1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các lý thuyết cung cầu tiền tệ đánh giá tình hình các kênh dẫn truyền chính sách tiền tệ ở việt nam

32 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 484,39 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUChính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp mà Ngân hàng trung ương thực hiệnthông qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để tác động đến mục tiêu hoạtđộng, làm thay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài:

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp mà Ngân hàng trung ương thực hiệnthông qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để tác động đến mục tiêu hoạtđộng, làm thay đổi cung tiền, lãi suất, qua đó tác động đến mục cuối cùng của chínhsách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo công ănviệc làm

Một sự thay đổi khối lượng tiền cung ứng ảnh hưởng đến nền kinh tế bằng nhữngcon đường nào là một câu hỏi quan trọng Nó quyết định tới việc thiết kế và thực hiệnchính sách tiền tệ một cách đúng đắn và hiệu quả Trong hệ thống tài chính hiện đại,chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô bằng 3 con đường: lãi suất,giá tài sản và hoạt động tín dụng ngân hàng Cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệnhấn mạnh mối quan hệ giữa hệ thống tài chính với chính sách tiền tệ và các mục tiêukinh tế Hiểu được cơ chế truyền dẫn chính là hiểu được vai trò của chính sách tiền tệđối với nền kinh tế

Vậy thực trạng các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay như thế nào và vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng hiệu quả kênh truyền

dẫn này Đó cũng là nội dung cơ bản trong bài báo cáo của nhóm 8 với chủ đề: “Các

lý thuyết cung cầu tiền tệ & đánh giá tình hình các kênh dẫn truyền chính sách tiền

tệ ở Việt Nam”.

Trang 3

I CÁC LÝ THUYẾT CẦU TIỀN.

1 Khái niệm.

Cầu tiền tệ biểu thị lượng tiền mà các chủ thể kinh tế mong muốn nắm giữ.Lượng tiền nắm giữ có thể là tiền mặt ngoài ngân hàng hoặc tiền gửi sử dụngséc

Theo Keynes, có ba động cơ làm cho mỗi người chúng ta muốn nắm giữ tiền:động cơ giao dịch, động cơ dự phòng, động cơ đầu tư

2 Chủ thể của cầu tiền trong nền kinh tế.

- Nhà Nước:Nhà nước cần tiền để thực hiện các chính sách, nhằm phục vụ cho

các hoạt động chính phủ

- Doanh Nghiệp: Doanh nghiệp cónhu cầu tiền để đầu tư, kinh doanh nhằm

mục đích kiếm lợi nhuận

- Tầng Lớp Dân Cư: Họ có nhu cầu tiền để tiêu dùng, đầu tư hoặc dự phòng.

3 Đường cầu tiền.

Cầu tiền nghịch biến với lãi suất nên đường cầu tiền theo lãi suất có độ dốc âm

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đường cầu tiền.

Tiền chủ yếu được dùng với 2 mục đích: Tiêu dùng và đầu tư

4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiền cho đầu tư:

- Thu nhập: Thu nhập của người dân chia làm 2 phần: tiêu dùng và tích lũy.

Nếu dân cư có thu nhập cao thì khoản tiền họ dành cho tiêu dùng và đầu tư sẽ nhiềuhơn và ngược lại

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: trong khoản tiền tích lũy của mình thì người dân

có thể đem đầu tư hoặc gửi ngân hàng Lúc này họ sẽ xem xét tới lãi suất: nếu lãi suấtgửi ngân hàng mà lớn hơn mức lợi nhuận thu được từ các dự ánđầu tư thì người dân sẽchọnphương án gửi tiền vào ngânhàng Và ngược lại, nếu mức lợi nhuận thu được từđầu tư cao hơn mức lợi nhuận mà khoản tiền đó đem lại từ việc gửi ngân hàng thì họ

sẽ chọn phương án ngược lại (dành tiền đó đem đầu tư)

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiền cho tiêu dùng:

Trang 4

- Thu nhập: thu nhập cao, người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và ngược

lại

- Giá cả: giá cả hàng hóa tiêu dùng cao, người dân sẽ phải tiêu nhiều tiền

hơn cho các chi phí sinh hoạt, khoản tiền dành cho tiêu dùng cũng tăng lên

- Lãi suất ngân hàng và lợi tức đầu tư: nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng hay lợi

tức thu được từ tham gia đầu tư càng cao, người dân sẽ có xu hướng hạn chế bớt tiêudùng của mình, để dành tiền đó đem gửi ngân hàng hay đầu tư => giảm lượng tiềndành cho tiêu dùng

5 Các học thuyết cầu tiền tệ

5.1 Quan điểm của Mác về cầu tiền tệ:

Theo quan điểm Mác, tổng số tiền cần thiết trong lưu thông bằng tổng giá cảhàng hóa chia cho tốc độ luân chuyển tiền Mác chính là người đặt nền móng cho lýluận của tiền tệ

5.2 Học thuyết lượng tiền của Fisher:

Học thuyết này được đề xướng ra trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Nó đượctrình bày rõ nhất bởi nhà kinh tế Mỹ Irving Fisher (1887 - 1947) trong cuốn sách nổi

tiếng của ông - "Sức mua tiền tệ" xuất bản năm 1911.

