III. Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
a. Yếu tố khách quan
Có thể nói cuộc đời Lý Bạch là một chuyến du hành không biết chỗ dừng chân. Hai mươi tuổi với tráng chí của tuổi trẻ ông muốn làm những việc khác đời. Ông không đắm mình vào lịch sử, đỗ đạt mà lại ngao du ở các nơi danh song thắng tích ở đất Thục. Vốn là người say cảnh thiên nhiên hùng vĩ, non xanh nước biếc. Trước khi lên kinh thành Lý Bạch du ngoạn hồ Đông Đình, tới Kim Lăng Dương Châu và rất nhiều các địa thắng khác nữa. Lý
Bạch đã hoà mình vào với thiên nhiên vũ trụ thể hiện cái khát vọng tương
thông hoà với vũ trụ để rồi từ đó nảy sinh nên một hồn thơ phóng khoáng, lời hay ý đẹp, đã vẽ nên không gian vũ trụ cao - viễn cho ta một hình ảnh khá viên mãn về thế giới của sự hoà điệu giữa thiên nhiên với con người. Hình thành nên một phong cách Lý Bạch mà không một nhà thơ đương thời có được.
Đồng thời trong tâm hồn ấy còn ẩn chứa một tư tuởng chính trị cao đẹp muốn đem tài năng của mình giúp dân giúp nước, một tư tưởng hiệp khách hoàn toàn lành mạnh: dùng đồng tiền và sức để cứu người, che chở cho tầng lớp bị trị, trừng trị kẻ thống trị độc ác. Chính vì lẽ đó mà ông đã lách mạnh mẽ trật tự phong kiến, khinh thường quyền quý, hướng tới tự do cá nhân. Đó là một con người yêu quê hương, thông cảm và quan tâm sâu sắc đến cuộc sống số phận con người. Đây là những nhân tố chủ quan, đã ảnh hưởng, tác động đến kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch.
b. Yếu tố khách quan
Đó chính là hoàn cảnh xã hội đương thời lúc bấy giờ. Thịnh Đường đang trên đà sụp đổ, vua quan ăn chơi sa đoạ, xã hội rối ren, loạn An Lộc Sơn
xẩy ra làm cho chiến tranh loạn lạc, điêu tàn, nhân dân lầm than điêu đứng đã làm cho cuộc sống người dân cùng khốn khổ, đất nước chìm trong chiến tranh máu người và chết chóc.
Đây là những nhân tố đã hình thành nên Lý Bạch hai kiểu không gian đặc trưng là không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên vẫn chiếm ưu thế trong sáng tác của ông. Bởi nó phù hợp với cá tính hoàn cảnh và con người ông. Lý Bạch từng quan niệm rằng Nhân sinh như mộng,
nhân thế vô thường. Ông tìm đến thiên nhiên bởi lẽ: Ông là người yêu thiên
nhiên, thiên nhiên chính là người bạn tâm tình của tác giả khi giấc mộng công danh không thành , ông đã rời bỏ chốn quan trường lui về ở ẩn là trở về với thiên nhiên.
Không gian sinh hoạt xã hội (là không gian đời thường, không gian cung đình, không gian biến tái,…) cũng được phản ánh trong thơ ông nhưng ít hơn, tần số xuất hiện không nhiều, không đậm đặc như không gian thiên nhiên bởi ông không thực sự gần gũi nhiều với tầng lớp nhân dân nên phản ánh chưa thật sâu sắc mặc dù tâm ông nặng về họ.