Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
461 KB
Nội dung
Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch Luận văn Đề tài: Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 1 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch Mục lục SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 2 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch A . MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có vị trí khá đặc biệt. Nếu đời Hán là một triều đại có chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh đầu tiên của Trung Quốc thì đời Đường là thời kỳ cực thịnh của xã hội phong kiến đó. Ở đời Đường, Trung Quốc là một quốc gia phát triển, phồn vinh trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội văn hoá. Thời đó các nghành nghệthuật đều phát triển (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, văn học……) trong đó phát triển nhất là hội hoạ và văn học. Trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu cao nhất. Trung Quốc là một nước có truyền thống về thơ, từ kinh thi đến thơ hiện đại, thơ đều có những đặc sắc riêng. Những người Trung Quốc cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư .của con người đời Đường một cách sâu sắc, nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mỹ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao. Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ cổ điển Trung Quốc. Nó là Tập Đại Thành cho nên những phương diện của thi pháp thơ cổ điển Trung Quốc đều tiêu biểu. Thi pháp thơ Đường mà chúng ta đề cập đến ở đây thuộc về thi pháp miêu tả nghiên cứu thi pháp thơ của một thời đại một giai đoạn trong tiến trình lịch sử thơ Trung Quốc, thi pháp là hệ thống hình thức, hệ thống phương tiện nghệthuật của thơ. hệ thống hình thức này bản thân nó là một mắt xích trên tiến trình thi pháp thơ Trung Quốc. Nó chịu ảnh hưởng của thời đại, của quan niệm triết học, của các loại hình nghệthuật khác và của các giai đoạn thơ ca, nó là kiểu tư duy nghệthuật hoàn chỉnh và độc đáo. Cái mà Lỗ Tấn SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 3 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch nói : ….thơ Trung Quốc đến Đường có một sự biến đổi lớn chính là ở việc hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật, một hệ thống thi pháp mới. Trong hệ thống thi pháp này có một nhân tố rất quan trọng không thể thiếu được đó là không giannghệ thuật. Không giannghệthuậttrongthơ Đường rất rộng lớn mà ta có thể bắt gặp với nhiều loại không giannghệthuật khác nhau, đó là không gian đời thường, không gian vũ trụ rộng lớn được thể hiện trong các tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau. Song ở đềtài nghiên cứu khoa học này tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu không giannghệthuậttrongthơLý Bạch. Bởi rằng, Lý Bạch là một trong ba nhà thơ lớn nổi tiếng ở thời thịnh Đường. Ông đã đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển nền thơ ca Trung Quốc bên cạnh đó tìm hiểu về không giannghệthuậttrongthơ ông còn giúp chúng ta tiếp cận và cảm nhận sâu sắc, thấu đáo hơn về nội dung và nghệthuậttrongthơ Đường, để từ đó có cái nhìn sâu sắc thấu đáo, kỹ lưỡng, toàn diện cho việc giảng dạy các tác phẩm thơ đường trong chương trình ngữ văn THCS. Mặt khác thơLý Bạch đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà thơ lớn của Trung Hoa sau này như Tô Đông Pha, Lục Du đời Tống, Cao Khải Minh đời Minh, Củng Tự Thân đời Thanh đều ảnh hưởng thơ ông với mức độ khác nhau. Còn ở Việt Nam, người ảnh hưởng nhiều nhất và rõ nhất là thi sỹ Tản Đà. Tản Đà cũng thích múa kiếm, thơ cũng ngông, và cũng có nhiều bài thơ về núi sông đất nước, trăng rượu khá hay…… Hy vọng rằng, với đềtài nghiên cứu