Học thuyết này đã chỉ ra mối liên hệ giữa tổng lượng tiền lưu hành (M) với tổng

số chi tiêu để mua hàng hoá thành phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế(PY - trong đó P là mức giá cả, Y là tổng sản phẩm) bằng phương trình trao đổi:

Hay MV = PY Với V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ (tức là số lần trung bình

một năm mà một đơn vị tiền tệ được chi dùng để mua tổng số hàng hoá và dịch vụđược sản xuất ra trong nền kinh tế vào năm đó)

Công thức trên cho thấy M với P có mối quan hệ đồng biến với nhau

Theo Irving Fisher, tốc độ V phụ thuộc vào phương thức thanh toán (dùng tiềnmặt, hay dùng tiền tín dụng, hay ghi sổ nợ v.v ) sử dụng trong các giao dịch Thói

quen thanh toán này thay đổi một cách chậm chạp qua thời gian cho nên tốc độ V thông thường sẽ ổn định trong thời gian ngắn.

Mặt khác, các nhà kinh tế cổ điển (bao gồm cả Irving Fisher) cho rằng tiền lương

và giá cả là hoàn toàn linh hoạt nên mức tổng sản phẩm được sản xuất ra (Y) thường ở

mức công ăn việc làm đầy đủ (mức sản lượng tiềm năng) cho nên có thể coi Y là không thay đổi trong thời gian ngắn Kết quả là khi khối lượng tiền lưu hành (M) tăng lên, vì Y và V không thay đổi, nên mức giá (P) cũng tăng lên với tỷ lệ tương

V = P Y

M

Trang 5

ứng Như vậy, theo học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển thì những sự vận động trong mức giá cả chỉ là kết quả của những thay đổi trong lượng cung tiền tệ.

Vì học thuyết số lượng tiền tệ cho chúng ta biết bao nhiêu tiền được nắm giữ đốivới mức tổng thu nhập đã cho, cho nên thực ra nó là một học thuyết về cầu tiền tệ Ta

có thể viết lại phương trình trao đổi như sau:

Phương trình này cho thấy mức các giao dịch tạo ra bởi một mức cố định của thu

nhập danh nghĩa (PY) xác định mức cầu tiền tệ (M d ) Như vậy, học thuyết số lượng

tiền tệ của Fisher nêu lên rằng mức cầu tiền tệ thuần tuý là một hàm số của thu nhập

và do vậy lãi suất không có ảnh hưởng đến cầu về tiền tệ Fisher đi đến kết luận đó vì

ông tin rằng các chủ thể kinh tế giữ tiền chỉ để tiến hành các giao dịch và không được

tự do quyết định số lượng tiền tệ muốn nắm giữ

5.3 Quan điểm của trường phái Cambridge:

Trong khi Irving Fisher đang phát triển quan điểm học thuyết số lượng tiền tệ củamình về cầu tiền thì một nhóm các nhà kinh tế thuộc đại học Cambridge, Anh đại diện

là Alfred Marshall và A.C Pigou cũng đang nghiên cứu cùng vấn đề đó

Mặc dù sự phân tích của họ đưa đến một phương trình tương tự như phương trình

cầu tiền của Fisher ( M d = k × PY ), nhưng cách tiếp cận của họ khác với cách tiếp cận

của Fisher Thay vì nghiên cứu cầu tiền tệ bằng cách chỉ nhìn vào mức giao dịch vàcách thức các chủ thể kinh tế tiến hành giao dịch, coi đó là những yếu tố quyết địnhchủ chốt, những nhà kinh tế thuộc đại học Cambridge đặt câu hỏi xem các cá nhân sẽmuốn giữ bao nhiêu tiền Theo các nhà kinh tế đại học Cambridge, các cá nhân có sựlinh hoạt trong quyết định nắm giữ tiền và không bị ràng buộc ở cách thức giao dịch(tức là quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền của họ không phụ thuộc vào việc họ dùngtiền mặt hay tiền tín dụng trong giao dịch) Có hai lý do khiến người ta muốn nắm giữtiền:

Tiền là phương tiện trao đổi cho nên người ta cần tiền để tiến hành các giao dịch của mình:

Các nhà kinh tế đại học Cambridge đồng ý với Fisher rằng số lượng tiền tệ màcác cá nhân muốn nắm giữ sẽ phụ thuộc vào mức độ giao dịch và do vậy sẽ phụ thuộcvào thu nhập danh nghĩa (PY) Tuy nhiên chỉ có bộ phận cầu tiền dành cho giao dịch

là tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa mà thôi

Tiền tệ họat động như một phương tiện cất giữ của cải:

Khác với Fisher, các nhà kinh tế đại học Cambridge cho rằng người ta còn nắmgiữ tiền như là phương tiện cất giữ của cải cho nên mức của cải của con người cũngảnh hưởng đến cầu tiền tệ Bởi vì những nhà kinh tế đại học Cambridge tin rằng giá trị

Trang 6

danh nghĩa của của cải tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa cho nên bộ phận cầu tiền chomục đích cất trữ của cải cũng tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa.

