III. Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
2. Các kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
2.3. So sánh không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ
Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai nhà thơ tiêu biểu cho thời thịnh Đường. Họ
là bạn vong niên của nhau. Tuy cả hai người đều sống trong thời kỳ loạn An Lộc Sơn xảy ra, cùng chứng kiến sự đồi bại, suy vong của vua chúa thịnh Đường và chứng kiến cảnh tang thương chết chóc của nhân dân trong loạn lạc, chiến tranh, những nỗi vất vả khổ cực của người dân lao động… Thế nhưng mỗi nhà thơ lại xây dựng cho mình một phong cách thơ khác nhau: hình tuợng thơ Lý Bạch bay bổng kỳ vĩ thì hình tượng thơ Đỗ Phủ chân thật, giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường.
Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn, nội dung trong thơ Lý Bạch rất
đẹp, khát vọng giải phóng cá tính. Chính vì vậy mà phong cách thơ Lý Bạch phóng túng, phiêu bạt mà rất tự nhiên, tinh tế mà giản dị, thơ ông hay nói về cõi tiên nên người đời gọi ông là thi tiên, là một cuộc hành trình đi tìm và thể hiện cái đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của tình người. Cho nên không gian đặc trưng trong thơ Lý Bạch là không gian thiên nhiên. Không gian nghệ thuật ấy mang tính quan niệm, không gian thẩm mĩ, không gian cao rộng…
Ngoài những sáng tác viết về không gian thiên nhiên, Lý Bạch còn có những sáng tác viết về không gian sinh hoạt xã hội phần nào phản ánh được cuộc sống, tình cảm của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhưng những sáng tác này còn ít chưa sâu sắc, vì vậy mà không gian xã hội không gian đặc trưng như không gian thiên nhiên.
Còn với Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thưc của Trung Quốc với cuộc đời buồn thương, đau khổ đói khát. Ông lại là người phiêu bạt nhiều nơi, vì thế thơ ông phản ánh một cách chân thực đậm nét cảnh tượng xã hội trong thời chuyển giao từ thời cực thịnh sang thời cực suy. Bởi thế mà không gian nghệ thuật đặc trưng trong thơ ông là không gian sinh hoạt đời thường(là chiến tranh đời thường). Đó là một không gian chật hẹp, cụ thể, biệt ly, loạn lạc,…
Đây chính là điểm khác nhau lớn nhất trong không gian nghệ thuật giữa nhà thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ. Cùng một đề tài nhưng với mỗi phong cách, hoàn cảnh khác nhau vì thế mà mỗi người đã tạo riêng cho mình những nét đặc trưng và dấu ấn riêng.
Có thể nói ở Đỗ Phủ và Lý Bạch chẳng xa bao nhiêu về không gian và thời gian nhưng có cả một sự biến đổi trời vực về không gian nghệ thuật. Nhưng biết làm sao được! Đỗ Phủ cũng muốn làm cái cao cả và cái đẹp được thống nhất lại trong như Lý Bạch lắm chứ nhưng ông không thể không vẽ lại bóng nắng gầy guộc thê thảm trên một quê hương đã bị chiến tranh tàn phá đến xơ xác, tiều tụy. Sự thay đổi trời vực về không gian nghệ thuật này phản
ánh một hiện thực khắc nghiệt của thời Đường - Từ đỉnh cao của thái bình thịnh trị bị đột ngột ném xuống vực thẳm của cuộc chiến tranh trời đất sụp (Vẫn cảm - Đỗ Phủ).
Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai nhà thơ tiêu biể nhất trong thơ Đường
Trung Quốc, sống cùng thời nhưng hai ông lại xây dựng mình phong cách thơ khác nhau. Nếu Đỗ Phủ hướng tới dân đen với tất cả tinh thần và trách nhiệm của mình để chia sẻ nỗi gian nan trong bể khổ thì Lý Bạch lại hướng ngòi bút của mình tới vũ trụ bao la rộng lớn mà thưởng thức, lĩnh hội tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên vào tầm mắt của mình để từ đó tạo nên không gian nghệ thuật riêng, đặc trưng cho mỗi nhà thơ với những phong cách thơ đặc trưng cho mỗi nhà thơ với những phong cách thơ đặc trưng riêng đồng thời góp phần hình thành nên thi pháp thơ Đường.
IV. Tìm hiểu không gian nghệ thuật trong một số tác phẩmcủa Lý Bạch ở chương trình văn THCS.