khoa học này chúng ta sẽ biết rõ hơn về cuộc đời sự nghệp của nhà thơLý Bạch đặc biệt là sẽ cảm nhận rõ hơn , đầy đủ hơn về không giannghệthuậttrongthơ ông từ giúp chúng ta khai thác đầy đủ, toàn diện về vẻ đẹp nghệthuật cũng như nội dung trongthơLý Bạch nói riêng và trongthơ đường nói chung. SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 4 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề : Lý Bạch là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với thi đàn đời Đường và thơ ca nhiều thế hệ sau. đọc thơLý Bạch ai cũng thấy rõ nét ngang tàng khí phách phóng khoáng, ý chí mạnh mẽ, lời hay…ông có một phong cách riêng mà không có một nhà thơ nào có. Lý Bạch được gọi là thi tiên bởi chất lãng mạn trữ tình trongthơ ông phóng khoáng, hoành tráng đa dạng ở trong các đềtài quen thuộc người khác đã viết. Sau Khuất Nguyên thơLý Bạch đã khắc hoạ thêm đươc những cảm hứng thi ca, những ngôn từ điêu luyện, tự nhiên với sắc thái lãng mạn nên dễ chinh phục mọi người. Đặc biệt tác phẩm của ông có đềtài và chủ đề phong phú và có giá trị. Mọi tác phẩm của ông cũng như phong cách thơ đều được giới nghiên cứu phê bình chú ý. Đặc biệt là vấn đề không giannghệ thuật. Đã có rất nhiều tác giả say sưa nghiên cứu về vấn đề này nhưng mỗi người lại tìm hiểu khai thác ở những cái nhìn, khía cạnh khác nhau về không giannghệthuậttrongthơ ông. Ta đã từng biết đến cuốn Thi Pháp Thơ Đường của tác giả Nguyễn Thị Bích Hải (NXB Thuận Hoá_Huế 1995) đã nghiên cứu một cách tổng thể về con người trongthơ đường, không gian, thời giannghệ thuật, thể loại và kết cấu, ngôn ngữ thơ Đường đã góp phần làm rõ không giannghệthuật đặc trưng trongthơLý Bạch đó là kiểu không gian thiên nhiên, có một sự thống nhất cao độ, giữa cái cao cả và cái đẹp Hồ Sỹ Hiệp với cuốn Lý Bạch được dùng trong tủ sách văn học nhà trường ( NXB Bến Tre - 2002 ) giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ ca đồng thời giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu đưa ra ý kiến bình luận. tuy ở mức độ khái quát nhưng vấn đề không giannghệthuật cũng được thế giới nhắc đến, bút pháp khoa trương và nhân cách hoá của Lý Bạch đã đem lại cho thơ ca của ông nhiều hình tượng sinh SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 5 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch động có màu sắc tươi vui và tình cảm nồng nàn thấm thía. Bất cứ là cảnh vật thiên nhiên hay tư thế con người đều được thể hiện bằng hình tượng đột xuất, qua những lời thơ bóng bẩy tạo nên một cảm giác lung linh đẹp đẽ vô cùng. lắm khi thời gian và không gian mất cả sức hạn chế. Trong cuốn Để học tốt văn học nước ngoài trung học cơ sở do Đoàn Thị Kim Nhung và Tạ Thị Thanh Hà viết (NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM - 2006) cũng đã từng đề cập đến không giannghệ thuật. Hình tượng thơLý Bạch bay bổng kỳ vĩ nhưng vẫn còn bó hẹp ở một số bài nhất định. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh nổi bật tiêu biểu trongthơLý Bạch với đềtài nghiên cứu khoa học này chúng tôi sẽ đi sâu vào khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về không giannghệthuậttrongthơLý Bạch để có cái nhìn tổng thể khái quát nhất về một trong những yếu tố thi pháp nghệthuậttrongthơLý Bạch đồng thời giúp bạn đọc hiểu hơn về các kiểu không giannghệthuật khác nhau trongthơ ông. Mong rằng, đềtài hoàn thành sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận được các tác phẩm của ông hơn đồng thời có cách nhìn đúng đắn hơn và toàn diện hơn về thi pháp thơ ca thời Đường nói chung và Lý Bạch nói riêng. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1. Đối tượng của đềtài : Đối tượng của đềtài mà chúng tôi nghiên cứu ở đây là một vấn đề thuộc thi pháp nghệthuật đó chính là không giannghệthuậttrongthơLý Bạch. Không giannghệthuậttrong tác phẩm của Lý Bạch xuất hiện với một tần số lớn, đậm nét với các kiểu không gian khác nhau, có khi là không gian bình thường nhỏ hẹp làng quê, không gian triều đình… nhưng cũng có khi là không gian vũ trụ rộng lớn bao la những không gian ấy cứ lặp đi lặp lại như một nét nghệ thuật, một mô típ nghệthuậttrongthơLý Bạch vì vậy mà SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 6 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch nghiên cứu về không giannghệthuật chính là một cách giúp chúng ta cảm nhận về thơLý Bạch. 2. Phạm vi nghiên cứu : Ở bài tập lớn này chúng tôi đã đi vào nghiên cứu các vấn đề sau : Trước hết giúp người đọc hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơLý Bạch. Sau đó là giới thiệu chung về một số khái niệm về không gian và thời giannghệ thuật, các kiểu không giantrongthơ Đường. Đặc biệt là sẽ đi sâu nghiên cứu kỹ, cụ thể về không giannghệthuậttrongthơLý Bạch. Để bài nghiên cứu được sâu sắc thì ngoài ra chúng tôi còn điểm qua phần so sánh không giannghệthuậttrongthơLý Bạch và thơ Đỗ Phủ để thấy được sự giống nhau và khác nhau về cách nhìn nhận của hai nhà thơ lớn cùng thời về một vấn đề không giannghệ thuật. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Tìm đọc các tàiliệu nói về tác giả Lý Bạch. 2. Phân tích - chứng minh. 3. Thống kê - phân loại. 4. Diễn dịch - quy nạp. 5. So sánh - đối chiếu. 6. Trao đổi - đàm thoại V. Đóng góp của đềtài Từ xưa cho tới nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu thơ Đường nói chung và nhà thơLý Bạch nói riêng. Song mỗi người lại đi tìm hiểu ở những vấn đề khác nhau với nhiều khía cạnh và góc độ nào đó. Trong đó không giannghệthuậttrongthơLý Bạch cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã khám phá về nó. Tuy vậy ở đềtài này chúng tôi cũng muốn một lần nữa tìm hiểu về không giannghệthuậttrongthơLý Bạch để có thể hiểu rõ cảm nhận thật sâu sắc và toàn diện về không giannghệthuật một vấn SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 7 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch đề thuộc thi pháp nghệthuậttrongthơ Đường. Để từ đó giúp bạn đọc có thể dễ dàng tiếp nhận thơLý Bạch nói riêng cũng như thơ Đường nói chung. VI. Cấu trúc đề tài: A. Mở đầu B. Nội dung Chương I: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch I. Cuộc đời II. Sự nghiệp thi ca của Lý Bạch Chương II: Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch I. Giới thiệu một số khái niệm II. Những không giannghệthuậttrongthơ Đường III. Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch IV. Tìm hiểu không giannghệthuậttrong một số tác phẩm của Lý Bạch ở chương trình Ngữ Văn THCS C. Kết luận D. Tàiliệu tham khảo SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 8 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch B. NỘI DUNG Chương I: Cuộc đời và sự nghiệp của Lý Bạch I. Cuộc đời Lý Bạch (701- 762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê quán ở Thành Kỷ, Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Nam Túc). Song sinh ra và lớn lên ở làng Thanh Liên, huyện Chương Minh (còn gọi là Long Xương hoặc Xưởng Minh) thuộc Miên Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Tứ Xuyên là vùng đất địa linh nhân kiệt. Tứ Xuyên là đất Thục xưa có núi hiểm trở, là quê hương của nhiều nhân tài, nơi đây sông nước cheo leo gập gềnh có eo Tam Hiệp nổi tiếng, có núi Nga Mi, không phải ai cũng dễ qua… Núi sông hùng vĩ là một trong những nhân tố tạo ra thiên tàiLý Bạch Thiếu thời Lý Bạch rất tài hoa. Từ nhỏ ông đã giỏi thơ phú, trọng nghĩa khinh tài, thích múa kiếm, thích làm hiệp sách. Lúc nhỏ ông được học nhiều, tư chất