Từ đó các nhà kinh tế đại học Cambridge kết luận rằng cầu tiền phải tỷ lệ với thunhập danh nghĩa và biểu thị hàm số cầu tiền tệ như sau:

M d = k × PY (với k là hằng số của tỷ lệ)

Mặc dù các nhà kinh tế đại học Cambridge coi k là hằng số và đồng ý với Fisher

rằng thu nhập danh nghĩa do lượng tiền tệ quyết định nhưng cách tiếp cận của họ cho

phép các cá nhân lựa chọn muốn nắm giữ bao nhiêu tiền Điều này cho phép k có thể

biến động trong thời hạn ngắn bởi vì những quyết định dùng bao nhiêu tiền để cất giữcủa cải phụ thuộc vào lợi tức dự tính về các tài sản khác mà cũng hoạt động như

phương tiện cất giữ của cải Nếu lợi tức dự tính của các tài sản khác thay đổi thì k cũng

có thể thay đổi Hệ số k vì thế còn được gọi là hệ số "ưa thích tiền" vì nó cho chúng tabiết các chủ thể kinh tế muốn nắm giữ bao nhiêu tiền trong tổng thu nhập của mình

Tóm lại, cả hai, Irving Fisher và các nhà kinh tế trường phái Cambridge đã phát

triển một cách tiếp cận cổ điển về cầu tiền, theo đó cầu tiền tỷ lệ với thu nhập danhnghĩa Tuy nhiên, hai cách tiếp cận của họ khác nhau ở chỗ Fisher nhấn mạnh các nhân

tố kỹ thuật giao dịch và bác bỏ mọi khả năng của lãi suất ảnh hưởng đến cầu tiền tệtrong ngắn hạn, trong khi trường phái Cambridge nhấn mạnh sự lựa chọn của cá nhân

và không bác bỏ những ảnh hưởng của lãi suất mặc dù họ cũng không khai thác nhữngảnh hưởng rõ ràng của lãi suất đối với cầu tiền tệ

5.4 Học thuyết ưu tiên thanh khoản:

Năm 1936, theo sách nổi tiếng của John Maynard Keyne “Học thuyết chung vềviệc làm, lãi suất và tiền tệ” ông đã từ bỏ quan điểm cổ điển tốc độ lưu thông tiền tệ làmột hằng số và phát triển một lý thuyết về cầu tiền nhấn mạnh tầm quan trọng của lãisuất

Theo lý thuyết của ông về cầu tiền, mà ông gọi là lý thuyết ưu thích thanh khoản,Keynes trình bày ba động cơ cho việc giữ tiền: động cơ giao dịch, động cơ dự phòng,

và động cơ đầu tư

- Động cơ dự phòng:

Keynes thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền để tiến hành giao dịch hàng ngày,người ta còn giữ thêm tiền để dùng cho những nhu cầu bất ngờ Giả sử bạn đang có ýđịnh mua chiếc tivi LCD và cuối năm các công ty hàng điện máy giảm giá các mặt

Trang 7

hàng Nếu bạn có tiền dự phòng thì bạn có thể mua được chiếc tivi LCD với mức giá đãgiảm Ngoài ra, tiền dự phòng được sử dụng trong các cơ hội mua thuận tiện hoặc chonhu cầu chi tiêu bất thường như sửa chữa xe, ốm đau, bệnh tật

Keynes tin rằng số tiền dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định trướctiên bởi mức độ các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong tương lai vànhững giao dịch đó tỉ lệ với thu nhập, do đó cầu tiền dự phòng tỉ lệ với thu nhập

- Động cơ đầu cơ:

Keynes đồng ý rằng tiền tệ là phương tiện cất giữ của cải và gọi động cơ giữ tiền

là động cơ đầu cơ Keynes đồng ý với các nhà kinh tế Cambridge rằng của cải gắn chặtvới thu nhập nên bộ phận cấu thành mang tính đầu cơ của cầu tiền tệ sẽ liên quan đếnthu nhập, nhưng Keynes tin rằng lãi suất đóng một vai trò quan trọng Keynes chia cáctài sản có thể được dùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và trái phiếu Keynes giả địnhrằng lợi tức dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính đối với trái phiếu gồm tiền lãi và

tỉ lệ dự tính về khoản lợi vốn

Keynes giả định rằng: các cá nhân tin rằng lãi suất có chiều hướng quay về mộtgiá trị thông thường nào đó Nếu lãi suất thấp hơn giá trị thông thường đó thì người ta

dự tính lãi suất của trái phiếu tăng lên trong tương lai và như vậy dự tính sẽ bị mất vốn

về trái phiếu đó Kết quả là người ta rất có thể giữ của cải của mình bằng tiền hơn làbằng trái phiếu và cầu tiền tệ sẽ cao Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn giá trị thôngthường đó, cầu tiền tệ sẽ thấp Từ lập luận trên cầu tiền tệ là liên hệ âm so với mức lãisuất

Đặt chung ba động cơ với nhau:

Đặt chung ba động cơ giữ tiền vào phương trình cầu tiền tệ, Keynes đã phân biệtgiữ số lượng danh nghĩa với số lượng thực tế Tiền tệ được đánh giá theo giá trị mà nó

có thể mua Keynes đưa ra phương trình cầu tiền tệ, gọi là hàm số ưa thích tiền mặt, nócho biết cầu tiền thực tế là một hàm số của i và Y

Trong hàm số ưa thích tiền mặt có ý nghĩa là cầu về số dư tiền mặt thực tế có liên

hệ âm với i và liên hệ dương với Y

Trong điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ: M = Md

Cầu tiền tệ liên hệ âm với lãi suất; khi lãi suất giảm xuống, f(i,Y) giảm xuống vàtốc độ sẽ tăng lên Do lãi suất bị biến động mạnh nên thuyết ưa thích tiền mặt chỉ rarằng tốc độ cũng biến động mạnh

Như vậy thuyết của Keynes về cầu tiền tệ cho thấy cầu tiền tệ tỉ lệ với thu nhập

và có liên hệ âm với lãi suất Với sự biến động mạnh của tốc độ, học thuyết này cũngchỉ rằng tiền tệ không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của thu nhậpdanh nghĩa

