tài nguyên thiên nhiên phong phú; 40% lựa chọn nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, 20% chọn phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; 20% lựa chọn Chính sách hỗ trợ của Chính phủ; 10% lựa chọn lợi thế khác.

Về các chính sách của Chính phủ

100% số người được điều tra đều cho rằng các chính sách của nhà nước đang tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm thép trên thị trường miền Bắc. Trong đó, 50% phiếu đánh giá thuế nhập khẩu ảnh hưởng lớn tới việc phát triển thương mại mặt hàng thép. Còn 30% cho rằng chính sách tỷ giá hối đoái cũng quan trọng và 20% phiếu cho rằng trợ cấp và chính sách khác cũng quan trọng nhưng mức độ quan trọng ít hơn.

Một phần của tài liệu 311 giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền bắc của công ty CP thương mại hiệp hương (Trang 34 - 35)