1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÁI NIỆM CUNG CẦU TIỀN TỆ

7 434 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 63 KB

Nội dung

CUNG CẦU TIỀN TỆ 1. CUNG ỨNG TIỀN TỆ (CUNG TIỀN) a. Khái niệm Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng của nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế xã hội. b. Quá trình cung tiền Thông qua: +NHTW cung cấp, điều chỉnh lượng cung tiền cho nền kinh tế, cung cấp tiền cho hệ thống ngân hàng bằng chức năng phát hành tiền, và bằng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, cho vay chiết khấu…(phần này xem trong chương về NHTW). +Hệ thống các ngân hàngchức năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng sẽ làm tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế. Giả thiết (cho quá trình tạo tiền đơn giản): Khách hàng gửi tiền vào NH A, ngân hàng này cho vay hòan tòan và vay bằng hình thức chuyển khỏan, chỉ giữ lại phần dự trữ bắt buột (10%).Ta có:

Trang 1

CUNG CẦU TIỀN TỆ

1 CUNG ỨNG TIỀN TỆ (CUNG TIỀN)

a Khái niệm

-Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng của nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế

xã hội

b Quá trình cung tiền

Thông qua:

+NHTW cung cấp, điều chỉnh lượng cung tiền cho nền kinh tế, cung cấp tiền cho hệ

thống ngân hàng bằng chức năng phát hành tiền, và bằng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, cho vay chiết khấu…(phần này xem trong chương về NHTW)

+Hệ thống các ngân hàng-chức năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng sẽ làm tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế

Giả thiết (cho quá trình tạo tiền đơn giản): Khách hàng gửi tiền vào NH A, ngân hàng này cho vay hòan tòan và vay bằng hình thức chuyển khỏan, chỉ giữ lại phần dự trữ bắt buột (10%).Ta có:

-NH A -KH gửi 100$

-Cho vay 90$ - Dự trữ 10$

Người vay từ ngân hàng A gửi tiền sang NH B, NH B mang cho vay như sau:

-NH B -KH gửi 90$

-Cho vay 81$ - Dự trữ 9$

Tương tự đối với cá ngân hàng C, D, E, F Như vậy, số tiền 100$ được gửi và cho vay lần lượt trong hệ thống ngân hàng cho đến khi tổng lượng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng cộng lại bằng đúng số tiền gửi tại NH A ban đầu

Như vậy, gọi ∆D là tổng gia tăng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng (100+90+…)

∆R là số tiển gửi ban đầu (số dự trữ tăng thêm ban đều- 100$)

rd là tỷ lệ dự trữ bắt buột, ta có CT:

Trang 2

∆D = ∆R x 1/rd

Theo mô hình qúa trình tạo tiền đơn giản này, thì

Hệ số mở rộng tiền gửi là: mM = 1/rd

Lưu ý: Qúa trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện khi có sự tham gia của cả hệ

thống ngân hàng

Chỉ có cho vay hoặc thanh tóan bằng chuyển khỏan mới tạo ra được tiền gửi mới

Trên thực tế, mM bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ dự trữ bắt buột (rd), tỷ lệ dự trữ vượt mức (re)

và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng (c)

Công thức đầy đủ của hệ số mở rộng tiền gửi là:

mM = 1/(rd + re+ c)

Quan hệ giữa r e và c với m M như sau:

-re: Nếu khách hàng vay bằng tiền mặt để chi tiêu thì quá trình tạo tiền sẽ chấm dứt,

hay nếu họ rút một phần tiền mặt để thanh tóan cho các giao dịch thì khả năng tạo tiền

sẽ giàm vì chỉ có cho vay hoặc thanh tóan bằng chuyển khỏan mới giúp tạo ra tiền Như vậy, nếu tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng càng cao (yếu tố khác không đổi) thì hệ số tạo tiền càng thấp, lượng tiền tạo ra càng ít và ngược lại

-c:Tương tự, nếu ngân hàng không cho vay hết số vốn đã vay (tức là có dự trữ vượt

mức) thì khả năng mở rộng tiền gửi sẽ giảm Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ dự trữ vượt mức cáng lớn thì hệ số mở rộng tiền gửi càng nhỏ, và lượng tiền tạo ra càng giảm

Như thế, ta có ∆D = ∆R x mM với mM = 1/(rd + re+ c)

Hệ số mở rộng tiền gửi cho biết khi dự trữ của hệ thống tăng lên một lượng thì cả hệ thống sẽ tạo ra một lượng tiền bằng gấp bao nhiêu lần lượng tiền tăng thêm đó

c Số nhân tiền tệ

Quy mô cung tiền:

-M0: tổng lượng tiền mặt M0 còn được gọi là tiền cơ sở hoặc tiền hẹp

-M1 gọi là tiền mạnh gồm: tiền mặt lưu hành, tiền gửi không kỳ hạn

Trang 3

-M2 gồm: M1, các khoản tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi (theo mệnh giá), tiền gửi trong các quỹ tín dụng