5.5 Thuyết lượng tiền hiện đại của Friedman:

Trang 8

Năm 1956 Milton Friedman đã phát triển học thuyết về cầu tiền tệ trong bài báonổi tiếng “Học thuyết số lượng tiền tệ: Một sự xác nhận lại” Friedman cho rằng cầutiền tệ phải bị ảnh hưởng bởi cùng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kỳ tài sảnnào Vì vậy cầu tiền tệ phải là một hàm số của những tài nguyên được sẵn sàng sửdụng cho các cá nhân (tức là của cải của họ) và của lợi tức dự tính về các tài sản khác

so với lợi tức dự tính về tiền Friedman trình bày ý kiến của mình về cầu tiền như sau:

Trong đó: Các dấu (+) hoặc (-) ở dưới phương trình chỉ mối liên hệ dưong hoặc

âm của các yêu tố trên dấu với cầu tiền tệ Md/P: cầu về số dư tiền mặt thực tế

YP: Thu nhập thường xuyên (thu nhập dài hạn bình quân dự tính)

rm: Lợi tức dự tính về mặt tiền

rb: Lợi tức dự tính về trái phiếu

re: Lợi tức dự tính về cổ phần (cổ phiếu thường)

πe: Tỷ lệ lạm phát dự tính

Theo Friedman, việc chi tiêu được quyết định bởi thu nhập thường xuyên tức làthu nhập bình quân mà người ta dự tính sẽ nhận được trong thời gian dài Thu nhậpthường xuyên ít biến động, bởi vì nhiều sự biến động của thu nhập là tạm thời trongthời gian ngắn Vì vậy cầu tiền tệ sẽ không bị biến động nhiều cùng với sự chuyểnđộng của chu kỳ kinh doanh Một cá nhân có thể giữ của cải dưới nhiều hình thứcngoài tiền, Friedman sắp xếp chúng thành 3 loại: trái phiếu, cổ phiếu (cổ phiếu thường)

và hàng hoá Những động lực thúc đẩy việc giữ những tài sản đó hơn là giữ tiền thểhiện bằng lợi tức dự tính về mỗi một tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền Lợi tức vềtiền bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:

- Các dịch vụ ngân hàng cung cấp đi kèm với các khoản tiền gửi nằm trong cungtiền tệ, khi các dịch vụ này tăng lên, lợi tức dự tính về tiền tăng

- Tiền lãi trả cho các khoản tiền gửi nằm trong cung tiền tệ

Các dấu (+) hoặc (−) ở dưới các số hạng để chỉ hàm cầu tiền tương quan thuận(+) hay tương quan nghịch (−) với số hạng đó.Như vậy, hàm cầu tiền của M Friedman

có hàm ý: cầu tiền tương quan thuận với mức thu nhập thường xuyên và tương quannghịch với 3 nhân tố:

- rb - rm: Chênh lệch giữa lợi tức dự tính về trái phiếu so với lợi tức dự

tính về tiền Có nghĩa nếu chênh lệch này > 0, tức lợi tức dự tính của trái phiếu

> lợi ích dự tính của tiền, cầu tiền sẽ giảm

- re -rm: Chênh lệch giữa lợi tức dự tính về cổ phiếu so với lợi tức dự tính

về tiền Có nghĩa nếu chênh lệch này >0, tức lợi tức dự tính của cổ phiếu > lợiích dự tính của tiền, cầu tiền sẽ giảm

- πe - rm : Chênh lệch giữa lợi tức giữ hàng hóa so với lợi tức dự tính về

Trang 9

tiền Có nghĩa nếu chênh lệch này >0, tức lợi tức giữ hàng hóa > lợi ích dự tínhcủa tiền, cầu tiền sẽ giảm.

Trong học thuyết của mình, Friedman thừa nhận rằng có nhiều cái chứ khôngphải chỉ có lãi suất là quan trọng của nền kinh tế tổng hợp Hơn nữa, Friedman khôngcoi lợi tức dự tính về tiền là một hằng số Khi lãi suất tăng lên trong nền kinh tế, cácngân hàng thu được nhiều lợi nhuận cho vay hơn và do vậy các ngân hàng có thể trả lãicao hơn cho các khoản tiền gửi giao dịch hoặc nâng cao chất lượng các dịch vụ cungcấp cho khách hàng tức là lợi tức dự tính về tiền sẽ tăng lên, như vậy sẽ tương đối ổnđịnh khi lãi suất thay đổi, tức là theo Friedman những thay đổi của lãi suất sẽ có ít tácdụng đến cầu tiền tệ

Từ những phân tích đó, hàm số cầu tiền tệ của Friedman chủ yếu là một hàm sốtrong đó thu nhập thường xuyên là yếu tố quyết định đầu tiên của cầu tiền tệ và phươngtrình cầu tiền tệ của ông có thể được tính gần với:

Theo quan điểm của Friedman, cầu tiền tệ không nhạy cảm với lãi suất vì nhữngthay đổi của lãi suất ít có tác dụng đến lợi tức dự tính tương đối của những tài sản khác

so với tiền, cùng với sự ít biến động của thu nhập thường xuyên, cầu tiền tệ sẽ tươngđối ổn định và có thể dự đoán được bằng hàm số cầu tiền tệ Và như vậy tốc độ (V) cóthể dự đoán được tương đối chính xác theo phương trình cầu tiền tệ viết lại:

