1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cung cầu tiền tệ

43 701 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 506 KB

Nội dung

• M1 (hiểu theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng) chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua một bước chuyển đổi nào. Bao gồm:

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Chương 1 CUNG CẦU TIỀN TỆ I.Cung- cầu tiền tệ 1. Các khối tiền trong lưu thông • M1 (hiểu theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng) chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua một bước chuyển đổi nào. Bao gồm: - Tiền đang lưu hành ( do NHTW phát hành) cụ thể với VN do NHNNVN phát hành (tiền giấy) - Tiền gửi không kỳ hạn ở NHTM (tiền gửi có thể phát séc). Chủ thể khi mở TK ko nhằm mục đích sinh lời mà mục tiêu là SD trong thanh toán thông qua trung gian là ngân hàng. • M2 (có cách nhìn rộng hơn về lượng tiền cung ứng so với M1). Bao gồm: - Lượng tiền theo M1 - Tiền gửi TK, tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM Xét về tính lỏng (tính thanh khoản) khối M2 hẹp hơn so với M1 • M3. Bao gồm: - Lượng tiền theo M2 - Các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác (ngoài định chế tài chính NH, VD: các công ty tài chính, công ty cho thuê, công ty bảo hiểm) Khối M3 có tính lỏng thấp hơn khối M2 • L (M4) (khối tiền lớn nhất trong lưu thông) là cách nhìn rộng nhất về lượng tiền cung ứng. Bao gồm: - Lượng tiền theo M3 - Các loại giấy tờ có giá trong thanh toán có tính lỏng cao. VD: thương phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu… KL: Trong các khối tiền kể trên, khối tiền M1 có tính lỏng cao nhất sau đó thấp dần và cuối cùng là khối L, như vậy khi cách nhìn về lượng tiền cung ứng càng rộng thì tính lỏng của nó càng thấp. Câu hỏi thi: Có quan điểm cho rằng không phải chỉ NHTW có chức năng phát hành tiền mà NHTM cũng có chức năng này. TL: đúng. Vì tiền không phải chỉ là tiền giấy vì vậy các NHTM cũng có chức năng phát hành 2. Nhu cầu tiền trong nền kinh tế - Nhu cầu về tiền dành cho đầu tư + Trả lời câu hỏi: Ai đầu tư? Đầu tư để làm gì? Tất cả chủ thể trong nền kinh tế đều có thể đầu tư, khi thu nhập dư thừa họ sẽ đầu tư. 1 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Mục đích đầu tư là sinh lời, tìm kiếm lợi nhuận + Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: Giả sử với mỗi phương án đầu tư mức độ rủi ro và khả năng thanh khoản là như nhau thì lãi suất tín dụng của ngân hàng và mức tỷ suất lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Một nhân tố nữa là thu nhập. Nếu thu nhập chỉ đủ phục vụ ăn uống tối thiểu hàng ngày thì người dân sẽ ko nghĩ đến đầu tư, còn khi thu nhập cao hơn khoảng trên 2tr/tháng người ta sẽ nghĩ đến tích lũy để đầu tư. - Nhu cầu dùng cho tiêu dùng: + Ai tiêu dùng? Tất cả các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp…. đều có nhu cầu tiêu dùng Mục đích tiêu dùng? Để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể tiêu dùng + Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng: thu nhập và giá cả • Thu nhập: Tiêu dùng hàng hóa thông thường hay xa xỉ đương nhiên phụ thuộc vào thu nhập • Giá cả: khi số lần và số lượng trong 1 khoảng thời gian ko thay đổi, nhưng nếu giá cả tăng thì nhu cầu tiền cho tiêu dùng sẽ tăng lên - Khi tăng thêm 1 đồng trong thu nhập nên đưa vào đầu tư nhiều hơn đưa vào tiêu dùng vì khi tiêu dùng thì đồng tiền sẽ mất đi, còn đầu tư thì đồng tiền đó mới sinh sôi nảy nở, chấp nhận hi sinh tiêu dùng ở hiện tại để hướng tới tiêu dùng ở tương lai. 3. Các chủ thể cung ứng tiền trong nền kinh tế - NHTW: độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông. Không phải ở nước nào cũng gọi là NHTW, ở Mỹ: cục dự trữ liên bang Mỹ, Việt Nam: NHNN. - Các NH trung gian: tạo bút tệ ( chỉ là những con số thể hiện trên TK tại ngân hàng) - Các chủ thể khác: cung cấp các loại giấy tờ có giá ( các DN phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ) 4. Một số lý thuyết về tiền • Quy luật lưu thông tiền tệ của K.Mark: khối lượng tiền tệ cần thiết lưu