-M3 = M2, loại tiền gửi lớn có kỳ hạn, trái phiếu được mua lại của các NHTM, quỹ tiết kiệm,…

-L = M3, trái phiếu, cổ phiếu thương phiếu, hối phiếu nhận thanh toán ở ngân hàng

Số nhân tiền tệ(m), còn gọi là số nhân tín dụng, đo lường mức độ mà ngân hàng

thương mại làm tăng cung tiền Số nhân này bằng tỷ số giữa tổng lượng cung tiền(M)

và cơ sở tiền tệ(MB) (M = m x MB)

Công thức tính lượng số nhân tiền tệ: m = M / MB = (C+D) / (C+R)

Ký hiệu:

• m là số nhân tiền tệ

• M là tổng lượng cung tiền

• MB là cơ sở tiền tệ hay tiền cơ sở

• C là lượng tiền mặt

• D là lượng tiền gửi

• R là lượng tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ và để trong tài khoản của họ tại ngân hàng trung ương

Tiền cơ sở (MB)là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất

trong các thành phần của cung tiền Tiền cơ sở bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung

tiền Chính vì vậy, tiền cơ sở còn được gọi là tiền có mãnh lực.

(1/r) là hệ số nhân tiền lý tưởng.

Mô hình về cung tiền Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát

từ khái niệm về tiền cơ sở với đẳng thức:

MB = C + R trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự trữ bắt buộc.

Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thay đổi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên ta có tiếp đẳng thức:

Trang 4

MB = C + D×r trong đó D là lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại,

còn r d là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát

m= M / MB = (C+D) / (C+R)= (C+D) / (C+D*r)

Ta gọi cr= C/D, tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi

m=(cr +1)/(cr +r)

Thực tế, tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng khác với tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ta gọi tỷ lệ dự trữ thực tế là rr= rd +re (re là tỷ lệ dự trữ vượt mức).Ta có:

m=(cr +1)/(cr +rr) = (1+ cr)/(rd + re +cr)

Các yếu tố xác định số nhân tiền:

-Số nhân tiền tệ và lượng tiền cung ứng có tương quan nghịch với tỷ lệ tiền dự trữ bắt

buột (rd)

-Số nhân tiền và lượng tiền cung ứng có tương quan nghịch với tỷ lệ tiền mặt trên tiền

gửi của công chúng (C/D)

-Số nhân tiền và lượng tiền cung ứng có tương quan nghịch với tỷ lệ dự trữ vượt mức

trên tiền gửi có thể phát séc (re )

2 CẦU TIỀN TỆ

a Khái niệm

-Cầu tiền tệ là tổng khối tiền tệ mà Nhà nước, các tổ chức kinh tế và cá nhân cần có

để thỏa mãn các nhu cầu

b Các lý thuyết về cầu tiền tệ

IRVING FISHER phát triển học thuyết cầu tiền tệ dựa trên cơ sở giao dịch theo đó cầu

tiền mặt thực tế tỷ lệ với thu nhập thực tế và không nhạy cảm với những biến động của lãi suất Tốc độ quay vòng của tiền (V) khá ổn định., và tiền chỉ được sử dụng cho mục đích giao dịch Điều này sinh ra học thuyết số lượng tiền tệ với ý nghĩa rằng tổng chi tiêu chỉ do các chuyển động trong lượng tiền tệ quyết định

V= (P x Y)/M => M.V = P.Y

+ M.V: Tổng số tiền giao dịch + M: Số tiền lưu hành + Y: Tổng số hàng hóa dịch vụ

Trang 5

+ V: Tốc độ lưu hành của đồng tiền + P: Giá trung bình

+ P.Y: Tổng giá cả hàng hóa dịch vụ trong kỳ

Trường phái Cambridge, có cách tiếp cận khác với Fisher, khi cho rằng ngòai mục

đích giao dịch, tiền tệ còn là phương tiện cất giữ giá trị của cải với hàm cầu tiền:

Md=k x PY trong đó k là hằng số Như vậy dù tiếp cận khác nhưng kết quả đạt được

là không khác gì Fisher Đây là sai lầm của trường phái này

Học thuyết Keynes: Keynes đã mở rộng các tiếp cận của Cambridge bằng cách nêu

lên 3 động cơ thúc đẩy giữ tiền: động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động cơ đầu

cơ Học thuyết thích tiền mặt của ông cho rằng các giao dịch và bộ phận dự phòng của cầu tiền tệ là tỷ lệ với thu nhập, và bộ phận đầu cơ lại nhạy cảm với sự biến động của lãi suất Do vậy, học thuyết này hàm ý rằng tốc độ(V) là rất không ổn định và không thể coi là một hằng số

