II. Ngân hàng trung ương
b. Mô hình tổ chức NHTW
* NHTW độc lập chính phủ: CP ko có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW, đặc biệt trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
- Quan điểm xây dựng mô hình: Nếu để NHTW trực thuộc CP: + Dễ bị CP lợi dụng công cụ p/h để bù đắp bội chi → lạm phát
+ Làm cho NHTW mất tính độc lập, chủ động trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
- Mô hình:
- Tiêu biểu của mô hình là: Cục dự trữ liên bang Mỹ; NH dự trữ liên bang Đức.
* Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ: CP có ảnh hưởng rất lớn đối với NHTW thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của Bộ máy quản trị và điều hành NHTW, CP can thiệp trực tiếp vào việc XD và thực thi c/s tiền tệ.
- Quan điểm để XD mô hình: CP là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô → CP phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng và phối hợp đồng bộ, có HQ các công cụ đó. - Mô hình: Quốc hội Chính phủ NHTW Quốc hội Chính phủ NHTW
- Mô hình được áp dụng ở: Nhật, Anh, VN.
2. Chức năng, vai trò của NHTW 2.1. Chức năng
a. Chức năng phát hành tiền
* Độc quyền phát hành giấy bạc NH và tiền kim loại
- Khi NHTW ra đời toàn bộ việc p/h tiền được tập trung vào NHTW → nó trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước.
- Giấy bạc do NHTW p/h là phương tiện hợp pháp, thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán → tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước.
- Khi p/h phải tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Phải có vàn đảm bảo ( AD trong chế độ lưu thông tiền đủ giá) → nhược điểm: vàng có hạn là kim loại rất quý mà nhu cầu lưu thông càng ngày càng tăng → lãng phí vàng.
+ Phát hành thông qua cơ chế tín dụng (vd: giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất tái CK), được đảm bảo bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ ( AD trong chế độ lưu thông dấu hiệu giá trị)
* NHTW tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền của các NHTM và các tổ chức tín dụng:
Cơ chế tạo tiền của các NHTM ko thể thiếu được sự tham gia và kiểm soát chặt chẽ của NHTW.
Nghiệp vụ kiểm soát này được t/h bằng việc định ra tỷ lệ DTBB, cơ cấu hợp lý giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản, lãi suất tái CK,… và giao dịch tín dụng, thanh toán với các NHTM và tổ chức tín dụng.
Việc phát hành tiền của NHTW được thực hiện theo các kênh sau:
- Cho các NHTM và các tổ chức tín dụng vay (thông qua chiết khấu các chứng từ có giá)
- Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ - Cho NSNN vay
- Phát hành qua nghiệp vụ thị trường mở
b. Chức năng NH của các NH
NHTW thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Mở TK và nhận tiền gửi của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Gồm: + Tiền gửi thanh toán
+ Tiền gửi DTBB
- NHTW cấp tín dụng cho các NHTM và các tổ chức tín dụng: thông qua nghiệp vụ CK, tái CK….
- NHTW là trung tâm thanh toán của hệ thống NH và các tổ chức tín dụng Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán:
+ Thanh toán từng lần + Thanh toán bù trừ
Nghiệp vụ chủ yếu của NHTW + Là cơ quan quản lý NN trên các mặt hoạt động của cả hệ
thống NH bằng PL: xem xét cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cho các NH và các tổ chức tín dụng; kiểm soát TD; quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn; thanh tra và kiểm soát các hoạt động của toàn bộ hệ thống NH; quyết định đình chỉ hoặc giải thể đối với trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc mất khả năng thanh toán.
+ NHTW có trách nhiệm đối với KBNN mở TK, nhận và trả tiền gửi; t/c thanh toán cho KBNN; bảo quản DTQG về ngoại hối và các chứng từ có giá; cho NSNN vay (thâm hụt)
+ NHTW thay mặt cho NN trong quan hệ với nước ngoài trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và NH: ký kết các hiệp định; đại diện cho NN tại các t/c tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên
2.2. Vai trò
a.Góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế XH phát triển thông qua việc điều tiết khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế
- Trong nền kinh tế thị trường, mức cung tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế → điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông cho phù hợp là vai trò quan trọng bậc nhất của NHTW.
- Công cụ để điều tiết: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ DTBB, lãi suất tái CK. - VD trong 2 trường hợp:
+ Khi lượng tiền trong lưu thông < lượng tiền cần thiết trong lưu thông + Khi lượng tiền trong lưu thông > lượng tiền cần thiết trong lưu thông