thông sẽ bằng tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông chia cho tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ K c = H/V Trong đó: K c là khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông H là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông Y là tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ Mark cho rằng : - Khối lượng tiền tệ trong lưu thông phải bằng khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông ( cung tiền đáp ứng cầu tiền) → lạm phát khó phát sinh 2 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Nếu khối lượng tiền tệ trong lưu thông lớn hơn khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông (cung tiền > cầu tiền) → nguy cơ lạm phát xuất hiện. - Nếu khối lượng tiền tệ trong lưu thong nhỏ hơn khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông (cung tiền < cầu tiền) → thiểu phát xuất hiện. ∑ giá cả ∑ giá cả ∑ giá cả ∑ giá cả hh dịch - hh bán + hh đến hạn - hh thanh toán vụ dịch vụ thanh toán bù trừ Số lượng tiền cần thiết cho = lưu thông Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ II. Lạm phát 1. Khái niệm và các mức độ lạm phát a. Khái niệm • Các quan điểm về lạm phát - Lạm phát giá cả : đồng nhất giữa lạm phát với sự tăng giá. Khi đó, giá cả của hàng hóa ko phản ánh đúng giá trị của các hàng hóa (giá cả cao hơn giá trị) → sức mua của đồng tiền bị giảm sút - Lạm phát lưu thông tiền tệ : LP là kết quả của việc tăng thêm tiền với một tỷ lệ cao, ngược lại LP cao kéo theo 1 sự tăng trưởng tiền cao. - LP cầu kéo, chi phí đẩy : + LP cầu kéo : là LP do cầu quá mức P3 3 P2 3 AS2 AS1 AD2 AD1 Y t Y n P1 P Y 3 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com + LP chi phí đẩy : là LP do chi phí tăng trong khi sản xuất không tăng hoặc tăng ít b. Các mức độ lạm phát - LP vừa phải (LP 1 con số) 0 < LP < 10% - LP phi mã (LP 2 con số) : Trong thực tế, do tốc độ lưu thông tiền tệ hiện nay rất lớn nên : 10% < LP phi mã < 200% - siêu lạm phát (LP 3 con số trở nên) : trong thực tế, do tốc độ lưu thông tiền tệ hiện nay rất lớn nên : siêu LP ≥ 200% 2. Nguyên nhân chủ yếu - Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của nhà nước, chính sách thu chi NSNN : chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách tỷ giá. Giả sử trong 1 thời gian nào đó chính phủ phải đầu tư cho 1 dự án nào đó làm lượng tiền tăng lên. - Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh : tăng tiền lương ; tăng giá các nguyên vật liệu đầu vào . - Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên : dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn . - Nhóm nguyên nhân khác : chiến tranh, giá dầu mỏ tăng, giá vàng tăng, chính trị không ổn định, khủng hoảng kinh tế tài chính, 3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế • Ảnh hưởng tích cực : là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, trong lý thuyết lạm phát vừa phải là 1 con số, nhưng ở các nước khác nhau là khác nhau, ví dụ : những nước phát triển, lạm phát vừa phải : 4 – 5%, 7 - 8% là cao, những nước đang phát triển như Việt Nam thì lạm phát vừa phải : 7 -8%, thậm chí 9% Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế : P3 3 P2 3 AS2 AS1 AD2 AD1 Y n Y t P1 P Y 4 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Khi lạm phát xảy ra lượng tiền nhiều hơn lượng hàng hóa trong lưu thông, khi nhiều hơn ở mức độ vừa phải sẽ kích thích sản xuất phát triển để đáp ứng cầu. - Khi lạm phát vừa phải giá trị của đồng nội tệ giảm nhẹ so với đồng ngoại tệ → khuyến khích xuất khẩu, hạn chế NK. • Ảnh hưởng tiêu cực : xét trong các lĩnh vực - Trong lĩnh vực sản xuất : tác động lạm phát ở mức độ cao giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng lên làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm và ko xác định được chính xác → thu hẹp qui mô sản xuất dẫn đến sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất. - Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa : khi lạm phát ở mức độ cao dẫn đến đầu cơ tích trữ tạo cầu ở đây là cầu giả tạo → sự mất cân đối giữa cungcầu