Học thuyết cầu tiền tệ của Milton Friedman: sử dụng cách tiếp cận tương tự

Cambridge và Keynes Ông nêu lên rằng cầu tiền tệ phải bị ảnh hưởng bởi cùng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kỳ tài sản nào khác Lý thuyết này lập luận rằng có mối quan hệ ổn định giữa cầu tiền thực và một số biến số giới hạn Cầu tiền thực được giả thiết là phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên hoặc của cải, lợi tức của tiền so với lợi tức của các tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu trong danh mục tài sản các cá nhân nắm giữ hay sở thích của các cá nhân đối với các loại tài sản khác Cầu tiền tệ là một hàm số có dạng như sau:

Md/P = f(Yb, rb – rm, re - rm, πe – rm)

+

-(các dấu +, – chỉ mối liên hệ âm hay dương đến đến các số hạng ngay trên dấu đó)

Md/P = cầu về số dư tiền mặt thực tế

Yp = thu nhập thường xuyên (thu nhập bình quân dài hạn dự tính)

rm = lợi tức dự tính về tiền mặt

rb = lợi tức dự tính về trái khóan

re = lợi tức dự tính về cổ phiếu thường

πe= tỷ lệ lạm phát dự tính

Ảnh hưởng của các yếu tố trong hàm cầu tiền đối với cầu tiền:

-Yếu tố thu nhập bình quân dài hạn: Theo như hàm cầu tiền trên, cầu tiền liên hệ dương với thu nhập thường xuyên Mặc dù thu nhập tạm thời tính theo từng giai đọan ngắn có thể có nhiều biến động , nhưng xét về mặt tổng thể, của cả nển kinh tế, trong

Trang 6

thời gian dài thì thu nhập bình quân dài hạn không biến động mạnh, do đó, cầu tiền cũng sẽ không có nhiều biến động (giả định các yếu tố khác không đổi)

-Các số hạng rb-rm và re-rm biểu thị cho lợi tức dự tính về trái khóan và cổ phiếu so với lợi tức về tiền mặt Vì khi chúng tăng lên, lợi tức dự tính tương đối về tiền giảm xuống và cầu tiền tệ giảm xuống

-Số hạng sau cùng πe – rm biểu thị lợi tức dự tính của hàng hóa so với tiền Nếu tỷ lệ lạm phát tăng lên, giá cả hàng hóa dự tính cũng sẽ tăng lên, và như thế lợi tức dự tính của hàng hóa so với tiền cũng tăng lên và cầu tiền tệ giảm xuống

Dựa vào một số bằng chứng thực tế, các nhà kinh tế trọng tiền cho rằng cầu tiền thực rất nhạy đối với sự thay đổi của thu nhập thường xuyên nhưng không nhạy đối với sự biến động của lãi suất Vì rằng, thu nhập thường xuyên khá ổn định nên họ cho rằng cầu tiền thực cũng ổn định Một khi cầu cân bằng thực là ổn định thì vận tốc lưu thông của tiền tệ là ổn định và có thể tiên đoán được; lúc này sự thay đổi lượng tiền quyết định sự thay đổi trong mức giá tổng quát

Khác biệt giữa học thuyết Frieldman và học thuyết Keynes:

Có 2 sự khác nhau chủ yếu giữa 2 học thuyết này đó là: Ngược lại với Keynes, Frieldman tin rằng những biến động trong lãi suất ít có ảnh hưởng đến lợi tức dự tính

về các tài sản khác so với tiền, nghĩa là cầu tiền tệ không nhạy cảm với lãi suất Thứ hai, ông còn nhấn mạnh hàm cầu tiền tệ là ổn định Hai sự khác biệt này đưa đến kết luận là tiền là yếu tố quyết định đầu tiên của tổng chi tiêu

3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CẦU TIỀN TỆ

(xem chương lãi suất)

Chú ý!!!!!!

Mọi người ơi, đây là phần tui sọan, nhưng mà nói chung khi tìm hiểu thì có nhìu phần tui vẫn chưa hỉu được, (kiến thức mông lung quá), thì nói chung tui cố sọan cho chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu rồi, nhưng không biết mọi người thấy sao Có phần nào thấy ko OK gọi tui hen

Có một chuyện là trong bài của tui, hai cái khái niệm “hệ số mở rộng tiền gửi” và

“số nhân tiền tệ”, tui đang phân vân ko biết tụi nó có phải là một không vì đọc thì thấy giống giống nhưng công thức thì khác T.T Mấy bà có gì tìm hỉu thử nếu

ra được cái gì hay hay thi nói mọi người hen Còn nếu không tìm ra thì cứ học hai phần đó tách biệt, chủ yếu là nắm các mối quan hệ, còn công thức thì do ko

có bài tập phần này nên chắc không sao đâu (hopefully) Nice day!!!

Ngày đăng: 06/01/2019, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w