Khái quát thực trạng thị trường mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc

Một phần của tài liệu 311 giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền bắc của công ty CP thương mại hiệp hương (Trang 26 - 27)

- Chỉ tiêu về phần trăm tăng trưởng sản lượng:

3.2.1.1Khái quát thực trạng thị trường mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc

b. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng

3.2.1.1Khái quát thực trạng thị trường mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc

Về nhu cầu thị trường:

Thị trường miền Bắc với tổng số dân khoảng 32 triệu người, chiếm 36% dân số cả nước. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các ngành công nghiệp non trẻ đang trong quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo máy, sản xuất ôtô thì thị trường miền Bắc đã và đang là thị trường tiêu thụ thép đầy hấp dẫn và tiềm năng. Mặc dù vậy nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép trong nước nói chung và ở miền Bắc nói riêng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này, phần lớn là của các doanh nghiệp nước ngoài.

Về khả năng cung ứng:

Miền Bắc là nơi ngành công nghiệp thép hình thành sớm nhất Việt Nam, với khởi đầu là khu liên hợp là nhà máy gang thép Thái Nguyên, đến nay ở khu vực này đã có hàng trăm doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm này, với đủ mọi loại hình. Mặt khác, đây cũng là khu vực tập trung rất nhiều các mỏ quặng, tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (với mỏ quặng Quý Sa có trữ lượng lớn thứ hai tại Việt nam), Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái phục vụ cho công nghiệp sản xuất phôi và thép thành phẩm. Vì vậy, có thể khẳng định nguồn cung khu vực này có nhiều tiềm năng và dồi dào.

Ở miền Bắc chủ yếu chỉ sản xuất cacbon xây dựng thông thường (thép thanh, thép cuộn, thép hình cỡ trung và cỡ nhỏ); Thiên về đầu tư cán thép, nhập phôi của nước ngoài vì vốn ít, khó thu hồi vốn. Ít chủ trương đầu tư luyện thép sản xuất phôi, nên gây ra sự mất cân đối giữa khâu luyện và khâu cán. Lượng phôi nhập khẩu lớn, lúc đầu là 80%, tới nay đã tự túc được 50% và sẽ tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo; Công suất các nhà máy nhỏ bé, manh mún, tới nay chỉ có 2-3 nhà máy có công suất 0,5 triệu tấn/năm, còn hầu hết chỉ 200- 300000 tấn/năm. Nhà máy ở rải rác, rất khó trong việc kiểm soát môi trường cũng như tiêu hao nguyên liệu lớn, thiếu tính cạnh tranh vì giá thành sản phẩm cao.

Về mức độ cạnh tranh:

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với nhau và giữa thép sản xuất trong nước với thép nhập khẩu đang và sẽ ngày càng gay gắt, do đây là cửa ngõ thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam.

Do Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, vì vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu.

Sự cạnh tranh ngày càng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải hoàn thiện hệ thống cung ứng của mình đảm bảo phát triển theo hướng ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu 311 giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép trên thị trường miền bắc của công ty CP thương mại hiệp hương (Trang 26 - 27)