hàng hóa sẽ càng ngày càng tăng. - Trong lĩnh vực tiền – tín dụng : khi lạm phát quá cao sẽ phá vỡ chức năng của tiền, sức mua bị giảm, ko phù hợp với giá trị danh nghĩa, hoạt động các ngân hàng bị ngừng trệ, nếu tiếp tục cho vay đẩy LP cao. Nếu LP quá cao vai trò lưu thông tiền tệ của ngân hàng ko thực hiện được. - Đối với tài chính của NN : Thu NSNN, chi NSNN tăng → bội chi NSNN - Đối với tiêu dùng thực tế và đời sống của nhân dân : đời sống người dân càng ngày càng gặp khó khăn, tiêu dùng thực tế giảm đi, thu nhập giảm, giá cả càng ngày càng tăng, qui mô sản xuất bị thu hẹp thất nghiệp ngày càng gia tăng. 4. Các biện pháp kiểm soát LP • Mục đích : giảm lượng tiền, tăng lượng hàng, kiểm soát giá, hạn chế bội chi NSNN • Các giải pháp cấp bách : - Các giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ : thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ ; quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng tạo tiền của NHTM ( tăng DTBB, xiết chặt tín dụng .) ; nâng cao lãi suất tín dụng (lãi suất thực dương) ; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM (phát hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu, ). - Các giải pháp liên quan đến chính sách thu chi : Tăng thu (phát hành trái phiếu chính phủ, chống thất thu thuế) ; giảm chi (thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách). Các giải pháp này nhằm hạn chế bội chi Note : + LS thực dương : LSDN > tốc độ LP LS thực âm : LSDN < tốc độ LP + Thời hạn trái phiếu dài, kỳ phiếu 1 năm trở xuống Trái phiếu trả lại sau, kỳ phiếu trả lại trước ( chứng khoán chiết khấu) - Các giải pháp liên quan đến chính sách giá : mục đích là kiểm soát giá cả bằng cách trợ giá hoặc quy định mức giá trần. Thực hiện chính sách kiểm soát giá và có biện pháp điều tiết giá cả thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu (trợ giá, qui định mức giá trần ) Nên trợ giá cho người sản xuất vì nếu trợ giá cho người sản xuất thì chỉ trợ giá cho người sản xuất mặt hàng đó, còn nếu trợ giá cho người tiêu dùng họ sẽ có nhiều nhu cầu tiêu dùng ở rất nhiều mặt hàng khác. 5 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Các giải pháp khác : khuyến khích tự do mậu dịch, nhập khẩu hàng hóa ; Nhà nước phải có biện pháp ổn định giá vàng và ngoại tệ, NK hàng hóa chỉ coi là giải pháp cấp bách vì làm giảm lượng vàng và ngoại tệ dự trữ và tạo cho nhân dân thói quên tiêu dùng hàng hóa nên giảm sản xuất trong nước • Các giải pháp chiến lược : - Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền KTQD - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hóa mũi nhọn cho XK - Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý NN II. Thiểu phát 1. Khái niệm Thiểu phát là hiện tượng tiền trong lưu thông ít hơn nhu cầu tiền cần thiết của nền kinh tế làm cho giá cả của các hàng hóa, dịch vụ giảm xuống 2. Nguyên nhân của thiểu phát - Sự tăng nhanh của tổng cung hàng hóa, dịch vụ + Do sự tiến bộ của KHCN trong lĩnh vực sản xuất + Sản xuất thừa do 1 số hàng hóa đã bão hòa nhưng vẫn tiếp tục tăng sản lượng ở mức độ cao + Hàng NK giá rẻ tăng + Giá cả hàng hóa trên thi trường thế giới giảm - Sự suy giảm của tổng cầu : + Tổng mức vốn đầu tư của xã hội giảm + Tiền lương và thu nhập của người lao động giảm + Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực dẫn đến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới giảm + Chính phủ thắt chặt chi tiêu. 3. Ảnh hưởng của thiểu phát đến nền KTXH (chỉ có ảnh hưởng tiêu cực) - Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa dư thừa → thu hẹp qui mô sản xuất - Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa : hàng hóa nhiều, lượng tiền không đủ đáp ứng → hàng hóa bị dư thừa → ko lưu thông được - Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng : tiền ko thực hiện được chức năng của nó - Đối với tài chính của NN : nền kinh tế suy thoái ko phát triển được, thu NSNN giảm, chi tăng → bội chi. - Đối với tiêu dùng thực tế và đời sống của dân cư : thất nghiệp tăng → đời sống của người lao động nhất là những người làm công ăn lương bị giảm đi 4. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát a. Các giải pháp cấp bách • Chính sách tài khóa : Tăng chi tiêu của NSNN ; thực thi chính sách giảm thuế. • Chính sách tiền tệ : Kích cầu tín dụng, nới lỏng chính sách tiền tệ • Chính sách thu nhập : Tăng tiền lương cho người lao động, tăng phúc lợi xã hội • Các giải pháp khác : 6 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com + Nhà nước có chính sách hỗ trợ DN trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. + Hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu b. Các giải pháp chiến lược + Nhà nước điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất nhập khẩu + Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Phân tích nhu cầu tiền trong nền kinh tế. Theo bạn, nhu cầu tiền ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bị chi phối bởi nhân tố nào ? 2. Các nhu cầu tiền trong nền kinh tế ? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các nhu cầu tiền đó ? 3. Trình bày các khối tiền trong nền kinh tế ? Theo bạn trong tương lai tỷ trọng các khối tiền có xu hướng thay đổi như thế nào ? 4. Trình bày các chủ thể cung ứng tiền trong nền kinh tế ? Chủ thể nào là quan trọng nhất ? tại sao ? 5. Vì sao ngân hàng trung gian được coi là một trong những chủ thể cung ứng tiền trong nền kinh tế ? Nêu ví dụ minh họa về hoạt động tạo tiền của ngân hàng trung gian ? Giả sử NHTƯ phát hành 100trđ và số tiền này lọt vào tay 1 nhóm khách hàng nào đó, tạm gọi là A - KH A gửi hết tiền vào ngân hàng 1 nào đó. Như vậy NH sẽ ghi vào tài khoản A là 100trđ. NH 1 sẽ dự trữ 10trđ (giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%) và đem hết tiền còn lại là 90trđ cho vay - Giả sử KH B vay hết toàn bộ lượng tiền trên để thanh toán cho KH C có tài khoản ở NH2. Vậy thì NH1 chỉ việc chuyển tiền từ tài khoản KH A sang tài khoản KH C ở NH2 90trđ.NH 2 lại dự trữ 10% tức 9 trđ, còn lại cho vay 81trđ - Quá trình chuyển khoản thanh toán cứ tiếp tục cho đến một lúc nào đó KH A rút tiền mặt mình gửi ra--> một quá trình hủy tiền ngược lại sẽ diễn ra! Như vậy, bạn thấy từ lượng tiền cơ bản 100trđ, NHTM đã tạo ra lượng bút tệ là : 90+81+72.9+ .=90 trđ 6. Lạm phát là gì ? Hãy trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ? Theo bạn thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua là do những nguyên nhân chủ yếu nào ? Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu về biến động của giá cả và lạm phát ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua (đặc biệt là năm 2004) là do những nguyên nhân sau: 1. Về phương pháp tính Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với Việt Nam. Một là, các nước thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán .; Hai là, giá đó là giá giao dịch mua buôn, bán buôn trên thị trường hàng hóa của các nhà kinh doanh, còn giá bán lẻ cho người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng thì vẫn ổn định; Ba là, các mặt hàng đó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI. 7 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Ở Việt Nam theo phương pháp tính CPI hiện nay, giá cả của nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm quyền số lớn nhất, tới 47,9% trong rổ hàng hóa tính CPI. Trong các năm trước đây, mặc dù nhiều nhóm mặt hàng khác có biến động tăng đáng kể, nhưng nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là giá lúa gạo, giá cao su, cà phê, hạt điều, thịt lợn, rau hoa quả biến động thất thường. Trong các năm 1991, 1993, 1994, 1998, . giá lương thực và thực phẩm tăng rất cao, kèm theo đó là chỉ số giá chung cũng tăng cao. Ngược lại, trong các năm 1997, 1999, 2000, . các mặt hàng lương thực, thực phẩm có giá bán giảm thấp, khó tiêu thụ, nên đã làm cho CPI ở mức rất thấp, thậm chí là âm. Nhưng năm 2004 nhóm mặt hàng này đã tăng tới 15%; trong đó giá lương thực tăng 12,5% và giá thực phẩm tăng 16,8%, đã tác động mạnh làm gia tăng cao chỉ số CPI nói chung. Do đó nếu loại bớt được sự tăng giá đột biến gây những cú sốc trong tính toán, thì rõ ràng chỉ số lạm phát