Nếu tốc độ có thể dự đoán được, thì một sự thay đổi trong mức cung tiền tệ sẽtạo một sự thay đổi dự đoán được trong tổng chi tiêu Do đó học thuyết số lượng tiền tệcủa Friedman thực sự là một sự phát biểu lại của học thuyết số lượng tiền tệ vì nó dẫnđến cùng một kết luận về tầm quan trọng của tiền tệ đối với tổng chi tiêu của nền kinh

tế

Tóm lại học thuyết cầu tiền tệ của Friedman sử dụng cách tiếp cận tương tự vớicách tiếp cận của Keynes và các nhà kinh tế Cambridge, nhưng không đi sâu vàonhững động cơ thúc đẩy giữ tiền Thay vào đó Friedman sử dụng học thuyết cầu tài sản

để chỉ ra rằng cầu tiền tệ là một hàm số của thu nhập thường xuyên và lợi tức dự tính

về các tài sản thay thế so với lợi tức dự tính về tiền Bên cạnh đó ông chỉ ra cầu tiền tệ

ít nhạy cảm với lãi suất và tốc độ lưu chuyển tiền tệ là dự đoán được (mặc dù khôngphải là không thay đổi)

II CÁC LÝ THUYẾT CUNG TIỀN.

1 Khái niệm.

Là khối lượng tiền cung ứng của nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất lưuthông hành hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế xã hội

Trang 10

Là toàn thể khối tiền tệ đã được cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳđược xác định Mức cung tiền tệ đã cung ứng cho nền kinh tế tạo thành khối tiền.

2 Các tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng tiền tệ.

- Ngân hàng trung ương: là cơ quan chính phủ có chức năng theo dõi

bao quát hệ thống hoạt động ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉđạo chính sách tiền tệ

- Các tổ chức nhận tiền gửi: Là các trung gian tài chính, họ nhận tiền gửi

của các cá nhân và tổ chức, sử dụng tiền gửi đó để cho vay và thực hiện dịch vụthanh toán, thông qua đó tạo bút tệ cho nền kinh tế

- Những người gửi tiền:Là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng

các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, họ ký gửi những khoản tiền đó vào cáctài khoản ở ngân hàng

- Những người đi vay:Là những cá nhân và tổ chức có nhu cầu vay tiền

để phục vụ các mục đích chi tiêu của mình

3 Các phép đo cung tiền.

Mức cung tiền hiện nay có nhiều sự đo lường khác nhau, mỗi cách đo lường cómột ý nghĩa nhất định đối với quá trình quản lý nền kinh tế Các phép đo lượng tiềncung ứng thường được sử dụng gồm:

Phép đo tiền hẹp - Khối cung tiền M 1 :

M1 được coi là khối tiền căn bản nhất, nó gắn liền với lưu thông hàng hóa – dịch

vụ trong nền kinh tế M1 là khối tiền mà nó có thể trực tiếp làm phương tiện lưu thônghoặc thanh toán mà không đòi hỏi phải có bất cứ một điều kiện nào khác

Theo Frederic S.Mishkin thì M1 bao gồm: “tiền mặt, các khoản tiền gửi tài khoảnséc, và séc du lịch Những tài sản này rõ ràng là tiền vì chúng có thể trực tiếp làmphương tiện trao đổi”

Tiền mặt ở đây có thể định nghĩa là khối cung tiền M0, đó là lượng tiền mặt cótrong tay dân cư, các tổ chức, trừ tiền mặt đang tồn quỹ trong hệ thống các ngân hàng Như chúng ta đã biết khi Ngân hàng Trung ương phát hành vào nền kinh tế mộtlượng tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại) thì một tỷ lệ nhất định số tiền mặt đó

bị giữ lại trong hệ thống ngân hàng bao gồm dự trữ của các ngân hàng thương mại ở tạingân hàng trung ương và dự trữ tiền mặt còn lại của các ngân hàng thương mại, phầncòn lại là do các tổ chức và dân cư nắm giữ này chính là một bộ phận của khối cungtiền M1

Bên cạnh khối cung tiền M0 ta còn có một lượng tiền gửi trên các tài khoản thanhtoán còn gọi là tài khoản séc Cá nhân hay đơn vị gửi một phần tiền mặt của họ và cáctài khoản thanh toán ở các ngân hàng để sử dụng các phương tiện thanh toán của ngânhàng Số tiền này cũng có thể được sử dụng để chi trả việc mua hàng hóa – dịch vụhoặc thanh toán một khoản nợ một cách tức thời, trực tiếp như là tiền mặt ở trong vícủa một cá nhân Do đó ta có:

M 1 = M 0 + D

Trang 11

- M1: Khối cung tiền

- M0: Tiền mặt trong dân cư, các tổ chức (trừ hệ thống ngân hàng)

- D: Tiền gửi tài khoản thanh toán của các cá nhân, tổ chức ở ngânhàng và tiền gửi có thể phát hành séc

Ở đây cần lưu ý thêm là tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, hoặc tiền gửi kỳ hạncủa tổ chức chưa thể đưa vào khối cung tiền M1, vì tiền gửi này chưa thể sử dụng đểchi trả, thanh toán ngay được Số tiền này chỉ có thể sử dụng để chi trả, thanh toánđược khi nào ngân hàng, hoặc các tổ chức tài chính cho vay ra, hoặc người gửi rút rakhi đáo hạn, hay vì một lý do nào đó

Phép đo tiền rộng - Khối cung tiền M 2 :

M2 được định nghĩa bao gồm M1 cộng với một số loại tiền gửi mà nó có thểchuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém nhất, mà người ta có thể gọi làchuẩn tiền (T)