thông minh. Chính Lý Bạch cho ta biết: Ngũ tuế tụng lục giáp, Thập tuế quan bách gia (5 tuổi đã đọc sách dạy can chi, 10 tuổi đã xem sách bách gia chi tử), Thập ngũ quan kỳ thư, Tác phú lăng Tương Như (15 tuổi đã xem những sách lạ, làm phú lấn át cả Tư Mã Tương Như). Ngoài ra còn học đấu kiếm. Kiếm là người bạn thân suốt đời,cũng là vật ký thác lý tưởng của nhà thơ. Năm 18 tuổi ông lên Đái Thiên Sơn đọc sách và giao du với một số đạo sĩ. Từ 20 tuổi, ông đi chơi nhiều nơi danh lam thắng cảnh ở đất Thục, 25 tuổi nhà thơ xuống núi Nga Mi, Từ giã cha mẹ, quê hương, chống kiếm viễn du. Năm 26 tuổi Lý Bạch rời Ba Thục. Vốn là người say cảnh thiên nhiên hùng vĩ, non xanh nước biếc, trước khi lên kinh thành, Lý Bạch du ngoạn hồ Động Đình, đến vùng sông Tương, qua Giang Hạ, Kim Lăng, Dương Châu, vào Ngô Việt lại quay về Giang Hạ, rồi đến An Lục. Ở An Lục ông lấy vợ. Vợ ông là cháu gái quan tể tướng nhà Đường hồi hưu là Hứa Ngữ Sử, ở đây SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 9 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch ông quen Mạnh Hạo Nhiên hai người gắn bó mãi sau này và đã có nhiều bài thơ viết về mạnh Hạo Nhiên. Khát vọng tham gia chính trường của Lý Bạch lúc này thật mạnh. Theo ông đi thưởng ngoạn phong cảnh chủ yếu là để mở rộng giao du, tạo điều kiện cho việc tham dự vào trường chính trị lập nên công danh sự nghiệp. Lý Bạch cho rằng kẻ sĩ, kẻ đại trượng phu phải có chí tang bồng hồ thỉ, phải có chí bốn phương (Thư gửi Bùi Trưởng Sử). Ông cho mình là kẻ hùng tài, với tài năng kiệt xuất một ngày kia có thể từ địa vị khách áo vải nhảy lên hàng khanh tướng, làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện giúp nhà vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn biển thanh bình (Thư để lại thay Thọ Sơn đáp Mạnh Thiếu Phủ). Năm 742 Lý Bạch được một đạo sĩ cũng là một nhà thơ là Ngô Quân tiến cử lên vua Đường, sau đó ông về Tràng An kinh đô nhà Đường. Ở đây ông được Hạ Tri Chương rất phục tài, khen ông là tiên trên trời xuống trần (trích tiên). Lý Bạch nổi tiếng ngay, giữa kinh thành, bởi tiếng tăm của Hạ Tri Chương rất lớn hồi này. Lý Bạch được mời vào cung, Huyền Tông ban cho ông chức Hàn Lâm cung phụng. Thực chất chức này chỉ là người ở bên vua giúp vui trong các cuộc yến tiệc,… Đường Huyền Tông lúc này đã say mê hưởng lạc, cầu tiên, cầu thuốc trường sinh và bên mình lại có Dương Quý Phi. Lý Bạch thường chỉ được hầu hạ bên vua, mà thơ phú giữa bữa tiệc, tô thêm chất hào hoa cho vua, mà mình chẳng qua cũng chẳng hơn đám cô nhi, vũ nữ,… Có thể nói phần nào Lý Bạch đã vỡ mộng, tâm tình bi phẫn bao nhiêu khát vọng, hăm hở vụt tắt. Ba năm ở kinh thành Lý Bạch rõ hở mặt xa hoa thối nát của đám quyền quý và mộng trở thành người kinh bang tế thế của ông đã không còn như xưa, … SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 10 [...]... người dân đen trong không gian đời thường Vậy qua không giannghệthuật này của thơ Đường đã cho ta thấy được phần nào thành tự của thi pháp thơ Đường Cả hai loại không giannghệthuật trên đều đã đạt đến trình độ cổ điển, tiêu biểu cho không giannghệthuậtthơ Trung Quốc SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 33 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch III Không giannghệthuậttrongthơ Lý Bạch 1 Các... thống thơ nhất định II Những kiểu không giannghệthuậttrongthơ Đường Trongthơ Đường có 2 kiểu con người chủ yếu: Con người vũ trụ và con người xã hội, tương ứng với hai kiểu con người đó cũng có hai kiểu không gian vũ trụ và không gian đời thường 1 Không gian vũ trụ Trongthơ Đường tuy có hai kiểu không giannghệ thuật, nhưng không gian vũ trụ vẫn chiếm ưu thế Trong bài Thử tìm hiểu tứ thơ của thơ. .. loại khác nhau, không