không cao như đã công bố. 2. Điều tiết vĩ mô kém Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước những biến động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình ổn thị trường trong nước là còn nhiều bất cập. Thí dụ, đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược; Các quyết định quản lý được đưa ra để điều tiết thị trường thường là chậm trễ, vì thế hiệu quả điều tiết kém. Thí dụ: việc điều chỉnh giảm thuế thép, phôi thép mặc dầu được kiến nghị từ tháng 1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực hiện, vào lúc này giá phôi thép đã tăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đã tăng lên tới 500-520 USD/tấn. Do vậy các doanh nghiệp khi nhập khẩu tại thời điểm này khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đã nhập phôi thép trước đó; Tình trạng độc quyền, đầu cơ trục lợi vẫn còn phổ biến dẫn đến thao túng, gây rối loạn thị trường; Cũng do quản lý kém đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Hệ lụy tất yếu của những tình trạng trên là thị trường trong nước thêm rối loạn; Khi chỉ số lạm phát gia tăng nhanh chóng trong những tháng đầu năm 2004, mặc dù tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế là phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô (sẽ được phân tích ở phần dưới đây), nhưng dưới sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm mức cung ứng tiền tệ. Như vậy Ngân hàng Nhà nước đã khắc phục bất hợp lý này bằng một bất hợp lý khác. Hệ quả của nó là đẩy lãi suất lên cao, tăng chi phí đầu tư, hạn chế đầu tư, kìm hãm sản xuất và tăng thất nghiệp. 3. Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Tổng phương tiện thanh toán, bao gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng (nội và ngoại tệ). Nhân tố này về nguyên lý là thường tác động có độ trễ, tức là tổng phương tiện thanh toán tăng lên trong kỳ này, thì ảnh hưởng của nó phát sinh ở kỳ sau, trong ngắn hạn là 6 tháng, trung và dài hạn thường là từ 1 năm trở lên. Trong 14 năm qua, mức tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân 23%-26%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thấy tác động rõ rệt về lạm phát, cũng như giảm phát. Năm 1999 tổng phương tiện thanh toán tăng cao nhất, tới 39,25%, nhưng các năm 1999, 2000 và 2001 tốc độ 8 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com tăng chỉ số CPI ở mức thấp, thậm chí năm 2000 còn giảm 0,6%. Các năm 1994, 1995, 1998, chỉ số CPI tăng cao, nhưng các năm đó và năm trước đó tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trung bình nhiều năm. Năm 1998, tổng phương tiện thanh toán tăng thấp nhất, chỉ có 20,33%, nhưng CPI lại tăng tới 9,2%. Trong 6 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán tăng 7,26%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 8,28%. Song chỉ số tăng giá trong 6 tháng đầu năm 2004 đã là 7,2%. Còn trong năm 2004, tổng phương tiện thanh toán, tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tăng dư nợ cho vay, . đều thấp hơn mức cùng kỳ năm ngoái, nhưng CPI đã là 9,5%. Tất nhiên như đã nói ở trên là có độ trễ về mặt thời gian, thường từ 6 tháng đến 1 năm. Như vậy có thể khẳng định, lạm phát ở Việt Nam trong hơn 14 năm qua nói chung và năm 2004 nói riêng không phải là lạm phát tiền tệ. 4. Do cầu kéo Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong phú. Do đó hầu như không có tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới tăng giá một hay một số mặt hàng nào đó. Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng và kéo dài, đã làm giảm mạnh nguồn cung sản phẩm gia cầm, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến. Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004. Mặt khác, do biến động mạnh của bất động sản từ cuối năm 1999, do vậy nhu cầu xây dựng tăng cao, dẫn đến giá cả của vật liệu xây dựng, sắt thép, các mặt hàng trang trí nội thất đồng lọat tăng lên. Một diễn biến khác cũng xét từ nhân tố cầu kéo, có thể thấy do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng, thị trường xuất khẩu thủy sản ổn định và được mở rộng. Do đó giá của các mặt hàng lương thực, thủy hải sản tăng lên. 5. Do chi phí đẩy Nhân tố này chủ yếu là do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm Urê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế ., làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4 lần. Tình hình đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là giao thông vận tải. Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắt tăng 10% nhằm thực hiện chính sách hòa đồng giá vé giữa người Việt Nam và người nước ngoài, . Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, . của người nông dân cũng tăng cao. Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khí chế tạo tăng chi phí. Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng . cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên. Đặc biệt là sự biến động lớn của thị trường bất động sản từ năm 1999 đến nay, hệ lụy của nó là vô cùng lớn. Đáng nhẽ các nguồn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế đặc 9 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com biệt là trong dân cư phải được tập trung để đầu tư phát triển sản xuất thì nay mọi người lại dồn hết tiền để kinh doanh bất động sản gây rối loạn thị trường này, đẩy giá bất động sản tăng hàng chục lần. Do vậy giá thuê mặt bằng để sản xuất, thuê cửa hàng để kinh doanh cũng tăng lên tương ứng, đẩy chi phí sản xuất lên cao. 6. Do tâm lý dân chúng Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đã kích thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam lại phát hành thêm loại tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi mệnh giá lớn nhất trước đó). Vào cuối năm 2003, NHNN Việt Nam lại đưa tiếp loại tiền polyme mới với các mệnh giá 50.000, 500.000, 100.000 vào lưu thông. Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000 (lớn gấp 10 lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trước đó) đã tiếp tục tác động xấu đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN Việt Nam đang đưa thêm vào lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VNĐ sang các tài sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả là giá cả các mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng. Như vậy qua nghiên cứu về diễn biến chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng nói chung và diễn biến lạm phát nói riêng trong hơn 14 năm qua, cũng như riêng năm 2004 có thể khẳng định, lạm phát ở nứơc ta là lạm phát giá cả. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đẩy, quản lý vĩ mô kém, có một yếu tố nhỏ là cầu kéo và yếu tố tâm lý dân chúng. 7. Phân tích các ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế xã hội ? Liên hệ thực tế ảnh hưởng của lạm phát ở VN đến nền KTXH trong thời gian qua. 8. Trình bày các biện pháp kiếm soát lạm phát ? Theo bạn, chính phủ VN đã đang và sẽ thực hiện những biện pháp gì để kiềm chế lạm phát ? Về giải pháp tiền tệ, mặc dù khẳng định không phải do nhân tố này tác động trực tiếp, nhưng để chủ động góp phần vào kiềm chế lạm phát, nhất là trước diễn biến tâm lý và sức ép của một bộ phận dư luận, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đã được đưa ra, Thống đốc NHNN đã có quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Với quyết định này, NHNN rút bớt khối lượng tiền trong lưu thông về, với mức độ thu về gấp 2 lần so với mức trước đó. Riêng đối với tiền gửi ngoại tệ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng cao, nhằm không khuyến khích các 10 [...]... năng tạo tiền (bút tệ) Trên cơ sở tiền gửi của khách hàng, ngân hàng sẽ cho vay Nhưng số tiền cho vay không dừng lại ở số tiền mặt ban đầu mà khoản tín dụng do NH thực hiện đã tạo ra tiền dưới dạng “ bút tệ Cụ thể: Quá trình tạo bút tệ của NHTM được mô tả qua ví dụ sau: KH A mang đến NH gửi ko kỳ hạn 1 số tiền là 100 triệu đồng, như vậy tiền gửi và tiền mặt tại NHX tăng lên 100trđ: TS có Tiền mặt... sách tiền tệ của mình? Hãy trình bày những điểm lợi và những điểm bất lợi của các công cụ đó? Thực tế vận dụng các công cụ này ở VN ntn? 15.Chính sách tiền tệ là gì? NHTW phải sử dụng những công cụ nào của chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ? Chương IV THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I.Những vấn đề chung về TTTC 1.Khái niệm về TTTC a Khái niệm về thị trường: là nơi cungcầu gặp... tiền tệ trong nền kinh tế - Trong nền kinh tế thị trường, mức cung tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế → điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông cho phù hợp là vai trò quan trọng bậc nhất của NHTW - Công cụ để điều tiết: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ DTBB, lãi suất tái CK - VD trong 2 trường hợp: + Khi lượng tiền trong lưu thông < lượng tiền cần thiết trong lưu thông + Khi lượng tiền. .. dễ dàng thay đổi các cung bậc của chính sách tiền tệ + Khả năng tiên liệu: Nếu NHTW phải tác động vào các hoạt động kinh tế thông qua các biến như dự trữ, cơ số tiền tệ thì sự thay đổi trong những biến này nhất định phải do các quyết định của chính sách tiền tệ của NHTW thay vì bị áp đặt bởi các lực lượng bên ngoài Tức là, khả năng tiên liệu những thay đổi trong dự trữ, cơ số tiền tệ nằm trong tay của... giữa lãi suất thị trường và lãi suất CK * Dự trữ bắt buộc Thay đổi về DTBB → tác động đến cung ứng tiền tệ - Những điểm lợi của việc thay đổi DTBB: + Có tác động như nhau đến các NHTM + Có tác dụng to lớn đến cung ứng tiền tệ - Những điểm bất lợi: + Rất khó khăn để thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ + Có thể gây nên vấn đề về khả năng thanh khoản đối với 1 NHTM có dự trữ vượt quá ở mức... Ngân hàng trung ương là một định chế quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền → NHTW là định chế quản lý các NHTM Chỉ có duy nhất NHTW mới được phát hành tiền giấy và tiền kim loại 1.Quá trình hình thành và mô hình tổ chức... là cố định nó Sức mua của đồng tiền có thể biến động lên, xuống trong các thời kỳ nhưng sự biến động đó phải được kiểm soát, duy trì, điều chỉnh ở mức hợp lý cho phép 3.Chính sách tiền tệ của NHTW 3.1.Khái niệm, mục tiêu của chính sách tiền tệ QG * Khái niệm: Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm 29... toán Ngân hàng làm chức năng này khi nó thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng như trích 1 khoản tiền trong TK tiền gửi để thanh toán tiền hàng hoặc nhập vào TK tiền gửi 1 khoản từ bán hàng hóa hoặc các khoản thu khác (NH được coi là thủ quỹ cho khách hàng) - người trả tiền - người mua hàng - tổ chức cá nhân - cá nhân chuyển tiền Lệnh trả tiền qua TK Ngân hàng thương mại Giấy báo có - Người thụ hưởng... điểm 1: TTTC là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ chủ thể cung vốn tới chủ thể cầu vốn (Tài liệu của UBCKNN – 2000) * Quan điểm 2: TTTC là nơi mà người cung vốn và người cầu vốn thông qua một phương thức thị trường nào đó thực hiện hành vi giao lưu, trao đổi vốn tiền tệ, mua bán các công cụ tài chính, là tổng hòa các phương thức và hành vi KD vốn tiền tệ (Dương Hải Điền, TTTC, NXBGD 199x) * Quan điểm 3:... thị trường tài chính: người cầu vốn, người cung vốn, người trung gian * Người mua – Người cầu vốn: - Người mua: Mục đích: + Để TD + Lợi nhuận ( mua rồi bán) - Người cầu vốn: Mục tiêu: lợi nhuận * Người bán – người cung vốn: - Người bán: mục tiêu: lợi nhuận - Người cung vốn: mục tiêu: lợi nhuận * Người trung gian Mục tiêu: lợi nhuận → Mục đích của người cầu vốn và người cung vốn trên TTTC là như nhau, . www.ebookvcu.com Chương 1 CUNG CẦU TIỀN TỆ I .Cung- cầu tiền tệ 1. Các khối tiền trong lưu thông • M1 (hiểu theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng) chỉ bao. quân của tiền tệ Mark cho rằng : - Khối lượng tiền tệ trong lưu thông phải bằng khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông ( cung tiền đáp ứng cầu tiền) →

Ngày đăng: 11/12/2013, 16:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ biểu diễn các kênh cung cấp vốn của các định chế TC  trung gian cho các công ty: - Cung cầu tiền tệ
Sơ đồ bi ểu diễn các kênh cung cấp vốn của các định chế TC trung gian cho các công ty: (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w