Frederic S.Mishkin khi xem xét trên thị trường Mỹ cho rằng M2 bao gồm M1 cộngthêm vào những tài khoản khác có thể viết séc (như tài khoản thị trường tiền tệ, và cổphần quỹ tương trợ thị trường tiền tệ), những tài sản khác như tiền gửi có kỳ hạn ngắn,tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng mua lại qua đêm và Dollar Châu Âu qua đêm Những loạitài sản này đặc biệt lỏng, nghĩa là nó có thể chuyển thành tiền mặt với phí tổn rất thấp

Phép đo tiền mở rộng: Khối cung tiền M 3 :

Khối cung tiền M3 được định nghĩa là M2 cộng thêm vào những loại tài sản cótính thanh khoản, hay tính lỏng thấp hơn, đó là những loại tiền gửi có kỳ hạn dài, hợpđồng mua lại dài hạn, Eurodollars có kỳ hạn dài và các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ

có tổ chức

Phép đo tiền tài sản: Khối cung tiền M 4 :

Khối cung tiền M4 bao gồm M3 cộng thêm vào các tài sản có tính thanh khoảnthấp Ở Mỹ người ta tính vào M4 các loại tài sản như:

+ Chứng khoán kho bạc ngắn hạn

+ Thương phiếu

+ Trái khoán tiết kiệm

+ Hối phiếu nhận thanh toán ở ngân hàng

Như vậy các thành phần của các khối cung tiền M1, M2, M3, M4 được xếp theothứ tự mức độ của tính thanh khoản cao thấp khác nhau, để các cơ quan quản lý nhànước có một cách quản lý hợp lý đối với từng thành phần khối cung tiền tệ khác nhau

4 Quá trình cung ứng tiền.

Trang 12

Quá trình cung ứng tiền cho nền kinh tế được bắt đầu bằng việc phát hành tiềnmặt (tiền giấy và tiền kim loại) của ngân hàng trung ương, thông qua các ngân hàngthương mại Số tiền giấy mà các ngân hàng trung ương phát hành ra sẽ được ngân hàngthương mại cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, và thông qua đó tạo ra bút

tệ cho nền kinh tế Các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng những khoản tín dụng đó đểtrang trãi các chi phí của mình Những chủ thể khác nhận được thu nhập của mình từcác chủ thể mua sắm sản phẩm, hàng hóa do mình cung cấp, hoặc trả thù lao cho ngườilao động, và sau khi sử dụng họ gửi phần tiết kiệm vào ngân hàng thương mại, hoặcmua các công cụ tài chính, hoặc đầu tư vào các khoản đầu tư khác mang tính sinh lợi.Ngoài ra ngân hàng trung ương cũng cho chính phủ vay tiền để phục vụ nhu cầu chitiêu ngân sách

Việc cung ứng tiền như vậy, ngoài việc chịu sự chi phối bởi quá trình phát hànhtiền giấy của ngân hàng trung ương, thì quá trình cho vay và gửi tiền vào ngân hàng vàquá trình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán cũng sẽ ảnhhưởng lớn đến khối cung tiền

- Chủ thể cung ứng tiền: Có 2 chủ thể cung ứng tiền trong nền kinh tế là

ngân hàng trung ương (phát hành tiền mặt) và ngân hàng thương mại (tạo búttệ)

+ Ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát

hành tiền Ngân hàng trung ương cung ứng tiền vào lưu thông thông qua 4 kênh:

• Kênh tín dụng đối với Nhà nước

• Kênh tín dụng đối với các ngân hàng trung gian

• Kênh thị trường mở

• Kênh thị trường ngoại hối

+ Ngân hàng thương mại: Với khoản tiền gửi nhận được ban đầu Hệ thống

ngân hàng thương mại thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản,Ngân hàng thương mại sẽ tạo ra được bút tệ

Ví dụ: Ngân hàng thương mại A nhận được khoản tiền gửi ban đầu là 100trđ.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% Quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoảnđược thực hiện qua nhiều thế hệ ngân hàng Ta có thể thiết lập bảng mở rộng tiền gửinhư sau:

Ngân hàng Tiền gửi ban đầu

(trđ)

Dự trữ bắt buộc(10%)

Trang 13

Quá trình tạo tiền sẽ diễn ra cho đến khi tổng số tiền dự trữ bắt buộc của hệ thốngngân hàng thương mại bằng đúng số tiền gửi ban đầu thì quá trình tạo bút tệ từ khoảntiền gửi này sẽ chấm dứt

5 Kiểm soát cung tiền.

Thông qua mô hình cung ứng tiền tệ ta có các kết luận về tác động của cơ sở tiềntệ; tỷ lệ dự trữ/ tiền gửi; tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi lên cung ứng tiền tệ như sau:

- Cung ứng tiền tệ tỷ lệ thuận với cơ sở tiền tệ Vì vậy sự gia tăng cơ sởtiền tệ làm tăng cung ứng tiền tệ theo cùng 1 tỷ lệ phần trăm

- Tỷ lệ dữ trự/tiền gửi càng thấp thì ngân hàng càng cho vay nhiều và ngânhàng càng tạo thêm nhiều tiền từ mỗi đồng tiền gửi Bởi vậy cắt giảm Tỷ lệ dữtrự/ tiền gửi làm tăng nhân tử tiền tệ và cung ứng tiền tệ

- Tỷ lệ tiền mặt/ tiền gửi càng thấp, công chúng càng giữ ít tiền dưới dạng

Cơ sở tiền tệ, các ngân hàng càng giữ nhiều đô la dưới dạng dữ trữ và càng tạo

ra được nhiều tiền Bởi vậy, sự cắt giảm tỷ lệ tiền mặt/ tiền gửi làm tăng nhân tửtiền tệ và cung ứng tiền tệ