giannghệthuật cũng khác nhau, chẳng hạn như Nguyễn Du SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 23 Không giannghệthuậttrongthơ Lý Bạch trong truyện Kiều thường xuất hiện không gian vũ trụ nhưng trong hát phường vải lại là không gian của đời thường Khi phân tích không giannghệthuậttrong thơ, chúng ta có thể phân tích theo ba chiều của không gian vật lý mà trung tâm của nó... với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng (gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu Giữa hai đứa mênh mông là SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 21 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch biển rộng - Tố Hữu) Do vậy không giannghệthuật có tính độc lập tương đối, không gian quy được vào không gian địa lý Không gian, nghệthuậttrong tác phẩm văn... nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệthuậtTrong thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải cho rằng: Trong tác phẩm nghệthuật con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người và không gian tượng trưng cũng chỉ là hình tượng không gian Không giannghệthuật là hình thức tồn tại của hình tượng Vậy không giannghệthuật là hình tượng không giantrong tác phẩm (Trần Đình Sử - giáo trình... Chính – thơ Đường tập 2 ) Nhìn chung thơLý Bạch rất đa SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 16 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch dạng, phong phú, hùng tráng và khí thế ngang tàng, nói được cái tư tưởng của con người trước cuộc đời, vũ trụ, thiên nhiên,…đó là vẻ đẹp để người đời mãi mãi yêu mến cảm phục và cảm thông với ông! 2 Giá trị nghệthuậttrongthơLý Bạch Hình tượng trongthơLý Bạch... Hình thức bên trong của hình tượng nghệthuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuậttrongnghệthuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong tường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệthuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối cao thấp, xa, gần, rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệthuật Không giannghệthuật gắn... Trang 18 Không giannghệthuậttrongthơLý Bạch Người ta gọi Lý Bạch là thi tiên bởi thơ thiên nhiên của ông rất hay Sông núi, nước khe, hang trời, biển động…đều rất hùng tráng trongthơLý Bạch Những bài nổi tiếng này là Thục đạo nan, hành lộ nan, Nga Mi sơn nguyệt ca… Thơ trăng Lý Bạch huyền ảo vô cùng…trăng trên núi, trăng trên sông, trăng với sử sách, trăng ở quán trọ, và trăng trong cả lúc cô... tiên Lý Bạch, vì thế đọc thơ ông người ta cảm nhận được vể dịu dàng tươi mát, có lúc khẳng khái tươi vui: Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn tích cực vĩ đại, trong lịch sử phát triển thơ ca cổ điển Trung Quốc, thành tựu của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệthuật lãng mạn Dù đứng về mặt tinh thần hay mặt bút pháp đều có những ảnh SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 20 Không giannghệthuậttrongthơ Lý. .. Không gian sinh hoạt xã hội (là không gian đời thường, không gian cung đình, không gian biến tái,…) cũng được phản ánh trongthơ ông nhưng ít hơn, tần số xuất hiện không nhiều, không đậm đặc như không gian thiên nhiên bởi ông không thực sự gần gũi nhiều với tầng lớp nhân dân nên phản ánh chưa thật sâu sắc mặc dù tâm ông nặng về họ 2 Các kiểu không giannghệthuậttrongthơ Lý Bạch 2.1 Không gian thiên . Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch Luận văn Đề tài: Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 1 Không gian nghệ. nghệ thuật trong thơ Lý Bạch Mục lục SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 2 Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch A . MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong