Tìm hiểu không gian nghệ thuật trong một số tác phẩm của Lý Bạch ở chương trình văn THCS.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch" docx (Trang 50 - 54)

1. Bài Vọng Lư sơn bộc bố (xa ngắm thác núi Lư)

Đây là bài thơ tả cảnh thiên nhiên của Lý Bạch vì vậy mà khi giảng dạy bài này, chúng ta phải biết định hướng tiếp cận cho học sinh về không gian nghệ thuật trong bài là không gian thiên nhiên. Bài thơ miêu tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ, biểu lộ một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông tổ quốc

Nắng rọi Hương Lô khỏi tía bay Xa trông dòng thác bước sông này

Hương Lô hay Hương Lư là một ngọn của dãy núi Lư trông giống như chiếc bình hương. Hai câu điều của sông núi hùng vĩ. Nhà thơ đứng nhìn thác từ phía xa và vị trí thấp hơn so với chiều cao của thác. Do đó, trước mắt ông cảnh dòng thác và núi đâu khác gì một bức tranh sơn thuỷ treo ở lưng chừng trời. Bức tranh có nhiều màu sắc và có vẻ đẹp huyền ảo

Bức tranh kỳ vĩ của núi sông này được bàn tay thi nhân vẽ lên thật rõ nét.

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng giải ngân hà tuột khỏi mây

Trước mắt người đọc là một dòng thác lấp lánh bạc đổ xuống tưởng như dải Ngân Hà lạc khỏi chín tầng mây ở trời cao, cao lắm, rơi xuống hạ giới. Sự so sánh ấy thật độc đáo đã làm tôn thêm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng thác núi Lư có thực trên trần thế.

Cả bài thơ mở ra một không gian thiên nhiên cao lớn rộng mở, không gian khoáng đãng. Không gian ấy mở ra trước mắt ta với đầy đủ màu sắc, hình khối đường nét. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư.

Bài xa ngắm thác núi Lư của thi tiên - Lý Bạch đã lưu lại cho muôn đời bằng phương tiện văn học cái đẹp hùng vĩ của một dòng thác khổng lồ kỳ lạ. Càng đọc thơ ông, ta càng thêm yêu thiên nhiên đất nước và càng khâm phục sự phóng khoáng của một nhà thơ có trí tưởng tượng dồi dào, phong phú. Bài thơ tiêu biểu cho kiểu không gian nghệ thuật đặc trưng trong thơ ông – Không gian thiên nhiên. Chính nét đặc sắc của kiểu không gian này đã làm cho bài thơ đạt đến giá trị cao về mặt nội dung lẫn nghệ thuật.

2. Bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương

Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn có hai mươi chữ nhưng đã tạo nên một bức tranh thuỷ mặc về cảnh mộng đêm trăng gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân với bút pháp lãng mạn thần tình.

Khi tiếp cận bài thơ chúng ta nên lưu ý làm rõ cho học sinh thấy được không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơ.

Thời gian trong bài là đêm đã khuya trở nên thanh tĩnh gợi nên một không gian bốn bề vắng lặng, không một tiếng động. Nhưng không gian ấy được bao phủ bởi ánh trăng, ánh trăng sáng quá đã lãi không gian để rồi nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới trăng.

Cả ba câu thơ đầu đều tỏ ánh trăng trong đêm thanh tĩnh với tâm trạng bồi hồi và ngỡ ngàng của thi nhân. Thi sĩ đã mở ra một không gian nghệ thuật vừa thực vừa mộng, huyền ảo lung linh.

Lúc bấy giờ, Lý Bạch đang sống nơi đất khách quê người giữa đêm khuya thanh tĩnh chỉ có trăng và thi nhân. Ánh trăng ấy đã gợi nên một không gian lạnh lẽo cô đơn, trống trải. Đó còn là ánh trăng gợi sầu, vấn vương một hoài niệm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ và một tình quê man mác.

Cả hai bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố và Tĩnh dạ tứ là những bài thơ tiêu biểu về kiểu không gian thiên nhiên trong thơ Lý Bạch, nhưng mỗi bài thể hiện mỗi khung cảnh thiên nhiên khác nhau.Với ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng, hoa lệ, cảm xúc mênh mông, gợi nên một không gian buồn đẹp tất cả tạo nên vẻ đẹp văn chương của bài thơ trăng này.

Qua đây, ta thấy rõ hơn hồn Lý Bạch. Một tình yêu lớn đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Tình yêu ấy đã tạo nên một tâm hồn thơ phóng khoáng với phong cách lãng mạn bay bổng, tràn đầy cảm xúc của thi tiên – Lý

Bạch.

C. KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua việc nghiên cứu không gian nghệ thuật trong thơ

trong các tác phẩm của ông. Không những thế, mà không gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng của thi pháp vì vậy mà nghiên cứu không gian nghệ thuật giúp ta mở cánh cửa để hiểu được hình tượng và tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Lý Bạch có một vị trí và vai trò đặc biệt trong thi ca đời Đường.

Chính vì vậy mà khám phá không gian nghệ thuật trong thơ ông giúp ta dễ dàng tiếp cận với thi ca thời Đường Trung Quốc tạo cho mình một kiến thức nhất định để sau này khi ra trường dạy cho các em phần thơ Đường sẽ không bị lúng túng và gặp khó khăn trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các em. Giúp các em dễ dàng tiếp cận tác phẩm để cảm nhận sâu hơn, hiểu hơn về thi pháp thơ Đường.

Qua việc nghiên cứu và khám phá không gian nghệ thuật trong thơ Lý

Bạch, ta thấy được vũ trụ rộng lớn, bao la, núi sông hùng vĩ, thiên nhiên cỏ

cây hoa lá, trăng, sao, luôn hiện lên với một vẻ đẹp kỳ lạ khác thường. Tất cả đã dựng lên với một không gian nghệ thuât trong thơ ông đó là không gian nghệ thuật trong thơ ông đó là không gian thiên nhiên - đẹp, lãng mạn.

Bên cạnh ấy ông còn khai thác ở bề sâu cuộc sống bằng không gian xã hội, phản ánh cuộc sống nghèo khổ của lớp dân đen, đời sống tuỵ lạc xa hoa trong chốn thâm cung và cảnh chiến tranh loạn lạc ly tán. tất cả làm nên không gian đời thường trong thi ca Lý Bạch.

Qua đề tài nghiên cứu này, ta thấy được sự đóng góp to lớn của Lý

Bạch vào nên thi ca Trung Quốc nói chung và thi Đường nói riêng. Ngòi bút

của ông không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật trong đó không thể thiếu được không gian nghệ thuật - một yếu tố hình thành nên phong cách thơ của Lý Bạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch" docx (Trang 50 - 54)