Thông qua các kết luận trên, ta có thể xem xét các công cụ điều tiết, mà qua đóngân hàng trung ương tác động đến cung ứng tiền tệ gồm: Nghiệp vụ thị trường mở, tỷ

lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu

Nghiệp vụ thị trường mở:Là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của

Ngân hàng Trung ương Khi Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu của công chúng,

số tiền mà nó trả cho trái phiếu làm tăng cơ sở tiền tệ và qua đó làm tăng cung tiền tệ.Khi Ngân hàng Trung ương bán trái phiếu cho công chúng số tiền mà nó nhận đượclàm giảm cơ sở tiền tệ và bởi vậy làm giảm cung tiền tệ

Tỷ lệ dữ trự bắt buộc: NHTW cũng có thể tác động đến cung tiền tệ thôngqua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ sovới tiền gửi Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng dự trữ nhiều hơn

do đó cho vay ít hơn từ số tiền mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi Kết quả là nó làmtăng tỷ lệ dự trữ /tiền gửi, làm giảm số nhân tiền Ngược lại biện pháp cắt giảm tỷ lệbắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền NHTW ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắtbuộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh củangân hàng

Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất mà Ngân hàng Trung ương áp dụng khi các

ngân hàng thương mại vay tiền Các ngân hàng thương mại vay tiền của Ngân hàngTrung ương khi đã cho vay quá nhiều hoặc có nhiều khoản tiền được rút ra NHTW cóthể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu Lãi suất chiết khấucàng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của NHTW để bù đắp dự trữ Do đó, khiNHTW tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cungứng tiền tệ giảm Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngânhàng vay tiền của NHTW dẫn đến lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng Công cụ

Trang 14

này được NHTW dùng không chỉ để kiểm soát cung tiền mà còn giúp đỡ các ngânhàng khi họ rơi vào tình thế khó khăn.

III CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CSTT) VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN CSTT Ở VIỆT NAM.

1 Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ.

1.1.Kênh lãi suất:

Mô hình truyền dẫn cơ bản qua kênh lãi suất:

M (cung tiền) → i (lãi suất) → I (đầu tư) → Y (sản lượng)

Quan điểm về kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ lãi suất: chính là sự thay đổitrong lượng cung tiền sẽ tác động lên lãi suất, lãi suất sẽ tác động lên đầu tư và làmthay đổi tổng cầu (tổng sản lượng quốc gia)

Khi khối lượng tiền M mở rộng, mức lãi suất thực (i) giảm xuống làm giảm giávốn vay Nhu cầu đầu tư (I) vì thế tăng lên dẫn đến tăng tổng cầu và tăng sản lượng Y.Vấn đề chủ yếu của kênh truyền dẫn này là: sự thay đổi mức lãi suất ngắn hạn đượckhống chế trực tiếp bởi NHTW có thể ảnh hưởng đến các mức lãi suất khác của nềnkinh tế và cuối cùng ảnh hưởng lan truyền tới toàn bộ hệ thống lãi suất của nền kinh tế.Hiệu quả của sự tác động này phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức của thị trường tài chính

và mức độ trông đợi của thị trường

Nếu như lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư từ đó làm giảm tổng cầu và nếu như lãisuất giảm sẽ làm đầu tư tăng và từ đó gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế

r↓ => I↑ => Y↑

Một trong những đặc điểm quan trọng của kênh truyền dẫn lãi suất là tỷ lệ lãi suấtthực (quan trọng hơn lãi suất danh nghĩa) Lãi suất thực sẽ tác động đến chi tiêu tiêudùng và chi tiêu đầu tư Hơn nữa, lãi suất thường là lãi suất thực dài hạn chứ khôngphải là lãi suất thực ngắn hạn Lãi suất thực dài hạn có tác động lớn và là yếu tố tácđộng chính đến quyết định tiêu dùng

Khi khối lượng tiền cung ứng M tăng lên, mức giá cả dự tính Pe và lạm phát dựtính πe tăng kéo theo sự giảm xuống của lãi suất thực làm cho đầu tư tăng, tổng cầutăng và do đó sản lượng tăng lên

M↑ => Pe↑ => πe↑ =>i↓ => I↑ => Y↑ e↑ =>i↓ => I↑ => Y↑

1.2 Kênh giá của tài sản:

F.Mishkin (2000) phân ra ba loại giá cả tài sản bên cạnh giá cả công cụ nợ (lãisuất) được xem như là những kênh truyền dẫn quan trọng, thông qua đó chính sách tiền

tệ tác động đến nền kinh tế: (i) giá cả chứng khoán; (ii) giá cả bất động sản và (iii) tỷgiá hối đoái Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp thông qua các kênh truyền dẫnnày tác động đến tình hình lạm phát và đầu tư trong nền kinh tế được minh họa qua sơ

đồ dưới đây:

Trang 15

1.2.1 Tỷ giá hối đoái:

Có hai kênh truyền dẫn cơ bản thông qua tỷ giá hối đoái: (i) tỷ giá hối đoái tácđộng xuất khẩu ròng; (ii) tỷ giá hối đoái tác động bảng cân đối tài sản của các đơn vịtài chính và phi tài chính

- Tỷ giá hối đoái tác động xuất khẩu ròng: Nền kinh tế càng mở cửa thì cơ chế

truyền dẫn tiền tệ qua kênh này tác động đến cán cân vãng lai và tổng cầu càng lớn.Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo đồng tiềnnội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm, E↑) Sự giảm giá đồng nội tệlàm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu ròng gia tăng)(NX ↑), và vì thế gia tăng sản lượng (Y↑)

- Tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản:

Sự biến động của lượng tiền cung ứng sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái, ảnh hưởngđến giá trị tài sản bằng ngoại tệ trên bảng cân đối tài sản của các chủ thể kinh tế Biếnđộng về mặt tỷ giá có thể cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của các chủ thểkhi có một số lượng nợ đáng kể bằng đồng ngoại tệ

Tài sản của các chủ thể là các khoản vay nợ bằng ngoại tệ, khi tỷ giá thay đổi làmthay đổi giá trị tài sản ròng Với những hợp đồng nợ bằng đồng ngoại tệ, chính sáchtiền tệ mở rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia tăng gánh nặng nợ; kéo theo là giátrị thuần tài sản giảm (NW↓), dẫn đến vay mượn giảm (L↓), giảm đầu tư (I↓) và giảmsản lượng (Y↓) Họ sẽ dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá, từ đó đưa ra quyếtđịnh chi tiêu của mình

Xem xét ở một số quốc gia duy trì tỷ giá cố định, CSTT có thể tác động tới tỷ giáthực thông qua giá cả trong nước và do vậy dẫn đến có thể tác động tới xuất khẩu ròngmặc dù với mức độ thấp hơn và chậm hơn Tùy theo điều kiện và mức độ phát triển củathị trường, đặc biệt điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong từngquốc gia mà CSTT tác động qua kênh tỷ giá là khác nhau

1.2.1 Giá cả chứng khoán:

Cơ chế truyền dẫn liên quan đến giá cả chứng khoán tác động đến: (i) đầu tư;(ii) bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp) và (iii) sự giàu có các hộ gia đình

- Tác động đến đầu tư: Mô hình q – Tobin (1969) thiết lập mối quan hệ giữa

giá chứng khoán và chi đầu tư q của Tobin là được xác định như là giá trị thị trường

Trang 16

của công ty chia cho chi phí thay thế vốn (chi phí mua sắm các công cụ, tài sản…).Nếu q cao, thì giá cả thị trường của công ty cao so với chi phí thay thế vốn Khi đócông ty phát hành chứng khoán và nhận một mức giá cao hơn so với giá cả các loại tàisản vốn mà họ mua Vì vậy, chi tiêu vốn đầu tư gia tăng, bởi vì các công ty có thể muanhiều tài sản vốn chỉ với một lượng nhỏ chứng khoán phát hành

Chính sách tiền tệ mở rộng (M ↑) sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó tráiphiếu ít hấp dẫn so với cổ phiếu Kết quả là, nhu cầu và giá cả cổ phiếu tăng cao Giá

cả cổ phiếu càng cao (Ps↑) khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động được càngnhiều vốn hơn (q↑), theo đó chi phí thay thế vốn giảm (c↓), dẫn đến kích thích đầu tưtăng cao) ( I↑) và làm cho tổng cầu tăng (Y ↑)

- Tác động đến bảng cân đối của công ty: Tín dụng và giá cả chứng khoán tác

động đến bảng cân đối công ty Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) dẫn đến làm gia tănggiá cả chứng khoán (Ps↑), theo đó giá trị thuần (net worth) của công ty tăng lên (NW↑).Một sự tăng lên giá trị thuần sẽ nâng cao khả năng thế chấp trong vay nợ của công ty

và vì thế dẫn đến vay nợ tăng lên (L ↑) Vay nợ càng tăng, chi đầu tư càng tăng (I↑),kéo theo Y ↑

- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình : Mô hình chu kỳ cuộc sống

của Modigliani (1963) thiết lập lý thuyết tiêu dùng được quyết định bởi nguồn lực suốtđời của người tiêu dùng Một hợp phần quan trọng của nguồn lực suốt đời của ngườitiêu dùng là tài sản tài chính của họ, trong đó chứng khoán là hợp phần chủ yếu Chínhsách tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng giá cả chứng khoán, gia tăng giá trị giàu có củacác hộ gia đình (W↑), kéo theo làm gia tăng nguồn lực suốt đời của người tiêu dùng,dẫn đến tổng tiêu dùng tăng lên (C↑)

Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) làm giảm lãi suất, giảm chi phí tài trợ nhà ở và

vì thế làm gia tăng giá cả nhà ở (Ph↑) Sự gia tăng giá cả nhà ở làm gia tăng lợi nhuậncủa các công ty xây dựng nhà và vì thế chi tiêu nhà ở gia tăng (H↑), kéo theo tổng cầu

xã hội gia tăng (Y↑)

- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Giá cả nhà ở là hợp phần

quan trọng của mức giàu có các hộ gia đình và tác động đến mức chi tiêu dùng Vì thế,chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) làm gia tăng giá nhà ở (Ph↑), gia tăng mức giàu có các

hộ gia đình (W↑), kéo theo gia tăng chi tiêu dùng (C↑) và tổng cầu xã hội (Y↑)

- Tác động đến bảng cân đối tài sản ngân hàng: Mô hình này dựa vào giả thiết,

khi vay mượn vốn các nhà đầu tư phải thế chấp bất động sản ở ngân hàng Chính sáchtiền tệ mở rộng (M↑) làm gia tăng giá cả bất động sản (Ph↑), gia tăng giá trị tài sản thếchấp và vốn ngân hàng (NWb↑), dẫn đến đầu tư và sản lượng tăng lên (I↑, Y↑)

Ngày đăng: 13/12/2017, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w