III. Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
2. Các kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
2.2. Không gian sinh hoạt xã hộ
Không gian sinh hoạt xã hội đó là không gian diễn ra cảnh sinh hoạt, lao động của con người, không gian mà ở đó có mặt đầy đủ những tầng lớp, những số phận của mỗi cá nhân trong xã hội. Từ những kẻ sống sung sướng, nhàn hạ nơi cung cấm đến những người khốn khổ dưới đáy xã hội, những con người bị áp bức bóc lột, những cảnh chết chóc đau thương trong chiến tranh loạn lạc…Tuy nhiên không gian này có mặt không nhiều trong thơ Lý Bạch.
Xuất phát từ tình cảm chân thành và sự đồng cảm sâu sắc với đời sống vất vả khốn khó của người dân lao động chịu cảnh loạn lạc bởichiến tranh và bị áp bức bóc lột của bọn vua quan trong xã hội đương thời và nhất là trong loạn An Lộc Sơn. Với ngói bút tả thực Lý Bạch đã khắc hoạ lên những cảnh tượng thật đau lòng, thê thảm của nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ này thông qua không gian sinh hoạt xã hội trong thơ ông.
Qua những bài cổ phong, Lý Bạch đã dựng lên không gian với những
nếp sống xa hoa, đồi bại của quý tộc, quan liêu thuộc tầng lớp trên vạch trần các tên đế vương diễu võ dương oai, mê thần tiên, đắm nữ sắc, khinh nhân tài… không gian cung đình được Lý Bạch phản ánh: trước hết ông tỏ thái độ coi khinh bọn quyền quý, phê phán bọn mũ quan áo dài xa hoa thối nát. Bài
Cớ sao bậc cao sĩ Vứt ngọc mua cười hát Châu ngọc mua cười hát Tấm cám nuôi hiền lương
Ông còn nói đến những thời đen tối do sự xa hoa của vua quan nhà Đường gây ra ngay khi còn đang làm quan ở Trùng An trong hành lộ nan (Đi đường khó) bài thứ 2 ông viết:
Đường lớn như trời xanh Ta còn chưa đến được
Thẹn không bằnglũ nhóc Trường An Đá gà, đấu chó chơi thoả thích
Chiêu Dương sương trắng phơi cỏ dại Nào ai quét dọn Hoàng kim đài…
Chỉ bấy câu thơ thoi cũng đủ cho Lý Bạch vạch rõ bộ mặt thối nát của bọn vua quan đời Đường. Không gian cung đình đã tái hiện được cảnh ăn chơi sa đoạ xuống dốc của những kẻ chốn thâm cung chúng chỉ biết vui chơi hưởng lạc bên những thú vui đá gà, đấu chó thể hiện sự khủng hoảng của chế độ phong kiến thời Đường.
Đối ngược với không gian cung đình là không gian biên tái và không gian sinh hoạt của người dân.
Lý Bạch có thơ biên tái hay như tái hạ khúc, Quan san nguyệt, có
những câu thơ chấn động lòng người:
Đồn Bạch Đăng Hán đóng Vùng Thanh Hải, Hồ nhòm Xưa nay người chinh chiến, Một đi là biệt tăm…
Hay những lời thơ khắc hoạ rõ nét cảnh ác liệt ở chiến trường và hậu quả của chiến tranh ấy:
Sa trường đâm nhau chết Ngựa ai ngơ ngác nhìn hí trời Diều quạ rịa ruột người
Tha treo cành khô không tả tơi
(Chiến thành Nam)
Nếu không gian vũ trụ thường được vẽ nên bằng những nét chấm phá đơn sơ gây ấn tượng và gợi liên tưởng thì ở không gian xã hội ngòi bút của thi nhân đã miêu tả rất cụ thể có khi tỉ mỉ với những cảnh:
Xương trắng chất thành núi Dân đen tội tình gì?
Đây chính là hậu quả mà loạn Thiên Bảo gây ra cho nhân dân. Bằng sự xót thương với những con người vô tội xương chất thành núi ấy cùng với sự căm phẫn những kẻ đã gây nên tội ác này, Lý Bạch đã dựng lên một không gian thật ghê rợn, đầy xót xa, đầy nỗi bi ai.
Cũng vì chiến tranh mà làm cho người phụ nữ phải mòn mỏi ngày đêm mong ngóng chồng về. Chồng phải ra miền biên ải, làm cho tình cảm vợ chồng xa cách, chia lìa, phải chịu sự đau khổ, chia lìa mãi mãi.
Giận nỗi vợ thương dân Tuổi xuân xa cách mãi
(Trường can hành) Hay:
Dừng thoi man mác nhớ người xa Phòng riêng, gối lẽ, lệ như mưa
Thông qua không gian chiến tranh, không gian biên tái trong thơ, Lý
Bạch đã gợi lên được một thời kỳ loạn ly tán của xã hội Trung Quốc lúc bấy
giờ đồng thời thể hiện thái độ phê phán căm phẫn tội ác chiến tranh, đồng cảm với những người lính, người vợ chờ chồng và biết bao con người khác phải chịu hậu quả mà chiến tranh gây nên.
Thơ ông còn gợi lên không gian đời thường bằng việc miêu tả sự khốn khó, cùng cực của người nôn dân. Ông đã xót xa trước những cảnh nhân dân phải làm việc như trâu như ngựa với những công việc nặng nề, vất vả:
Đường ngược lên Vân Dương Đôi bờ buôn trù mất
Tiết trâu Ngô thở trăng Người kéo thuyền khổ nhật
(Đinh đô hộ ca) Hay miêu tả sự khắc nghiệt của thời tiết
Cõi bát hoang gió mạnh ruổi Muôn vật đều úa rụng
Mây nổi che ánh sáng Sóng lũ chồm vũng lớn …
(Cổ phong 14)
Tuy nhiên bên cạnh những gam màu u tối, ảm đạm nhợt nhạt ấy đã có lúc vang lên những khung cảnh lao động tươi vui đầy nên thơ được nhà thơ thể hiện trong bài Thái Liên khúc
Có cô con gái nhà ai
Hái sen chơi ở bên ngòi Nhược Gia Mặt hoa cuời cách đoá hoa Cùng ai cười nói mặn mà thêm xinh…
Câu thơ gợi lên nét đẹp trong sáng, tươi vui trong đó là sự kết hợp hài hoà giữa con người (cô gái) và cảnh vật (hình ảnh hoa sen) phần nào thể hiện được cuộc sống thanh bình, ấm áp của người dân. Bài thơ là một sự kết hợp hài hoà tinh tuý làm cho cảnh hái sen vốn bình dị trong lao động của con người trở nên thơ mộng và đẹp như một bức tranh.
Qua đây cho ta thấy rằng: Đặc trưng của không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch là không gian thiên nhiên. Điều này phù hợp với tâm hồn và phong cách thơ lãng mạn của ông. Bên cạnh đó, cũng có không gian sinh hoạt xã hội (không gian đời thường, không gian cung đình, không gian biến tái…) tuy không nhiều trong thơ ông. Song nó thể hiện được sự phong phú về đề tài và nội dung trong thơ Lý Bạch. Ở các sáng tác của ông có sự kết hợp hài hoà, giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực. Một tư tưỏng thoát tục nhưng hàm ý yêu đời, yêu người sâu sắc. Ông yêu cái đẹp của thế giới xung quanh đến nồng nhiệt, hiểu và hết sức cảm thông, yêu quý, trân trọng những con người vất vả, khổ cực, lên án, phê phán những kẻ quan lại chỉ biết hưởng lạc, những cuộc chiến tranh phi nghĩa.